Hôm nay,  

Phỏng Vấn 1 Chuyên Gia: Lý Do Đồng Bào Thượng Nổi Dậy

15/02/200100:00:00(Xem: 4493)
Kicon phỏng vấn ông Nguyễn Văn Nghiêm về Nguyên nhân cuộc nổi dậy của đồng bào Thượng Cao Nguyên.

Tuần qua, mấy ngàn đồng bào thiểu số thuộc các sắc tộc Jarai, Édé và Bana đã nổi dậy đập phá cơ sở đảng và nhà nước của thành phố và các huyện tại hai tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai ở Cao nguyên Trung phần. Công an địa phương bị bắt làm con tin và chỉ được thả khi hai người thiểu số bị bắt giữ được trả tự do. Bộ đội và trực thăng đã được phái tới vãn hồi trật tự, rồi giới nghiêm được ban bố trong suốt sáu tỉnh miền Trung. Tháng Tám năm ngoái, mấy trăm đồng bào sắc dân Édé nổi loạn và tấn công một đồn công an tại Đắc Lắc.

Trước biến cố này, Kicon được ông Nguyễn Văn Nghiêm dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt về những vấn đề liên quan đến đồng bào Thượng Cao Nguyên.

Ông Nguyễn Văn Nghiêm năm nay 72 tuổi, hiện cư ngụ tại thành phố Fulleton thuộc miền Nam bang California. Thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, ông từng giữ các chức vụ quan trọng như Trưởng phòng 5 đặc trách Thượng Vụ của Sư đoàn 23 từ năm 60 đến 63; Trưởng phòng Thượng Vụ Quân đoàn 2 từ năm 63 đến 64; Giám đốc Nha công tác Phủ Đặc ủy Thượng Vụ, Phó tổng giám đốc Tổng nha công tác Bộ Phát triển Sắc tộc và Tổng thanh tra Bộ Phát triển Sắc tộc từ năm 66 đến 70; Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn 2 Đặc trách Bình định và Phát triển của 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín từ năm 71 đến 75.

Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn do biên tập viên Đinh Quang Anh Thái thực hiện.
-Kicon: Gần đây tại một số tỉnh ở Cao Nguyên đã xẩy ra những cuộc biểu tình của đồng bào Thượng chống lại Nhà Nước Cộng Sản. Xin ông cho biết nhận định cuả ông về vấn đề này.
-Ông Nguyễn Văn Nghiêm: Tin tức do các cơ quan truyền thông loan truyền từ nhiều năm nay cho biết sự bất mãn của đồng bào Thượng ở Cao Nguyên đối với chính quyền Việt Nam đã âm ỉ từ lâu, Khoảng năm 1995, một nhà nhân học ở Aâu Châu sau khi đi du lịch ở Việt Nam về đã tiên đoán rằng sự chống đối của đồng bào Thượng dối với chính quyền có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Người Việt có câu "Tức nước thì vỡ bờ", hay "Con giun xéo lắm nó cũng phải quẳn lên ". Do đó việc đồng bào Thượng phải biểu tình để nói lên những nguyện vọng chính đáng của mình, theo tôi, chỉ là việc đương nhiên mà thôi.

1.Tình hình căng thẳng này bắt đầu từ nguyên nhân nào"

Có nhiều nguyên nhân xa và gần.
Nguyên nhân xa thuộc về chính trị, có liên quan đến đường lối chính trị củaĐảng Cộng Sản đối với các sắc tộc thiểu số Việt Nam nói chung và đối với đồng bào Thượng trên Cao Nguyên miền nam nói riêng. Để lấy lòng ngừơi Thượng miền Bắc và người Thượng miền Nam hầu có thể dùng tài nguyên nhân vật lực của đồng bào Thượng trong cuộc chiến tranh với miền Nam, Đảng Cộng Sản đã thi hành một chính sách tự trị cho các sắc tộc thiểu số.

Vào tháng Giêng, 1955, trong một buổi lễ gồm 600 đại biểu thuộc tất cả các sắc tộc trên toàn cõi Việt Nam, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố chính sách này và cho biết sẽ thành lập những Khu Tự Trị cho đồng bào thiểu số.

Ngày 29 - 4 - 1955, Khu Tự Trị Thái-Mèo được thành lập đầu tiên. Khu này gồm các Tỉnh Lai Châu, Sơn La nên còn gọi là Khu Tự Trị Tây Bắc. Tại đây có nhiều sắc tộc thiểu số nhưng hai sắc tộc Thaí và Mèo (còn gọi là Hmông) có số dân đông đảo nhất, vì vậy tên của hai sắc tộc ấy đã được dùng để đặt tên cho Khu Tự Trị. Hiện nay dân số người Thái ở nước ta là trên 1 triệu người, còn người Mèo, nay gọi là Mông hay Hmông, tên tự gọi của họ có nghĩa là "Tự Do", thì có khoảng 600 ngàn người. Tháng 5, 1955, Uỷ Ban lãnh đạo Khu Tự Trị Thái-Mèo ra mắt gồm 23 ủy viên, trong số đó chỉ có 2 uỷ viên là sắc tộc Kinh đa số, còn 22 uỷ viên khác là người thuộc các sắc tộc thiểu số ở trong vùng.

Ngày 10 - 8 - 1956, Khu Tự Trị thứ hai được thành lập có tên là Khu Tự Trị Tày-Nùng. Cũng như Khu Tự Trị Thái-Mèo, ở đây cũng có nhiều sắc tộc thiểu số sinh sống, nhưng hai sắc tộc Tày và Nùng là hai sắc tộc có dân số đông đảo nhất. Hiện nay dân số của đồng bào Tày ở Việt Nam là khoảng 1.2 triệu, còn dân số cuả đồng bào Nùng thì trên 700 ngàn người. Khu này gồm các Tỉnh Cao Bằng, Bắc Thái, và Lạng Sơn nên cũng còn có tên chính thức là Khu Tự Trị Việt Bắc. Uỷ Ban lãnh đạo Khu Tự Trị này có tới 72 uỷ viên, đứng đầu là Tướng Chu Văn Tấn, sắc tộc Nùng.

Tháng 3, 1957, thành lập thêm một Khu Tự Trị thứ ba, có tên là Khu Tự Trị Lào-Hà-Yên, gồm ba tỉnh Lào Kay, Hà Giang, và Yên Bái. Đến tháng 3, 1959, Khu Tự Trị này bị âm thầâm dẹp bỏ, không rõ lý do.

