Hôm nay,  

Những Nỗi Thăng Trầm Của Bình Thuận 300 Năm Lịch Sử

05/08/200600:00:00(Xem: 3807)

Tôi trở về Phan Thiết sau ngày ngưng bắn. Tình ra đã xa quê hương hơn mười mấy năm trường, bởi kiếp lính nổi trôi vô định. Trong thời gian đó, thỉnh thoảng có quay về thăm quê nhưng cũng chẳng qua chỉ như một người khách lạ, vì  dăm ba ngày phép, chỉ đủ vui say với đám bạn bè tuổi nhỏ được may mắn còn ở lại. Sau đó lại phải  vội vã lên đường. Thật tình, tôi không dám thăm lại những nơi chốn ngày xưa, mà niềm đau và hình ảnh của một thời, như vẫn còn lắng đọng trong tâm tưởng. Bởi thế cứ hẹn và mong mỏi một ngày nào đó, khi tiếng súng xâm lăng của giặc thù phương Bắc chấm dứt. Ngày đó ta về cùng quê hương.

" Nhớ hôm về ghé thăm Phan Thiết

thềm cũ rêu phong, bước chân quen

trường lớp lẽ loi trong nắng hạ

phượng gầy xơ xác rụng cô đơn .."

Ngày trở lại  nơi chôn nhau cắt rún mà sao hồn thê thiết như sắp chia ly. Và càng dắng cay hơn nữa khi trở về quê xưa cũng chẳng biết để làm gì, trong lúc đất nước, đang đắm chìm trong vùng địch đóng. Dù sao thì đây cũng là quê mình, nên phải về, cho dù chẳng còn những giọt nước mắt muộn màng, để khóc cho một cuộc tình chỉ còn âm vọng mênh mang của một tiếng lòng câm lặng. Vì chốn đó, vẫn còn có vòng tay ôm siết của mẹ hiền và những ánh mắt của bạn bè đồng chung cảnh ngộ,nên đã làm cho trái tim đơn bớt quặn thắt, khi vắng bóng một hình ảnh mong chờ.

Càng gần tới nhà, lòng càng buồn hơn, nhất là băng qua cầu Trần Hưng Đạo trên sông Cà Ty, nhìn xuống dòng nước chảy nao nao, lại càng hắt hiu thảm nảo, đúng như tâm trạng của một tác giả nào đó,đã thổ lộ trong bài cổ thi càng đoc càng thêm đứt ruột.

" Nhật hạ Hoài Hà, phi cổ vũ

Trùng lai giang tả, cánh hà niên.

Qua khỏi sông Hoài, đâu chốn cũ "

Năm nào về lại bến sông xưa .

Hỡi ơi vựợt hàng trăm cây số về quê hương, để đợi chờ định mệnh, bằng những ly rượu đế cháy hồn Ước mơ làm lại cuộc đời của một người dân bình thường sau mùa chinh chiến, đã bị chìm lắp trong hận thù trước mặt,nay nhớ lại nhiều lúc cứ tưởng đó là chuyện cổ tích hoang đường. Phan Thiết lúc đó, không hiểu tình cờ hay số mệnh, mà dường như tất cả các loài hương đều rủ nhau đi trốn. Những còn đường khắp phố, buổi trước thơm hoa, nay chỉ còn đầy lá gió và những  đám mây bồng lãng đãng in bóng trên mặt nước sông Mường. Những tà áo trắng trinh nguyên của bọn học trò trai gái thời nào, cũng đả tan về đâu trong nỗi sầu thiên cổ.

Người cứ ngậm ngùi nhìn người trong thương nhớ, mộng hoài qua những giấc chiêm bao. Nhưng cuộc đời ơi, hãy cho tôi xin làm một cánh chim đơn của Thomas Wolfe, một Thôi Hộ đi tìm ' đào hoa y cựu tiếu đông phong', sau bao tháng năm mòn mỏi dặm đường, buồn sầu vì tình yêu khổ lụy, ngậm ngùi với cay đắng đam mê và chết khựng trong buổi hồi cư hòa bình, trước những thương nhớ ngọt ngào của ảnh hình bất chợt .

Em yêu quý, người con gái học trò ngày xưa, nhiều năm thướt tha trong ta, qua tà aó dài đầy thách thức hồn trai, hình bóng ấy nay chẳng biết đã phiêu bạt về đâu mà sao nở lưu lại màu hoa đào thời gian như đang cười tươi với gió. Phan Thiết muôn đời chẳng có gió đông mà hồn cứ buốt cóng, lại thèm lại nhớ và bâng khuâng mong đợi với em đi lại trên những con đường tình tự đầy hàng vông gốc phượng, bao giờ cũng dang tay chào đón đôi mình.

Thương cho ai bao năm biệt xứ nơi chân trời góc biển, buồn nhớ về những ngày mưa đêm lạnh, những cơn mưa mây lất phất thường thấy trên con đường quan lộ từ thành Phan ra xứ bắc. Bình Thuận quê tôi có chuyện lạ đời là tháng chín tháng mười, trời đất luôn mù mịt, làm như sắp hay đang nổi mưa. Thế rồi có mưa thật nhưng là những cơn mưa không có nước, mà chỉ có khói có sương. Rồi có lúc trời đang nắng chang chang, bổng đổ trận mưa nắng đầy nước. Nhưng dù thế nào chăng nửa, thì buổi đó, trời mưa là mỗi dịp gió núi về chớm lạnh, để ta làm thơ tình yêu, mượn hoa rừng kết vào đôi mắt chan chứa của người con gái ra đường lúc nào cũng quàng chiếc khăn voan trên cổ, khiến cho hồn trai cứ thấp thỏm rẩy run, lâng lâng thèm muốn một chiếc hôn đầu đời trên làn da trắng cao ba ngấn đó.

Bước đời đã đưa ta qua trăm nẻo đường xa lạ nên buồn là chuyện bình thường nhưng nay đã đứng trên quê hương, đã gặp lại những thân thương bè bạn, dù chỉ còn dăm ba đứa, mà sao cũng vẫn thấy buồn.

'Une seule être vous manque et tout est dépeuple (Lamartin)

  Odeur du temps brin de bruyere

 Et souviens-toi que je t'attends (L'adieu-Appolinaire)

tỉnh nhỏ ngày đi, ta nhìn nhau tha thiết như sợ mất thời tuổi mộng mơ. Nay gió bấc đã về tiêu sơ tan tác, chiều tàn với tiếng chim xưa, tiếng chim tha thiết nhưng buồn lắm hở em, khiến cho ta phải nhớ về một dòng sông nước mắt.

