Hôm nay,  

Bầu Cử Liên Bang 2001: Phỏng Vấn Bà Julia Irwin, Dân Biểu Liên Bang Vùng Fowler

11/11/200100:00:00(Xem: 4397)
Fowler là một đơn vị cử tri liên bang với diện tích 53 cây số vuông bao gồm các vùng có đông người Việt sinh sống nhất tại NSW như Bonnyrigg, Canley Heights, Edensor Park, Green Valley, Lansvale, Liverpool, Mt Pritchard, St Johns Park, Wakeley và Cabramatta, nơi được coi là thủ phủ của người Việt tỵ nạn tại Úc. Trong số hơn 89 ngàn cử tri ghi danh tính đến ngày 2 tháng 10 năm 1998, người Úc gốc Việt chiếm một tỷ lệ đáng kể, cao hơn bất cứ đơn vị cử tri liên bang nào trên toàn nước Úc. Dân biểu liên bang đồng thời là ứng cử viên trong cuộc bầu cử liên bang kỳ này tại Fowler là bà Julie Irwin, một thiếu phụ khả ái, từng là đảng viên đảng Lao Động từ năm 15 tuổi, và là người luôn luôn chân thành và nhiệt tình giúp đỡ cộng đồng Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.

Nhận thấy tầm quan trọng của đơn vị Fowler đối với người Việt trong cuộc bầu cử liên bang, và đặc biệt, qua những đóng góp tích cực của Bà Julia Irwin đối với cộng đồng Việt Nam, nên Sàigòn Times đã thực hiện một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của Bà ở Cabramatta vào lúc 12.30 chiều Thứ Sáu, 2/11 vừa qua. Hiện diện trong buổi phỏng vấn, ngoài Bà Julia Irwin, còn có Nghị viên Nick Lalich, Thị trưởng Hội Đồng Thành Phố Fairfield, đồng thời là Giám đốc vận động tranh cử của đảng Lao Động tại vùng Fowler; và Ông Grahame Hungerford, phụ tá đặc trách truyền thông cho Bà Julia Irwin. Sau đây là một số đoạn chính yếu trong cuộc phỏng vấn.

*

Hỏi: Một trong những lo ngại lớn lao nhất của người Việt hiện nay là thuế GST. Thời gian qua, thuế GST đã tạo sự khó khăn không nhỏ, nhưng tương lai, có người cho rằng, thuế GST có thể sẽ tăng. Theo Bà, sự lo ngại này có chính đáng không"

Đáp: Nói đến thuế GST là phải nói đến John Howard. Mà điều đầu tiên tôi có thể nói về John Howard là đừng ai tin ông ta. Qúy vị còn nhớ năm 1996, chính John Howard đã tuyên bố, vĩnh viễn không bao giờ có thuế GST. Vậy mà rồi chính ông ta là người ban hành thuế GST. Hiện tại, tôi nghĩ là John Howard đang giấu giếm kế hoạch tăng thuế GST. Và như vậy, người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất là những người nghèo, những người lao động, những gia đình đông con, trong đó có những gia đình Việt Nam.

Hỏi: Như vậy, về thuế GST, đảng Lao Động có kế hoạch gì đặc biệt"

Đáp: Nếu thắng cử, chính phủ của đảng Lao Động bảo đảm sẽ có những sửa đổi quan trọng trong lĩnh vực thuế GST, để đời sống của những người có lợi tức thấp đỡ thiệt thòi hơn. Quan tâm số một của đảng Lao Động là mức sống của mỗi gia đình phải được nâng cao. Vì vậy, phải cắt bỏ thuế GST đối với một số mặt hàng được coi là nhu yếu phẩm, hoặc các dịch vụ cần thiết, như điện, gas, sách vở cho học sinh. Ngoài ra các dịch vụ tối cần, ai cũng phải dùng như ma chay, tống táng cũng sẽ được hủy bỏ thuế GST. Với kế hoạch như vậy, tôi tin chắc, nếu đảng Lao Động thắng cử, đời sống của khoảng 20 ngàn gia đình trong vùng Fowler sẽ dễ thở hơn.

