Hôm nay,  

Chúng Ta, Quần Chúng - Kỳ 1

05/01/200100:00:00(Xem: 4561)
Nước nhà chúng ta không có tự do tôn giáo. Đó là sự thật hiển nhiên, không nghi ngờ gì. Trong nước nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đã nhiều lần lên tiếng phản đối. Nhiều cuộc đàn áp, khủng bố đã xảy ra. Đã có máu đổ, lệ rơi, ngục tù, tuyệt thực. Ngoài nước, từ Tây Âu sang Bắc Mỹ xuống Uùc châu, người Việt hải ngoại ai cũng biết.

Thực vậy, năm 2000 thế giới chứng kiến hai Giáo hội Phật giáo và Phật giáo Hòa Hảo lên án Đảng CSVN đàn áp và triệt hạ đạo. Một phong trào đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo hình thành với sự cộng tác ngày càng chặt chẽ của các chức sắc tôn giáo: Phật giáo, Hòa Hảo, Cao đài và Công giáo. Sự cộng tác ấy được sự yễm trợ vật chất lẫn tinh thần của các tổ chức đồng đạo, các cộng đồng đồng bào người Việt ở hải ngoại.

Đồng thời vấn đề tự do tôn giáo ở VN trở thành mối quan tâm lớn cho Ủy hội Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc, Quốc hội Mỹ (Quyết nghị 295 khuyến cáo CSVN), và các giới chức dân cử Mỹ, Pháp, Canada, Úc. Nhiều hành động yểm trợ tích cực được thực hiện.Viếng thăm chức sắc tôn giáo tại VN. Đòi thả các tu sĩ bị bắt. Khuyến cáo và áp lực Hà nội liên tục qua viện trợ, ngoại giao.

Các vị lãnh đạo, chức sắc, và nhân vật tôn giáo trong nước đã hơn một lần đạt được những kỳ công, đồng ký tuyên bố chung phản đối CSVN đàn áp tôn giáo, yêu cầu hủy điều 4 hiến pháp là cơ cở ph1p lý giúp cho CSVN thống trị đất nước VN, vật chất lẫn tinh thần. Gọi kỳ công là vì quí vị ấy thực hiện việc chống đối điều mà CS cấm kỵ nhứt và thực hiện trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, bị quản thúc tại chỗ và theo dỏi từng bước đi.

Bây giờ, tại Little Sàgòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn CS, Hội đồng Liên tôn đã công khai quyết định yểm trợ công cuộc đòi tự do tôn giáo trong nước. Hội đồng chủ trương một cuộc biểu dương tinh thần (vì nghe đâu thành phố Westminster không cho phép biểu tình trên đường). Mục đích chánh là xin chữ ký của đồng bào, tại Khu Phố Bolsa vào sáng thứ bảy, ngày 6 tháng 12, năm2001.

Cộng đồng, cả hai cơ chế, tất cả các đoàn thể, hội đoàn, và các phong trào đấu tranh cho nhân quyền vùng Nam Cali đoàn kết, nhất tề, và tích cực tham gia NGÀY TỰ DO TÔN GIÁO. Ngày tự do tôn giáo cũng được tổ chức tại San Jose, Houston là hai nơi người Việt tỵ nạn định cư đông sau Little Sàigòn, tại Mỹ.

Nói gọn, các tôn giáo, cơ quan, đoàn thể, hiệp hội không phân biệt chánh kiến, ngành nghề đều nhập cuộc, dấn thân đấu tranh cho tự do tôn giáo quê nhà. Các tổ chức đã, đang, sẽ làm mạnh như thế. Còn chúng ta là quần chúng thì sao"

Ai cũng biết ở Mỹ, thì giờ là vàng bạc. Công ăn việc làm là quan trọng. Lương tháng đôi khi còn lớn hơn lương tâm, nói theo một người đã viếät rất dí dỏm cho mục Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo.

Ai cũng biết từ 1945 ở Miền Bắc và từ 1945 ở Miền Nam, Đảng CS trước sau như một, quyết tâm diệt trừ cho được hai thế lực chánh của dân tộc. Họ làm bất cứ điều gì và không từ bỏ một cơ hội nào để triệt hạ, thủ tiêu, loại trừ người làm chánh trị và người làm đạo. Đối với CSVN, chánh trị và tôn giáo là một, thuộc một lãnh vực là an ninh chánh trị, cụ thể là Cục An ninh của Bộ Nội vụ và Cục Phản gián trực thuộc Bộ Chính trị phụ trách.

Nắêm tinh thần tổ chức ấy, cán bộ Đảng và Nhà Nước, đối với bản thân thì tránh né, với gia đình thân hữu thì khuyên tránh xa chánh trị, đừng dính vào tôn giáo. Chánh trị tôn giáo là đại cấm kỵ. Làm tội gì con có thểø châm chước, chạy chọt đươc. Chớ va vào chánh trị tôn giáo thì vô phương.