Phố phường tấp nập người đi nhưng vắng một người, khiến tất cả thành hoang liêu cổ độ. Cuộc đời qua bao nỗi phải chăng để rồi kết thúc trong sầu muộn, dưới bóng trăng suông mênh mông vàng úa. Thời gian trôi qua nhưng tôi vẫn còn ở lại, em cũng vậy dù đã mông mênh nhưng ở trong sâu thẳm của ngỏ đời, hình ảnh mái tóc thề đen dài miên trường vẫn nhu níu thời gian ở lại. Xin cảm tạ Bình Thuận, xin cảm ơn Phan Thiết, cảm ơn cuộc đời đã chia xẻ nhau những buồn vui quá khứ nhưng đã cất giữ giùm tôi tất cả , một thời kỷ niệm gần như nguyên vẹn trên chốn quê hương.Và chúng ta hãy dắt nhau tìm về xóm cũ. Có phải là tiếng gió reo ở một nơi nào đó trên những nẻo đường Bình Thuận "một khúc tình ca não nuột, dường như đã lẩn khuất đâu đó sau lớp bụi mờ thời gian, nằm sâu trong mấy tầng ký ức và tan vỡ rơi vãi sao mà quá tội nghiệp, phủ phàng.

 Chiêm bao hay mộng mị đang trở về đâu đó trên quê hương những ngày ấm yên thanh bình tuổi nhỏ của Phan Thiết, Bình Thuận, có tiếng chim hót gọi đàn ban mai, rồi mùi thơm khô rạ mới, thoang thoảng nhẹ nhàng, theo gió xa đưa từ những bông lúa vàng mới ngậm sữa, trong các nương ruộng xanh ngắt bên vệ đường. Chiều thơ êm đềm nơi xóm biển, ngắm nhìn mấy cánh diều cao vút, bên tai rộn tiếng hò kéo neo của hàng hàng lớp lóp ghe lưới, đang từ khơi xa trở về. Ngoài kia mùa thu tựu trường đang chực chờ. Ở đây ta một mình nhắp chén rượu, vọng theo tiếng đờn tỳ bà khoan nhặt, mà thấy như đắng cay đang chất ngất trên môi, trong mắt, khi ôm quê hương, kỹ niệm, bạn bè.

' Trong tim ai cũng có một dòng sông' của thời thơ ấu nơi quê hương êm đềm. Trong tôi, dòng sông Cà Ty nho nhỏ nép giữa đôi bờ phố thị, lưa thưa có những hàng phượng thắm và đôi dãy nhà chồ,buồn vui theo con nước lớn ròng êm đềm xuôi ngược dưới mấy nhịp cầu quan lắt lẻo soi bóng trong tim. Nơi này tôi sinh và lớn lên bên dòng sông quê hương yêu quý với bao nhiêu quá khứ hằng hằng, nó là con sông tôi tắm mát thời tuổi trẻ và cũng là nơi chốn tôi hát trong buổi trở về, là dòng sửa mẹ thơm tho ngọt ngào, là da thịt, máu tim và bến đợi. Nay mẹ cha, anh em, bè bạn đã ngủ yên trên miền đất không xa dòng sông tuổi thơ. Thôi hãy mặc cho dòng nước ròng lớn, đôi bờ bồi lở biển dâu, sông muôn đời vẫn như người mẹ hiền một đời tận tụy vì đứa con hư.Nó vẫn theo ta viễn miên trường hận, làm cho ta cứ khóc theo con nước hờ hững chảy giữa đôi bờ.

Tất cả cũng chỉ là lịch sử của ba trăm năm Bình Thuận, câu chuyện thần kỳ của một vùng đất cô tịch cọp ma, mà người Chiêm dùng làm trái độn giữa hai biên cương Chàm va Chân Lạp, nơi có bước vua đi và những triều đại dấy lên rồi tàn lụn. Ngai cao cuối cùng chỉ còn lưu lại những đền, tháp tắm thời gian mà cười với gió bên đường. Từ cuối thế kỷ XVII vào năm 1693, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh cùng đoàn quân thủy bộ Đại Việt, dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, sau khi đã vượt qua hơn một trăm năm mươi dặm đường dài, từ phiá bên kia con sông Mai Nương của xứ Panran, qua Paric đại chiến với quân Chiêm tại chiến hào Sông Lũy, tới Ba Giai và cuối cùng dừng quân trên bờ sông Hamulithít. Từ đó miền đất này chính thức thuộc VN nhưng mãi tới năm 1898, Bình Thuận mới là một tỉnh riêng biệt

1-BÌNH THUẬN XƯA, QUA TÀI LIỆU CỦA ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ :

Sau cuộc nam chinh của vua Lê Thánh Tôn  vào năm canh dần 1470, Chiêm Thành  trở nên suy yếu vì lãnh thổ chỉ còn lại có Châu Panduranga, từ bờ nam sông Phan Lang vào tới tỉnh Bình Tuy ngày nay mà thôi. Tháng 8 năm Nhâm Thân 1692, Chiêm Vương là Bà Tranh lại tấn công Dinh Bình Khang nên bị Lệ Tài thần Nguyễn hửu Cảnh đánh đuổi. Chiêm Việt đã giao tranh  ác liệt tại Sông Luỹ nhưng cuối cùng vẫn bại binh. Nhà vua và hoàng gia bị bắt, châu Panduranga được Chúa Nguyễn phúc Chu đổi là Thuận Thành Trấn năm 1693 nhưng loạn lạc vẫn triền miên trên vùng đất mới này, dù Chúa Nguyễn đã khôn khéo bổ con cháu Bà Tranh giữ các chức Khám Ký,Đề đốc, Đề lãnh..để tự cai tri dân mình. Thế nhưng chính sách vổ về trên vẫn vô hiệu và không dập nổi các biến cố chính trị triền miên, vì vậy năm 1697 Chúa Nguyễn bải bỏ Thuận Trấn và thành lập Dinh Bình Thuận. Như vậy tính đển nay, quê hương miền biển mặn đã có trên ba trăm tuổi. Tuy nhiên nhìn lại lịch sử, ta thấy Bình Thuận không được may mắn và hạnh phúc như cái tên hiền hòa mà tiền nhân đã khéo ban cho, vì gần như trong suốt ba thế kỷ qua, luôn thay ngôi đổi chủ, lãnh thổ có lúc bao la bát ngát  rộng nhất nước, khi lại bị thu gọn chỉ từ Cà Ná tới Kê Gà, thậm chí có lúc tên còn bị xóa mất trên bản đồ VN từ năm 1976 cho tới tháng 12-1991. Nhưng cho dù có sao dời vật đổi, người và đất Bình Thuận vẫn luôn gắn bó trong tâm khảm hai tiếng Bình Thuận mà mẹ cha đã ban cho từ phút chào đời. Tuy nhiên dù là người được sinh và lớn lên trên quê hương mình nhưng khi tìm tung tích của vùng đất tổ, cũng cãm thấy thật nhiêu khê, bởi chưng phần lớn sử liệu gần như bị thất lạc trong chiến tranh. Cũng may hiện nay còn sót lại ít sách quý có liên quan tới Bình Thuận như 238 tập Địa bạ mang ký hiệu lưu trữ là DT2 do quan Hộ Bộ là Đào Tri Phú lập ra trong khi thừa lệnh Vua Minh Mạng, làm chuyện đạc điền tại điạ phương vào năm 1836. Ngoài ra còn có bộ Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang nhưng có lẽ đầy đủ và quý báu nhất vẫn là bộ Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc sử Quán Triều Nguyễn biên soạn. Hởi ôi lúc trẻ thì bỏ xứ mà đi vì chiến chinh và loạn lạc, nay muốn quay về nương đất củ, chợt thấy mình nào khác  Hạ Trí Chương ngày xưa bao nhiêu năm trôi nổi quê người, cuối đời trở lại cố hương, để ngậm ngùi  trong cảnh :