Hỏi: Bên cạnh việc cắt giảm thuế GST, chúng tôi được biết, trong chương trình vận động tranh cử kỳ này, đảng Lao Động công bố sẽ chi khoảng $100 triệu đô la cho dịch vụ nha khoa"

Đáp: Đúng như vậy! Nếu đảng Lao Động thắng cử kỳ này, chính phủ liên bang sẽ phục hồi dịch vụ nha khoa mà chúng tôi gọi là National Dental Health Scheme. Cụ thể, đảng Lao Động sẽ chi khoảng $100 triệu đô la trong thời gian 4 năm để giúp những người lợi tức thấp có thể sử dụng các dịch vụ nha khoa một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cụ thể, chính phủ liên bang sẽ cấp cho chính phủ các tiểu bang một ngân khoản thích ứng để giúp hơn 4 triệu 300 ngàn người thuộc diện Health Care Card hoặc Pension Concession Card có điều kiện chữa răng, khám răng, hoặc làm răng tại các trung tâm nha khoa của chính phủ hoặc của tư nhân.

Hỏi: Bà nói nếu đảng Lao Động thắng cử, dịch vụ nha khoa sẽ được phục hồi, điều đó có nghĩa trước đây, dịch vụ nha khoa này vốn đã có"

Đáp: Nói dịch vụ nha khoa sẽ được phục hồi là vì trước đây, khi đảng Lao Động cầm quyền, dịch vụ này đã có để giúp những người có lợi tức thấp. Đến năm 1996, dưới thời chính phủ Howard, đảng Tự Do mới quyết định hủy bỏ chương trình National Dental Scheme. Kết quả, dẫn đến sự thiệt thòi cho rất nhiều người có lợi tức thấp. Cụ thể như tại bệnh viện Liverpool và Fairfield, tuy có phòng nha khoa nhưng phải nói là gặp rất thiếu thốn và chật vật kể từ năm 1996 cho đến nay. Vì vậy có thể nói, với chính phủ Howard, những người giầu một khi sử dụng dịch vụ nha khoa, họ có thể dễ dàng lấy lại tiền từ các hãng bảo hiểm sức khỏe tư. Còn những người nghèo, đã thiếu thốn lại càng thêm khốn khổ vì bệnh tật.

Hỏi: Bà nói vậy có nghĩa, chính phủ John Howard...

Đáp: Tôi nói vậy có nghĩa, chính phủ John Howard là chính phủ của người giầu. Tôi chỉ nêu một điểm, tại sao chính phủ John Howard lại có thể tài trợ cho một trường tư thục như King's School một số tiền $1.4 triệu đô la, trong khi đó, các trường công lập của phần đông học trò nghèo thì thiếu thốn đủ thứ. Rồi một điểm quan trọng nữa là chính phủ John Howard đã tư hữu hóa một phần công ty Telstra. Như vậy, tôi e rằng, trong tương lai không xa, những ai sử dụng dịch vụ Telstra để gọi local phôn cũng sẽ phải trả tiền theo thời gian gọi. Điều này sẽ ảnh hưởng tai hại đến đời sống của những người nghèo, nhất là những người già. Như qúy vị đã biết, đối với những người già, nhu cầu tình cảm của họ rất lớn. Sống ở viện dưỡng lão, hay ở bệnh viện, họ vô cùng cô đơn, nên rất muốn trò chuyện với người thân. Nhưng nếu gọi điện thoại mà phải trả tiền theo thời gian sử dụng, thì làm sao họ có thể trò chuyện với người thân thường xuyên được"

Hỏi: Nhân tiện Bà nói đến viện dưỡng lão, tôi lại nhớ, ông Michael Hatton, dân biểu liên bang vùng Blaxland, và ông Tony Stewart, dân biểu tiểu bang vùng Bankstown có nói về dự tính sẽ xây tại Bankstown một viện dưỡng lão dành riêng cho người Việt, tại đó có nhân viên phục vụ người Việt, đồ ăn thức uống Việt... Theo tôi nghĩ, đây là một sáng kiến tốt, và nếu sáng kiến này được thực hiện tại Bankstown thì tại sao nó không được thực hiện tại Cabramatta, nơi có rất nhiều người Việt cư ngụ"

Đáp: Dĩ nhiên là được chứ tại sao không" Thú thực, đó chính là điều tôi đã nghĩ đến và rất muốn chính quyền liên bang kết hợp với chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương để làm chuyện đó.

Hỏi: Nếu quả thật chính phủ làm được chuyện đó, tôi tin chắc, nhiều người Việt tại Úc sẽ bảo lãnh cho cha mẹ sang Úc đoàn tụ. Nhưng có điều chính phủ của đảng Tự Do hiện đang theo đuổi chính sách cắt giảm 3 phần tư di dân thuộc diện đoàn tụ gia đình...

