Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Vì Đâu Nước Úc Trở Nên Thiếu Nhân Từ?

13/11/200600:00:00(Xem: 2428)

Thời sự nước Úc: Vì đâu nước Úc trở nên thiếu nhân từ"

LND: Trong vài năm gần đây, cựu thủ tướng Malcolm Fraser, ân nhân của người Việt tỵ nạn cộng sản, vẫn thường xuyên bày tỏ mối quan ngại của ông về xu hướng thời cơ chủ nghĩa, mánh khóe chia để trị, cũng như những thủ đoạn chính trị không được trong sáng lắm của chính phủ Tự Do liên bang. Sau việc một số chính trị gia liên bang cùng giới truyền thông và đông đảo quần chúng một lần nữa nhốn nháo ồn ào đổ xô vào tấn công và chỉ trích một cách tổng quát về đạo Hồi và giáo dân đạo này vì bài giảng đạo có những ví von quá đáng của giáo sĩ Hilaly, thì hôm thứ Bảy, 4/11 vừa qua, ông Malcolm Fraser đã nhẹ nhàng bày tỏ ý kiến của mình về phong thái của những người lãnh đạo quốc gia hiện nay - từ cả hai phe chính phủ lẫn đối lập - qua một bài báo đăng tải trên nhật báo The Age, tựa đề "How We Became The Inhumane Nation". Xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch dưới đây để cùng chia sẻ mối suy tư của ông.

*

Thuở xưa, cách đây nhiều năm lắm, tôi đã tin tưởng một cách sai lầm rằng quy chế pháp trị là một chuyện tuyệt đối và tất cả mọi người ở những vị trí quyền thế trên chính trường đều tôn trọng quy chế này và đều năng nổ làm việc để bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi công dân Úc. Bây giờ thì tôi biết được rằng niềm tin đó quả thật là ngây thơ và sai lầm!
Những năm tháng hậu Đệ Nhị Thế Chiến là thời điểm bắt đầu của một thời đại văn minh rực rỡ đầy giác ngộ. Mặc dù lúc bấy giờ vẫn có nhiều khó khăn và nhiều khe khắt từ cuộc Chiến Tranh Lạnh cùng với mọi sự nguy hiểm của cuộc chiến này, nhưng so với những nguy hiểm mà chúng ta phải đối phó hiện nay, giai đoạn bấy giờ vẫn là một giai đoạn tràn đầy hy vọng. Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đều được sáng lập trong giai đoạn này với mục đích tối hậu là thiết lập nên một thế giới công bằng hơn trong một nền hòa bình vĩnh cửu. Ở Úc, các đảng phái chính trị không dùng chủng tộc và tôn giáo để chơi trò trục lợi chính trị. Giới lãnh đạo chính trị trong những năm tháng đó hiểu một cách sáng suốt rằng để văn minh nhân loại được tồn tại thì cả thế giới phải có nhiều nỗ lực tốt đẹp hơn nữa.
Người ta công nhận rằng những người nắm quyền lãnh đạo phải chứng tỏ bổn phận lãnh đạo của mình về các vấn đề nhạy cảm như chủng tộc và tôn giáo và không chạy theo cảm tính quần chúng một cách thiếu sáng suốt. Nếu dân chúng Melbourne lúc bấy giờ được trưng cầu ý kiến rằng họ có muốn thành phố của họ trở nên thành phố nhiều dân Hy Lạp nhất thế giới nằm ngoài nước Hy Lạp hay không thì chắc chắn họ sẽ trả lời là không. Thế nhưng, bây giờ khi chuyện này đã thành sự thật, đại đa số dân chúng của thành phố này sẽ không ngần ngại chọn lựa chấp nhận sự việc đó.
Nếu vào những năm 1975-1976, chúng ta hỏi dân chúng Úc xem họ có chịu chấp nhận một số rất đông người từ Việt Nam và từ những quốc gia Đông Dương, những người tỵ nạn từ một cuộc chiến mà nước Úc của chúng ta có dự phần thì chắc chắn câu trả lời sẽ là không. Dân Úc sẽ cảm thấy e dè, sợ sệt vì những sự khác biệt [về văn hóa, ngôn ngữ, chủng tộc]. Chính phủ lúc bấy giờ lý luận trên căn bản đạo đức (ethical grounds) rằng chúng ta không có một sự lựa chọn nào khác cả, để rồi, nói chung thì việc nhận người tỵ nạn đã được dân Úc mặc nhiên chấp nhận.
Trong những năm tháng ấy chúng ta không có trại tạm giữ người tỵ nạn - vốn đáng được kêu bằng danh xưng đích thực là những nhà tù. Người tỵ nạn được nhận thẳng vào giữa cộng đồng, giữa xã hội. Chính sách đa văn hóa cũng dần được dân chúng chấp nhận.
Thế thì chuyện gì đã dẫn đến những sự đổi thay như hiện nay" Trong thời gian từ giữa thập niên 80 đến cuối thập niên 80, có một cuộc tranh luận ồn ào về di dân Á Châu. Cũng trong thời điểm này thì một tổng trưởng di trú của chính phủ Lao Động đương thời quyết định rằng thuyền nhân tỵ nạn mới đến Úc cần bị đưa vào những nơi mà ông ta gọi là trại tạm giữ, thật sự là nhà tù. Và đảng Tự Do thuộc phe đối lập chấp nhận với một sự thay đổi nền móng rất quan trọng này. Và sự nghiệt ngã khe khắt của chính sách về tỵ nạn của nước Úc chúng ta bắt đầu từ đấy. Từ thời điểm ấy, nó ngày càng được giới cầm quyền thay đổi thêm để ngày càng trở nên vô nhân đạo.


