Hôm nay,  

Việt Nam: Nước Đổ Đầu Vịt

22/12/200600:00:00(Xem: 5755)

Việt Nam: Nước Đổ Đầu Vịt

Quan Liêu và Tham Nhũng Là Bệnh Ngoài Da Hay Trong Máu  Của  CSVN"

Hoa Thịnh Đốn.- Người Cộng sản nói thì hay mà làm lại chẳng ra gì nên chỉ tiêu “nói và làm” cứ được lập đi lập lại mãi đến không còn ý nghĩa gì nữa.

Tệ nạn này ở đâu trong guồng máy cai trị của đảng và nhà nước cũng có, nhưng tập trung vào ba lĩnh vực : Cải tổ hánh chính; Cải tổ Giáo dục ; Chống Tham nhũng  để hội nhập với thế giới dân chủ, văn minh thì lại rỗ như tổ ong.

Truớc hết hãy nói về việc nhà nước hô hào cải cách hành chính để chống tham nhũng.  Ngày 17 tháng 10 năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng,báo cáo tại kỳ họp thứ  10 của với Quốc hội : “  Đồng thời với việc chuẩn bị đề án trình Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2006 - 2010) với các nội dung trọng tâm: hệ thống thể chế; tổ chức bộ máy; tài chính công; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.” 

Dũng phác họa  những việc Chính phủ sẽ làm trong 4 năm :  “Nghiên cứu trình Quốc hội đề án về đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại; trước hết là bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Chính phủ đúng với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; thực hiện Bộ quản lý đa ngành, giảm đầu mối, giảm cấp phó, bỏ cấp trung gian; tập trung cao vào chức năng chủ đạo là cải cách hành chính, hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, thanh tra, kiểm tra, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội.

“Phân cấp mạnh cho các Bộ và chính quyền địa phương, gắn liền với xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong các lĩnh vực. Quy định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội của cơ quan hành chính các cấp; nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo thực hiện. 

 “Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật đã có hiệu lực. Tiếp tục rà soát để xoá bỏ các quy trình, thủ tục hành chính trùng chéo, phức tạp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy nhanh các biện pháp về hiện đại hoá nền hành chính, mở rộng áp dụng mô hình quản lý chất lượng trong cơ quan hành chính nhà nước; từng bước xây dựng nền hành chính điện tử, trong đó các giao dịch hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước với người dân, doanh nghiệp được thực hiện phổ biến qua giao dịch điện tử. Xúc tiến xây dựng Luật về thủ tục hành chính.

 “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện quy chế làm việc với chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch; sửa đổi tiêu chuẩn, chức danh công chức và cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, lấy phẩm chất và hiệu quả thực của công việc để làm thước đo. Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ đãi ngộ thoả đáng và công bằng; thực hiện đúng chế độ được nghỉ hưu của cán bộ công chức. Chú trọng giúp đỡ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền cơ sở. Xúc tiến xây dựng Luật công vụ.

 “Thực hiện tốt hơn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phải chủ động, sâu sát, lắng nghe ý kiến và đối thoại với người dân, giải quyết có lý có tình và đúng pháp luật các vụ việc, không để xảy ra khiếu kiện đông người; Ủy ban nhân dân các địa phương phải tập trung cao cho việc chỉ đạo có hiệu quả công tác này.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, kiên trì các giải pháp để kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm tối đa các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.”

