Hôm nay,  

Quan Hệ Việt Mỹ Hậu Đàm Phán Wto

09/06/200600:00:00(Xem: 1765)

Vào lúc 5 giờ chiều ngày 31 tháng 5 vừa qua, Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ thương mại và đại sứ Karan Bhatia, phó đại diện thương mại Hoa Kỳ đã cùng ký vào biên bản thỏa thuận song phương mở đường cho Cộng sản Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO). Buổi lễ đã được phía Cộng sản Việt Nam tổ chức rất trang trọng ngay tại dinh Độc Lập cũ của Miền Nam, dưới sự chứng kiến của phó thủ tướng Vũ Khoan, Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển và Đại sứ Susan C Schwab, Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ. Cộng sản Việt Nam đã tỏ ra vui mừng về buổi lễ ký kết này, sau hơn 13 năm khởi động nỗ lực đàm phán với các nuớc về con đường gia nhập WTO. Việc Hoa Kỳ đồng ý trên nguyên tắc các kết quả đàm phán và ký vào biên bản thỏa thuận song phương, coi như lộ đồ gia nhập WTO của Hà Nội chỉ còn là thời gian và thủ tục mà thôi.

Theo kết quả thỏa thuận thì phía Cộng sản Việt Nam phải cam kết tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch trong hệ thống luật lệ thương mại, tăng cường tự do hóa kinh tế và đối xử bình đẳng giữa các xí nghiệp Việt Nam và ngoại quốc. Cộng sản Việt Nam còn phải miễn thuế tất cả sản phẩm IT như máy computer, bán dẫn và không đánh thuế máy bay. Trong sự thỏa thuận này, Hoa Kỳ sẵn sàng trừng phạt Cộng sản Việt Nam nếu tìm thấy sự bao cấp đối với các xí nghiệp ngành dệt may cũng như đối với một số ngành sản xuất khác. Ngược lại trên 90% các sản phẩm công nghiệp của Hoa Kỳ khi nhập vào thị trường Việt Nam sẽ chịu mức thuế dưới 15%, trong khi ¾ nông sản của Mỹ sẽ chịu mức thuế từ 15% trở xuống. Qua những thỏa thuận nay, ta thấy là phía Cộng sản Việt Nam đã nhượng bộ cho phía Mỹ rất nhiều. Do đó, Cộng sản Việt Nam vui mừng vì được Mỹ ủng hộ gia nhập WTO, thoát ra khỏi vòng cô lập kinh tế của các nước tư bản; nhưng những thỏa thuận này cho thấy không có lợi đối với dân tộc Việt Nam trên mặt giao thương bình đẳng.

Trong khi Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn xúc tiến việc ký kết các thỏa thuận tại Sài Gòn thì 4 ngày sau, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đến Hà Nội vào tối ngày 4 tháng 6, bắt đầu chuyến viếng thăm 3 ngày, qua lời mời của Phạm Văn Trà, Bộ trưởng quốc phòng Cộng sản Việt Nam nhân chuyến công du Mỹ vào tháng 11 năm 2003. Sự kiện ông Rumsfeld chọn lựa thời điểm hiện nay để thăm viếng Cộng sản Việt Nam đã được dư luận thế giới phân tích khác nhau. Có dư luận cho rằng ông Rumsfeld phải đi Việt Nam, vì ông Trà sẽ không còn là Bộ trưởng quốc phòng vào cuối tháng 6 này, do đó chuyến đi của ông Rumsfeld chỉ mang tính xã giao mà thôi.

Ngược lại, có dư luận cho rằng để chuẩn bị cho chuyến đi Việt Nam của ông Bush vào tháng 11 sắp tới, ngoài các nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao và thương mại, Hoa Kỳ muốn Cộng sản Việt Nam phải tăng cường hơn các quan hệ hợp tác quân sự như là một đối tác chiến lược. Sở dĩ Hoa Kỳ khá bận tâm điều này vì không muốn Trung Quốc 'ăn trùm' lên vùng biển phía Nam, đe dọa an ninh trong vùng Đông Á trong lúc Hoa Thịnh Đốn đang phải tái phối các các căn cứ quân sự tại Nam Hàn và Nhật.