Năm 1954, theo Hiệp Định Genève, chính phủ Hà Nội phải rút hết quân đội về Bắc vỹ tuyến 17. Họ đã mang theo được khoảng 6 ngàn người thuộc các sắc tộc thiểu số miền nam tập kết ra Bắc. Phần lớnï là quân nhân và gia dình của họ. Những người này đã được huấn luyện để đến năm 1959, 1960 lại được cho xâm nhập trở lại Cao Nguyên miền Nam từng toán một theo đường mòn Hồ Chí Minh để tuyên truyền lôi kéo đồng bào Thượng đi theo họ chống lại chính phủ miền Nam ở Sài Gòn.

Ngày 20 -12 - 1960, Đảng Cộng Sản cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Trong chương trình hành động của Mặt Trận có ghi là bảo đảm quyền tự trị của các dân tộc ít người. Thành lập các khu tự trị ở những vùng có các dân tộc ít người sinh sống. Mọi dân tộc đều có quyền sử dụng và phát triển ngôn ngữ, chữ viết, có quyền duy trì hay thay đổi phong tục, tập quán... Đến ngày 19 -5 -1961, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cho thành lập Uỷ Ban Dân Tộc Tự Trị Tây Nguyên, sau này là tổ chức Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị. Trong Hội Nghị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ ngày 16, tháng 2, đến ngày 3 - 3 - 1962, Y Bhi Aleo, một người thuộc sắc tộc Rhadé ( cũng gọi là Eâdê) ở Ban Mê Thuột, trước là một đoàn viên tích cực trong Phong Trào BaJaRaKa, 1957, chống chính phủ Ngô Đình Diệm, đã bỏ làng đi theo Cộng Sản vào đầu năm 1961, được bầu làm Chủ Tịch Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị. BaJaRaKa là tên gọi tắt của bốn sắc tộc có dân số đông đảo nhất ở Cao Nguyên: Bahnar, Jarai, Rhadé, Kahô nhưng là một từ mới được dùng để chỉ tất cả đồng bào Thượng nói chung.
Sau năm 1975, khi đã chiếm được miền Nam rồi, chính sách tự trị cho các sắc tộc thiểu số hết giá trị sử dụng, không còn cần thiết nữa, Đảng Cộng Sản đả lặng lẽ dẹp bỏ chính sách này. Trong cuộc cải tổ hành chánh ngày 25 -2 - 1976, ở miền Bắc hai Khu Tự Trị Tây Bắc, và Việt Bắc bị âm thầm dẹp bỏ. Còn trong Nam thì Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị cũng có chung một số phận với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cũng âm thầm tự tan rã. Những lời hứa hẹn sẽ thành lập Khu Tây Nguyên Tự Trị cho đồng bào Thượng trong các cuộc tuyên truyền trước kia cũng bị im lặng bỏ qua không hề thấy nhắc đến nữa.

Đồng bào Thượng ở Cao Nguyên rất chất phác và thành thật. Một trong những giá trị văn hóa quan trọng nhất của họ là "tôn trọng chữ tín". Đối với đồng bào, đã hứa thì phải thi hành. Nếu biết không thể thi hành được thì đừng có hứa. Còn trái lại, khi đã hứa với họ rồi lại nuốt lời hứa thì họ sẽ bảo là "Nói láo" và lừa gạt họ, họ sẽ không tin nữa. Những ai đã từng sinh sống ở Cao Nguyên, có dịp gần đồng bào Thượng đều biết rõ điều này.

Nguyên nhân gần, theo tôi, có hai nguyên nhân quan trọng nhất:

1/ Về kinh tế và môi trường sinh sống.
Đồng bào Thượng sinh sống chủ yếu về canh nông. Một số sắc tộc biết dùng voi giẫm bùn, hay dùng trâu bò cày để trồng lúa dưới ruộng nước. Còn đa số sắc tộc khác thì trồng lúa khô trên nương rẫy. Kỹ thuật trồng còn thấp kém, nhất là họ không dùng phân bón rẫy, vì sợ làm bẩn đất, thần đất không cho lúa nữa. Năng xuất do đó rất kém. Trồng lúa vài năm trên một miếng đất là đất đã hết màu, họ phải để cho đất nghỉ, đi phá rừng để trồng lúa trên một miếng đất khác. Cây cỏ mọc lên thành rừng ở miếng đất cũ. Cho đến khi đất hồi phục, có đủ chất màu, họ mới quay trở lại. Theo phong tục bất thành văn của đồng bào thì những miếng đất ấy đều có chủ, gọi là Pô Lăn, Pô là chủ, Lăn là đất. Đồng bào Thượng theo chế độ mẫu hệ. Con cái sinh ra đều lấy họ mẹ. Tài sản thuộc về nhà vợ, do đó Pô Lăn đều là đàn bà. Trong buôn, tiếng Rhadé có nghĩa là làng, hay trong Plei theo tiếng Jarai, ai nấy đều biết rõ đất của nhau và đều cùng tôn trọng quyền sở hữu đất đai của nhau, không ai xâm phạm vào đất của ai.

Đất canh tác cũng thường đựơc mua đi bán lại giữa những người ở trong làng. Một miếng đất có thể trị giá nhiều con trâu, hay nhiều choé cổ dùng làm rượu cần, hoặc nhiều cồâng chiêng để tấu nhạc. Họ chưa có chữ để làm giấy tờ sang nhượng, nhưng có phong tục chứng nhân ba thế hệ gồm thế hệ những người mua bán, thế hệ những người già hơn, và thế hệ những người trẻ hơn họ để làm chứng cho việc mua bán đất của nhau.

Những ai chưa hiểu biết phong tục tập quán và kỹ thuật canh tác của đồng bào thường hiểu lầm, cho rằng lối sống của họ còn ở trong tình trạng du canh, du cư . Thực ra họ đã tiến đến tình trạng định canh định cư từ lâu rồi. Họ chỉ luân phiên canh tác trên một số miếng đất thuộc quyền sở hữu bất thành văn của họ. Còn việc họ phải dời Buôn, hay Plei đi nơi khác, cũng trong vùng đất của họ, là chỉ ở trong những trường hợp đặc biệt. Ví dụ như trường hợp xẩy ra bệnh dịch, có nhiều người chết mà họ tin là thần linh không cho ở chỗ đó nữa mà thôi. Người Kinh lên Cao Nguyên không biết quyền sở hữu đất đai canh tác của đồng bào Thượng, thấy đất hay rừng để cho đất nghỉ của đồng bào, lại tưởng là đất hoang nên thường vô tình xâm phạm vào.

