Hôm nay,  

Bước Chân Khổng Lồ TQ: Ngay Trên Đất Mỹ

18/12/200600:00:00(Xem: 6798)

Bước Chân Khổng Lồ TQ: Ngay Trên Đất Mỹ

Vì quá bận rộn với cuộc bầu cử tháng 11 quá sôi động ở Mỹ, báo chí Mỹ, đệ nhứt siêu cường Tây Phương và thế giới, ít theo dõi bước chân khổng lồ của Trung Cộng (TC) sang Phi Châu trong tuần lễ đầu tháng 11 như  báo chí ở Au châu, đặc biệt là Pháp

Một cuộc hội họp ngoại giao, chánh trị có tính thế giới, được TC lần đầu tiên tổ chức tại thủ đô Bắc kinh, qui tụ 40 quốc trưởng và đại diện chánh quyền của 48 nước Phi Châu tham dự. Toàn thể "nhứt trí" thông qua Nghị Quyết "hạ quyết tâm lớn" liên kết  với nhau và còn đòi các nước giàu, ý nói các nước Tây Phương phải giữ lời cam kết mở cửa thị trường, tài trợ và giảm nợ. Thế là TC đã bước một bước khổng lồ sang Phi Châu.

Trước đó một chút TC cũng đã bước  khác sang Trung Đông, Nam Á với Liên minh Thượng Hải qui tu một số nước sản xuất xăng dầu ở Á châu, Trung Động và Nam Mỹ, là sân nhà sau của Mỹ. Iran là nước được mời và có đến nhưng với tư cách quan sát viên vì TC vuốt mặt Mỹ nhưng còn nể cái mũi lõ.

Bước chân khổng lồ của TC cũng đã bắt đầu ngay tại đất nước Mỹ. Nói có sách, mách có chứng. Học giả Peter Gries chuyên về Trung Quốc sự vụ bay đi TB Oklahoma để dự một cuộc phỏng vấn xin việc làm. Ong vô cùng ngạc nhiên không thấy vết tích của những cow boys và giếng dầu Mỹ đâu nữã, mà chỉ thấy  những cơ xướng sản xuất hàng hóa mang nhả hiệu "Made-in-China".  Đại đa số các cơ sở vừa và nhỏ của Mỹ chết rạp dưới làn sóng hàng hóa "Made in China" tràn ngập lãnh thổ Mỹ. Lợi thế áp đảo của TC so với Mỹ là giá thành sản xuất ở TC rất thấp vì Đảng Nhà Nước kềm giá nhân công rẻ hàng nhiều chục lần  so với  công xá Mỹ và giữ giá đồng nhân dân tệ thấp để đẩy mạnh xuất cảng và cạnh tranh với hàng hóa Mỹ với Đô la cao giá hơn.

Chẳng những tràn ngập các thành phố quốc tế của Mỹ như New York,  Chicago, Washington and Los Angeles mà cả những thành phố nhỏ khắp nước Mỹ. Văn hóa TC cũng đi theo vào Mỹ, chuyến hóa lối sống Mỹ ở những nơi này. Học sinh  trường công Mỹ học tiếng Quan Thoại của TC. Ngân hàng Nhà nước TC mở ở  Ohio. Việc khai thác kim loại của TC đã đánh bạt nghề truyền thống khai thác và luyện sắt thép của Mỹ tại  Minnesota.

TT Bush của Đảng Cộng Hòa đã biết tai họa TC gần kề trên đất nước Mỹ. Bộ Trưởng Ngân khố Mỹ Henry Paulson của chánh quyền Cộng Hòa Bush mau mau hướng dẫn một phái đoàn hùng hậu trong đó có Chủ Tịch Quỹ Dự Trữ Liên bang bay đi Bắc Kinh để tham dự một cuộc hợp đầu tiên gọi là đối thoại chiến lược kinh tế.