 Những việc làm này này ai cũng  biết là cần thiết và cấp bách để thi hành những cam kết với  Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, World Trade Organization), nhưng tại sao từ trước đến nay chưa làm để bây giờ nước đã tràn vào nhà rồi mới “chuẩn bị” các biện pháp để  nhảy"

Việt Nam phải mất gần 12 năm vất vả mới hội đủ điều kiện trở thành hội viên thứ 150 của WTO. Cũng trong thời gian này, không biết bao nhiêu lần người dân được nghe từ Tổng Bí thư Đảng trở xuống đã đề xướng kế họach cải tổ hành chính sao cho tinh gọn để người dân chỉ phải qua một cửa là giải quyết được công việc với một đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, tận tâm phục vụ không còn hành dân,  tham nhũng mà với tinh thần “máu thịt với dân”"

Những khẩu lệnh như “nói và làm” hay “không đánh trống bỏ dùi” của lãnh đạo đảng có được ai nghe theo không hay “lệnh trên bảo dưới không nghe” vẫn nằm chình ình ở trước cửa Trụ sở Ban Chấp hành Trung ương đảng ở Hà Nội"

Nhưng  trước khi  người dân thấy được những thay đổi của nền hành chính nhà nước, Trung ương đảng còn phải họp lần 4 để bàn về kế họach làm sao  có thể “đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước” "

Nhưng lấy kinh nghiệm từ Hội nghị 3 từ ngày 24-7 đến ngày 29-7-2006 của Trung ương đảng bàn về  “Phòng, chống tham nhũng, lãng phí” thì hãy kiên nhẫn đợi xem có đi đến đâu không "

Ấy là chưa kể việc Chính phủ còn phải “Nghiên cứu trình Quốc hội đề án về đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương”.

Cái việc “nghiên cứu”này cũng nhiêu khê lắm, nó cũng giống như việc tìm cách giảm bớt tai nạn lưu thông từ cả chục năm nay mà chưa đi đến đâu.

Theo Báo Lao Động ngày 20-12-06 thì riêng “Tại các tỉnh phía nam từ đầu năm 2006 đến nay có 4.562 người chết và 4.149 người bị thương vì tai nạn giao thông.”

Theo Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng thì năm 2006 tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng cả về số vụ và số người chết.

Dũng gỉai thích  với Quốc hội : “ Có 5 nguyên nhân, đó là: hạ tầng giao thông kém; phương tiện vận tải tăng quá nhanh, đến nay là 18,6 triệu và 900.000 ôtô các loại; ý thức của người tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện kém; hệ thống quản lý nhà nước, trong đó có cả Ủy ban an toàn giao thông thiếu tính chuyên nghiệp.”

Theo Báo trong nước, Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn đặt vấn đề: "Nếu năm 2007, tai nạn không giảm thì bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm như thế nào"". Ông Dũng giãi bày, nguyên nhân gây tai nạn có trách nhiệm của bộ, nhưng cũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, vì thế không thể giải quyết ngay một sớm, một chiều. "Cá nhân tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Còn trách nhiệm đến đâu thì xin Quốc hội phán xử".

Cách nay hai năm (2004) , Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung  thừa nhận với  Quốc hội: “Việc triển khai cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương nhìn chung còn chậm".

Đại Biểu  Trần Luân Kim của  tỉnh Phú Yên, thời ấy, cũng đã  phê bình báo cáo của Chính phủ Phan Văn Khải : “ Ngoài thành tích về kinh tế - xã hội thì mấy năm qua luôn lặp lại những yếu kém. Tệ lãng phí, thất thoát lớn, thậm chí kể cả tệ hành dân, hành cán bộ nữa vẫn tồn tại và rất nguy hiểm khi hiện tượng này đã trở thành nếp sống của xã hội".

Từ “nghiên cứu” đến khi trình ra Quốc hội cũng còn dài đăng đẳng, chưa chắc gì đã làm xong trong vài năm trong khi nhu cầu hành chính trong sáng, minh bạch và nhanh chạy của guồng máy theo yêu cầu của WTO sẽ phải thi hành tứ tháng 1/2007!