Nhưng đối với chính quyền Cộng Sản thì khác. Đất là của công, không ai có quyền tư hữu, do đó quyền sở hữu đất đai từ ngàn xưa của họ không được chính quyền để ý đến. Vào khoảng giữa năm 1976, chính phủ đã có những chương trình tái định cư đồng bào Thượng, và những chương trình đưa đồng bào Kinh lên Cao Nguyên để thành lập những khu kinh tế mới, và những vùng đông dân mới. Kết quả là nhiều Buôn, Plei đã bị di chuyển đi, và nhiều người di cư có tổ chức cuả chính phủ cũng như nhiều người di cư tự nguyện, còn gọi là di cư tự do đã ồ ạt lên Cao Nguyên định cư vào những đất đai thuộc quyền sở hữu của đồng bào. Trước đây đã có tin, vị Tỉnh uỷ Tỉnh Darlac có nói rằng, chỉ từ năm 1991 đến năm 1993, có trên 400 ngàn đồng bào Kinh và Thượng miền Bắc đã được định cư trong tỉnh này. Còn tin mới nhất mấy ngày qua thì cho biết là chỉ riêng tỉnh Gia Lai, có dân số khoảng 1 triệu người thì người Kinh đã chiếm 51% dân số.

Nền kinh tế của đồng bào Thượng chỉ trông vào nương rẫy để có lúa ngô, và rừng ru,ù là môi trường sinh sống của họ, để có thịt thú rừng, các loại củ, cùng lá rừng để ăn. Nay đất đai thì bị mất, rừng rú thì bị khai thác quá mức để lấy gỗ, thú rừng thì bị săn bắt bán làm những thức ăn đặc sản ở các tỉnh trong nước, và còn được chuyên chở lậu sang bán cho Trung Quốc, nên đời sống của đồng bào đương nhiên là gặp nhiều khó khăn. Một số người Thượng được sang định cư ở Hoa Kỳ cho biết rằng sau khi trừ đóng thuế cho chính quyền rồi, đồng bào chỉ còn đủ thóc và ngô để ăn trong sáu tháng. Những tháng còn lại phải đi vào rừng mà kiếm ăn. Báo trong nước có kể lại lời những ông chủ làng Trà Leng, và Trà Zon ở tỉnh Quảng Đà nói với phóng viên nhà báo rằng:" Sau mùa gặt và sau mùa bóc vỏ quế, đồng bào Kor và Cadong phải bắt đầu ăn sắn (khoai mì) và lá rừng để sống còn." Cũng có tin còn cho biết những con số thống kê như sinh xuất trên Cao Nguyên là 3.7 %, nhưng tử xuất lên tới 4 %. Hoặc là ở tỉnh Quảng Đà, số dân chúng trên toàn tỉnh sống trên 40 tuổi đến 64 tuổi là 36 %, nhưng riêng ở huyện Trà Mi, nơi có nhiều đồng bào Thượng sinh sống, thì tỉ lệ những người ở trong số tuổi nói trên chỉ còn 12.8 %. Sự khác biệt giữa hai con số 36% và 12.8% cho thấy có nhiều đồng bào Thượng ở huyện này đã không sống tới 40 tuổi. Vì thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng, bệnh hoạn phát sinh, thuốc men không có, họ chỉ có chết dần chết mòn mà thôi.

2/ Về Tôn Giáo
Đồng bào Thượng xưa kia theo tín ngưỡng thần linh. Khi cúng họ kêu gọi tới Oâng
Trời là Aây Dié, và kêu tới tên các Thần Núi (Yang Chư), hay Thần Sông (Yang Eâa). Trong tỉnh Gia Lai, đồng bào Jarai có hai hệ thống những người kêu gọi thần linh chuyên nghiệp (M'nuih iêu Yang), ta thường gọi là thầy cúng. Đứng đầu một hệ thống là Mtâo Pui (Vua Lửa), hệ thống còn lại đứng đầu là Mtâo Eâa (Vua Nước). Hai vị vua này được đồng bào rất tôn sùng kính nể. Trong năm, các Vua thường du hành giữa các Plei làng trong vùng thuộc quyền họ để thanh tra các thầy cúng dưới quyền, và để chủ tọa những buổi lễ cầu cho dân làng được bình an, thu hoạch mùa màng được gấp bội. Lịch sử Triều Nguyễn có ghi lại nhiều lần Vua Lửa của người Jarai đem lâm thổ sản qúy giá ra Phú Xuân (Huế) triều cống. Đáp lại, Vua đã ban cho phẩm phục, cho quan chỉ dạy cách thức vào triều yết kiến nhà vua. Lại còn ban cho nhiều quà tặng khác, và còn chỉ thị cho các quan chức địa phương phải đón tiếp trọng thể suốt dọc đường phái đoàn của Vua Lửa trở về.

Sau này Đạo Thiên Chúa, và Đạo Tin Lành truyền lên Cao Nguyên thì đồng bào đã theo hai đạo này rất nhiều. Ví dụ, hầu hết sắc tộc Ba Na ở Kon Tum theo Đạo Thiên Chúa. Họ đã có Linh Mục, và rất nhiều Sơ. Hầu hết sắc tộc Chil ở Đà Lạt lại theo Tin Lành. Trước năm 1975, họ đã có tới 36 Mục Sư và Thầy Giảng. Từ sau 1975, tin tức cho biết chính quyền Cộng Sản đã gây nhiều khó khăn cho đời sống tâm linh của đồng bào. Tài sản nhà thờ bị lấy. Một số Sơ phải trở về đời sống dân thường, Có người đi truyền đạo ở các Plei đã bị bắt ở tù một năm. Mục Sư không hành lễ được vì bị theo dõi thường xuyên. Có nơi dân đang dựng nhà thờ Tin Lành thì bị dỡ đi vì lý do chưa có giấy phép. Có nơi dân phải đi lễ xa, đến những nhà thờ Tin Lành của đồng bào Kinh. Xe đò chở họ nếu bị công an biết được phải bị nộp phạt tới một triệu đồng. Do những khó khăn trở ngại đó mới phát sinh ra biện pháp "Nhà thờ tại gia". Đồng bào họp vài nhà với nhau để cùng đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Một điều rất đáng ngạc nhiên là càng bị cấm đoán thì số đồng bào Thượng theo đạo càng đông. Có tin cho biết đến 95% đồng bào Stiêng đã theo Đạo Tin Lành. Nhiều Plei trong tỉnh Gia Lai trước theo Đạo Thần Linh cổ truyền nay chuyển sang theo Đạo Thiên Chúa. Họ đã tìm đến Chúa như là tìm đến một nguồn an uỉ trước những đau khổ của cuộc đời, và để thỏa mãn những khát vọng tâm linh sâu xa trong lòng họ.