Rồi Pauline Hanson xuất hiện trên chính trường. Rất nhiều người đã thẳng thừng chỉ trích và lên án bà ta vì bà đã hô hào kêu gọi lôi những chiếc tầu tỵ nạn trở ngược ra khơi. Thế rồi, khi chính quyền đương nhiệm quyết định đẩy ngược tầu ra khơi thì họ thắng được cuộc tổng tuyển cử mệnh danh là "cuộc tổng tuyển cử Tampa"! Chúng ta đã quên mất rằng quyền tự do ngôn luận không phải là một quyền tuyệt đối. Tự do ngôn luận có thể trở thành mầm mống của sự chia rẽ, của sự hủy diệt tàn phá nếu người ta không có một tinh thần trách nhiệm, không có tinh thần tôn trọng xã hội, không có một sự xét đoán cẩn trọng.
Một trong những lý do nhỏ góp phần vào sự thay đổi này là hiện nay hầu như tất cả mọi chính sách đều bị các cuộc thăm dò dân ý lèo lái thúc đẩy mà thôi. Cả chính phủ lẫn phe đối lập đều dùng giới thăm dò dân ý chuyên nghiệp cho đảng của mình để tìm hiểu những quan điểm rất thô thiển và căn bản của quần chúng về nhiều vấn đề khác nhau. Những cuộc thăm dò như thế có thể dẫn đến nhiều sai lầm đáng kể và trầm trọng. Vì sao chính phủ - giới lãnh đạo - lại chọn lựa, được xỏ dây vào mũi dắt đi hơn là lãnh đạo nhỉ"
Chúng ta thường sợ hãi, e dè về những gì mà chúng ta không biết. Chúng ta cũng sợ sệt, e ngại về những chuyện mà chúng ta không hiểu được. Chúng ta thường sợ sệt những người khác tôn giáo với mình. Và những gì mà chúng ta sợ hãi, e ngại sẽ trở thành những mối đe dọa. Những thủ đoạn chính trị về các vấn đề này đã cấy sâu vào tâm tư của dân Úc nhiều mầm mống chia rẽ phân hóa.
Đã có nhiều dư luận cho rằng cuộc tổng tuyển cử tới đây sẽ là cuộc tổng tuyển cử về vấn đề Hồi Giáo, cũng như cách đây không lâu là cuộc tổng tuyển cử Tampa! Chuyện này chắc chắn sẽ tạo một sự chia cách kinh khủng và không cần thiết giữa giáo dân Hồi Giáo và xã hội chung quanh.
Cuộc chiến chống khủng bố là một chuyện quan trọng, tuy nhiên nó không nên được gọi là một cuộc chiến tranh, bởi vì chủ thuyết khủng bố chỉ có thể bị triệt tiêu bằng những chính sách sáng suốt, bằng những tin tình báo chính xác hơn những tin tình báo mà chúng ta được cung cấp cho đến bây giờ, và bằng mạng lưới cảnh sát hữu hiệu hơn. Thế nhưng, khủng bố vẫn là một mối đe dọa, và tôi không muốn bất kỳ ai cho rằng những lời nói của tôi là sự phủ nhận mối đe dọa ấy. Vũ khí hữu hiệu mạnh mẽ nhất của chúng ta để chống khủng bố chính là chủ trương và tôn chỉ đạo đức của chính chúng ta cũng như niềm tin bất di dịch của chúng ta về lý tưởng tự do. Chúng ta không cần phải vất bỏ tôn chỉ đạo đức của chúng ta. Chúng ta càng xé bỏ những tôn chỉ này chừng nào thì chúng ta càng tạo thêm vũ khí cho bọn khủng bố.
Một xã hội văn minh được xét đoán bằng việc xã hội ấy tôn trọng quy tắc pháp trị, tôn trọng thủ tục pháp lý và sự dễ dàng mà mọi người đều có thể nhận đồng, hưởng đủ quy tắc pháp luật đó. (A civilised society is judged by its adherence to the rule of law, to due process and the ease with which all people would have access to that law). Nó sẽ được xét đoán về phong thái đối xử với các nhóm thiểu số. Nước Úc chắc chắn sẽ bị phán xét một cách rất khe khắt. Hôm nay đây, vì nhiều lý lẽ khác nhau, nhưng không kém quan trọng là việc chính phủ liên bang tích cực tìm cách đẩy người Hồi Giáo ra rìa, sự kỳ thị và phỉ báng người Hồi Giáo ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Quá nhiều người đã chọn lựa con đường dễ đi hơn, và đặt hết tin tưởng vào lập luận của chính phủ liên bang rằng người Hồi Giáo không giống chúng ta để rồi đi đến kết luận rằng nếu có sự kỳ thị xảy ra cũng không hề hấn gì, và nếu người Hồi Giáo không được đối xử công bình trước luật pháp thì cũng chẳng sao! Chúng ta đã quên mất rằng một khi sự kỳ thị bắt đầu thì nó sẽ lây lan rộng lớn một cách nhanh chóng!
Những đạo luật mới về vấn đề trị an đang đục ruỗng bào mòn dân quyền của MỌI NGƯỜI DÂN ÚC! Chính phủ liên bang muốn có một cuộc khảo thí về kiến thức tổng quát hoặc về lịch sử Úc, nhưng ngay chính chúng ta cũng không thể đồng ý về ngay chính lịch sử của chúng ta. Không có một lý do khách quan chính đáng nào để biện minh vì sao cần phải có một sự thay đổi quá quan trọng về một việc mà cho đến bây giờ vẫn tốt đẹp. Bất kỳ một xã hội nào cũng cần có được những gương sáng từ giới lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến chủng tộc và tôn giáo. Đáng tiếc thay, ở Úc hiện nay, chúng ta không có được những cái gương như thế!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.