GIÁO DỤC MADE IN VIET NAM

Sang lĩnh vực Giáo dục thì không biết ta nên cười hay nên khóc"

Cả hai báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ ngày 20-12 (06) loan một tin khiến những ai còn chút tâm huyết với nền Giáo dục “ăn đong” của Vciệt Nam phải sững sờ : “ Kết quả khảo sát của thanh tra Bộ GD&ĐT cho thấy 89% sinh viên khẳng định, sử dụng tài liệu trong phòng thi. Buông lỏng quản lý khiến sinh viên tại chức tốt nghiệp khá, giỏi cao hơn sinh viên chính quy. Nhiều cán bộ lãnh đạo bỏ tiền thuê làm luận văn, luận án tốt nghiệp.

 “ Ngày 19/12, tại ĐH Sư phạm TP HCM, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội thảo “Giải pháp chống tiêu cực trong thi cử, làm luận văn” với sự tham gia của 266 đại biểu đến từ hơn 130 ĐH, CĐ khu vực miền Trung, Tây Nguyên và phía Nam.

Hai Báo viết tiếp : “ Tại hội thảo, Phó chánh thanh tra Bộ GD&ĐT  (Giáo dục và Đào tạo) Trần Bá Giao nêu ra kết quả một cuộc khảo sát của thanh tra Bộ với gần 2.000 sinh viên của 12 ĐH (Đại học) , CĐ (Cao đẳng) . Theo đó, 89% khẳng định việc sử dụng tài liệu trong phòng thi là hiện tượng gian lận phổ biến nhất trong thi cử, sao chép luận văn, đồ án (42%), xin điểm, mua điểm (36%), thi hộ, thi kèm (21%).

 “Dựa vào đặc điểm môn học, 63% sinh viên cho rằng gian lận phổ biến xảy ra khi thi các môn cơ bản, tỷ lệ này có ít hơn khi thi các môn chuyên ngành. So với kết quả khảo sát cách đây 5 năm, lần này tỷ lệ gian lận ở các môn cơ bản có giảm, có thể do hầu hết các môn này đã có ngân hàng câu hỏi, một số môn được tổ chức thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan.

 “Nhiều cơ sở giáo dục chú trọng đến việc tăng thu nhập cho đơn vị, ít quan tâm đến quản lý đào tạo. Tổ chức đào tạo tại địa phương theo kiểu cử giảng viên đến giảng dạy, dạy xong tự ra đề thi, tổ chức coi thi, chấm bài rồi báo điểm cho nhà trường. Cách tổ chức này đã tạo ra thông lệ sinh viên tổ chức chiêu đãi thày liên miên, bồi dưỡng tiền cho thày để mong thày giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi trong học tập và thi cử, được hạn chế nội dung thi và thậm chí được biết trước câu hỏi.

 “Sự buông lỏng quản lý trên đã dẫn đến một nghịch lý là nhiều sinh viên do kiến thức yếu không thi nổi vào hệ chính qui phải chọn con đường vừa học vừa làm, nhưng khi tốt nghiệp lại có kết quả tốt nghiệp khá, giỏi cao hơn sinh viên chính quy. Khảo sát tại một ĐH cho thấy kết quả sinh viên hệ tại chức tốt nghiệp loại giỏi là 6-7%, trong khi đó sinh viên chính qui là 0,65-2%.”

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Yến, Trưởng ban thanh tra giáo dục và công tác thi đua (ĐH Đà Nẵng) nói: “Thuê mượn người khác làm luận văn luận án diễn ra chủ yếu ở các cán bộ làm công tác lãnh đạo, vì thường có một đội ngũ giúp đỡ. Trong các hội đồng chấm, người bảo vệ liên hệ với người phản biện để mong muốn có nhận xét tốt. Hội đồng chấm luận văn luận án tất cả hầu như xuất sắc, khá và trung bình rất hiếm”.

 “ Bàn về câu chuyện “chợ luận văn luận án”, TS Nguyễn Dũng, Hiệu trưởng ĐHDL Văn Lang, cho rằng tình trạng này tồn tại là do một giảng viên phải hướng dẫn mười mấy đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Hướng dẫn lặp lại đề tài, do đó người học ra chợ luận văn sao chép. Nếu có đủ giảng viên hướng dẫn sẽ không xảy ra chuyện này.”

