Hôm nay,  

Cảm Nghĩ Về Nhà Thơ Đan Phụng & Tú Phan

17/02/200100:00:00(Xem: 4693)
Chiều Chủ Nhật tuần qua, tại nhà hàng Southern Star, Yagoona, đã có buổi ra mắt thi tập Sông Thương Một Bến của tác giả Tú Phan và Đan Phụng. Dưới sự điều khiển vừa tài hoa khéo léo vừa trang trọng của ông Bùi Đức Hùng, cùng sự hiện diện của đông đảo văn nghệ sĩ và những người yêu thơ, buổi ra mắt đã thành công tốt đẹp, để lại trong tâm tư người tham dự lòng qúy trọng cùng những kỷ niệm khó quên dành cho tác giả và thi tập Sông Thương Một Bến. Bài phát biểu say đây, được trình bầy một phần trong buổi ra mắt, là tâm sự của Hữu Nguyên, người có lòng qúy trọng đặc biệt dành cho nhà thơ Đan Phụng trong suốt thời gian 6 năm qua.

*

Kính thưa nhà thơ Đan Phụng, Thưa qúy vị trong ban tổ chức. Thưa toàn thể qúy vị.

Thật là một vinh dự và xúc động khi tôi được phát biểu một vài cảm tưởng trong buổi ra mắt tập thơ Sông Thương Một Bến của nhà thơ Đan Phụng. Vì tôi chỉ là một người yêu thơ, không phải là một nhà thơ và cũng không phải là nhà phê bình thơ, nên những cảm nghĩ suy tư, tôi phát biểu hôm nay chỉ là những cảm nghĩ suy tư của một người đọc thơ, một người yêu thơ dành cho nhà thơ Đan Phụng và cố thi sĩ Tú Phan.

Thưa quý vị, lần đầu tiên tôi được đọc những bài thơ của nhà thơ Đan Phụng cách đây sáu năm tròn. Nhớ lại lúc đó, có một người tuổi đáng cha chú, trang trọng trao cho chúng tôi bài thơ Xuân Nhớ Quê của bác Đan Phụng và bài họa của nhà thơ Đông Hải. Sau đó, cô Thùy Dzung đã có bài giới thiệu và đăng cả hai bài thơ trong tạp chí SàiGòn Times vào tháng 2 năm 1995. Tôi còn nhớ, đọc bài thơ Xuân Nhớ Quê của nhà thơ Đan Phụng lúc đó, tôi thích nhất hai câu:

Ng' trúc còn xanh màu tưởng vọng" Thềm lan có rạng ánh thiều soi"

Từ ngày đó, hai bác Đan Phụng và Tú Phan, thường xuyên gửi thơ và Sàigòn Times cũng thường xuyên giới thiệu thơ của hai bác. Ngoài việc gửi thơ, bác Đan Phụng cũng thường xuyên viết thư, gọi điện thoại, đóng góp ý kiến và khích lệ anh chị em trong tòa soạn, nhất là cô Thùy Dzung, người phụ trách trang Thơ Thơ của Sàigòn Times.

Trải qua thời gian hơn 6 năm, một thời gian tuy không dài nhưng với những đồng cảm tuyệt vời về thơ, những tâm sự qua thư, qua điện thoại, chúng tôi luôn luôn dành cho hai bác sự qúy trọng đặc biệt. Sự qúy trọng này càng trở nên đặc biệt hơn, khi chúng tôi được gặp bác Đan Phụng lần đầu nhân dịp bác ghé thăm tòa soạn cách đây không lâu. Hình ảnh một nhà thơ, tuổi gần 80, đi bộ từ ga đến tòa soạn, để tâm sự về dự tính ra mắt một tập thơ, là hình ảnh quá đẹp và quá cảm động. Càng cảm động hơn khi được biết, nhà thơ Tú Phan, phu quân của bác đã qua đời, và dự tính ra mắt tập thơ Sông Thương Một Bến của bác Đan Phụng là cả một cố gắng đầy tâm huyết, nhằm làm đẹp lòng vong linh người quá cố. Chính trong niềm qúy trọng và xúc động đặc biệt đó, chúng tôi xin được mạn phép trình bầy một vài suy nghĩ về nhà thơ Đan Phụng.

