Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Người Hồi Giáo Libăng, Những Kẻ Ngoài Cuộc?

20/11/200600:00:00(Xem: 1930)

Thời sự nước Úc: Người Hồi Giáo Libăng, Những kẻ ngoài cuộc"

LND: Vào những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, khi làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam được chính phủ Fraser cùng dân chúng Úc giang rộng vòng tay đón nhận thì nước Úc cũng tiếp nhận một làn sóng tỵ nạn khác đến từ cuộc nội chiến ở Li Băng. Thế nhưng, sau hơn hai thập niên định cư tại Úc thì người Việt Nam đã gần như hội nhập rất thành công vào xã hội chính mạch Úc. Trong khi đó, cho đến bây giờ cộng đồng Li-Băng - Ả Rập dường như vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc được xã hội chính mạch thừa nhận như một thành phần của xã hội Úc, đặc biệt là trong vòng 5 năm qua, khi chính phủ liên bang chơi xảo thuật ngấm ngầm khích động tính kỳ thị phân chia chủng tộc hầu kiếm phiếu từ những kẻ có tính bài ngoại, kỳ thị, để dẫn đến những vụ việc đáng tiếc như cuộc bạo động của một số người da trắng kỳ thị tại bãi biển Cronulla vào năm ngoái. Sau đây, mời quý độc giả theo dõi bài viết của ký giả Adam Shand tựa đề “The Outsiders” - Những Người Ngoài Cuộc - đăng tải trên tạp chí The Bulletin số ra ngày 14/11/06 gần đây để thấu hiểu một phần nào những tâm tư và suy nghĩ của giới trẻ thuộc thế hệ thứ nhì trong cộng đồng bạn, và qua đó có thể cảm thông được hơn với những người cũng từng là tỵ nạn như chúng ta.

*

Chúng tôi rảo khắp đường phố ở vùng Tây Nam Sydney để tìm hiểu xem thanh niên gốc Li-Băng thật sự nghĩ gì. Và chúng tôi khám phá được một nếp sống bao gồm đức tin, xe chạy nhanh và sự phẫn nộ tột cùng. Hãy chấp nhận sự thật. Chúng ta tin rằng người Hồi Giáo, và người Ả Rập nói chung, là những người hung dữ, bẳn tính, dễ nổi giận. Và họ làm chúng ta cảm thấy bị đe dọa. Chúng ta rất quen thuộc với những hình ảnh tiêu biểu cho sự tức giận của họ về chúng ta. Bọn giáo sĩ điên khùng hằn học phun ra những bài giảng đạo đầy căm hờn, thù hận. Lũ trùm khủng bố ẩn nấp trong hang hốc tay cầm các AK47 hứa hẹn những cuộc thánh chiến bạo động đẫm máu. Đám côn đồ trang phục kiểu du đãng Mỹ đập xe rửa hận sau vụ bạo loạn ở Cronulla. Chúng ta liên kết những hình ảnh này với nhau và chúng ta bắt đầu sợ hãi họ.
Thế nhưng, sự giận dữ này hoàn toàn khác. Đây là một sự phẫn nộ hoàn toàn mang tính Úc được gói trọn trong một khuôn mặt Ả Rập. Tuần qua, một cụ già gốc Li-Băng xấn nhanh tới trước mặt tôi trên đường phố bên ngoài Giáo đường Hồi Giáo ở Lakemba và la lối um sùm. Cụ hét lớn: “Tôi ở đây đã 42 năm rồi và không đứa nào có thể bảo tôi rằng đây không phải là đất nước của tôi”.
Cụ xấn thật gần và tôi có thể đánh hơi được sự phẫn nộ từ trong hơi thở của cụ. Bạn bè của cụ cố lôi kéo cụ đi nơi khác, nhưng những lời cụ nói là một thông điệp mà tôi cần được nghe. Cụ vừa chỉ tay vào ngực của vừa nói: “Con tôi ở trong Không Quân Hoàng Gia Úc và đã từng tham chiến tại Iraq. Nó hiện đang hành quân ở Đông Timor. Nó mang lá cờ Úc ngay trên ngực nó. Và nếu bọn chó đẻ loạn quân bắn nó chết, người ta sẽ cuộn xác nó trong một lá cờ Úc. Các anh có nghe rõ không, người ta sẽ cuộn xác nó bằng một lá cờ Úc. Có lẽ đến lúc ấy thì các anh mới để cho tôi và con tôi làm người Úc”.
Sau cuộc hành trình suốt ba tuần trong cộng đồng Hồi Giáo ở Sydney, thì những sự mâu thuẫn như thế xảy ra như cơm bữa đối với chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình nhằm tìm kiếm những tín đồ đạo Hồi gốc Li-Băng thủ cựu cố chấp cương quyết từ chối không chịu đồng hóa, những tên Hồi-Giáo-chính-trị (Islamist) cực đoan âm mưu hủy diệt thể chế tự do dân chủ của chúng ta, những băng đảng du côn gồm toàn giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai bị chơ vơ lạc lõng gữa hai nền văn hóa. Thế nhưng, thay vì vậy, chúng tôi khám phá được một cộng đồng cố hết sức trong sự tuyệt vọng hầu được xã hội chính mạch Úc chấp nhận. Ngay từ trước khi bài giảng đạo quái đản của giáo sĩ Hilaly, họ đã tin rằng họ là một nhóm người bị bủa vây, ở trong tình cảnh tứ bề thọ địch. Gần một năm sau vụ bạo loạn chủng tộc ở Cronulla, làn sóng hận thù chủng tộc lại một lần nữa dâng cao. Thế nhưng, không có một thông điệp ngầm nào mà những ông già như giáo sĩ Hilaly có thể gởi ra để xúi giục những người trẻ này nổi loạn chống chúng ta cả.