PGS. TS Đỗ Văn Xê, Hiệu phó ĐH Cần Thơ lại đề cập trách nhiệm người thày: “Tại sao thạc sĩ, tiến sĩ cũng phải sao chép" Vì ông thày hướng dẫn đã để cho người ta tự bơi, khi bơi không được thì phải chép. Ông thày đã quên đi đó là công trình chung của thày và trò”.

Giáo sư Hòang Tụy, Nhà Giáo dục có tiếng nói ngay, nói thẳng phê bình ý kiến của nhiều viên chức Nhà nước đòi cấm “Dạy thêm Học thê”: “Chừng nào các nguyên nhân sinh ra DTHT còn tồn tại, thì không thể dùng mệnh lệnh hành chính để xoá bỏ DTHT. Đặc biệt, trong lúc tiền lương giáo viên không đủ sống thì không có pháp lý cũng như đạo lý nào cấm được họ dạy thêm để kiếm thêm thu nhập. Đó là nỗi đau, nỗi nhục chung của xã hội, không nên để một mình giáo viên gánh chịu. Do đó, giải pháp đúng đắn là tạm thời chấp nhận DTHT để quản lý tốt hơn, và hạn chế các tiêu cực. Đồng thời đừng quên đây chỉ là giải pháp tạm thời, cốt lõi giải quyết vấn đề này là phải tìm biện pháp nhanh chóng sửa đổi chế độ lương để tiến tới xoá bỏ dần DTHT, chỉ để tồn tại kiểu học thêm lành mạnh như ở các nước. Mà sửa đổi chế độ lương thì đâu phải khó đến mức không làm được, tuy phương án Bộ GD-ĐT đang đề nghị chưa phải là hay và cơ bản.”

Trong cuộc phỏng vấn của Tạp chí Tia Sáng (Số 21, 05-11-06), Cơ quan ngôn luận của Bộ Khoa học và Cộng nghệ, GS Tụy  phê bình về dự án  đào tạo đến 20.000 Tiến sỹ trong 10 năm tới của Bộ Giáo dục-Đào tạo : “Chắc rằng khi tuyên bố kế hoạch đào tạo TS với qui mô như vậy Bộ GD-ĐT đã có những tính toán cụ thể. Tuy vậy, cũng như nhiều người, tôi e rằng ta chỉ mới tính toán ước lượng nhu cầu, chứ chưa cân nhắc kỹ về tính khả thi của kế hoạch. Ví dụ, ta có thể xúc tiến mạnh gửi người nhờ các nước giúp đỡ đào tạo, song khó khăn của giải pháp này là chọn người gửi đi học từ những nguồn nào trong khi đại học của ta còn yếu kém như hiện nay và chắc chắn với đội ngũ giảng dạy hiện có khó có thể nâng cấp nhanh chóng được. Không phải chỉ có tài chính mà còn nhiều yếu tố phức tạp khác không thể dễ dàng vượt qua.” 

 “Một lần nữa cần nhắc lại bài học từ việc đào tạo TS quá cẩu thả chỉ cốt số lượng mà hàng chục năm nay ta vẫn coi như một thành tích, thật ra đang gây cho ta những khó khăn trở ngại chưa lường hết. Cả việc công nhận GS, PGS không theo các chuẩn mực quốc tế bình thường, trong khi gạt ra ngoài nhiều người trẻ xứng đáng, cũng đang làm chậm tiến trình hội nhập quốc tế của các đại học Việt Nam. Cái vòng luẩn quẩn: thầy kém đào tạo ra trò kém, trò kém trở thành thầy kém, rối lại đào tạo ra trò kém,... chỉ có thể chấm dứt bằng những biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết. Trước hết ở các khâu đào tạo sau cử nhân và tuyển chọn GS, PGS.”

