Hôm nay,  

Mỗi Tuần Một Chuyện Của Vợ Tôi: Phu Thê Trà Đàm

01/08/200600:00:00(Xem: 1968)

Cứ mỗi sau bữa cơm chiều tôi có thói quen ngồi xuống "salon" vừa nhâm nhi ly trà vừa coi tin tức TV cho thoải mái cái tuổi đã có thể vào hội cao niên được rồi. Hễ bữa nào mà Yến xà xuống ngồi bên cạnh tôi tựa vai tựa vế là tôi đoán thầm rằng hôm nay nàng lại có mục gì cần thuyết tôi đây.
Yến có cái tài nói vòng vo vớ vẩn rồi úp đến bụp một cái vào một đề tài tôi không thể ngờ tới và nếu tôi ấm ớ thì sự truy nã cân não sẽ kéo dài và rắc rối hơn "đồng chí" công an "làm việc" với tù cải tạo. Chẳng hạn đang nói chuyện trời mưa trời nắng thì nàng đội kích bất ngờ như:
- Hồi chiều có bà nào gọi điện thoại cho anh mà em trả lời thì họ cúp máy nên không biết là ai. Anh có biết là ai sẽ gọi cho anh không"
Nếu tôi vô tình "hồ hởi" coi ngay lập tức cái danh số ghi lại trong điện thoại xem ai gọi thì là "chết bỏ mẹ tôi rồi". Vì Yến sẽ hỏi gặng là ai, quan trọng không mà anh phải nhẩy bổ lên vậy" Để chút nữa coi không được sao" v.v. Và sau đó thì cuộc thẩm vấn bắt đầu. Vì những kinh nghiệm đó nên tôi chỉ trả lời cho qua, đại khái như: "Ôi mấy con mẹ "marketing" bán điện thoại hay bảo hiểm, "mortgage" chứ còn ai" thì câu chuyện sẽ qua một đề tài khác.
Nếu nói đến cái bọn "marketing" này thì tôi đã từng khổ với họ vài lần rồi. Chẳng hạn có một lần, có một mẹ nào đó gọi điện thoại và Yến nhấc lên nghe thì chị ta ỏn ẻn: "Dạ cho em nói chuyện với anh Nguyễn ạ" Thế thì có chết tôi không cơ chứ! Yến trả lời nhát gừng: "Ai đấy" Anh Nguyễn không có nhà, cô có nhắn gì không"" thì em ta ỏn ẻn: "Thôi để tối em gọi lại" rồi cúp. Thế là Yến thẩm vấn tôi rằng thì là con mẹ đó là con nào mà nó không nói tên" Nếu có chuyện gì đứng đắn thì nó phải nhắn lại chứ tại sao nó lại cúp ngang"" Hỏi như thế thì bố tôi cũng không giải thích được vì tôi có biết đó là con mẹ nào và biết nó gọi để làm gì. Tôi biết nên oán trách hãng điện thoại hay là bọn nào bán tên tuổi địa chỉ của người ta cho bọn "marketing" này khiến cho dù có đổi điện thoại bao nhiêu lần thì cũng chỉ được hai ngày là có đứa gọi ngay tróc tên mình.
Một bữa khác cũng lại cái giọng ỏn ẻn ngọt ngào ấy mà tôi đoán chừng mẹ này chắc cũng xồn xồn rồi đây nhưng cố làm ra trẻ trung ỏn ẻn:
- Có phải anh Nguyễn đấy không ạ"
Tiên sư ! Thế này thì chết tôi rồi vì tôi biết Yến cầm một cái máy khác nghe ké điện thoại để xem diễn tiến tôi phạm tội ra làm sao. Tôi ỏn ẻn lại:
- Tôi không phải anh Nguyễn ạ. Tôi là con anh Nguyễn đây cô có muốn nói gì không"
Con bé tưởng tôi là trai tơ háu gái nên em tán ngọt ngào với giọng nũng nịu:
- Thế hả anh" Thì em nói chuyện với anh cũng được. Tại vì hãng điện thoại của em họ có một chương trình gọi viễn liên rẻ lắm, nhất là gọi về VN, còn rẻ hơn nhiều. Đổi qua em nghe anh... em sẽ giúp cho...
Tôi rủa thầm "tiên sư em, anh là bố con nít đây", thế nhưng tôi vẫn lấp lửng:
- Thôi tôi chả đổi đâu cô ơi, tôi sợ bố tôi rầy lắm, để tôi hỏi bố tôi đã...