-Kicon: Tình hình căng thẳng tại Cao Nguyên khiến người ta nhớ tới những biến động tại vùng này trong những năm giữa của thập niên 1960 do tổ chức Fulro chủ xướng. Ông có thể cho biết về Fulro, cùng vai trò của người Pháp và người Mỹ đối với các phong trào chống đối của đồng bào Thượng.

-Ông Nguyễn Văn Ngjhiêm: Danh từ Fulro được biết lần đầu tiên, ngày 20 - 9 - 1964, trong cuộc phản loạn của 5 trại Lực Lượng Đặc Biệt Thượng xung quanh Ban Mê Thuột, tỉnh Darlac. Đó là tên tắt bằng tiếng Pháp của một tổ chức chính trị được thành lập ở Pnom Penh, Kampuchia, trước đó không lâu, Front Unifié de Lutte des Races Opprimeés (United Struggle Front for the Oppressed Races). Phong trào này do chính phủ Kampuchia hồi đó chủ mưu lập ra để chống phá chính phủ Việt nam. là một tập hợp 3 tổ chức gồm Phong Trào Giải Phóng Champa, Phong Trào của Người Khmer Miệt Dưới (Khmer Krom), và Phong Trào Bajaraka cũ, từ 1958, của người Thượng ở Cao Nguyên. Họ đã thiết lập kế hoạch sử dụng 5 trại Lực Lượng Đặc Biệt Thượng tỉnh Darlac để chiếm thành phố Ban Mê Thuột để tuyên bố miền Cao Nguyên Tự trị. Lực lượng này chỉ chiếm được Đài Phát Thanh Ban Mê Thuột và bao vây thành phố được một vài ngày là phải rút lui, chưa kịp tuyên bố điề gì. Họ đã được thuyết phục buông súng trở về trung thành lại với chính phủ. Tiếp theo đó một mặt chính phủ Việt Nam thay đổi chính sách đối với đồng bào Thượng, một mặt chính phủ kiên trì tiếp xúc với tổ chức Fulro của đồng bào để thuyết phục họ trở về. Họ đã trở về làm nhiều đợt. Lần chót đã được dự trù trở về nhưng chưa kịp thực hiện thì xảy ra biến cố chính phủ Kampuchia biết được tổ chức Fulro Thượng muốn trở về quy thuận hết với chính phủ Việt Nam. Họ liền điều động quân đội lên bao vây tổ chức này đang đóng ở tỉnh Mondolkiri thuộc Kampuchia, ngày 31 - 12 - 1968, bắt chủ tịch phong trào là Y Bham cùng gia đình ông ta gồm 13 người đưa về giữ ở Pnôm Pênh, tước súng đạn của binh sĩ Fulro, rồi cho họ được tự do muốn trở về Việt Nam thì cứ việc về. Họ và gia đình gồm 1337 người Fulro cuối cùng đã về quy thuận. Tổ chức Fulro thâït sự không còn nữa. Trước sau tổng cộng đã có 2.017 binh sĩ Fulro quy thuận và được bổ sung vào những đơn vị địa phưong quân.

Năm 1975, khi Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Cao Nguyên, một số quân nhân, công chức Thượng rút vào rừng, tiếp tục chống Cộng Sản dưới danh nghĩa tổ chức Fulro trở lại. Quân đội Cộng Sản đã truy quét họ ráo riết. Năm 1979, sau nhiều lần đụng độ bị thiệt hại nặng về nhân mạng và vũ khí, họ phải rút sang tỉnh Mondolkiri, Kampuchia. Tại đây họ vừa phải chiến đấu chống Quân Đội Cộng Sản Việt Nam, vừa phải chiến đấu chống quân của Khmer Đỏ nữa. Cuối năm 1986, có 212 người rút sang được Thái Lan, và được chính phủ Hoa Kỳ tiếp nhận cho định cư tị nạn ở Tiểu Bang North Carolina. Những người còn ở lại vẫn tiếp tục chiến đấu ở Mondolkiri. Tháng 10, 1992, họ mới bắt liên lạc được với Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Pnom Pênh. Cơ quan này đã tiếp nhận vũ khí của 407 binh sĩ cuối cùng của Fulro vào ngày 10 - 10 - 1992. Họ được trực thăng của Cao Uỷ đưa về Pnom Pênh và được quân Liên Hiệp Quốc bảo vệ. Đến cuối tháng 11, Hoa Kỳ tiếp nhận họ, di chuyển họ sang North Carolina định cư cùng với 212 người đã định cư tị nạn ở đấy từ 1986, đã đề cập ở trên. Trả lời những phóng viên báo chí, họ cho biết khi rút ra rừng tiếp tục chiến đấu, họ có khoảng trên 10 ngàn người. Sau 17 năm chiến đấu lẻ loi không có tiếp tế súng đạn, lương thực thuốc men, họ đã bị hi sinh trên 8.000 người. Một cấp chỉ huy Fulro cho biết con số chính xác là 9.872 người. Đến nay họ vẫn định cư ở North Carolina, và đã trở thành công dân Hoa Kỳ như những đồng bào Kinh chúng ta đang sống ở Orange County này vậy.

Đối với các phong trào chống đối của đồng bào Thượng vai trò của người Pháp và người Mỹ ra sao"

Bắt đầu từ năm 1955, một số trí thức Thượng, công chức cũ của Pháp ở Ban mê Thuột đã lo ngại sau khi người Pháp rút khỏi Cao Nguyên, sẽ có đông người Kinh õ lên Cao Nguyên làm thiệt hại cho quyền lợi của các sắc tộc Thượngï. Vì vậy họï đã ngấm ngầm tập họp nhau để tổ chức tranh đấu đòi hỏi được tự trị.