 “Chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm thất bại do bệnh thành tích, chạy theo hình thức, số lượng, mà coi nhẹ thực chất. Lần này nên chăng phải thực tế hơn. Đây cũng là một biểu hiện căn bệnh thành tích không thể tiếp tục duy trì trong đời sống giáo dục.”

Về ý kiến chống đề nghị bãi bỏ độc quyền xuất bản sách Giáo khoa bấy lâu nay vẫn dành cho  Nhà xuất bản Giáo dục của Chính phủ, GS Hoàng Tụy đáp : “ Tôi đã có nhiều dịp phát biểu về vấn đề này (xem Thời báo Kinh Tế Sàigòn, số 50-2006). Ở hầu hết các nước trên thế giới không có chuyện một nhà xuất bản của Nhà Nước hay tư nhân được giao độc quyền xuất bản sách giáo khoa, mà giáo dục của họ tốt hơn ta nhiều. Vậy không có lý do gì lo ngại rằng xóa bỏ độc quyền này sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực cho giáo dục. Nói chung không chỉ trong lĩnh vực này mà trong nhiều lĩnh vực khác nữa độc quyền là một hình thức quản lý lỗi thời đang bị xóa bỏ dần. Nếu có ai phản đối độc quyền vì thèm khát “miếng bánh” khổng lồ (như trong bài báo đã nêu trên Tia Sáng) thì điều đó cũng chẳng có gì xấu. Cạnh tranh kinh tế đều vì “miếng bánh” cả, chỉ đáng lên án là cạnh tranh không lành mạnh. Tôi thiết tưởng thời nay mà cứ lập luận quanh co để bảo vệ độc quyền là đi ngược lại xu hướng tiến bộ. Còn làm sao để thị trường sách giáo khoa không rối loạn, bát nháo, thì mấu chốt không phải là bám giữ độc quyền mà là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, để cho mục tiêu lợi nhuận đi đôi với trách nhiệm cộng đồng. Những lo ngại rằng xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa sẽ gây rối loạn cũng chẳng khác gì lo ngại phát triển kinh tế tư nhân sẽ làm suy yếu nền kinh tế. Đó thực chất là ý muốn quay lại kiểu quản lý bao cấp mà mọi chúng ta đều quá rõ tác hại.”

Nhưng muốn phát triển đất nước, Việt  Nam cần có các Nhà Khoa học giỏi nhưng việc này xem ra còn nhiều khó khăn không xoay xở được. Bài viết của Ngọc Hồ  trên Tạp chí Cộng sản  số 119-06 cho thấy  “hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên ở các trường đại học hiện nay vẫn đang đứng trước nhiều rào cản, nhiều bất cập”.

Hồ kể ra các lý do: 

 “Thứ nhất, số sinh viên thực sự có hứng thú và tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học, và số thực sự yêu khoa học còn rất ít. Sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng còn bị chi phối nhiều bởi "nỗi lo cơm áo", chưa toàn tâm toàn ý với việc học, càng thờ ơ với việc nghiên cứu khoa học. Mỗi năm cả nước có khoảng từ 1,2 triệu đến 1,3 triệu sinh viên đang theo học tại các trường đại học, nhưng con số tham gia nghiên cứu khoa học được đánh giá là có chất lượng chỉ khoảng trên dưới một ngàn người. Năm học 2005 - 2006 cả nước có khoảng 1.363.167 sinh viên, trong đó có 346.891 sinh viên cao đẳng và 1.016.276 sinh viên đại học, nhưng chỉ có khoảng hơn một ngàn sinh viên có công trình nghiên cứu khoa học được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải. Đây là một tỉ lệ còn quá nhỏ so với tổng số sinh viên.