Mười một năm (1995-2006) kể từ ngày Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, mối quan hệ giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn đã đạt được hai bước tiến đáng kể: bình thường hóa về ngoại giao và bình thường hóa về thương mại. Mấu chốt của sự quan hệ này trong thời gian tới chính là bình thường hóa về hợp tác an ninh giữa hai phía, mà cả Hoa Kỳ lẫn Cộng sản Việt Nam không thể 'chối từ' sự thương thảo. Khi quan hệ giao thương gia tăng và khi muốn thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế, Hà Nội không thể nào khư khư từ chối các quan hệ về quân sự với Mỹ để chỉ 'hợp tác' riêng với Trung Quốc như hiện nay. Cái khó của Hà Nội là đu giây như thế nào để không lọt vào trận đồ ' diễn biến hòa bình' của Mỹ nhưng cũng không quá lệ thuộc vào đàn anh Phương Bắc để bị bắt chẹt như trong thời gian qua. Từ những phức tạp nói trên, mối quan hệ Việt Mỹ hậu WTO đã đặt ra ba viễn cảnh như sau:

Thứ nhất, Hà Nội tiếp tục duy trì nguyên trạng, đó là dựa theo các chính sách thoát hiểm của Bắc Kinh là chính, trong khi mở rộng các quan hệ thương mại chừng mực với Hoa Kỳ mà thôi. Nghĩa là có vào WTO đi chăng nữa, Hà Nội vẫn phải coi Bắc Kinh là chỗ dựa chính để tồn tại và không tiến tới các hợp tác quân sự như Mỹ mong muốn.

Thứ hai, Hà Nội sẽ tiếp tục đu giây nhưng sẽ tiến gần hơn với Hoa Kỳ hầu đẩy mạnh các hợp tác chiến lược trên ba mặt: ngoại giao, thương mại và quân sự. Nghĩa là Hà Nội đồng tình với các chủ trương xúc tiến những quan hệ chiến lược với Mỹ.

Thứ ba, Hà Nội chỉ ngừng ở quan hệ thương mại với Mỹ và sẽ không xúc tiến các quan hệ ngoại giao hay quân sự vì lo sợ 'diễn biến hòa bình' là chính yếu. Nghĩa là Hà Nội tiếp tục đặt một khoảng cách lớn đối với Mỹ để không cho Hoa Kỳ tìm cách khuynh loát, tạo ra những cuộc cách mạng nhung như đã xảy ra tại một số cộng hòa nằm trong liên bang Nga trước đây như Ukrainer, Kyrgystan, Georgia.

Sự chọn lựa chính sách và thành phần nhân sự lãnh đạo trong đại hội X vừa qua, cho thấy là Hà Nội đang muốn duy trì nguyên trạng của viễn cảnh số một. Tức là tuy vui mừng được Hoa Kỳ hỗ trợ gia nhập WTO nhưng Hà Nội không muốn chọc giận Bắc Kinh và cùng không muốn rơi vào thế trận' diễn biến hòa bình' của Hoa Thịnh Đốn. Tuy nhiên, trong những diễn biến hết sức phức tạp của tình hình hiện nay, nhất là sự kiện Hoa Kỳ quyết tâm tái phối trí vấn đề an ninh khu vực Đông Á và ngăn chận sự bành trướng các ảnh hưởng của Trung Quốc xuống phía Nam, Hoa Thịnh Đốn sẽ tìm cách tác động để Cộng sản Việt Nam phải rơi vào viễn cảnh số hai. Lý do dễ hiểu là Hà Nội khó mà cưỡng lại xu thế 'dựa vào Mỹ' để phát triển kinh tế và mở rộng các quan hệ đối ngoại với nhũng quốc gia phương Tây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.