Năm 1958, khi các lãnh tụ Thượng họp ở Pleiku thành lập Phong Trào BaJaRaKa, để chống chính sách của Chính Phủ Ngô Đình Diệm, đã có dư luận cho là Thực Dân Pháp qua những chủ đồn điền cà phê và cao su Pháp còn ở lại Cao Nguyên đã nhúng tay vào việc này để chống phá người Mỹ đã hất người Pháp ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên không có một tin tức chính thức nào có thể dùng để kiểm chứng dư luận này đúng hay sai. Chỉ có một sự kiện là khi Phong Trào BaJaRaKa được thành lập, Phong Trào có ra Tuyên Ngôn đòi quyền tự trị, và có cho người cầm thư đến các Toà Đại Sứ Pháp, Anh, Mỹ ở Sài Gòn để kêu gọi các nước Pháp, Anh, Mỹ, và Liên Hiệp Quốc can thiệp giúp đỡ họ. Người cầm thư ấy đã bị cảnh sát bắt, tên là Nay Luett, sắc tộc Jarai, học sinh lớp Đệ Nhị Tú Tài Pháp của Trường Trung Học Yersin ở Đà Lạt, sau này được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Bộ Phát Triển Sắc Tộc, năm 1970, thay thế ông Paul Nưr, sắc tộc Bahnar, trước là Phó Chủ Tịch Phong Trào này. Trước đó một số người trong Phong Trào cũng có bí mật gặp gỡ một số các vị Linh Mục Công Giáo người ngoại quốc để hỏi ý kiến. Linh mục Roger Bianchetti ở Kon Tum đã cho rằng người Thượngï chưa sẵn sàng để có thể tự trị, khuyên họ không nên đòi hỏi Tổng Thống Ngô Đình Diệm điều này. Vì vậy họ đã không gửi lá thư đòi hỏi đến ông Diệm nữa.

Năm 1964 khi Phong Trào Fulro ra đời, ở trên đã nói là do chính phủ Kampuchia tổ chức và yểm trợ. Không có tin gì cho biết người Pháp có vai trò gì ở đây, ngoại trừ hai sự kiện như sau: 1/ Theo tin cuả một người Thượng theo Fulro sang Kampuchia cho nhà Nhân Học Gerald C. Hickey biết có một người Pháp làm cố vấn cho Trung Tá Les Kosem, một sĩ quan Quân Đội Hoàng Gia Kampuchia, gốc Chàm tỉnh Kampongcham, người phụ trách tổ chức Fulro, nhưng hắn không biết tên. 2/ Trong Đại Hội Nhân Dân Đông Dương do chính phủ Kampuchia tổ chức ở Pnom Pênh, tháng 2, 1965, Y Bham đại diện tổ chức Fulro đọc diễn văn khai mạc. Bài diễn văn đề cập đến dân tộc "Austrien" mà Fulro là một thành phần, và lịch sử của dân tộc Austrien trong đó có mối liên hệ anh em giữa các sắc tộc Thượng Cao Nguyên, và người Chàm, người Khmer qua câu chuyện thần thọai về Vua Lửa đã giữ một lưỡi gươm thiêng, trong khi người Chàm thì giữ cái cán, người Khmer thì giữ cái vỏ. Danh từ này hoàn toàn mới, không ai biết ý nghĩa thật của nó. Mãi đến năm 1970, Les Kosem mới công nhận rằng mình đã sáng tạo ra chữ Austrien, từ sự phối hợp hai chữ Austroasiatic (Nam Á, trong đó có ngôn ngữ Môn-Khmer) và Austronesian (Nam Đảo, trong đó có ngôn ngữ Malayo-Polynesian) để chỉ tất cả các sắc tộc Thượng trên Cao Nguyên, người Chàm, và người Khmer, là những người nói những loại ngôn ngữ này. Theo như vậy, có thể Les Kosem đã bị ảnh hưởng từ những sách vở của các nhà Nhân Học người Pháp, và đã có ý định dùng khám phá của ngành Nhân Học làm lý thuyết hướng dẫn sự đoàn kết những sắc tộc có liên hệ về ngôn ngữ, lịch sử với nhau cùng chống Việt Nam.

Vai trò của người Mỹ đối với vấn đề này thì có nhiều tài liệu cho biết rõ ràng hơn. Sau 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam, người Mỹ vào Việt Nam để giúp chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lúc đầu ở vai trò của những cố vấn. Từ 1959, khi chính phủ Hà Nội cho quân đội và những cán bộ Thượng tập kết ra Bắc trở vào lại Cao Nguyên làm cho tình hình an ninh ở vùng này trở nên xấu đi thì cả chính phủ Việt Nam và người Mỹ đều lo ngại. Cả hai bên đều thấy cần phải tăng thêm các chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ và những nỗ lực của cố vấn quân sự Mỹ. Hai chương trình quan trọng tại Cao Nguyên được thực hiện ở Cao Nguyên là Chương Trình Làng Tự Vệ (Village Defense Program), và Chương Trình Thám Sát Thượng (Mountain Scout Program, còn gọi là Commando Program). Cả hai đều do cơ quan CIA của Hoa Kỳ yểm trợ, với sự trợ giúp của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ.

Chương Trình Làng Tự Vệ nhằm huấn luyện dân buôn Thượng kỹ thuật chiến đấu tự bảo vệ Buôn làng chống Cộng Sản xâm nhập, hay tấn công đánh phá Buôn. Khóa đầu tiên mãn khóa vào ngày 15 - 12 - 1961 ở Buôn Eânao, gần Ban Mê Thuột. Dân làng được cấp phát vũ khí. Chương trình càng ngày càng phát triển ra nhiều Buôn làng. Chỉ trong 4 tháng, số làng tham dự chương trình đã lên tới 40 Buôn, với dân số 14.000 dân, và có tới 1.275 tay súng. Kết quả tình hình an ninh được cải thiện rõ rệt, số dân Thượng chạy tị nạn Cộng Sản của tỉnh Darlac ít hơn số dân này của các tỉnh khác rất nhiều. Chẳng bao lâu sau số Buôn vỏ trang đã lên đến 200, số súng phát ra được giữ bí mật lên đến 18.000. Tuy tình hình an ninh có đem lại kết quả nhưng lại làm cho vị Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam ở Cao Nguyên và chính phủ Việt Nam ở Sài Gòn lo ngại. Đoàn viên Phong Trào BaJaRaKa Thượng đã xâm nhập vào chương trình này và lợi dụng ngươì Mỹ như một cái mộc che chở cho những hoạt động chính trị của họ. Để đề phòng, chính phủ Việt Nam đã tìm cách kiểm soát chương trình. Do đó hình thành Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam. Chương Trình Làng Tự Vệ trở thành Chương Trình Dân Sự Chiến Đấu Thượng (Civilian Irregular Defense Group - CIDG), không còn do CIA phụ trách nữa mà do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Đến khi có Chương Trình Aáp Chiến Lược, phía Việt Nam lại yêu cầu phía người Mỹ cho sáp nhập Chương Trình Dân Sự Chiến Đấu Thượng vào Chương Trình Aáp Chiến Lược của các Tỉnh. Còn ở các Trại Lực Lượng Đặc Biệt Thượng trước kia chỉ có các cố vấn Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ thì nay có thêm cố vấn Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam bên cạnh.