 Quốc Hội Mỹ với đảng Dân Chủ đối lập mời giành được quyền kiểm soát, từ lâu đã có cái nhìn không thuận lợi đối với chánh sách kinh tế chánh trị của TT Bush đã tạo điều kiện cho TC tác động tiêu cực cho nên kinh tế Mỹ. Quốc Hội và Hành pháp Mỹ cũng có than phiền TC ký mà không làm một số điều kiện của WTO, như không bảo đảm bản quyền trí tuệ của Mỹ mà tự do, thoải mái, sao chép bán rẻ nhu bèo ở TC và ở các nước Á châu. Các ngành kỹ nghệ phản đối nhà nước TC tài trợ cho các cơ sở quốc doanh qua cho vay  vốn ngân hàng lợi tức ưu đãi để giá thành hàng hóa TC thấp để xuất cảng có lợi thế hơn kỹ nghệ tư doanh của Mỹ. TC coi chẳng ra gì vì chánh quyền Mỹ không can thiệp. 

Chính sách quá dễ dàng với TC của  chánh quyền Bush, khiến TC dùng mực tàu  làm xám xịt bức tranh kinh tế Mỹ. Kinh tế TC tăng gia, tăng gia trên sư thiệt hại của My, Từ năm 1991, tỷ lệ tăng gia năm là  10%, lấy xuất khẩu làm "chủ đạo" nên ngoại tệ sở hữu của TC kếch xù và Mỹ biến thành con nợ của TC như chúa chổm. Chính những lo ngại đó đã làm cho một số dân biểu nghị sĩ nhiều lần khuyến cáo hành pháp do TT Bush lãnh đạo, nhưng tiếng gọi đó như tiếng kêu vào sa mạc. Tuyệt vọng với chánh quyền Bush dễ dàng để TC tác động bất lợi cho kinh tế Mỹ, đã sanh ra khuynh hướng bảo vệ kỹ nghệ và thương mại Mỹ trong hàng ngũ những dân biểu nghị sĩ thiểu số của Quốc Hội pháp nhiệm 109.

5 năm vào WTO thôi, chế độ đổi mới kinh tế không đổi mới chánh trị Bác Kinh đã bành trướng thấy mà sợ. Trong 15 qua, lợi tức đồng niên trên đầu người của TC tắng 4 lần cao hơn. Trở thành siêu cường kinh tế số 4, chỉ sau Mỹ, Nhựt, và Đức.. TC dành một ngân sách nghiên cứu phát minh cao hơn Nhựt, Mỹ năm nay. Việc TC đầu tư sản xuất ở TB Oklahoma chỉ là một chỗ trong hàng trăm chỗ khác trên đất Mỹ. Thợ thầy Mỹ làm việc dưới quyền người TC, xe làm ra ở Mỹ nhãn hiệu Made in China.  TC chẳng những mở ngân hàng hầu hết các thành phố quốc tế của Mỹ mà còn ở các tiểu bang  vừa và nhỏ như Ohio, Illinois, Indiana, Kentucky, Michigan, Missouri and Pennsylvania. TC đã mua đứt một số công ty Mỹ, như: công ty Rockford, Ill. sản xuất phụ tùng xe hơi, công ty IBM điện toán của Mỹ từ  năm  2004. TC kiểm soát hầu hết các mỏ dầu của các gia đệ tam. TC đã ngồi yên trên ngoại tệ sở hữu là 1000 tỷ Đô la Mỹ, lúc nào cũng có thể tạo bế tắc cho dòng luân lưu tiền tệ Mỹ.  TC đã thành của chủ nhân ông của hàng triệu ngàn công nhân Mỹ  và Liên Au ăn lương của TC ngay trên quê hương xứ sở của mình.

Hai điều mà phái đoàn Bộ Ngân khố và Quỷ dư trữ liên bang muốn cấp tốc bàn bạc thẳng thăn với Bắc Kinh là TC tài trợ quốc doanh  quá nhiều và kềm giá đồng tiền TC quá thấp. Còn TC có xét giải quyết hay không là việc khác của TC.  Quốc hội khóa 110 với đa số thuộc về Đảng Dân Chủ chắc sẽ trước nhứt qui trách chánh quyền Bush nhưng không thể không tiếp tay sửa sai trong những ngày sắp tới.

Muốn hay không muốn bước chân khổng lồ TC ngay trên đất nước Mỹ sẽ là khúc xương măc nghẹn mà Đảng Cộng Hòa  lẫn  Dân Chủ vừa tranh cãi vừa phải nuốt từ nay đến ngày bầu cử tổng thống năm  2008. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.