Đáp: Đó là một chính sách rất dở của đảng Tự Do. Trái lại, với đảng Lao Động, trong đó có bản thân tôi, đoàn tụ gia đình là một yếu tố quan trọng để mọi người có thể an cư lạc nghiệp. Đảng Lao Động chúng tôi luôn luôn theo đuổi mục tiêu mang lại hạnh phúc cho mọi công dân trên 3 nền tảng: Một, gia đình đoàn tụ; Hai, mỗi gia đình đều có một đời sống vật chất đầy đủ; Và ba, con em của họ được ăn học đàng hoàng, tương lai được bảo đảm.

Hỏi: Bên cạnh việc cắt giảm di dân thuộc diện đoàn tụ gia đình, chúng tôi thấy chính phủ của đảng Tự Do còn áp đặt số tiền thế chân từ $5,000 đến $10,000 đối với người đứng ra bảo lãnh cho thân nhân viếng thăm Úc. Điều này tạo nên những khó khăn không nhỏ, nhất là đối với những gia đình nghèo Việt Nam. Bà nghĩ sao về vấn đề này"

Đáp: Theo tôi, đó là một chính sách rất bất công và có thể nói đầy kỳ thị của chính phủ Tự Do.

Hỏi: Đầy kỳ thị! Bà muốn nói là kỳ thị chủng tộc"

Đáp: Đúng vậy, đó là một sự kỳ thị chủng tộc. Tôi nói vậy vì chính sách bắt người đứng ra bảo lãnh cho thân nhân viếng thăm Úc phải nộp tiền thế chân là nhằm ngăn chặn tình trạng di dân ở lại Úc sau khi chiếu khán hết hạn. Mục tiêu này hoàn toàn đúng. Nhưng điều vô lý là luật này chỉ áp dụng đối với du khách đến từ các quốc gia Á Châu hoặc Đông Âu. Còn ai bảo lãnh cho những du khách đến từ Mỹ, Anh, Canada, Tân Tây Lan... thì họ không phải nộp tiền thế chân. Trong khi thực tế, đại đa số du khách ở lại Úc khi chiếu khán hết hạn đều là những du khách đến từ các quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Canada, Anh, Tân Tây Lan. Như vậy, vô hình chung, chính phủ đảng Tự Do đã ban hành luật không phải là để chế tài những người phạm luật mà là tạo khó khăn cho những người tôn trọng luật.

Hỏi: Số tiền thế chân đó có được hoàn lại cho người đứng ra bảo lãnh"

Đáp: Nếu người được bảo lãnh rời Úc đúng thời hạn, chính phủ sẽ hoàn lại số tiền thế chân. Nếu người được bảo lãnh ở lại Úc quá thời hạn một ngày, số tiền thế chân đó sẽ mất. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ bồi hoàn hay không bồi hoàn. Vấn đề ở đây là có nhiều gia đình không kiếm ra tiền để nộp tiền thế chân cho chính phủ. Nhất là khi bảo lãnh thân nhân sang Úc du lịch là lúc người bảo lãnh rất cần tiền để tiêu pha, nên việc nộp tiền thế chân không phải là chuyện dễ. Chính cá nhân tôi được biết, có gia đình đã phải vay mượn tiền giả vờ nói mua xe để lấy tiền nộp tiền thế chân cho thân nhân sang Úc du lịch...

Hỏi: Trở lại vấn đề của địa phương, chắc Bà cũng biết, trong vùng Fowler có một số nơi luôn luôn phải đối diện với tình trạng lụt lội hàng năm. Trước đây, theo chúng tôi biết, chính phủ liên bang có tài trợ một ngân khoản để giúp chính phủ địa phương chống lụt...

Đáp: Đó là chuyện dưới thời chính phủ đảng Lao Động. Thời đó, ý tôi muốn nói là khi đảng Lao Động cầm quyền, chính phủ liên bang, tiểu bang và hội đồng thành phố Fairfield đã đồng ý cùng chia xẻ trách nhiệm chống lụt trong vùng Fairfield với tỷ lệ đóng góp là 2:2:1. Điều này có nghĩa, chính phủ liên bang đóng góp $1 triệu, chính phủ tiểu bang đóng góp $1 triệu, và Hội Đồng Thành Phố Fairfield đóng góp $500 ngàn. Đến khi chính phủ Howard lên cầm quyền, họ chỉ quan tâm đến người giầu, nên quyết định hủy bỏ việc đóng góp của chính phủ liên bang. Hậu quả là trong 5 năm qua, Hội Đồng Thành Phố Fairfield đã bị thiếu hụt mất $6 triệu đồng trong việc thực hiện các dự án phòng chống lũ lụt.