Khi những đoàn viên Phong Trào BaJaRaKa liên lạc với người Miên, trở thành tổ chức Fulro, và đã dùng 5 Trại Lực Lượng Đặc Biệt làm phản trong biến cố Ban Mê Thuột đã nói ở trên, chính phủ Việt Nam đã than phiền về việc người Mỹ đã võ trang cho người Thượng khiến xảy ra những xáo trộn ở Cao Nguyên. Về sau, do phía Việt Nam yêu cầu, và người Mỹ cũng chấp thuận cho sáp nhập các Trại Lực Lượng Đặc Biệt Thượng váo Lực Lượng Biệt Động Quân Biên Phòng trực thuộc hệ thống chỉ huy thống nhất trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

-Kicon: Sau năm 1975, hoàn cảnh sống của đồng bào Thượng ra sao và thái độ của họ đối với nhà cầm quyền Cộng Sản như thế nào"

-Ông Nguyễn Văn Nghiêm: Sau năm 1975, chiếm được miền Nam nói chung, Cao Nguyên nói riêng, chính quyền Cộng Sản phải tiếp tục đối phó với sự chiến đấu dai dẳng của lực lượng Fulro. Họ đã dùng nhiều biện pháp. Về quân sự thì một mặt ra sức truy quét lực lượng Fulro. Mặt khác thì dùng thân nhân binh sĩ Fulro đi kêu gọi chồng con trở về. Tuy họ có bị thiệt hại, nhưng Fulro cũng dần dần bị đẩy lùi ra ngoài biên giới, an ninh Cao Nguyên dần dần cũng ổn định. Những quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị bắt đi học tập lâu dài. Gia đình họ còn ở Buôn làng thì bị canh chừng theo dõi, kỳ thị đối xử, con cái đi học gặp nhiều trở ngại khó khăn. Nhiều Buôn, Plei thì bị dời đi theo chương trình định canh định cư, thực tế là để dễ dàng kiểm soát và để chiếm đất đai cho những chương trình di cư dân các nơi khác lên Cao Nguyên theo tổ chức của chính phủ, hay di cư tự nguyện còn gọi là di cư tự do. Do những việc làm này của chính phủ ở Cao Nguyên cộng với những sai lầm về chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, đánh tư sản thành thị trên toàn miền Nam, đã đẩy nền kinh tế Việt Nam trở thành khủng hoảng đến tột độ. Đời sống nhân dân miền Nam nói chung và đời sống đồng bào Thượng ở Cao Nguyên nói riêng đều rất khổ cực. Miền núi là miền có tỷ lệ dân chúng đói nghèo cao nhất. Năm 1995, Liên Hiệp Quốc phải trợ giúp cho chương trình xóa đói giảm nghèo ở hai vùng đồng bào thiểu số 1.4 triệu đôla, một cho vùng Cao Bắc Lạng miền Bắc, một cho tỉnh Darlac ở Cao Nguyên.

Trước hoàn cảnh sống như vậy thì nếu đồng bào đã có thái độ bất mãn với chính quyền cũng không làm ai ngạc nhiên. Thêm nữa, ngay cả những người Thượng theo Cộng Sản, tin chính sách tự trị cho người thiểu số, đến khi thấy mình bị mắc lừa chắc cũng không tránh khỏi có tâm trạng chán chường như tâm trạng những người trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Không biết cái chết bí mật của Tướng Chu Văn Tấn, Chủ Tịch Khu Tự Trị Việt Bắc cũ có liên quan gì đến việc dẹp bỏ Khu Tự Trị này không.

-Kicon: Ông là người từng góp phần hoạch định chính sách của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối với các vấn đề liên quan đến đồng bào thượng Cao Nguyên. Xin ông cho biết lượng định của ông về những chính sách đó, cả về hai mặt, tích cực lẫn tiêu cực.

-Ông Nguyễn Văn Nghiêm: Trước hết cũng nên nói qua về lịch sử Cao Nguyên trước khi người Pháp chiếm Việt Nam. Vào thời gian ấy các sắc tộc thiểu số trên Cao Nguyên đã thần phục Triều Đình Nhà Nguyễn. Chính sách của các Vua nhà Nguyễn đều để cho các bộ lạc được sống tự trị trong vùng rừng núi riêng của họ miễn là một vài năm tù trưởng của họ đem cống vật đến dâng. Đổi lại họ được tặng qùa Vua ban, được đưa đón nồng hậu, và nhất là được phong tước Vương. Ví dụ Vua Lửa của người Jarai được phong là Hỏa Vương, Một người tù trửong Bahnar ở Kon Tum tên Bok Kiêm cũng được phong tước Vương.

Khi Pháp đô hộ Việt Nam, họ đã ép Vua nhà Nguyên ủy quyền cho họ cai trị Cao Nguyên. Cao Nguyên trở thành như một miền đất lạ. Người Kinh lên Cao Nguyên phải được phép của nhà cầm quyền Pháp. Vì vậy, năm 1954, khi người Pháp rút đi, chính phủ Việt Nam tiếp nhận Cao Nguyên số người Kinh trên Cao Nguyên rất ít. Vào năm ấy thành phố Ban Mê Thuột chỉ có 11.000 ngưòi Kinh, phần lớn là tù chính trị phạm, công nhân ở các đồn điền cà phê cao su của người Pháp, hay công chức làm việc với Pháp, v. v. Tuy nhiên Vua Bảo Đại cũng bổ nhiệm một người Thượng, tên Hàn Đăng, sắc tộc Churu, đã được Pháp dùng lảm Tỉnh Trưởng Thượng tỉnh Haut Donai ở Di Linh, về làm Đại Diện đồng bào Thượng bên cạnh Đửc Vua.
Khi Pháp ký trao trả Độc Lập cho Việt Nam vơí Cựu Hòang Bảo Đại, Cựu Hoàng trở thành Quốc Trưởng. Bảo Đại đã đặt miền Cao Nguyên trực thuộc Văn Phòng Quốc Trưởng tại Đà Lạt, và gọi tên là Hoàng Triều Cương Thổ. Đối với đồng bào Thượng, Bảo Đại đã ban hành cho họ một Quy Chế Đặc Biệt, và còn hứa hẹn sẽ hoạch định một chương trình phát triển kinh tế riêng cho họ. Đồng bào Thượng rất kính mến Vua Bảo Đại, họ không bao giờ quên Quy Chế Đặc Biệt của ông. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa, họ luôn luôn đòi hỏi phải ban cho họ một quy chế như vậy.

Năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà, chế độ Hoàng Triều Cương Thổ trên Cao Nguyên bị bãi bỏ. Đồng bào Thượng trở thành nạn nhân của một chính sách đồng hóa mới. Trường học chỉ dạy tiếng Việt, không cho học sinh Thượng được học tiếng Thượng nữa. Sách học bằng tiếng Thượng theo lệnh phải đem đốt đi. Quân nhân công chức Thượng bị bắt buộc phải lấy tên Kinh. Ví dụ Ya Ba trở thành Trường Sơn Ba. Nhiều địa danh Thượng trên Cao Nguyên được đổi sang địa danh Kinh, ví dụ, Lac thành Lạc Thiện, Blao thành Bảo Lộc, v. v. Hệ thống Toà Aùn Phong Tucï Thượng trên Cao Nguyên được lệnh dẹp bỏ. Từ nay chỉ có một luật pháp chung của Quốc Gia, dù rằng tổ chức xã hội gia đình Thượng theo chế độ mẫu hệ ngược hẳn với chế độ phụ hệ của người Kinh. Nhưng quan trọng nhất vẫn là quyền sở hữu đất đai của đồng bào bị hủy bỏ. Năm 1958, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký một Nghị Định chỉ cho phép người Thượng được hưởng hoa màu canh tác chứ không có quyền sở hữu đât đai. Người Thượng đã chống đối chính sách này, nó cũng là nguyên nhân thúc đẩy người Thượng tổ chức Phong Trào BaJaRaKa. Chính phủ đã giải quyết vấn đề bằng băt nhốt tù các đoàn viên của Phong Trào. Một phần quân nhân, công chức Thượng bị thuyên chuyển xuống phục vụ ở miền đồng bằng để đề phòng hậu họa. Đồng bào Thượng rất bất mãn. Lợi dụng thời cơ, Cộng Sản Băc Việt cho ngay những ngươì Thượng tập kết ra Bắc trở lại Cao Nguyên. Đó là nguyên nhân làm cho nền an ninh trên Cao Nguyên tồi tệ đi như đã nói ở trên.

Sau khi dẹp xong vụ Fulro làm phản ở Ban Mê Thuột, Thủ Tướng Nguyễn Khánh đã triệu tập Hội Đồng Chính Phủ ở Pleiku, ngàỵ 15 - 10 - 1964. Trong cuộc họp này Thủ Tướng đã quyết định ban hành một chính sách mới đặt căn bản trên ba nguyên tắc:

1/ Đồng bào Thượng là công dân Việt Nam. Họ có quyền được hưởng đâỳ đủ quyền công dân như các sắc tộc khác.

2/ Tuy nhiên, vì trình độ sinh sống chưa phát triển, Chính Phủ có trách nhiệm phải đề ra những chương trình , kế hoạch giúp họ mau chóng theo kịp đà phát triển chung của dân tộc.

3/ Chính Phủ tôn trọng phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào. Tòa Aùn Phong Tục Thượng được mở trở lại. Quyển sở hữu đất đai canh tác của đồng bào được công nhận. Một Chương Trình Kiền Điền sẽ được ban hành để xác nhận quyền sở hữu đất đai vừa nói.

Chính sách này năm 1967 được chính thức ghi vào Hiến Pháp Việt Nam, và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng ký ban hành một Quy Chế Đặc Biệt cho đồng bào.

Nha Công Tác Xã Hội Miền Thượng dưới thơì chính phủ Diệm đươc đổi thành Nha Thượng Vụ. Sau dần dần được nâng lên thành Phủ Đặc Uỷ Thượng Vụ, rồi thành Bộ Phát Triển Sắc Tộc (Ministry for Development of Ethnic Minorities - MDEM). Những việc làm của chính phủ cho đồng bào đã đáp ứng được một phần nguyện vọng của họ. Kết quả dẫn đến tổ chức Fulro trở về quy thuận hết và gia nhập vào các đơn vị chiến đấu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Ngoại trừ Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị của Cộng Sản, không còn một tổ chức chống đối chính phủ nào nữa trên Cao Nguyên.

Không may, chiến sự ngày một lan rộng, trước chỉ ở nông thôn, Tết Mậu Thân đã lan vào tới các thành phố. Giá sinh hoạt gia tăng, các chương trình của Bộ thiếu ngân khoản, tốc độ thực hiện chậm chạp, không đáp ứng được lòng mong mỏi của đồng bào nhiều. Tuy năm 1970, chính phủ có thay thế Tổng Trưởng Bộ này bằng Nay Luett thay thế Paul Nưr, nhưng cho đến 1975, kết quả cũng không khả quan thêm được bao nhiêu.

-Kicon: Thế còn chính sách đối với đồng bào Thượng của nhà cầm quyền Hà Nội như thế nào, thưa ông"

-Ông Nguyễn Văn Nghiêm: Căn cứ trên giấy tờ chính thức, chính sách của nhà cầm quyền Hà Nội là "...Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi theo con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngữơng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách Kinh tế - Xã Hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc nhất là các dân tộc thiểu số."

Những giòng trên được trích trong Văn kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ VII, Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nó cũng phù hợp với Đièu 5 Hiến Pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhưng không hiểu sau bao nhiêu năm thực hiện chính sách này đồng bào thiểu số Việt Nam lại là một bộ phận chiếm tỉ lệ gần 14% dân số cả nước nghèo khổ nhất như thế. Cụ thể, trong bài Góp Ý - Dự thảo các văn kiện trình Đại Hội IX của Đảng - Đôi điều bàn luận về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2001 - 2010, của nhà trí thức Nguyễn Thanh Giang do Việt Báo phổ biến ngày 11/04/2000 có đề cập đến đời sống đồng bào miền núi như sau:

" ...Nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc (dưới 14.000 đồng/ngày) (khoảng 1 đôla/ngày), thì phải đến quá nửa dân số nước ta còn thuộc diện nghèo khổ. Nói là "đã bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm", nhưng thực tế, đến đầu năm 1999, ở miền núi và các tỉnh Miền Trung vẫn có 2,3 triệu người thiếu đói; và đến nay vẫn còn tới 1.700 xã đặc biệt khó khăn, trong đó nhiều vùng thiếu ăn tới 4-5 tháng."