Cậu Mohamad el Assaad, 19 tuổi, một thanh niên Úc gốc Hồi Giáo thuộc thế hệ thế hệ thứ nhì tuyên bố thẳng thừng: “Nếu tôi thích, tôi có thể nghe nhạc Tupac (LND: một ca sĩ nhạc rap da đen Hoa Kỳ, vốn là dân du đãng, thường viết những bài hát kích thích bạo động, và đã chết dưới loạt đạn thù từ một băng đảng đối nghịch). Tôi có thể nghe nhạc Nickelback (LND: một băng nhạc trẻ chơi loại nhạc punk rock ồn ào) nếu tôi muốn. Nếu tôi muốn nghe theo lời thằng cha đó, thì đấy là quyền của tôi”.
8g30 tối Thứ Sáu trong tháng lễ Ramadan (LND: tháng chay tịnh theo đạo Hồi, người ta không được quyền ăn hay uống bất cứ một thứ gì từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn), một nhóm thiếu niên tụ tập trước tiệm kem Hadlas ở Bankstown vì đã hoàn tất việc chay tịnh trong ngày.
Khoảng 15 tới 20 cậu - họ gọi nhau là ”shnadlais” (bạn hiền) - tụ tập trên lề đường. Một loạt xe ”Rexy” (Subaru WRX) và Nissan Skyline đậu dài theo đường. Tiếng nhạc R&B ồn ào ầm ĩ xập xình từ những cái loa khổng lồ trong xe. Một vài thiếu nữ "trùm khăn” (scarfies) ngồi ngoài tiệm cố làm ngơ trước bộ điệu của lũ con trai. Hàng loạt xe chở đầy người chạy ngang. Đôi lúc, có xe chở bọn ”oncrais” (đầu ban) phóng ngang thật nhanh trong lúc người trong xe chửi với ra ngoài.
Tất cả những từ lóng nói trên đều không phải là tiếng Ả Rập mà là một loại từ lóng do các cậu tự đặt lấy - như bao nhiêu đám thanh thiếu niên cùng trang lứa khác - chỉ có một điều là những từ lóng được nói ra bằng một giọng có nhiều âm hưởng Ả Rập. Đây là một nền văn hóa thật sinh động và sôi động. Nếu quý vị đang lái xe trên đường và thấy một chiếc Rexy cáo cạnh với tấm giấy rao bán kèm theo số điện thoại lưu động dán trên kiếng sau, đừng tưởng rằng quý vị có thể mua được nó. Đấy chỉ là cách để các cô thiếu nữ trong cộng đồng của họ gọi lại trò chuyện ve vãn nhau trên đường. Hoặc là một cách để mời gọi dẫn dụ những người da trắng thù ghét họ cùng họ bắt đầu đối thoại. Và quý vị cũng cần được cảnh cáo trước là họ không dễ dàng chịu nhường lời đâu.
Tất cả những người trẻ này đều theo đạo Hồi, đều không uống rượu bia, nhưng ngay khi họ không say sưa, bù khú, họ cũng là một hình ảnh đáng gờm. Nhất cử nhất động của họ đều được phóng đại với một vẻ nghênh ngang, tự phụ. Tất cả mọi chi tiết bề ngoài, từ kiểu tóc con chuột hay đuôi cá cho đến loại y phục du côn hip-hop đều có vẻ như là một sự sắp đặt sẵn để được nổi bật giữa đám đông, để được khác biệt với mọi người. Đấy là phong thái mà một số nhà khoa bảng gọi là một sự đề kháng "nam tính chống đối”.
Những thanh niên này biết rằng sự tụ tập đông đảo trên đường phố như thế này là một sự mời gọi phiền toái từ cảnh sát. Cả đám đứng nhìn một chiếc xe tuần của cảnh sát bám sát đuôi một chiếc xe đầy nhóc một lũ thanh niên đang chạy đến nơi. Tất cả mọi người dường như đều nín thở chờ đợi một cái gì đó.
Shahdi Dandan khẽ nói: "Đừng làm gì cả! Đừng làm gì cả!” Cậu thanh niên 21 tuổi này biết quá rõ rằng nếu tài xế chiếc xe chỉ hơi lấn qua đôi lằn sơn vàng giữa đường là cả đêm sẽ có chuyện phiền toái lôi thôi.
Cảnh sát Bankstown vốn rất lừng danh với thái độ ”không nhân nhượng” (zero tolerance) đối với giới trẻ gốc Ả Rập. Mặc dù không có một người nào trong nhóm thanh niên ở đây đêm nay có hồ sơ phạm pháp, thế nhưng, hầu hết đã từng trải qua, từng có kinh nghiệm bản thân về những quyền lực mà chính phủ Bob Carr trao cho cảnh sát trong khoảng giữa thập niên 90 như quyền ”ngăn chận và lục soát” - stop and search - (LND: quyền chận bất kỳ một ai mà cảnh sát cho là khả nghi, buộc họ trao danh tánh, rồi buộc họ cho cảnh sát kiểm tra lục lạo vật tư dụng, thậm chí buộc họ cởi luôn cả quần áo để lục soát), và quyền ”dduổi đi” - move along - (LND: quyền ra lệnh cho nhóm thiếu niên dời đi chỗ khác mặc dù họ chỉ ngồi tán gẫu, không chọc phá, làm hại gì cho ai cả). Và thông thường thì sự bất mãn nổ bùng lên thành sự kháng cự để rồi họ lại trở thành một con số trong thống kê về tội phạm.... (Còn tiếp một kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.