"..Thiếu tiển ly gia lão đại hồi.

hương âm vô cải mấn mao tồi

mục đồng tương kiến bất tương thức

tiếu vấn khách tòng hề xứ lai ""

+ BÌNH THUẬN QUA ĐẠI NAM NHẤT TH

Xưa là nước ngoài cõi của Nhật Nam  rồi thuộc đất Chiêm Thành ,năm Nhâm Thân 1693 vua Chiêm là Bà Tranh bị Chưởng cơ Nguyễn hửu Kính đánh bại, Hiển Tông Hiến Minh hoàng đế Nguyễn phúc Chu lấy đất Chiêm Thành đổi thành Thuận Trấn. Năm Đinh sửu  1697 đặt Dinh Bình Thuận, lấy đất phía tây Phan Rang lập hai huyện Yên Phúc và Hoà Đa thuộc Dinh, ngoài ra còn thống thuộc 4 Đạo Phan Rang, Phan Thiết, Ma ly và Phố Hải. Đời Duệ Tông Hiếu định hoàng đế Nguyễn phúc Thuần vào năm 1773, Tây Sơn chiếm Bình Thuận nhưng tới năm Quý sửu 1793 ,Thế tổ Cao Hoàng Đế Nguyễn phúc Ánh lại khôi phục được đất cũ.

Căn cứ theo thiên văn, đất Bình Thuận  thuộc khu vực sao Dực, sao Chẩn và sao Thuần Vĩ. Về địa giới phía đông  giáp Huyện Vĩnh Xương tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp Huyện Tân Bình tỉnh Biên Hòa, phía đông sát biển, phía tây bao gồm các Man động, nằm cách Kinh thành  Huế hơn 1311 dặm. Bình Thuận xưa có chiều dài hơn 400 dặm, phía bắc ven núi, phía nam sát biển, địa thế chật hẹp.Danh sơn có núi Mũi Diên, Hương Ấn, các sông lớn bao gồm sông Mai Nương, Kỳ Xuyên, Phố Hải, Phan Thiết. Về đường bộ có núi Ô Cam ngăn chận, về đường biển thì có Mũi Diên . Phía tây bắc có lập đồn binh trên núi La Thô và Thị Linh để kiểm soát người Man qua lại. Phan Thiết, Phú Hài thuở đó cũng được coi là chốn đô hội nhỏ . Về khí hậu nóng nực, khô ráo, mưa nhiều về mùa hạ mùa thu. Vào mùa đông tiết trời hơi lạnh, tháng 3-4 có gió nam, tháng 8-9 có gió bấc tường gây bão tố, nên tại đây đã phát sinh câu ngạn ngữ :" tháng chín thì nín bán buôn ". Nghề nông một năm một vụ, bắt đầu gieo trồng vào cuối hạ đầu thu và gặt hái vào mùa đông.

- Sông-Núi trong Tỉnh Bình Thuận :

Tỉnh có nhiều núi sông như  núi MŨI DIÊN còn gọi là Diên Chũy về phía đông nam Huyện Tuy Phong, chân núi có 9 khúc trông giống các ngón tay, núi nằm thọc ra biển, chia dòng nước thành hai hướng chảy xiết rất nguy hiểm cho ghe thuyền qua lại. Phía nam có đầm Vũng Diên, tàu thuyền có thể vào tránh gío. Được liệt vào hàng danh sơn, ghi vào điển thờ năm Tự Đức thứ 13. Núi TRÀ NA ở phía đông Huyện, bên đường Trạm, đỉnh núi nhọn như lưởi gươm. Núi Ô CAM ở phía đông nam huyện Tuy Phong, là chiến trường giữa chương cơ Tống phước Hòa và Tây Sơn. Chung quanh còn có nhiều núi như Trà Vân, La Bá, Cô Sơn, Phú Điền, Thuận Long, Tân Chỉnh, Điện  Sơn, Chu Đế, Húc Lam, Tà Bôn, Lương Giang, Xích Sa đều thuộc huyện Tuy Phong.Núi HỎA DIỆM ở phiá bắc huyện gồm một rặng , bốn mùa nóng như thiêu đốt, làm cỏ cháy, đêm ngày rực sáng ánh lửa. Núi LAI SƠN về phiá tây huyện Yên Phước, không cao lắm, trên núi có nhiều  cây du lai. Bao quanh núi còn có nhiều núi khác như Ỷ Sơn, Tô Mân, Nhĩ Sơn, Trường Sơn, Ông, Cháng, Khánh Nhân, Khan Dụ, Cà Cu.