Đó là nói về đời sống vật chất của đồng bào, còn về đời sống tín ngưỡng tinh thần của họ thì như đã viết ở trên, chưa được tôn trọng chút nào. Mới đây có tin chính phủ đã chính thức công nhận một số tổ chức Tin Lành. Chừng nào những mục sư, thày giảng người Thượng và đồng bào được tự do hành đạo" Chừng nào các Linh Mục, các thanh niên tình nguyện đưọc tự do rao giảng Phúc Aâm trong các Buôn, Plei, mà không còn bị bắt bớ tù đày" Chị Teresa Châu Thị Bông một nữ tu thuộc hội Thừa Sai Phanxicô Đức Bà Maria, thuộc sắc tộc Chăm Phan Rang tiết lộ rằng: "... chị thường phải đương đầu với công an và chính quyền địa phương, cũng như với thân nhân của các trẻ em trong Nhà Bethany, vì những việc chị đang làm, cho dầu bây giờ tình hình có êm dịu hơn". Nhà Bethany là một nhà chăm sóc các trẻ em mồ côi thuộc sắc tộc Chăm. Chừng nào mà các Sơ như chị Teresa đây được tự do làm các công tác xã hội mà không phải mất công sức đối đầu như thế nữa"

Nói như trên đây không phải không biết đến những chương trình phát triển miền núi của chính phủ Việt Nam. Theo dõi trên Internet, những tin tức phổ biến của đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), baó Nhân Dân và những cơ quan truyền thông khác ở trong nước, chính phủ Việt Nam cũng đang có những chương trình rất đáng hoan nghênh. Ví dụ, chương trình 135 đã được khai triển từ hai năm nay. Bản tin ngày 30 /11/2000 có nêu cuộc chất vấn của Quốc Hội với Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Uỷ Ban Dân Tộc Miền Núi Hoàng Đức Nghi. Vị này có trình bày chương trình 135, năm 1999, nhằm phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, và "một số các chương trình quốc gia khác đã đầu tư vào các cụm xã 800 tỷ VND/năm nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc miền núi". Nhiều chương trình khác như : Chương trình thúc đẩy phát triển thương mại miền núi của Bộ Thương Mại, Chương trình " Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tây Bắc", Chương trình xây dựng "Trung Tâm Văn Hoá 54 Dân Tộc Việt Nam" với kinh phí ước lượng 572 triệu đô la, tại Hòa Lạc, Sơn Tây, dự trù hoàn thành năm 2001, các chương trình xây dựng các khu du lịch khác ở miền núi, cho phép các tổ chức thiện nguyện quốc tế vào giúp đỡ đồng bào Thượng miền Bắc và miền Nam, v. v. đều là những chương trình hữu ích cả.

Tuy nhiên, sau cuộc va chạm giữa đồng bào Kinh - Thượng ngày 17 - 8 - 2000 ở huyện Eâa H'Leo, Đaklak, và cuộc biểu tình lớn của các sắc tộc Bhanar, Jarai, và Rhadé trong mấy ngày vừa qua ở hai tỉnh Gia Lai, Daklak, cho mọi người thấy chính sách của chính phủ Việt Nam đã có những sai lầm nghiêm trọng từ căn bản. Bởi vì nó đã vi phạm đến quyền sống của con người, đã chiếm đoạt đất đai, phá hoại môi sinh đe dọa đến sự tồn tại của đồng bào các sắc tộc.

Việt Nam hiện có một đội ngũ các nhà Khoa Học Nhân Văn khá hùng hậu, nhiều người nổi tiếng cả ở trong và ngoài nưóc, ví dụ như ông Trần Quốc Vượng, nếu những vị này mạnh dạn dùng kiến thức hiểu biết của mình về đời sống của đồng bào Thượng để trình bày với chính phủ tìm những biện pháp giải quyết thỏa đáng những nguyện vọng tha thiết nhất của đồng bào thì công lao của họ đối với lịch sử cuả dân tộc thật không phải là nhỏ.

-Kicon: Theo nhận định của ông, tình hình vùng Cao Nguyên trong những ngày sắp tới sẽ diễn ra theo chiều hướng nào"

-Ông Nguyễn Văn Nghiêm: Theo tin tức loan truyền, chính phủ Việt Nam đã huy động nhiều công an, quân đội lên Cao Nguyên. Đó là một phản ứng rất mạnh so với lời tuyên bố nhẹ nhàng của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Chắc chăn là chính quyền đang cô lập Cao Nguyên. Công an đang đi lùng sục, bắt bớ, tra tấn để tìm những người lãnh đạo, tổ chức. Đồng bào thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Môt trong những biện pháp mà Cộng Sản thường dùng là nếu giết đươc thì họ tàn sát thẳng tay. Nếu chưa giết được ngay thì họ có những thủ đoạn đầy ải làm cho tự chết khổ từ từ. Ví dụ họ thường bao vây, cô lập, cắt đứt các nguồn sinh sống. Cho nên tôi rất e ngại rằng đồng bào sẽ bị cấm ra khỏi Buôn, không được mang con gà, củ mì, quả đu đủ ra chợ bán, mua về gạo, muối, cá khô, thuốc uống... Đồng bào, nhất là người già và trẻ em sẽ bị chết đói và chết bệnh. Tóm lại bằng bất cứ biện pháp nào thì đồng bào cũng chỉ có từ chết đến bị thương, một cách tức tưởi trong rừng sâu, thế giới không ai được biết.

Tuy nhiên, song song với những biện pháp đàn áp, bắt bớ, tù đầy, khủng bố tinh thần, cô lập, trừng phạt kinh tế thì họ cũng sẽ cho những cán bộ Cộng Sản người Thưọng đi tuyên truyền, kêu gọi, thuyết phục đồng bào. Trong hoàn cảnh như vậy, có thể tình hình yên tĩnh trở lại, nhưng vấn đề vẫn còn y nguyên. Lịch sử Cao Nguyên cho biết đồng bào chiến đấu rất kiên cường, bất khuất. Trừ phi chính quyền giải quyết êm đẹp vấn đề quyền sở hữu đất đai cho đồng bào, nếu không thì hận thù chủng tộc sẽ có đất mà nẩy sinh, và sẽ trở thành mối thù truyền kiếp khó lòng hàn gắn được.

Lại thêm một bất hạnh lớn lao nữa cho dân tộc Việt Nam chúng ta. Đau đớn thay!!!

-Kicon: Xin cám ơn ông Nguyễn Văn Nghiêm đã dành cho Kicon cuộc phỏng vấn này.

(Courtesy of Kicon.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.