 “Thứ hai, mặc dù hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được các trường đại học coi là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, song các điều kiện cần cho nghiên cứu như cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế chính sách hỗ trợ về tài chính và người hướng dẫn... còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu. Trong nhà trường, sinh viên ít có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, vì vậy khi ra trường không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu công việc của cơ quan mình công tác, nên phải đào tạo lại. Nhiều nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện trong điều kiện công nghệ lạc hậu không cập nhật được với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

 “Thứ ba, nghiên cứu của sinh viên chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, nhưng trên thực tế các nghiên cứu này chưa bám sát thực tiễn đời sống, nên ít có cơ hội ứng dụng trong sản xuất, vì vậy hiệu quả nghiên cứu chưa cao. Các đề tài nghiên cứu của sinh viên còn mang tính hình thức, tính phong trào, chưa được hạch toán về hiệu quả kinh tế nên còn lãng phí công sức và tiền của. Nhiều sinh viên có công trình nghiên cứu được giải, nhưng sau khi ra trường lại không có điều kiện để phát triển tiếp đề tài nghiên cứu; số ít sinh viên sẵn sàng từ bỏ niềm say mê khoa học để theo đuổi những nhu cầu vật chất trước mắt, chấp nhận làm những việc trái ngành, trái nghề chỉ để "lo mưu sinh".

 “Thứ tư, sự đổi mới chậm chạp về nội dung chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập và nhất là phương pháp dạy học ở các trường đại học đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo sinh viên. Chương trình đào tạo ở nhiều trường, nhiều ngành không theo kịp sự phát triển của xã hội. Giảng viên ít đầu tư cho nghiên cứu khoa học mà chạy theo giờ dạy để tăng thu nhập. Tỷ lệ giảng viên/ sinh viên đại học mới đạt 1,2. Tỉ lệ này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo, vì giảng viên phải dạy nhiều, không còn quỹ thời gian để đầu tư nghiên cứu, chưa chuyên tâm giúp đỡ sinh viên nghiên cứu khoa học. Nhiều giảng viên đại học vẫn dạy theo lối cũ như: thầy cung cấp thông tin - trò tiếp nhận và trả bài, thi cử đều theo những nội dung và đáp án sẵn, vì thế chưa kích thích khả năng sáng tạo và chưa tạo được động lực trong học tập, nghiên cứu cho sinh viên. Chưa thiết lập được quan hệ nhiều chiều giữa người học và người dạy, việc giúp đỡ sinh viên nghiên cứu khoa học và tập làm quen với nghiên cứu khoa học. Một số sinh viên có lòng say mê khoa học, hoặc quan tâm đến những vấn đề ngoài giáo án, giáo trình của giảng viên thường e ngại không được thầy đánh giá cao. Cách dạy, cách đánh giá cũ kỹ, sáo mòn của nhiều giảng viên đại học hiện nay đã làm triệt tiêu không ít niềm say mê ham tìm tòi nghiên cứu của sinh viên, làm thui chột những mầm non khoa học vừa đâm chồi. Sinh viên mới ra trường thiếu quá nhiều kỹ năng để làm việc và những phẩm chất tư duy sáng tạo cần phải có của người trí thức như kỹ năng phân tích, tổng hợp, trình bày giao tiếp, khả năng phán đoán, suy luận, khái quát hóa, hệ thống hóa vấn đề... Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện có 37% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm.”

 “Thứ năm, các trường đại học chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, và các địa phương trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nên các nghiên cứu còn xa rời thực tế, chưa thực sự phát huy tiềm năng khoa học của các giảng viên, sinh viên và các nhà khoa học công tác tại các trường. Đây chính là một sự lãng phí chất xám lớn. Cả nước hiện có khoảng 5.977 tiến sĩ và 1.460 thạc sĩ đang giảng dạy ở bậc đại học, nếu mỗi giảng viên trong một năm chỉ cần nghiên cứu có hiệu quả một đề tài và hướng dẫn 1 sinh viên nghiên cứu có chất lượng một đề thì tiềm năng khoa học của đất nước chắc chắn sẽ được khởi sắc.”