- Trời ơi, anh lớn rồi chả lẽ làm cái gì cũng phải hỏi bố. Năm nay anh bao nhiêu tuổi rồi"
- Để tôi tính coi.. à ừm.. Bố cháu năm nay tám mươi mấy thì cháu đây cũng sáu mươi mấy rồi cô ạ...
Tôi mới nói tới đó thì con bé cúp mẹ nó điện thoại đến cọc một cái. Yến xồ ra mắng tôi: "Tại sao anh lại nói chuyện cò cưa làm gì, bộ anh thích nói chuyện với ba cái con đói lắm hả" Cứ có đàn bà thì tam táp cái miệng". Thiệt là bực bội vì càng ngày cái con mẹ má của con tôi càng đay nghiến lăng mạ những điều mà tôi không có làm nên tôi gắt lại: "Nói như thế thì từ nay nó sẽ không gọi điện thoại quấy rấy mình nữa". Và qủa đúng như vậy, từ đó cái em ỏn ẻn này không gọi điện thoại nhà tôi nữa.
Đang miên man suy nghĩ thì Yến vạch bụng ra vỗ bành bạch làm tôi giật mình:
- Anh ơi, cái eo bụng của em bây giờ nó cứ xì ra thế này làm sao bây giờ"
Hỏi như thế thì bố tôi cũng không trả lời được nên tôi trả lời nhấm nhẳng:
- Nó xì thì kệ nó xì chứ anh làm sao được bây giờ. Bụng anh cũng xì ra một đống đây chứ có bé bỏng gì đâu.
Yến gắt:
- Nói thế thì nói chuyện với anh làm gì. Chẳng thà nói chuyện với đầu gối... Mà anh có biết tại sao nó xì ra thế này không" Tại anh chứ còn tại ai nữa!
Quái nhỉ! Buộc tôi ngang xương thế này thì ngay cán bộ  cải cách ruộng ngày xưa cũng xin chào thua. Vì vậy tôi nổi sùng:
- Em nói cái kiểu gì kỳ cục vậy nghe không lọt lỗ tai. Anh làm gì mà bụng em xì ra" Hàng tuần hết phở tới bún, hết bún tới China Buffet thì cái gì chả xì chứ đừng nói chi...
- Anh bắt tôi đẻ năm sáu đứa con nên bây giờ nó xì ra chứ làm sao nữa, còn làm bộ không biết hả"
Ối giời đất ơi! Thế này thì chỉ có ứa gan mà chết nên tôi tức nước vỡ bờ:
- Em muốn đẻ thì em đẻ chứ anh có bắt em đẻ đâu mà bây giờ bắt đền ăn vạ...
Thấy đi quá lố, tôi ngưng tại đây và may quá, đứa con gái lớn đi tới, tôi liền bảo:
- Này con. Mẹ mày hỏi làm thế nào cho cái "eo" nhỏ lại như của mày đó, mày có biết cách không"
Con nhỏ ngây ngô nhưng "hồ hởi" khi được dịp trổ tài uyên bác với bố mẹ nó:
- Thì má phải "diet" và "excersise" như thế này này...
Nói rồi nó nằm ngửa xuống nền nhà, hai tay gối sau gáy, trong khi bàn toạ và hai chân vẫn nằm sát dưới sàn, ngẩng nửa người trên từ bụng với đầu lên, bẻ gập người lại, lên xuống đều đặn vài lần...
Yến gắt gạt phăng đi:
- Cái chuyện này thì tao biết rồi, mày không phải dậy. Tao hỏi đây là tao hỏi thằng bố mày, xem thằng bố mày có quan tâm tới tao không hay đầu óc lúc nào cũng chỉ nhớ đến hình ảnh mấy con đượi trong "Internet" ấy.
Ối giời ơi! Ai mà nghĩ tới những điều ngoắt ngoéo xa xôi ấy. Nhưng nguy hiểm hơn hết là nàng xoay qua đề tài "internet" như thế này thì bỏ mẹ. Internet mà bị phong tỏa thì cuộc sống chẳng còn gì lý thú cả. Internet là một lẽ sống bây giờ, nó có đủ thứ và kể cả những hình ảnh các em nõn nà thơm như múi mít ấy. Tôi cần phải bảo vệ cái thành trì cuối cùng này nên tôi phải xoay câu chuyện đi hướng khác:


-Nếu em không thích "diet" hay "excersise" thì chỉ có nước đi thăm viện chỉnh trang sắc đẹp của bà "hoa hậu hoàn cầu" hay bà Ngọc Bích gì ấy để bà ấy chỉnh trang cho chứ còn anh thì xin chịu thua. Nếu không thì phải gia nhập cái "Belly Club" hay mua mấy cái CD tập dượt họ thường quảng cáo trên TV kia kìa.