Ấn tượng đầu tiên tôi muốn thưa cùng qúy vị, bác Đan Phụng là một người rất yêu thích làm thơ. Tình yêu của bác dành cho thơ văn đã có từ khi bác còn rất trẻ. Tôi dám nghĩ, tình yêu thơ văn đã ngự trị trong tâm hồn của bác trước cả tình yêu lứa đôi. Và có thể nói, nhà thơ Đan Phụng đã tìm đến thơ và yêu thơ trước khi tìm đến nhà thơ Tú Phan. Ngược lại tôi nghĩ nhà thơ Tú Phan cũng vậy. Qua thơ, hai tâm hồn đã hòa điệu. Và cả hai đã đi suốt cuộc đời hơn nửa thế kỷ, Thơ là nhịp cầu cho hai vị tìm đến nhau, và trải qua bao sóng gió của cuộc đời, thơ đã là vốn liếng qúy báu là sợ dây vô hình và kỳ diệu thắt chặt tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng, khiến hai người quên đi những phức tạp của cuộc sống, những dị biệt thường nhật. Chính hai tâm hồn thơ và lòng yêu thơ đã khiến hạnh phúc gia đình của hai vị lúc nào cũng trong sáng, lúc nào cũng "tương kính như tân".

Ấn tượng thứ hai tôi muốn thưa cùng qúy vị, bác Đan Phụng là người đã qua thơ, tìm thấy tình tri kỷ của rất nhiều thi nhân, bằng hữu từ Bắc vô Nam, từ Việt Nam qua Úc. Bác Đan Phụng đã có lý khi cho rằng, "Hạnh phúc lớn nhất của những người giầu tâm hồn là có được người tri kỷ". Với những người yêu nghệ thuật, thích làm thơ, viết nhạc, thì lại càng tha thiết mong muốn có được người tri kỷ để cùng chia xẻ những rung động tuyệt vời, những cảm hứng trác tuyệt mà họ đã cảm nhận tới mức tưởng chừng "ngôn bất tận ý". Chuyện người xưa đốt đuốc tìm bạn giữa ban ngày, chuyện Bá Nha vừa khóc vừa đập đàn bên mộ Tử Kỳ đời Tống, hay chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến treo đàn, cất bàn cờ, khóc bạn bằng những giọt lệ chân thành của một bậc danh sĩ tuổi ngoài 60 khi nghe tin cụ nghè Dương Khuê qua đời... đều là những câu chuyện chứng t' tình "tri kỷ, tri bỉ" quả là vô giá...

Qua những bài thơ xướng họa của bác Đan Phụng với các thi nhân ở Việt Nam, ở Úc, đã cho tôi thấy, khi con người qua thơ tìm đến nhau, sẽ có một sợi dây thiêng liêng ràng buộc. Đã từ lâu, tôi tin rằng, thơ là phép lạ của ngôn ngữ, là lẽ nhiệm mầu của sự sáng tạo. Tôi tin như vậy bởi vì tôi cho rằng, thơ không phải chỉ là sự thăng hoa của trí tuệ, kết tinh của tình cảm, của tài năng mà còn là một đặc ân thượng đế ban phát cho nhân loại, trong đó nhà thơ và người yêu thơ là những người được thừa hưởng ân sủng này một cách ưu ái hơn cả. Một câu thơ hay có thể làm cho ta xúc động, thao thức, trăn trở, tâm trí ta bừng sáng, làm cho ta một mình mỉm cười thích thú, hoặc một mình xúc động trào dâng, mắt rưng rưng lệ...

Đọc trong thi phẩm Sông Thương Một Bến của nhà thơ Tú Phan, Đan Phụng, qúy vị thấy có cả phần dịch thơ của những nhà thơ nổi tiếng Trung Hoa như Trương Kế, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hộ... Điều này chứng t', nhờ có thơ, những người xa lạ, dù ở góc bể chân trời, xa cách nhau cả một đại dương, một châu lục; dù tuổi tác chênh lệch một hai con giáp, thậm chí âm dương cách trở cả chục thế kỷ, đều có thể qua thơ mà trở nên gần gũi, thân quen, nên tình tri kỷ, và tình đó sẽ tồn tại một cách thiêng liêng bất diệt, thách đố mọi thay đổi về hoàn cảnh, đời sống, lịch sử, thậm chí cả sắc thái chính trị...

*

Thưa qúy vị, tập thơ Sông Thương Một Bến và cuộc đời của nhà thơ Đan Phụng là điển hình của những bi kịch mà người Việt Nam phải chịu đựng xuyên suốt nửa thế cuối của thế kỷ 20. Từ tâm sự trong chuyến ly hương vào Nam năm 1954 khi đất nước bị chia cắt được hai bác trình bầy trong bài Nỗi Niềm Xa Xứ (trang 12&13), đến sự hiện diện của hai bác trên đất Úc, từ tấm lòng luôn luôn thao thức nhớ về quê cũ qua các bài thơ hai bác làm trong suốt thời gian hơn 50 năm, cho đến sự giã biệt trần thế nơi đất khách của nhà thơ Tú Phan vào ngày 18 tháng 8 năm 1999, đã thể hiện nỗi đau chung của con người Việt Nam, nhất là những con người có tâm hồn, có lòng yêu quê hương đất nước... phải lìa b' quê hương. Và theo tôi, đây là bi kịch chung của con người trong thế kỷ 20. Trong một thế giới, khi biên cương của quốc gia tự do rộng mở, tầm nhìn và nhận thức của con người được chắp cánh, trong khi những thế lực độc tài vẫn tung hoành, chà đạp quyền tự do tư tưởng, thì hậu quả phải là những cuộc ly hương, là những dòng người tỵ nạn, những người bị uprooted, không quốc tịch, không quê hương, sống khắc khoải trên đất khách.