Ngọc Hồ kết luận chua chát vì sự mất lý tưởng của sinh viên Việt Nam : “Học để thi hay học để làm, học để sáng tạo" Đó là câu hỏi mà thế hệ sinh viên ngày nay phải trả lời". Lối học tủ, học thuộc lòng, học vẹt và cả gian lận khi thi cử, chính là bắt nguồn từ vùng trống hay khoảng mờ trong sự giáo dục nhân cách này. Sinh viên không học tốt vì thiếu lý tưởng. Học đối với không ít sinh viên mới chỉ dừng lại ở mục đích trực tiếp là để thi và nhằm đến mục đích tìm kiếm việc làm, mục đích lập nghiệp. Còn sự lập nghiệp của mình phải gắn bó thế nào đến sự nghiệp chung của đất nước, của nhân dân thì ít người nghĩ đến.”

Theo tường thuật của Báo chí trong nước, tại một phiên họp Quốc hội năm 2004, ĐB Nguyễn Thị Hồng Xinh (Bà Rịa -Vũng Tàu) cho rằng: "Chất lượng nguồn nhân lực của ta hiện đã kém xa các nước trong khu vực. Xét về nguồn nhân lực có trình độ đại học, theo tôi là đang hết sức đáng báo động". Bà Xinh kể: "Cách đây 4 năm, khi BP - tập đoàn dầu khí lớn của Anh khai thác dầu khí ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, họ đã tuyển sinh viên giỏi ở ngay các trường đại học lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Sau đó họ gửi đi nước ngoài đào tạo mất 2,5 năm và tốn trên 2 triệu USD, nhưng đến nay, số kỹ sư mà họ đào tạo làm việc đạt yêu cầu chỉ đạt tỷ lệ 20%".

Ở một khía cạnh khác, ĐB Hà Văn Thạch (Hà Tĩnh) nói: "Nguồn nhân lực có đào tạo ở nông thôn đang thiếu trầm trọng trong khi nhu cầu rất bức bách. Lực lượng lao động trẻ hầu hết không được đào tạo". Ông Thạch dẫn chứng là qua cuộc bầu cử HĐND ba cấp vừa qua, rất nhiều khó khăn trong việc lựa  chọn cán bộ. Những người có nghề, có học một chút thì lại đi tìm việc ở các thành phố, vùng đô thị, các khu công nghiệp... ĐB này đặt câu hỏi: "Công nghiệp hóa nông nghiệp sao được nếu không có nguồn nhân lực được đào tạo ở nông thôn"".

THAM NHŨNG LÀ CHA THIÊN HẠ

Qua lĩnh vực Phòng, chống Tham nhũng thì việc này đã “qúa tải” từ lâu mà vẫn không sao giải quyết nổi. Nguyên do tại sao thì ta hãy nghe  Thái Sơn nói trong bài viết trên Tạp chí Cộng sản số 120/2006 : “Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổ vỡ của Liên xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu những năm chín mươi của thế kỷ XX, có một nguyên nhân quan trọng là sự lộng hành của tệ quan liêu, bảo thủ và trì trệ; nhiễm nặng, ăn sâu, đục khoét từ nhà nước tới đảng, các tổ chức chính trị, thậm chí cả người dân.”

  “Thực thi quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang tập trung sức khắc phục những hiện tượng tiêu cực như cải tiến thủ tục hành chính, chống tham nhũng, cửa quyền, hách dịch..., nhưng lại chưa chú trọng thỏa đáng đến một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra những tệ nạn ấy là chủ nghĩa quan liêu. Chừng nào chúng ta còn chưa vạch trần và đấu tranh có hiệu quả chống chủ nghĩa quan liêu, chừng đó chưa thể nói tới việc đổi mới thành công sự nghiệp quản lý xã hội, cải cách nền hành chính nhà nước...”