Phiá bắc có đầm Hương Cựu và các núi Bình Thiên, Ni cô, Bà Tu, Dư Khánh, Mậu Trường, Bốc Liệt. Núi TÀ TRÚ ở phiá tây huyện, nơi phát nguồn sông Mai Nương.Núi HƯƠNG ẤN phía tây huyện Hòa Đa, có bệ đá thờ thần Dương Tu và phu nhân, quanh núi có ao cá, đầm sâu và hang đá.Núi Ỷ LA ở mặt sau tỉnh thành Bình Thuận laị có gò XÍCH THỔ, ác ghe thuyền xuôi ngược từ Vị Nê đến La Gàn đều phải qua, bên núi có giếng Hàm Rồng, nước trong mà ngọt, từ thời Tự Đức thứ 12, đã có đồn binh đóng tại đây. Núi TĨNH HÀM trên có chùa Bàn Thạch. Núi TĨNH LÊ sát bãi biển trên núi có nhiều trái lê, trước kia có lập đài phong hỏa. Núi VỊ NÊ  ở phía tạy nam huyện Hoà Đa, giữa động cát nổi lên  thành ghềnh đá gọi là mũi VỊ NÊ, phía nam có vũng thuyền bè vào đậu tránh gió, phía đông có Hòn Lao lập điếm canh. Kế bên có các núi Tà Bông, Lô Tô, Mụ Đặng, Giảm Trạng,La Thô, Cà Tung..Núi ĐÀN LINH ở thượng đạo Phú Hài huyện Tuy Lý. Núi PHỐ CHIÊM ở cực giới phía tây huyện,xung quanh có đồng bằng rộng , xưa là xứ Phố Chăm của người  Man Đê Ba Vò.

Núi CẨM KÊ ở phiá nam huyện, kề biển, phía ngoài có hòn Kê Gà. Núi Long Thịnh ở phía tây huyện , thôn Long Thịnh gần có núi Tà Bôn. Núi VẬT THĂNG gần trạm, phía nam huyện, giữa Long Vĩnh và La Gàn, kế bãi biển. Tương truyền Phiên vương Thuận Trấn cứ 7 năm thì đến đây một lần để trai giới  và cầu thọ. BA ĐỘNG nằm ở phía tây Trạm , động toàn cát trắng mênh mông vô tận, động thứ nhất cao 12 trượng 5 thước, động thứ hai cao 10 trượng và động thứ ba cao 7 trượng 5 thước.. Giữa có hai cái bầu nước ngọt, có miếu thờ . Đảo THUẬN TỈNH nằm ngoài biển Tuy Phong, gồm 11 thôn có người ở đông đức, mỗi năm biệt cống thuế vải, trên đảo có thổ hào chỉ huy..

Đảo THIÊN Y còn gọi là đảo Bà nằm về phía đông huyện Tuy Lý, trên có miểu thờ tượng đá của Thiên Y thần bà.HÒN CHONG ngoài biển huyện Yên Phước. HÒN CAU cách bờ Long Vỉnh huyện Tuy Phong chừng 15 dặm. GHỀNH ĐÁ phía nam huyện Tuy Lý là nơi đường Trạm qua, sát biển thường bị trở ngại khi nước lên.. Ngoài ra khắp tỉnh còn có nhiều rừng như rừng TANG DU ở Yên Phước nhiều voi cọp, rừng BÒ ở Tuy Phong xưa là chổ người Chàm nuôi bò. Ở Hoà Đa có rừng Bình Nhẫn nhiều thú dử nhất là cọp, về phí tây là rừng Nghi Trang có đường mòn di Dã Dương tới gò Ta Cai Gia riêng rừng KHE LỚN ở Tuy Lý đầy ác thú không ai dám bén mảng.

Về các sông lớn có sông MAI NƯƠNG hay Phan Rang , Mai Lang ở phía bắc huyện Yên Phước từ trong Sách Man chảy ra, sau đó chia thành nhiều nhánh như Cai Gia, Tà Thang, Tà Na Sũng rời hợp lưu với sông Ma Bố tại An Hoà chảy ra biển Phan Rang. Sông này cũng là ranh giới thiên giữa hai châu Kauthara và Panduranga và là biên giới của Chiêm Thành cùng Đại Việt trước năm 1693. SÔNG RÒN ở phiá nam Tuy Phong ra biển tại cửa Ròn. Sông LONG VĨNH phát nguồn từ Khe Cạn chảy ra cửa Long Vĩnh.

 Sông PHAN RÍ phía nam huyện Hoà Đa  phát nguồn từ Man động, qua thành Lủy làm Sông Lũy rồi phân nhánh làm sông Kỳ Xuyên và chảy ra cửa Phan Rí. Sông này trước năm 1693 được vua Bà Tranh xây thành lủy  nay dấu củ vẫn cỏn.Trong chiến cuộc giữa chúa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, quân Tôn thất Hội của Chúa Nguyễn  và quân cuả Lê Trung-Tây Sơn kịch chiến tại đây. Sông PHỐ HÀI phía nam huyện Tuy Lý  phát nguyên từ Mỹ Sơn Man động, chảy qua Tầm Hưng, Phú Long và ra cửa Phố Hải.

 Sông PHAN THIẾT từ Man động chảy qua Phú Hội, ban đầu có tên là sông BÀO LÂN, tới thôn Phú Tài hợp lưu với một nhánh từ bến Bình Tân đến cầu Minh Lâm và chảy ra biển Đức Thắng, Phan Thiết.

 Sông MA LÝ phát nguyên phía tây nam huyện có hợp lưu tại núi Tà Cú, rồi cùng chảy ra biển tại phường Tân Quý. Sông PHỐ CHIÊM ở cực giới tây bắc huyện, sau khi chảy qua huyện phân nhánh vào sông La Nha ở Biên Hòa. Sông LA DI phát nguyên tại động Man xứ Bồn Bồn ra củaLa Di. Sông Phù Mi từ núi Phù Trì chảy ra Thắng Hải và cửa Phù Mi.. Tóm lại các sông tại Bình thuận đều ngắn, ghe thuyền chỉ có thể đậu ở cửa sông vàm biển, không thể ngược lên thượng nguồn. Ngoài ta khắp tỉnh còn có nhiều hồ lớn như hồ , khe và bầu lớn như khe Kiên Kiền tại Yên Phước, khe Tà Lao ở Ma Lí, Khe nóng ở thượng đạo Ma Lí, Bầu Trằng tại Ba Động, Hồ Đá, hồ Đăng ở Tuy Lý.

- Tỉnh Thành Phủ Huyện :

Tỉnh Thành Bình Thuận : Đắp bằng đất có chu vi 250 trượng, có 4 cửa, chung quanh là hào rộng 4 trượng. Thành ở xã Xuân An huyện Hòa Đa. Thành này được xây từ đời vua Gia Long ở xã Thanh Tu, đời vua Minh Mạng thứ 18, thành được đời về khu vực nằm giữa ba xã Đông An, Thụy Giang và Hòa An. Thành hiện tại xây đời vua Tự Đức thứ 12 và đến năm thứ 20 thì xong với bốn cửa thành có mái che.