Yến chán nản:
- Nếu đi thăm cái bà ấy thì tôi đi lâu rồi chứ chả chờ anh nhắc. Và tôi cũng không muốn hành thân xác hàng ngày sau khi hầu hạ bố con ông. Tôi muốn hỏi coi ý anh làm sao nhưng bây giờ tôi biết ý anh rồi. Anh không có quan tâm tới vợ con gì cả. Tôi trông có lam lũ hay như Chung Vô Diệm thì anh cũng chả cần... Vợ con người ta thì không phải chỉ sửa có một món đâu, họ sửa toàn diện mặt mũi, ngực và bụng trông cứ như con gái chưa chồng ấy chứ. Còn tôi thì cứ như là con đầy tớ ngày ngày hầu hạ bố con ông hai bữa cơm...
Thiệt là quái đản! Mới anh anh em em ngọt như ớt mà giờ đã anh anh tôi tôi nghe có chán không. Nói ngược nói xuôi kiểu gì thì tất cả chỉ là lỗi của tôi. Lỗi tại tôi mọi đàng. Tôi biết Yến muốn đi chỉnh trang sắc đẹp lắm nhưng nàng chưa thực hiện vì nàng sợ đau và quan trong hơn nữa là nàng làm thế nào để tôi phải năn nỉ thì nàng mới thức hiện. Chứ nàng không chịu là việc này do ý nàng muốn mà do ý tôi muốn. Có một lần mụ Thu Vàng rủ đi tham quan mụ ta hút mỡ bụng tại phòng mạch của ông bác sĩ "Chen" người Tàu. Sau vài tiếng ngồi chờ, con mẹ y tá mang ra một cái hũ thủy tinh đầy chất mỡ hoà với máu, còn mụ Thu Vàng ngang lưng và bụng quấn tròn trong một cuộn băng lớn được khiêng qua phòng "hồi sức". Sau này Yến kể tôi nghe rằng khi nhìn thấy cái hũ mỡ đó nàng khiếp qúa muốn xỉu luôn và phải nhắm mắt lại không dám nhìn nữa. Khi con mẹ Thu Vàng ngóc cổ dậy được vẫn khơi khơi nói với Yến rằng "không đau đớn gì đâu", nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó người Mỹ người ta đã từng nói "No pain no gain" mà. Yến cũng có ý định nhắm mắt liều mạng một chuyến thế nhưng chỉ ba, bốn tháng sau thì thấy cái vòng eo của mụ Thu Vàng còn xì ra to hơn trước nên Yến không còn để tâm đến vụ hút mỡ này nữa.
Thể thao thì không muốn hành thân xác, "diet" thì không muốn bỏ những món ăn khoái khẩu, đi viện chỉnh trang sắc đẹp thì sợ đau rồi cứ bắt tôi phải nghĩ ra một biện pháp cho eo nàng thon lại, thì có nước nhờ "bác đảng" nhà ta cho em vào trại cải tạo ở Lý Bá Sơ để ăn rau má rau sam cùng với cóc nhái thì mới giữ eo thon được. Đã bắt tôi phải nghĩ ra một phương pháp rồi lại còn bắt tôi năn nỉ nàng mới thi hành cơ thì qủa là khó khăn. Biết nàng chịu phương pháp nào.
Tôi nghĩ rằng tôi phải trêu chọc một chuyến  cho Yến nếm mùi ứa gan ứa mật thì nàng mới thông cảm cho những lần tôi phải chịu đựng. Chứ ngày nào cũng đòn cân não như thế này thì chịu trời sao thấu. Nghĩ vậy tôi liền đổ nước lạnh đến ào một phát:
- Ối giời ơi! Hơi đâu mà em lo chuyện đó. Xấu đẹp gì anh cũng biết rồi. Anh vẫn thấy em đẹp như thường , bây giờ già rồi sửa sắc đẹp cho ai ngắm. Không lẽ em còn muốn cho mấy thằng đáng tuổi con mình chiêm ngưỡng nữa hay sao.
