Hôm nay,  

Chiến Dịch Gieo Rắc Thù Hận Đang Xảy Ra Ở Cronulla

04/12/200600:00:00(Xem: 2641)

NSW: Một năm sau khi xảy ra vụ bạo động chủng tộc,  những người theo thuyết ưu thế tối cao của người da trắng (white supremacist) đang khuấy động trở lại sự căng thẳng chủng tộc ở Cronulla. Họ phát các truyền đơn gây thù ghét và hoạch định cuộc biểu tình kỷ niệm một năm trong một toan tính lập lại cuộc bạo loạn ngày 11 tháng Mười Hai, 2005. Tờ Daily Telegraph tiết lộ rằng nhóm cựu hữu Australia First Party –ddảng bị cho là đã khích động cuộc bạo loạn năm ngóai- đã tìm được một ứng viên ở địa phương ra tranh cử trong cuộc bầu cử tiểu bang tháng Ba năm tới. John Moffat, một nhân viên chăm sóc người lớn tuổi đã từ Eastern Suburbs đến sống ở Sutherland cách đây 5 năm, sẽ ra tranh cử với dân biểu Tự do Malcolm Kerr.
Moffat đã hứa hẹn cấm di dân và chuyển cảnh sát ra khỏi Cronulla. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Daily Telegraph,  Moffat phát biểu: “Có một làn sóng tức giận ngầm trong khu vực này- chủ nghĩa đa văn hóa không mang lại kết quả tốt và chúng tôi muốn chống lại điều này. Rất nhiều người Úc da trắng đã xuất hiện để ăn mừng văn hóa của họ trong ngày 11/12 năm ngóai nhưng thật đáng tiếc nó đã bị thất bại.”
Với nguồn ủng hộ tài chánh từ Australia First,  Moffat đang bỏ vào thùng thơ các tập sách mỏng,  hứa hẹn sẽ tống khứ các di dân không phải da trắng khỏi nước Uc nếu ông ta đắc cử. Tập sách khuyến cáo nước Uc đang chịu thua nạn “Á châu hóa”, và tố cáo Tư lệnh cảnh sát Ken Moroney là người “ủng hộ chủ nghĩa  đa văn hóa” đã đối xử tàn bạo những thiếu niên da trắng trong “vụ nổi dậy của dân chúng ngày 11/12”. Tập sách  viết: “Thời  Fraser, Chính phủ Tự do đã nhập cảng những người ‘tỵ nạn’  Lebanon; những người ‘tỵ nạn’ này đã thành lập khu vực Hồi giáo ở Lakemba”. w  Thật kỳ quặc, nó cũng đòi hỏi Lao động giải thích phải chăng các thành viên của đảng này nằm trong số những tên du đãng gốc Trung Đông đứng sau các vụ tấn công trả thù. Mặc dù khẳng định có được sự ủng hộ rộng rãi, Australia First đã sẵn sàng làm bất cứ gì để bảo vệ các thành viên của nó, những người này chỉ có thể liên lạc bằng hộp thơ tại trạm bưu điện và số điện thoại di động nặc danh.


Tờ Daily Telegraph đã tiếp xúc với Moffat ngày hôm qua thứ Hai ở Cronulla. Ông ta đi cùng với Jim Saleam, một thành viên cao cấp của Australia First. Saleam phát biểu rằng: “Thành phố Sydney đang trở thành khu nhà ổ chuột chủng tộc, và Cronulla đã trở thành một nơi chốn cho thấy sự kháng cự lại chính sách ủng hộ di dân.” Trong tháng Bẩy, Saleam đã bị buộc tội đe dọa luật sư nổi tiếng Sydney, George Newhouse, một nhà tranh đấu cho những người tầm tỵ. Được hỏi phải chăng ông ta là một người kỳ thị chủng tộc (racist) vô liêm sỉ, Moffat đáp rằng: “Racist là một chữ đã lỗi thời, tôi không thể tưởng tượng nó vẫn đang được sử dụng. Những người bên ngòai hỏi tại sao Cronulla tòan là người da trắng nhưng họ chẳng bao giờ hỏi tại sao Lakemba tòan là người Lebanese.”
Trong khi đó nhiều thành viên của cộng đồng Hồi giáo Sydney vẫn còn mang vết thương của cuộc bạo loạn ở Cronulla trong năm ngóai. Lo sợ một sự lập lại các biến cố tệ hại của tháng Mười Hai năm ngóai, một số người Hồi giáo trẻ tuổi sẽ “tẩy chay” các bãi biển gồm Cronulla và Maroubra mùa hè năm nay. Một số người khác chọn những biện pháp quyết liệt hơn bởi thay tên đổi họ hoặc không đi khỏi nhà một mình.
Berhan Kassem chịu đựng sự lăng mạ mỗi khi cậu ta bước ra khỏi nhà ở Granville. Là một người Hồi giáo trẻ tuổi,  Berhan nói rằng đời sống ở Sydney rất khó khăn trong năm qua. Thiếu niên 14 tuổi có triển vọng trở thành võ sĩ quyền anh này nói rằng : “DDôi khi tôi cảm thấy rất khó chịu khi đi bộ ra khỏi nhà bởi vì thái độ mà người ta nhìn hoặc nói những điều rất kỳ quặc bởi vì tôi trông giống người Lebanese.” Và Lucie El Syaed nói rằng sự thật cô không trông giống “người Hồi giáo” đã giúp cô tránh được cách đối xử tệ hại mà các thân nhân và bạn bè cô đã trải qua. Cô sinh viên kế tóan 20 tuổi của trường đại học Macquarie nói rằng: “Tôi không sợ đi trở lại bãi biển Cronulla nhưng các người bạn tôi không dám vì họ rất lo ngại.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.