Thành Phủ Hàm Thuận có chu vi 72 trượng bằng đất, có hào chung quanh, mở 2 cửa. Phủ Hàm Thuận đóng tại thôn Phú Tài  huyện Tuy Lý, được dời từ xã Xuân An , huyện Hòa Đa về đây từ năm Minh Mạng thứ 19.

Lỵ sở Hòa Đa đóng tại thôn Xuân Hội từ năm Tự Đức 19. Thành phủ Ninh Thuận xây năm Minh Mạng thứ 11, tại thôn Kinh Dinh huyện Yên Phước, chu vi 72 trượng có hào bao quanh và Lỵ sở huyện Tuy Phong từ thôn Thái Hòa dời về thôn Vĩnh An năm thứ 16 đời vua Minh Mạng.

 Riêng về các đồn ải dưới thời nhà Nguyễn, qua các danh xưng Bảo và Tấn, gồm có : Bảo THỊ LINH nằm dưới núi Phố Chiêm  phía tây bắc huyện Tuy Lý. Vào năm Tự Đức thứ 10, Phan Trung khởi binh đánh Pháp đã đóng căn cứ tại đồn Giao Hoan trong bảo Thị Linh. Bảo ĐÀN LINH nằm ở thượng đạo Phố Hải. Năm Minh Mạng thứ 4 người Man Cam Tăng làm phản chiếm Bảo nhưng được trấn thủ Nguyễn văn Vĩnh lấy lại.

 Tại thành củ ở Đông An và Thụy Giang, huyện Hòa Đa về sau được biến thành hai Bảo do lãnh binh trấn thủ. Về Tấn có MA VẰN rộng 35 trượng phía đông nam huyện Yên Phước có thủ sở. Tấn PHAN RANG ở phía nam huyện rộng 5 trượng sâu 4 m. Tấn CÀ NÁ ở phía đông huyện Tuy Phong trên có đầm Chỏ chỗ đóng thủ sở, cạnh đó có các Tấn Vũng Dâm, Long Vĩnh .

 Tuy nhiên qui mô hơn thì có Tấn PHAN RÍ  phía nam huyện Hòa Đa rộng 5 trượng  nhưng vào năm Tự Đức 15, tấn vở vì lụt sau đó mở rộng tới 75 trượng, sâu 5 thước. Tấn Phan Rí cũng là nơi đã xãy ra trận thủy chiến giữa Tôn thất Hội của chúa Nguyễn Ánh và đô đốc Hồ văn Chư nhà Tây Sơn. Còn Tấn Phú Hài  phía đông huyện Tuy Lý, rộng 60 trượng 5 thước, từng là nơi Quản đạo đóng nhưng sau đời đi , chỉ còn đặt một Thủ ngự và một Hiệp thủ coi sóc an ninh và thuế má mà thôi. Tấn PHAN THIẾT phía nam huyện rộng 21 trượng , sâu 7 thước, ngoài biển có hòn Cô Dữ, phía tây có Thủ sở nguyên trước là Lỵ Sở. Đây là nơi từng xãy ra nhiều giao trnh giữa Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh trong thời trung hưng. Về phía nam còn có các Tấn MA LY, LA DI và PHÙ MY.

- Phủ Hàm Thuận : Nằm về phía tây nam cách tỉnh thành 130 dặm, phiá đông giáp huyện Tuy Phong thuộc phủ Ninh Thuận, phía tây đến địa giới huyện Phúc Bình tỉnh Biên Hòa, phía đông giáp biển, phía bắc tới động Man , đông tây cách nhau 278 dặm, nam bắc xa 45 dặm, lãnh hai huyện Hòa Đa và Tuy Lý.

- Phủ Ninh THuận : cách tỉnh thành 12 dặm về phía đông bắc, đông là biển, bắc giáp  huyện Vĩnh Xương tỉnh Khánh Hòa, tây và nam giáp phủ Hàm Thuận, đông tây cách nhau 136 dặm, nam bắc  xa 95 dặm, bao gồm hai huyện Yên Phước và Tuy Phong, nguyên là đất thuộc phủ Hàm Thuận được trích chia từ năm Minh Mạng thứ 13. Đời vua Đồng Khánh thứ 4 (1886) đổi thành Đạo Ninh Thuận nhập tỉnh Khánh Hòa nhưng huyện Tuy Phong vẫn thuộc Bình Thuận.

- Nhà Trạm : Từ khi vua Gia Long nhất thống sơn hà, con đường thiên lý tức là quốc lộ 1 ngày nay đã được trùng tu, mở rộng, chạy suốt từ Aỉ Nam Quan cho tới Mũi Cà Mâu và trấn Hà Tiên. Tại Bình Thuận, triều đình đã thiết lập nhiều nhà tram để dịch chuyển công văn, thư từ và cũng là nơi nghĩ chân của các sai nha, quan lại, bưu trạm khi công tác.

Qua tài liệu, ta thấy có các trạm THUẬN LAI ở thôn Nhân Sơn huyện Yên Phước, trạm THUẬN MAI ở  chợ Mai Nương và Đắc Nhân, trạm THUẬN TRÌNH ở thôn Đại Định, trạm THUẬN NƯƠNG ở thôn Cam Tỉnh huyện Tuy Phong, trạm  THUẬN HẢO ở thôn Vĩnh Hảo, trạm THUẬN VÕNG ở xã Cao Hậu, trạm THUẬN PHÚ ở thôn Ninh Phú huyện Hòa Đa, trạm THUẬN ĐỘNG ở thôn Bình Nhân có đường rừng thông với 7 trường trầu không đầu núi, trạm  THUẬN CƯƠNG ở thôn Long Sơn, trạm THUẬN TĨNH ở thôn Lạc Nghiệp, trạm THUẬN PHIÊN ở thôn Tân Phú huyện Tuy Lý, trạm THUẬN LÝ ở xã Toàn Thịnh, trạm THUẬN LÂM ở thôn Văn Kê, trạm THUẬN TRÌNH ở thôn Tân Hoàng, trạm THUẬN PHÚC ở phường Phúc Lộc và trạm THUẬN PHƯƠNG ở thôn Phúc Lộc nằm về cực nam nối với trạm Thuận Biên của tỉnh Biên Hòa. Cũng lưu ý là đường quan lộ củ chạy men theo bờ biển, con đường quốc lộ 1 thời pháp thuộc, khi tới ngã ba Bình Tuy thì bỏ đoạn đuờng củ từ La Di qua Phù My, Long Hải, Vũng Tàu..mà làm con đường mới xuyên rừng lá qua Long Khánh, Biên Hòa tới Sài Gòn như hiện nay.

