Hôm nay,  

Cầu, Đường Ơ Miền Tây

09/09/200600:00:00(Xem: 2458)

Bạn,

Theo báo quốc nội, miền Tây Nam phần đang có những con đường mới. Đường mới nhưng cầu cũ ọp ẹp , có khi là những cây cầu ván , khiến lưu thông khó khăn, ngưng trệ. Các chuyên viên kinh tế nhận định rằng hệ thống cầu đường hiện nay ở miền Tây đang cản ngại sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long.  Phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Quốc lộ 1A đoạn Vĩnh Long-Cần Thơ chưa đầy 30km nhưng tải trọng cầu "nhảy múa" loạn xà bần: đoạn qua huyện Tam Bình cho phép xe 25-30 tấn qua cầu; chạy vài cây số đến huyện Bình Minh thì tài xế nào lỡ chạy xe có trọng tải 25-30 tấn chỉ có khóc: chỉ cho xe trọng tải 18 tấn qua cầu.Tương tự tải trọng cầu trên đoạn quốc lộ 91 (Cần Thơ - An Giang - Rạch Giá) cũng vậy, có nơi tải trọng 20 tấn nhưng chạy tới vài chục cây số thấy tải trọng lại nâng lên hoặc rớt xuống rất tùy hứng. Nói về sự nghịch lý này, ông Nguyễn Thanh Long, giám đốc Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 73 than: "Đúng là đường thì rộng thênh, cho phép xe trọng tải lớn lưu thông, nhưng cầu lại bé tí xe container không qua được. Thiệt khổ!". Viên chức này cho hay quốc lộ 91 đã được nâng cấp nhưng cầu Trà Nóc, xây cách đây trên 30 năm, tải trọng đã hạ từ 30 tấn còn 20 tấn. Vị trí cầu nằm gần cảng Cần Thơ, Khu chế xuất Trà Nóc và Nhà máy thép Tây Đô. Đây là ngõ chính liên thông các tỉnh nên lưu lượng xe qua cầu rất lớn. "Chẳng may cầu Trà Nóc xảy ra tai nạn gì thì cả vùng sẽ bị tê liệt. Sợ lắm! Đêm ngủ nghe điện thoại reo cứ giật mình, rủi ro sụp cầu Trà Nóc là tôi... đi đứt!" - ông Long thắc thỏm.

Giới lái xe tải than như bọng về sự bất cập của cầu đường. Họ cho biết: các tuyến quốc lộ 54 từ Trà Vinh về Vĩnh Long, Sóc Trăng - Cần Thơ; quốc lộ 80 đoạn từ cầu Mỹ Thuận - Vàm Cống về An Giang, Cần Thơ - Kiên Giang, mỗi tuyến đều rút ngắn vài chục kilômet, "tưởng vậy ngon ăn nhưng tải trọng cầu thấp, ít người dám chạy". Một tài xế tên L. quê ở Châu Thành, Đồng Tháp cho biết anh mua một chiếc xe tải 10 tấn giá 300 triệu đồng nhưng đã gần hai năm hoạt động vẫn chưa thu hồi được vốn, thậm chí còn lỗ lã. Lý do: đi đường ngắn thì bị "ông tải trọng" chặn, đi liều sợ cầu sập thì lãnh đủ; đi đường vòng thì không có ăn. Tuy thế, theo anh L., nhiều tài xế cũng nhắm mắt chạy bừa, ai xui xẻo làm sập cầu phải chịu.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, nghịch lý về cầu đường còn "đánh" vào chi phí vận chuyển làm cho giá gốc bán ra thấp nhưng giá thành bán ra cao. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất lúa gạo, nông sản nhưng sự bất cập cầu đường đã "ngốn" chi  phí vận chuyển, chi phí trung gian rất lớn. Do có nhiều nghịch lý, thu nhập của người dân còn rất thấp vì giá lúa gạo phải "cõng" nhiều chi phí.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.