CSVN muốn chánh trị là quyền chuyên độc của Đảng mà thôi. Dù rằng trên lý thuyết và thực tiễn sinh động của cuộc sống, cá nhân muốn hay không muốn đều có dính líu đến chánh trị và tôn giáo. Từ một người ly gia cắt ái, lên thâm sơn cùng cốc tu hành đến các viên chức dân cử; ai ai cũng phải làm chánh trị và dính ít nhiều đến tôn giáo. Dù đi tu chỉ ăn chay một bữa, cũng cần gạo. Nếu Nhà Nước kiểm soát nhân dân bằng hộ khẩu, không hộ khẩu làm sao có giấy phép lên núi mà tu. Tu mà ở "chui" cũng bị bắt. Aên chay thì lâu lâu cũng phải xuống núi để mua gạo, muối chớ. Giá gạo, muối mắc rẻ cũng do chính sách nông nghiệp cuả Nhà nước chi phối. Không gian ba chiều, dài ngang cao; cõi ta bà, trời đất âm ty, thiên địa nhân, không chỗ nào không có chánh trị.

Cho nên, muốn giành thứ độc quyền cao nhứt và bao trùm nhứt là độc quyền chánh trị ấy, CS phải triệt tiêu đối lập, chống đối và hù dọa, khủng bố trung lập, lưng chừng. Làm thế mới có thể một mình một chợ, múa gậy rừng hoang được.

Muốn đạt được độc quyền ấy, CS điều kiện hóa quầân chúng. Khi người dân đã sợ hoặc thờ ơ thì phải cam tâm chịu đựng, an phận thủ thường, hay thờ ơ với chánh trị. Và đó là điều CS không tiếc nhân tài vật lực để làm liên tục trong công tác tuyên truyền trong, ngoài nước, trong công tác quản lý trị an, và khủng bố trắng đen và xám.

Kết quả là trong cũng như ngoài nước, "không thiếu những người" cao thượng . Họ sống ngoài và trên mọi chánh trị" (lời của nhà báo Phạm Thái ở tù nhiều hơn ở ngoài, và cũng làø Cựu Dân biểu Nguyễn ngọc Tân, hiện còn bị quản thúc tại nhà ở trong nước). Cũng có người cầu an, lùng chừng, ba phải cho yên. Thứ chánh trị nào cũng chấp nhận miển sao đừng đụng đến bản thân và quyền lợi của mình là được. Quyền lợi ấy có thể lớn như lợi lộc do việc ăn theo các cán bộ lớn hay việc về nước kinh doanh trong thời CSVN chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quyền lợi cũng có thể nhỏ nhưng sát sườn như sợ Toà Lãnh sự CSVN từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh vì lý do "chưa thuận tiện" do những lời phát biểu hay hành động mà lương tâm và trách nhiệm của người tỵ nạn, của đồng bào buộc phải làm trước cảnh khổ của quốc gia dân tộc đang gánh chịu chỉ vì sự cai trị độc tài của CSVN.

Có người lại cao thượng hơn, cho chánh trị là bè phái, tranh giành ngôi vị. Họ chỉ nghĩ đến quyền lợi tối thượng của đất nước dân tộc mà thôi. Khi đặt Tổ quốc lên trên hết là đã mặc thị có một thái độ chánh trị rồi.

Nhưng chánh trị chỉ muốn thôi, nói thôi, chưa đủ;mà phải làm, phải biến ý kiến thành hành động. Người ta nói làm chánh trị, chớ không ai nói nói chánh trị. Chánh trị mình không làm vẫn có người khác làm. Người khác làm nếu may mắn không thiệt hại quyền lợi mình thì tốt. Còn thiệt hại mà sợ sệt, thơ ơ với chánh trị, không cùng kết hợp vói người khác để sửa đổi hay thay thế thì sẽ triền miên bất mãn thôi,triền miên chịu đựïng trong lệ thuộc như kiếp người nô lệ.

Cũng có người vì ở quá lâu tại Mỹ, không chịu tìm hiểu hoàn cảnh của nước nhà. Về VN, vẫn thấy đình chùa, nhà thờ, thánh thất mở cửa; vẫn thấy thành phố sửa sang. Những hiện tượng bên ngoài ấy thường dẫn đến nhận định không xác thực về bản chất của CSVN. Có người lại Mỹ hóa đến mức chê không đọc sách báo, không nghe ra dô, không xem truyền hình Việt, mà chỉ thích cái của Mỹ,trong khi truyền thông Mỹ thì chẳng thèm chú ý đến số khán thính giả Việt chưa chiếm được 1% của dân số xứ này. Từ đó thái độ thờ ơ, bất cần, và lãnh cảm với nỗi khổ của đồng bào trong nước.

Riêng trong vấn đề tôn giáo, có người lại đi xa hơn, nói tu hành không lo tu hành lại đi làm chánh trị, đấùu tranh, đòi hỏi. Đạo và đời, thần quyền, thế quyền phải tách bạch, không nên nhập nhằng.

Đến mức này thì chính sách điều kiện hóa quần chúng của CSVN đã đạt kết quả hơn họ mong mỏi. Chính sách ấy CSVN đã liên tục làm, làm bằng hành động, làm bằng lời nói trong hàng nửa thế kỷ rồi đối với quần chúng nhân dân, trong dó có chúng ta, người Việt trong lẫn ngoài nước.

Thay đổi thái độ quần chúng bị điều kiện hoá lâu năm như vậy không phải dễ. Như Linh mục Nguyễn văn Lý trích dẫn, chính Moshê phải vô cùng vất vả mới đánh thức được khối quần chúng nô lệ, ù lì, an phận ra khỏi Cỗ Ai cập vào thế kỷ 13 trước Công nguyên. (Còn 1 kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.