+ NGƯỜI VÀ SINH HOẠT TẠI BÌNH THUẬN XƯA :

Theo thống kê năm Gia Long thứ 18 số đinh tại Bình Thuận là 9200 và tới thời Tự Đức tăng lên 13.163 người. Về thuế ruộng đất là 39.724 mẫu đóng 32.400 hộc thóc và 38.300 quan tiền với 685 lạng bạc. Về thổ sản thì có vải trắng, sắt chín, sáp ong, kỳ nam, trầm hương, cát lồi, dầu rái, quả nhãn, gổ cẳm văn, mun, cỏ san hô, bôn bôn, đệm trắng, thuận sâm, tầm gửi cây dâu, y di, muối, ngà voi, sừng tê, trâu rừng, anh vũ, chim công, yến sào, nước mắm, cá ướp cá mòi cá thu, cá nục..tất cả các sản phẩm trên đều chịu thuế . Ngoài ra toàn tỉnh có nhiều cá voi, đồi mồi, ốc  tai tượng, sò, tôm hùm, cá, mực, ngựa trâu bò dê và các thú dử. Nhà nông cũng sản xuất nhiều lúa, ngô, đậu và trái cây.

Người Bình Thuận xưa tánh tình chất phác, sĩ nông thì ít còn đa số làm đủ mọi nghề, kinh thổ ở lẫn lộn, đi lại dùng xe trâu, vì đất ruộng ít nên người sống ven biển nhiều , thương maị phát đạt nhưng kỹ nghệ bách công không được tinh xảo mấy ngoại trừ nghề làm biển và muối mắm cổ truyền . Trong năm có nhiều lễ tiết, ưa mê tín dị đoan , ngày tết có tục cởi ngựa uống rượu làm vui.

Về giáo dục, thời vua Minh Mạng đã có các trường học tại phủ Bình Thuận, phủ Hàm Thuận, huyện Hòa Đa và huyện Tuy Phong. Triều đình cũng đã lập nhiều chợ búa tại nơi có dân chúng đông đúc như chợ MAI NƯƠNG ở  huyện Yên Phước, quanh vùng còn có các chợ Thị Ni, Kinh Dinh, Phan Nương. Tại Hòa Đa có chợ NGÂN GIANG và các chợ nhỏ như Cam Hải, Liêm Công, Tăng Long. Trong huyện Tuy Phong có chợ lớn  LONG HƯƠNG và chợ Vĩnh Giang. Tại huyện Tuy Lý, ngoài chợ chính ở PHỐ HẢI còn có các chợ Tân Hội và Long Khê.

Trên đường quan lộ lúc đó cũng có nhiều đò cầu như Bến Mai Nương, Kỳ Xuyên, cầu Vĩnh Hảo, Thanh Tu. Trong huyện Tuy Lý có các cầu Tân Phú, Đức Thắng, Sơn thủy, La Giang, Đông Phái, Tân Quý, Phước Hải và Phù My. Thời đó cũng đã có nhiều đập như Mai Nương, Nha Trịnh ở Ninh Thuận và đập Đồng Mới tại Hòa Đa.

Trong tỉnh cũng có nhiều đền miếu và chùa do người thổ và kinh xây dựng nhưng xưa nhất là chùa Bảo Sơn ở núi Bảo Sơn, Tuy Phong . Đầu đời trung hưng, Thế tổ Gia Long đến viếng ban biển ngạch. Ngoài ra khắp tỉnh huyện còn lập  Đàn Xã tắc,Tiên Nông, Sơn Xuyên, Văn Miếu, Miếu Hội đồng, Thần Nông, Nam Hải, đền Thiên Hậu và nhiều đền tháp của vua chúa Chiêm Thành.

+ NHÂN VẬT CHÍ BÌNH THUẬN :

Tỉnh Bình Thuận tuy mới thành lập chừng ba thế kỷ nhưng theo tài liệu từ ĐNNTC ta mới biết  quê hương cũng có rất nhiều nhân vật chí nổi danh trước các tiên hiền như Bùi Hàng, Cao Hành, Ưng Chiếm,Tống Hưng Nho, Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Thông, Phan Trung, Trần Thiện Chánh, Trương Gia Hội..và sau này được nối tiếp bởi Vũ Anh Khanh, Trần Thiện Thanh.. và nhiều tài danh khác không kể hết.

Qua sử liệu ta thấy có  NGUYỄN ĐĂNG HỰU người huyện Hòa Đa tài kiêm văn vỏ, từng giữ chức  Cai Cơ, Ký Lục tại Phiên trấn, sau thăng tới chức Binh bộ thượng thư và hưu trí. Đầu đời Minh Mạng, ông làm cố vấn cho tri phủ Bình Thuận là To Trần với những lời khuyên vàng ngọc như muốn yêu dân phải trị bọn lại dịch hung tàn. Năm 80 tuổi được mời về kinh mừng lễ lục tuần của Tuyên nhân hoàng thái hậu, sau đó ngã bệnh mất, được thụy phong Hiệp Biên Đại Học Sĩ.

VŨ VĂN LÂN từng theo phò Nguyễn Ánh ở Vọng Các, Xiêm La, làm tới chức  Khâm sai  Nội chưởng cơ, trấn thũ Bình Thuận và mất tại đây. NGUYỄN VĂN TẠI người Bình Thuận, theo chúa Nguyễn Ánh đánh giặc có công, giữ chức Khâm sai cai cơ, chết tại trận Qui Nhơn, được lập đền thờ ở đền Biểu Trung. PHAN TIẾN TUẤN người huyện Tuy Lý, làm Hàm lâm viện đầu đời trung hưng, rồi về coi đạo Phố Hải, chết tại Nghệ An khi đang giữ chức Tham Hiệp đời vua Gia Long. ĐẶNG ĐỨC THUẬT người huyện Yên Phước, được vua Gia Long ban chức Giám Nghị được nhà vua yêu dùng vì tánh tình cương trực. Lúc còn tại Gia Định được Trịnh hoài Đức,Ngô nhân Tịnh, Lê quang Định và Nguyễn Hương coi trọng như thầy Võ Trường Toản, sau chết trên đường tòng chinh. NGUYỄN HƯƠNG người Bình Thuận , văn hay chữ tốt, thi phú làu thông bạn với  các anh hùng Gia Định, giữ chức Hàn lâm viện thị thư nhưng vì không thích đua đòi danh lợi, nên từ quan và chết tại quê nhà. NGUYỂN NHƯỢC SƠN người Yên Phước, đời Minh Mạng làm Hàn lâm viện điển bạ, trải qua ba đời vua, tánh tình hào phóng, trung trực nên con đường hoạn lộ ba chìm bảy nổi như Nguyễn cộng Trứ, từng giữ Bố Chánh Thanh Hóa, Án Sát Nghệ An. BÙI TĂNG HUY đậu hương cống tại Gia Định, đời vua Minh Mạng làm Phủ Doản Thừa Thiên sau thăng Bố Chánh Cao Bằng. Năm Minh Mạng thứ 14, Nông văn Vân làm phản vây thành, Ông cùng với Án sát Phạm đình Trạc, Lãnh binh Lạng Sơn Phạm văn Lược tử tiết, sau được vua truy phong Tham Tri Lễ Bộ, thờ ở Đền Tam Trung.