Hỏi: Nhưng theo chúng tôi biết, hiện tại chính phủ liên bang cũng có kế hoạch tài trợ phòng chống lũ lụt với tỷ lệ 1:1:1...

Đáp: Đó là chuyện mới xảy ra trong năm nay thôi, vì năm nay là năm bầu cử nên đảng Tự Do phải thay đổi để làm đẹp lòng cử tri. Nhưng với tỷ lệ 1:1:1, chính phủ liên bang chỉ đóng góp 500 ngàn, tương đương với chính phủ tiểu bang và chính quyền địa phương. Điều này phải hiểu là trước đây, khi đảng Lao Động cầm quyền, dân chúng trong vùng Fairfield nhận được mỗi năm $2 triệu 500 ngàn đồng tiền chống lũ lụt. Nhưng dưới thời đảng Tự Do, số tiền này tụt xuống còn có $1 triệu 500 ngàn. Và nên nhớ, số tiền này chỉ mới có trong năm nay mà thôi.

Hỏi: Chắc Bà còn nhớ, trước đây, tổng trưởng di trú Philip Ruddock có ký một văn kiện MOU với nhà cầm quyền Việt Nam, để trên căn bản đó, Úc có quyền trục xuất những thường trú nhân Việt Nam phạm tội hình sự trở lại VN, cho dù họ có là tỵ nạn chính trị. Khi đó, chúng tôi đã ghé thăm bà để nhờ bà giúp đỡ...

Đáp: Dĩ nhiên là tôi nhớ. Ngay thời điểm đó, tôi đã viết cho tổng trưởng di trú Philip Ruddock một lá thư, trong đó yêu cầu ông ta phải cung cấp cho tôi những chi tiết liên quan đến số người Việt bị trục xuất về VN, và những nguyên tắc căn bản bộ di trú sẽ dựa vào đó để quyết định trục xuất họ. Đây là lá thư tôi viết gửi cho Philip Ruddock đề ngày 23 tháng 7 năm 2001. Và đây là lá thư phúc đáp của ông Ann Duffield, chánh văn phòng tổng trưởng di trú, xác nhận đã nhận được thư của tôi và hứa, tổng trưởng sẽ trả lời tôi trong một tương lai gần. Thư của ông Ann Duffield đề ngày 27 tháng 7 năm 2001, nhưng từ đó đến nay đã hơn 3 tháng, tôi vẫn chưa nhận được thư từ gì của tổng trưởng Ruddock về vấn đề này.

Hỏi: Được biết, Bà là một trong những vị dân biểu liên bang tích cực hậu thuẫn quyền tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi xin báo với Bà một tin buồn, Linh mục Nguyễn Văn Lý, người đã đi tiên phong và vô cùng bất khuất trong cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo tại Việt Nam, vừa bị chính quyền cộng sản tuyên án 15 năm tù...

Đáp: Tôi rất khâm phục tinh thần đấu tranh của Cha Lý. Và tôi lên án tất cả những chính phủ vi phạm quyền tự do tôn giáo, tự do nhân quyền trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Úc Đại Lợi là quốc gia có mối giao thương với Việt Nam, và điều quan trọng là hai quốc gia phải chấp thuận một số nền tảng chung trong quan hệ. Cụ thể, nhân quyền, và đặc biệt là quyền tự do tôn giáo tại VN, là những điều chính phủ Úc phải có bổn phận quan tâm một cách nghiêm chỉnh.

Nói đến việc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm rất đẹp nhân dịp qúy vị đại diện cộng đồng Việt Nam đến quốc hội vận động các dân biểu, nghị sĩ ký tên vô bản thỉnh nguyện thư đòi chính quyền cộng sản VN phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Hôm đó, tôi đã tiếp các vị trong niềm vui và sự tự hào vì trong số đó có nhiều vị sinh sống tại vùng Fowler. Đó là lý do khiến tôi hôm đó có cảm tưởng được sống giữa Cabramatta mặc dù tôi đang ở Canberra. Hôm đó, tôi rất mừng là đã kêu gọi được nhiều vị dân biểu, nghị sĩ liên bang ký vô bản thỉnh nguyện thư đòi CSVN phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo cho dân tộc VN.

Tiện đây, tôi cũng muốn thưa với tất cả qúy vị trong cộng đồng người Việt tại Úc, bất cứ lúc nào, qúy vị cần sử dụng văn phòng của tôi tại quốc hội liên bang để vận động về bất cứ chuyện gì trong chính giới, xin cứ tự nhiên vì tôi luôn luôn coi đó là một niềm vinh dự.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.