Nhưng mặc dù trải qua những bị kịch của một người phải liên tục rời b' quê hương xuyên suốt thời gian nửa thế kỷ, thơ của nhà thơ Đan Phụng và Tú Phan tuyệt nhiên không có hận thù, mà chỉ có yêu thương và nhớ nhung. Tại sao vậy"

Trong bài diễn văn đọc nhân dịp nhận giải Nobel văn chương năm 2000 vừa qua, nhà văn Trung Hoa Cao Hành Kiện đã viết, "Một nhà văn không lấy mình làm người phát ngôn của nhân dân, hoặc hóa thân của chính nghĩa, thì tiếng nói ấy thể nào cũng nh' nhoi yếu ớt. Tuy nhiên, chính tiếng nói nh' nhoi yếu ớt của cá nhân ấy, hay thay, mới lại càng chân thật."

Để có thể phần nào chứng minh được câu nói của nhà văn Cao Hành Kiện và giải thích được lý do khiến thơ của tác giả Đan Phụng và Tú Phan không có hận thù, tôi xin được viện dẫn bài thơ "Chiều thu xứ lạ", trang 64 trong tập thơ Sông Thương Một Bến của hai bác. Bài thơ nguyên văn như sau:

Rừng thu chiều đến cảnh buồn sao! Lá đ' cành khô rớt xạc xào Lũ két rủ nhau về tổ ấm Đôi ưng sải cánh liệng trời cao Phong lan khép nép e sương ghẹo Tùng bách hiên ngang đợi gió vào Nhanh chóng màn đêm đang rủ xuống Quê mình không biết ở phương nao"!

Bài thơ này nhà thơ Đan Phụng làm tại Queensland vào một buổi chiều cuối thu 1994, mùa thu đầu tiên tha hương nơi xứ Úc của tác giả.

Đọc bài thơ, người đọc như thấy hiện r' trước mắt phong cảnh một chiều thu với những đường nét chấm phá, màu sắc thấp thoáng, âm thanh gợi cảm... Nhưng giá trị của bài thơ chính là những hình ảnh được tác giả nhân cách hóa khiến cảnh vật, chim muông, cây cối đều như có tình và đều sẵn sàng đón nhận thời tiết mùa thu trong phong dáng quen thuộc riêng tư. Chính trong bối cảnh vạn vật đều tự nhiên tiếp nhận mùa thu như vậy, người đọc mới thấy hết cái cô đơn, lẻ loi, buồn bã của con người, của tác giả, một người đã có hơn 70 năm sống ở Việt Nam, và mới chân ướt chân ráo đặt chân lên nước Úc.

Xưa nay, phần đông thi nhân và ngay cả văn nhân, thường nhân cách hóa cảnh vật theo cảm quan riêng tư của mình trên căn bản "thiên nhân hợp nhất", người và trời làm một, hay nói đúng hơn là mô tả theo chiều hướng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", để qua cảnh vật gói ghém những xúc động, suy tư của người viết.

Viết đến đây, tôi lại nhớ đến những vần thơ tiễn thu của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ "Cảm thu, tiễn Thu":

Gió thu hiu hắt, Sương thu lạnh, Trăng thu bạch, Khói thu xây thành, Lá thu rơi rụng đầu ghềnh Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly.

Đọc đoạn thơ trên, tác giả đã đem sầu não của chính mình "nhuộm" vào cảnh vật làm cảnh thu trở nên thê lương chứ không còn thuần túy là những thay đổi khách quan của thời tiết của tứ mùa.

Trái lại, bác Đan Phụng lại đi tìm cho mình một phong thái riêng, phong thái tôn trọng tính khách quan của sự sống, hạnh phúc của vạn vật chứ không muốn "nhuộm sầu não" vào cảnh vật qua con mắt u buồn của chính mình. Nhưng chính phong thái đó đã khiến giá trị của bài thơ càng nổi bật trong việc mô tả cảm xúc của tác giả qua sắc thái tương phản giữa một bên là vạn vật thản nhiên đón nhận một chiều thu thân quen, và một bên là tác giả bỡ ngỡ, buồn bã trước một chiều thu nơi xứ lạ.