NGUYỄN NHƯỢC THỊ con gái Bố Chánh Nguyễn nhược Sơn , sinh năm 1830 và mất 1909 tên thật là Nguyễn thị Bích, tự Lam Hoàng, người Yên Phước Bình Thuận, tác giả tập Loan Dư Hạnh Thục hay HẠNH THỤC CA, kể lại binh biến ở Huế năm 1885 sau đó vua Hàm Nghi xuất bôn xuống hịch Cần vương, mở đầu cuộc kháng Pháp cả nước. Nổi tiếng văn hay chữ tốt ngay khi còn nhỏ, năm 19 tuổi tiến cung được vua Tự Đức phong chức Thượng Nghị Viên Sư, sau đó là Tài Nhân, Mỹ Nhân và Quý Nhân vào năm 1860. Đời Tự Đức 21 được ban tặng chức Tiệp Dư, là thầy của các vua Kiến Phước và Đồng Khánh. Đời vua Thành Thái thứ 3 (1892) được phong Tam Gia Lễ Tân và mất năm Duy Tân thứ 3, 1909 thọ 80 tuổi.

 Ngoài ta tại Bình Thuận còn có NGUYỄN VĂN LIỄU, mồ côi cha lúc 8 tuổi, thờ mẹ có hiếu. Khi mẹ qua đời, ông làm lều coi mộ mẹ suốt 3 năm, được vua Minh Mạng biểu dưởng và khen tặng.

2-BÌNH THUẬN XƯA VÀ NAY:                              

Ai về Phan Thiết xưa nay, dù có dùng đường nào chăng nửa, thì cũng ngang qua hay nhìn thấy từ chân mây, hai ngọn núi nổi danh Tà Dôn, Tà Cú. Đó là những dấu ấn mà tuổi thanh xuân tôi đã bao lần qua lại. Bình Thuận là một tỉnh thành tôi đã sinh ra, ở đó tới khi tuổi lớn khôn mới phải xa kìa, vậy mà cũng đã mấy chục năm rồi đó. Vì vậy niềm nhớ Phan Thiết trong tôi, cũng khắng khít như nhớ đến một người tình, người mẹ hay bè bạn qua những bước thăng trầm.

Bình Thuận vẫn trẻ, nếu so với cái tuổi 300 ở trong mấy ngàn năm tuổi đời của non nước và dân tộc Hồng Lạc. Nơi này từ trước tới giờ, chẳng thấy ai phân biệt người Chàm, Thượng, Hoa, Nam Trung hay Bắc Việt. Mọi người tới đây để lập nghiệp hay là sống tạm trong thời chinh chiến, giống như các bậc tiền bối Nguyễn Thông, Trần Thiện Chánh, Trà Quý Bình, Hồ Tá Bang..sau đó có Lê Hương, Lê Quang Nghiêm, Kim Tuấn, Phương Đài, Đào văn Bình, thậm chí những Phan Bái, Đinh Xuân Dũng, Phạm Ngọc Cửu, Nguyễn Quốc Trường, Cát Ngọc Giao và Ngô Tấn Nghĩa..qua một thời gian tạm sống, rồi cứ ngỡ mình sinh ra ở đây và không biết lúc nào cũng tự nhận mình là người Bình Thuận.

Cách đây hơn ba trăm năm hay ngay bây giờ, cái phong cách bản địa của quê tôi, dường như chẳng thấy gì thay đổi. Tất cả vẫn ăn nói tự nhiên, hề hà dễ dãi nhưng thắm đượm tính chân thật , không dàn dựng dối trá. Họ dù là người nào chăng nửa, trí thức, bạn biển, nhà quê, phu xe làm công khuân vác, tất cả luôn lấy nụ cười để làm tươi cuộc đời. Bình Thuận là vùng đất mới, cửa ngỏ đầu tiên mà lưu dân Đại Việt từ các tỉnh miền Trung đổ xô về Sài Gòn và miền châu thổ sông Cửu Long.

Đây là nơi hội tụ của nhiều vùng đất nước, cộng vào đó là thổ ngữ địa phương, dù rằng ngôn ngữ chính vẫn là tiếng Việt. Tóm lại tiếng nói của người Bình Thuận là thổ ngữ trung gian chuyên tiếp giữa miền Trung và miền Nam, gần giống như tiếng Sài Gòn, chỉ khác ở ngữ điệu nên có thể nhận biết một cách dễ dàng. Theo các nhà nghiên cứu. thì tiếng nói là phãn ảnh địa lý, văn hóa xã hội. Tỉnh Bình Thuận không có nhiều sông rạch như miền Nam, nhưng trái lại các thị trấn, xóm làng và ngay cả thành phố Phan Thiết, La Gi, Mũi Né, Phan Rí, Long Hương..đều nằm sát bờ biển và sinh hoạt chính của dân chúng cũng gần như gắn liền với biển, cho nên kho tàng ngôn ngữ bản địa rất giàu những từ vựng chỉ biển sóng, thủy tộc.

.Khắp nơi vườn ruộng xanh ngắt một màu, trên sông dưới bến thuyền bè đậu kín sông bến, đó cũng là kết quả mồ hôi máu mắt, của bao thế hệ cha ông ta, từ miền ngoài vào khai phá một vùng đất, nổi tiếng nhất nước nhờ MA. Do trên bản chất của người Bình Thuận-Phan Thiết cũng là tính cách của những lưu dân từ miệt ngoài tới khai phá đất đai, cho nên không ai ngạc nhiên trong cái ngôn ngữ xô bồ, phân biệt nhà quê hay kẻ chợ hoặc bạn biển..Tình tự hơn nửa là cách xưng hô trong gia đình, giữa vợ chồng con cái, trí thức hay bình dân, vừa đơn giản không màu mè qua cái danh từ ông hay bà xã, hoặc người trên gọi kẻ dưới trong gia đình là thằng hay coon một cách rất là thân mật.

