Hôm nay,  

Góc Nhạc Cổ Điển:

05/08/200600:00:00(Xem: 2392)

Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan đến nhạc cổ điển như ca kịch opéra, ballet, kỹ thuật (recording), album mới, concert bạn mới đi nghe...Thư từ bài vở xin gởi về classical@vietbao.com

Nhạc (Cổ Điển) Thế Kỷ 20: Các Trào Lưu Hậu Hiện Đại

- Jo Ký - Tháng 7, 2006

Nghịch âm và thử nghiệm

Vào đầu thế kỷ 20, các nhạc sĩ theo trào lưu mới đã làm khiếp vía khán giả qua những tác phẩm và cách trình diễn của họ.  Charles Ives (1874-1954) chua (quote) nhạc pop, thường có nhiều lớp nhị trùng âm (bitonal), và nhịp điệu phức tạp đến đỗi không thể chơi được.  Henry Cowell (1897-1965) trình diễn nhạc piano độc tấu của ông dùng những phương pháp như lấy tay búng các dây đàn, gõ lên thùng đàn, dùng cả cánh tay hay miếng bìa cứng đè lên các phím đàn để tạo ra các chùm âm (tone cluster).  Edgard Varèse (1883-1965) viết nhạc cực kỳ nghịch âm và dùng những âm hưởng rất kỳ lạ.  Charles Seeger (1886-1979) cổ súy nhạc đối điểm nghịch âm (dissonant counterpoint).

Năm 1913, Igor Stravinsky cho ra mắt vở ballet Le Sacre du Printemps  tại Paris.  Vở tuồng diễn cảnh dùng người tế thần của một bộ lạc sơ khai.  Stravinsky dùng một nhịp điệu đinh tai nhức óc làm motif cho tác phẩm cùng các hợp âm dầy cộm cực kỳ nghịch âm và phối khí gớm ghiếc (grotesque).  Sau buổi trình diễn, đã xảy ra một cuộc bạo động gồm có đánh nhau và xô xát khiến Stravinsky và nhạc trưởng Sergei Diaghilev đã phải tẩu thoát khỏi đám đông phẫn nộ.  Darius Milhaud và Paul Hindermith phát huy nhạc nhị trùng âm.  Amadeo Roldán viết nhạc đặc biệt cho nhóm gõ (purcussion).  Kurt Weill (1900-1950) viết vở Threepenny Opera dùng hoàn toàn những bản nhạc quán bar (cabaret) của Đức.

Trào lưu hậu hiện đại (post-modernism): nhạc cơ hội (aleatoric)

Cũng vào khoảng thập niên 50, một cách ngẫu tác (improvision) mới đã tạo ra mầm mống cho loại nhạc cơ hội (aleatoric music hay chance music).  Charles Ives thường khuyến khích các nhạc công chơi nhạc của ông ngẫu tác và thường viết các note nhạc một cách không thể nhận diện được khiến các nhạc công bắt buộc phải tạo nhạc theo suy nghĩ riêng của họ.  Năm 1934, Henry Cowell viết String Quartet #3 ("Mosiac") gồm có những đoản khúc rời rạc (fragment) và để cho cách nhạc công tấu các đoản khúc đó theo bất cứ thứ tự nào. 