Cả bài thơ gồm tám câu, tác giả dành sáu câu tả cảnh tự nhiên và chỉ có một câu đầu và một câu cuối gói ghém tâm sự của tác giả. Đọc bài thơ, người đọc, nhất là những người phải sống ly hương lại đang ở tuổi xế chiều, đều rất xúc động nhận ra một góc cạnh đau khổ mới của con người: Đau khổ khi phải sống nơi đất khách quê người. Và chính sắc thái tha hương này đã mang đến những bỡ ngỡ, những nhớ nhung trong lòng người làm nỗi buồn trở nên nhức nhối hơn, sâu thẳm hơn.

Trong khi vạn vật quanh tác giả vì quá quen thuộc với thủy thổ, đã trở thành một bộ phận của đất trời, của thời tiết nên tiếp nhận mùa thu trong sắc thái: bình thản như đôi chim ưng, hạnh phúc như lũ két, e lệ tự nhiên như phong lan, hoặc hiên ngang như tùng bách.

Đọc câu thơ đầu, "Rừng thu chiều đến cảnh buồn sao!" người đọc chờ đợi hình ảnh buồn, màu sắc buồn, âm thanh buồn phảng phất trong cảnh vật. Đọc sáu câu thơ tiếp, người đọc bâng khuâng không biết với cảnh thu như vậy, thì buồn ở chỗ nào" Nhưng ngay khi tự h'i như vậy thì câu cuối, trong dạng thể một câu h'i tu từ, đã thực sự gieo vào lòng người đọc một thức ngộ sâu thẳm về nỗi buồn trống vắng của kẻ sống xa quê. Và nếu đọc lại câu thơ cuối một lần nữa, người đọc sẽ thấy nỗi buồn của tác giả không phải chỉ thuần túy là nỗi buồn của một người xa quê đang đứng trước một mùa thu nơi xứ lạ mà còn đi xa hơn trong tâm trạng đớn đau hơn. Thì ra đây là nỗi buồn của một người tuổi già, biệt xứ đã bị mất quê hương và đang lo lắng khi nhắm mắt không được gửi nắm xương tàn về nơi chôn nhau cắt rốn, quê cha đất tổ. Và đây chính là giá trị lớn nhất của bài thơ mà tác giả đã gửi gắm: Giá trị khắc họa bi kịch lớn nhất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, bi kịch con người mất tổ quốc!

Viết đến đây, tôi lại nhớ đến nhân vật vua Liar trong vở kịch cùng tên của văn hào Shakespear. Khi vua Liar bị mất quyền, mất thế, mất tiền bạc, bị ngay cả những người con ruột của mình bạc đãi, khiến ngài phải sống lang thang đói rét giữa cảnh tuyết rơi lạnh lẽo, ngài đã phải ngửa mặt nhìn trời, thốt lên một câu h'i vô cùng ai oán: "Con cáo có hang, con chim có ổ, sao con người không có chỗ gối đầu""

Từ thân phận đầy bi kịch của vua Liar, đến bài thơ của nhà thơ Đan Phụng, tôi mới nhận ra, kể từ khi nhân loại hiện diện trên bề mặt trái đất này, chính con người đã làm khổ con người nhiều nhất. Có điều, từ trong những khổ cực của hình hài, bi kịch của thân phận, do con người gây ra cho con người, làm sao con người vẫn giữ được tấm lòng thanh tịnh, vô tư trước cuộc sống" Làm sao từ trong khổ đau của cả một kiếp người, nhớ lại những nổi thống khổ, những đau xót, mất mát phải gánh chịu, con người vẫn không thấy hận thù mà chỉ thấy xót thương và tin yêu vào cuộc sống"

Đi tìm sự cứu rỗi có tính nhân bản đó, trong bài diễn văn nhận giải Nobel, nhà văn Cao Hành Kiện đã nhấn mạnh, "cảm thụ thi ca không đơn giản đến từ trữ tình" mà còn đến từ sự "tĩnh tâm, ẩn tàng, chiêm ngắm" để đạt đến một cái nhìn hết mực vô tư của "con mắt thứ ba, tức là tuệ nhãn". Và một nhà thơ, nhà văn, khi có được con mắt thứ ba được gọi là tuệ nhãn thì "những thống khổ, thù ghét có khơi dậy trong lòng, thì đồng thời cũng phát tiết những tình tự xót thương và niềm tin yêu cuộc sống."

Phải chăng, trong suốt cuộc đời hơn nửa thế kỷ phải liên tục rời b' quê hương, phải liên tục trải qua những mất mát, khổ đau, vậy mà đến hôm nay, sống trong cuộc sống ly hương nơi đất khách, thơ của nhà thơ Đan Phụng, Tú Phan vẫn trong sáng, khách quan và bát ngát tình người, là nhờ hai bác, với tâm hồn thơ bát ngát và lòng yêu thơ vô tận, đã đạt đến cái nhìn hết mực vô tư của của "con mắt thứ ba, tức là tuệ nhãn""

Hữu Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.