Yến đổ quặu:
- Sửa cho anh ngắm chứ ai ngắm. Người ta nói giầu vì bạn sang vì vợ; cho nên em phải sửa soạn cho đẹp để anh hãnh diện chứ cứ trông như con mẹ bán hàng rong thì coi sao được.
Tôi đi một đường "chiến tranh tâm lý":
- Anh muốn nói thật rằng tuổi mình đến tuổi vào hội cao niên rồi, em sửa làm gì cho đau thân tốn sức. Cứ ăn no ngủ kỹ sướng thân không. Em mà sửa cho trẻ lại nhỡ anh có làm chủ tịch hội cao niên thì coi nó kỳ lắm em biết không. Chính em còn phê phán chứ ai nữa.
Chả là bữa nọ đi tham dự buổi văn nghệ ra mắt BCH hội cao niên, trong khi các cụ trong Ban Chấp Hành thì khăn đống áo dài đạo mạo diễn văn diễn từ, còn mấy "cụ bà" vợ của mấy cụ BCH thì xí xa xí xọn ca hát nhẩy nhót loạn cả lên. Nói của đáng tội, các cụ lão liệt hay thập cổ lai hy thì khập khá khập khiếng, đi một bước thì cụ bà phải dắt nên đâu muốn vào ban lãnh đạo hội làm gì. Thế là đám cụ non, cụ nào cao niên nhất vào khoảng sáu bó, vì điều lệ hội viên ra nhập tối thiểu phải từ 55 tuổi mà lị. Vì vậy các cụ trong BCH còn tương đối còn non thì các cụ bà của các bố ấy sẽ còn non hơn nhất là đã được bà "hoa hậu hoàn cầu" chỉnh trang sắc đẹp.
Buổi tối này các cụ bà phải cực khổ thay đến ba bốn kiểu quần áo cho nó hợi tình hợp cảnh. Lúc khai mạc thì áo dài màu có in chữ thọ, lúc ca hát thì thay bằng áo dài kiểu "Thành Lễ", khi nhót thì các cụ thay ra váy dạ hội kiểu Mỹ. Các cụ bà này ca cũng hết xẩy, cụ nào cũng chơi một phùa 3 bản. Như cụ bà Trang Thanh không chỉ chơi tình ca mà rock, twist, new-ways như "Khi anh 20, em mới sinh ra đời..." và "I know you standing there" .v.v...
Nghe tôi nhắc lại chuyện này Yến cáu kỉnh biện bạch:
- Cao niên thì cao niên chứ, người ta vui vẻ trẻ trung được ngày nào thì cứ vui chứ việc gì phải e dè, anh đúng là nhà quê nhà mùa cổ hủ. Nói cái gì cũng chỉ kiếm chuyện phá bĩnh không hà.
Đứa con gái lớn đứng loay hoay ở đó nghe tôi nói nó xía vô:
- Bố nói gì kỳ vậy" Má càng trẻ càng đẹp thì tốt chứ sao bố lại bảo không làm. Bố cứ làm má "get mad" không mà.
Tôi nghĩ thầm: mày chỉ hiểu được 50% tiếng Việt và chỉ hiểu bạch văn thôi thì làm sao mày hiểu được cái phức tạp này. Tôi cảm thấy hơi mệt mỏi với cuộc trà đàm cù cưa này nên tôi bảo con gái tôi:
- Tao chỉ thấy mẹ mày đi xâm môi là tự nhiên trông đẹp hắn lên à. Mày nói với mẹ mày thế. Cứ mỗi tháng một lần là được...
Con bé ngơ ngẩn: "Bố bảo "tattoo" ấy hả" Cái đó chỉ khỏi phải "make up" thôi mà. Làm sao mà đẹp hết người được."
Yến mắng con gái:
- Mày ngu lắm. Ý bố mày muốn tao xâm môi để tao đau không mở miệng la bố mày được nữa, mày hiểu không"
Sau đó Yến quay qua tôi gay gắt:
- Anh chửi bố tôi đấy à" Có phải anh trù ẻo tôi phải không""!!
Thế này thì tiêu rồi. Tối nay cái chuyện bẻ hoa bắt bướm thì coi như đi đoong và giấc ngủ sẽ ngắc ngư con tàu đi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.