 “…Chỗ yếu nổi bật của hệ thống các cơ quan hành pháp lâu nay vẫn là tình trạng vừa tập trung quan liêu và trì trệ, vừa phân tán, thiếu thống nhất, bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực và không hiệu quả. Rõ ràng là, Đảng ta luôn coi trọng đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu. Nhưng tại sao chủ nghĩa quan liêu vẫn tồn tại, phát triển và đem lại những hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống xã hội" Phải chăng chúng ta chưa đề ra được những biện pháp thiết thực, có hiệu quả để khắc phục, ngăn chặn nó...”

 “ … Đảng ta, Nhà nước ta lại đang đứng trước một nguy cơ quan liêu hoá, tham những nặng nề, và một bộ phận cán bộ của Đảng và Nhà nước đã trở thành những phần tử quan liêu, những "ông quan cách mạng". Điều nghiêm trọng là đối với bộ phận không nhỏ này, tệ quan liêu không còn là một thứ bệnh, mà đã trở thành bản chất của họ...”

 “ …Chủ nghĩa quan liêu ở nước ta gắn rất chặt với chủ nghĩa chủ quan của những người nắm bộ máy quản lý kinh tế, quản lý xã hội ở tất cả các cấp, các ngành. Bệnh phổ biến là công thần, thói kiêu ngạo "mọi người đều không ra gì, trừ tôi ra…".

 “ …Chủ nghĩa quan liêu đặc quyền ấy trong thực tế đang phá hoại tính tích cực của quần chúng nhân dân, đi ngược với bản chất chế độ xã hội chúng ta. Hơn thế nữa, nó còn làm chỗ dựa cho những hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội nảy sinh và phát triển. Do đó, không có gì lạ, khi hiện tượng tham nhũng, hối lộ, đặc quyền, đặc lợi lại song song tồn tại. Chính nó đang là một trong những nguy cơ cản trở sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.”

 “Hai thứ quan liêu về tác phong và quan liêu đặc quyền, đặc lợi, có mối liên hệ mật thiết với nhau và rất khó phân biệt. Nhưng, một điều chắc chắn là cả hai đều dẫn tới những tổn thất to lớn cho Đảng, cho Nhà nước ta, chế độ ta. Chủ nghĩa quan liêu dưới cả hai dạng ấy đang làm xói mòn, làm biến chất dần đội ngũ cán bộ và đảng viên. Nguy hiểm hơn là, làm cho quần chúng nhân dân bất bình, tính tích cực sản xuất cũng như tính tích cực chính trị bị xói mòn, giảm sút niềm tin đối với Đảng và Nhà nước….”

Cuối cùng chính Hồ cũng thắc mắc : “ Vì sao bệnh quan liêu, tham nhũng, thoái hoá, biến chất chưa được đẩy lùi mà còn có chiều hướng gia tăng" Vì sao những sai lầm, khuyết điểm trên lĩnh vực này trong những năm qua lại thường do quần chúng nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện ra là chính" Vì sao số vụ việc và con người lãnh đạo có sai phạm nghiêm trọng trên vấn đề này do chính tổ chức cơ sở đảng, do chính quyền ở cơ sở đó phát hiện ra lại chiếm tỷ trọng không đáng kể " Vì sao tư tưởng "đấu tranh thì tránh đâu" vẫn chưa bị loại bỏ một cách căn bản khỏi tâm tư, của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân…”

Một đảng cầm quyền vẫn tự hào “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền” mà sao đảng nói mà đảng viên không nghe, hoặc có nghe thì cũng bỏ ngoài tai hay như nước đổ đầu vịt "

Với tình hình của ba lĩnh vực hành chính, giáo dục và chống tham nhũng nát bét như thế, Việt Nam sẽ phải đương đầu với  cơn bão WTO bằng cách nào " Liệu đảng CSVN có để bị thua  trước “giặc ngoại xâm” hay lại sẽ chết bởi “giặc nội xâm” "

12/06

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.