Môn đệ của Cowell, nhạc sĩ người Mỹ, John Cage (1912-1992) đương đầu với những ý tưởng cốt lõi nhất của quá trình sáng tạo âm nhạc.  Ông lý luận rằng những âm thanh hay tiếng động bất chủ định của một nhạc cụ cũng có giá trị tương đương với những âm thanh có chủ định phát ra từ nó, và ông bắt đầu viết nhạc cơ hội (aleatory).  Tác phẩm Imaginary Landscape #4 dùng 12 cái radio chỉnh ở 12 đài khác nhau đồng loạt phát thanh.  Trong Music of Changes for piano ông ném 3 đồng tiền và dựa vào quyển Kinh Dịch (I Ching) để chọn các note nhạc.  Tác phẩm âm nhạc nổi tiếng nhất của ông mang tên 4'33" (4 phút 33 giây) trình bày trước khán giả một chiếc đàn piano và một người trình diễn.  Người trình diễn, tay cầm đồng hồ bấm và không được gây ra một âm thanh nào cả trong vòng 4 phút 33 giây.  Bản nhạc thật ra chỉ là một sự lặng thinh trong thời gian đó và khán giả có dịp nghe những tiếng động bất định chung quanh.  Hẳn nhiên là nơi chốn trình diễn mới là yếu tố quyết định những gì khán giả sẽ nghe, và không bao giờ có 2 bản nhạc 4'33" nào giống với nhau cả.  Một điều lý thú là bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu, với một chiếc đồng hồ bấm là có thể trình diễn tác phẩm này.  Những người đi theo hướng này gồm có Pierre Boulez, Karlheinz Stockhausen, Gyorgi Ligeti (1923-06/12/2006), và Witold Lutoslawski (1913-1994).

Phong trào cực tiểu (minimalism)

Nhiều nhạc sĩ cuối thế kỷ 20 bắt đầu khám phá một loại nhạc mà ngày nay ta gọi là loại nhạc cưc tiểu (minimalism).  Nhạc cực tiểu được định nghĩa như là một phương pháp viết nhạc dùng nhiều đoản khúc chồng chất lên nhau nhiều lớp và lập đi lập lại rất nhiều lần.

Terry Riley (1935) được xem là cha đẻ của phong trào cực tiểu với tác phẩm In C, một tác phẩm gồm có những giai điệu cơ bản mà mỗi nhạc công chơi với nhịp độ riêng của họ.  Các nhạc sĩ nổi tiếng trong phong trào cực tiểu gồm có Terry Riley, Steve Reich (1936), Mike Oldfield (1953), Philip Glass (1937), và La Monte Young (1935).  Họ muốn nhạc phải đơn giản để quảng đại công chúng có thể hiểu một cách dễ dàng chớ không tiềm ẩn trong trùng trùng kỹ thuật hòa âm.  Một diều cá biệt của nhạc cực tiểu so với nhạc trước kia là các giai điệu cơ bản  trong đó đi so le với nhau hay được quyết định bởi người trình diễn.

Nhạc cực tiểu hay bị phản đối bởi những người theo truyền thống cũ.  Họ cho rằng nhạc cực tiểu lập đi lập lại quá nhiều và rỗng tuếch.  Trong khi giới thuận theo cực tiểu biện hộ rằng những yếu tố tĩnh (static elements) trong đó tạo sự chú ý đến những biến đổi mặc dù rất nhỏ.  Phong trào cực tiểu, tuy nhiên, đã gây ảnh hưởng đến nhiều nhạc sĩ thường không được xếp vào nhóm cực tiểu như  Karlheinz Stockhausen và Gyorgy Ligeti.

Những nhạc sĩ như Arvo Part (1935), John Taverner (1944), và Henryk Górecki (1933) được gọi là những người theo lối cực tiểu tôn giáo (holy minimalism) với những tác phẩm tôn giáo thành công của họ.  Còn nhớ không, Symphony số 3 của Górecki là CD bán chạy nhất liên tiếp mấy năm liền trong thập niên 90"  Đợt sóng kế tiếp của phong trào cực tiểu gồm có những nhạc sĩ --có người cho là cực tiểu, có người không-- như nhà soạn opera John Adams (1947) và môn đệ Aaron Jay Kernis (1960).  Nhạc của họ tuy có vẻ cực tiểu nhưng không cấu tạo bằng phương pháp cực tiểu mà do cơ cấu (texture) tạo nên.

Nhà soạn nhạc Thụy sĩ Arthur Honegger phát biểu: "Công chúng không muốn nhạc mới; điều chính yếu mà họ đòi hỏi từ một nhà soạn nhạc là hắn hãy chết đi."  ("The public doesn't want new music; the main thing it demands from a composer is that he is dead.")

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.