Nói chung tiếng Việt hiện nay có 4 vùng chính Bắc Việt, Bắc Trung Việt, Nam Trung Việt và Nam Việt. Hà Nội và Sài Gòn tiêu biểu cho hai miền Nam Bắc VN, vì tiếng nói của hai vùng này có nhiều khác biệt về ngữ âm và từ vựng, riêng ngữ pháp không khác nhau là mấy. Bình Thuận được coi như là vùng chuyển tiếp, giữa ngữ âm miền Nam Trung phần và Nam phần, nên giọng điệu nhẹ nhàng, gần như tiếng nói của người Sài Gòn, ngoại trừ miền đảo Phú Quý

Hamulithit nay là Phan Thiết, lúc đó chỉ là một dải đất trũng nầm giữa rừng núi chập chùng sát biển Đông, với những đồi cát vàng trắng chập chùng nối dài chạy dài từ mũi Cà Ná vào tận Cù My, giáp ranh với mũi Phước Hải tỉnh Phước Tuy. Sông Mường Mán hay còn gọi là sông Cà Ty, một dòng sông xanh mờ non núi, chảy từ rặng núi Ông trong rặng Trường Sơn, lượn quanh giữa những đồi núi, vườn cây sum sê cây trái thuộc quận Tánh Linh và Hàm Thuận. Sông lúc đó giống như một con rắn dài trườn giữa hai bờ mọc đầy những cụm bần, mắm, lau sậy um tùm. Tất cả đều hoang sơ cô tịch, đó đây có một vài thôn xóm quạnh hiu, nằm lẻ loi như ngôi tháp Chàm cổ, đứng trên ngọn đồi cát gió ở phía bắc. Đất rộng người không có bao nhiêu vì, người Chàm đã bỏ đi sâu vào tận các buôn làng ở biên giới hay miền tây, khi thấy đoàn quân Đại Việt của Nguyễn Hữu Cảnh hiện diện, trong lúc sát bờ, cá bơi lội dầy đặc trên mắt nước vì chẳng có ai khai thác tự lâu đời.

Cũng kể từ đó, cái tên Phan Thiết ra đời và đất Bình Thuận, còn được gọi là Tam Phan bao gồm Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết. Danh từ Tam Phan được nhắc nhớ nhiều trong văn chương, thư tích cổ :

' Lịch lịch Tam Phan, hổ báo tùng' ( Nguyễn Thông).

'Tam Phan tòng thử kiến bang bình ' ( Nguyễn Xuân Ôn).

'Tam Phan phong vũ trệ chinh bào' (Phan Chu Trinh).

Từ sau năm 1693, khi Đại Việt gần như ổn định được chủ quyền tạm thời tại châu Panduranga, tức Thuận Thành trấn, cho nên đã có một số lưu dân từ Thanh Hoá vào tới các tỉnh Nam Ngải Bình Phú, tới Bình Thuận kể cả đảo Phú Quý lập nghiệp. Theo các gia phả của người Bình Thuận hiện còn lưu giữ, lúc đó có tới 50 tộc người Kinh, từ miệt ngoài vào lập nghiệp đầu tiên trên đảo Phú Quý, rồi vào đất liền. Các ho Huỳnh, Lê, Phạm..gốc Quảng Nam được coi là thành công nhất trên mọi lĩnh vực, con cháu nối tiếp nhiều đời rất hiển hách, có danh phận trong xã hội Bình Thuận. Tiếc thay sau tháng 4-1975, VC vào tiếp thu và cướp bốc, tàn phá tất cả những cơ nghiệp mà tổ tiên chúng ta đã cực khổ xây dựng suốt ba trăm năm qua.

Theo các tài liệu còn lưu trữ, buổi đầu hầu như không có làng xóm gì . Mọi người cùng tỉnh thường sống quây quần với nhau thành một xóm nhỏ, cất lều trại sơ sài dọc theo bờ biển hay ven sông và sau đó theo thời gian mới thành thôn xã. Là tỉnh mới nên Bình Thuận có dân số rất thưa thớt, cho mãi tới năm 1931 mà dân số toàn tỉnh, gồm thị xã Phan Thiết, hai phủ Hàm Thuận với bốn huyện Tuy Phong, Phan Lý Chàm, Hàm Tân và Tánh Linh. Theo thống kê , tỉnh lúc đó 209 làng nhưng dân số chỉ mới 107.452 người. Tóm lại một cách mơ hồ đại khái, niên lịch 1693 là cái mốc thời gian nước Chiêm Thành mất, châu Panduranga đổi tên là Thuận Trấn và được chúa Nguyễn Phúc Chu, giao cho Kế Bà Tử làm Phiên Vương cai trị dân mình, giống như địa vị của Vua Lửa và Vua Nước trên cao nguyên Trung Phần trước kia.

Ngoài chiến tranh và thù hận, Bình Thuận còn là nơi cay nghiệt cuộc đời. Có hiểu thấu lịch sử, ta mới cảm thông được hoàn cảnh và số phận chỉ mành treo chuông của tiền nhân buổi đó, họ sống không tên tuổi, bấp bênh nổi trôi giữa cơn sóng dữ hận thù, do chính người Việt trong các phe phái tự giết lẫn nhau, rồi níu kéo thêm người Chàm và Thượng vào trong vòng khổ hận. Đọc lại hồi ký Indochine Francaise Souvenir của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902), kể chuyện cọp  ma tại vùng Khánh Hòa-Bình Thuận, đầu thế kỷ XX mà thêm ngao ngán, khi tưởng tới vùng đất hoang phế buổi trước, lúc Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh cùng đoàn quân Đại Việt dừng quân trên bãi vắng cạnh con sông của xóm Chàm cô lẽ vài ba mái ra, tại Humalithit.

Đã có gì cho người Đại Việt khi họ nam tiến trên đất Chiêm lẩn Chân Lạp. Tất cả đều là cõi hoang vu, mộ địa, chỉ có rừng nuí, sông lạch, đầm lầy ' dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um' và ' chim trời cá nước', ai bắt được thì người đó hưởng, đó cũng là lẽ công bằng và là định luật sinh tồn của con người. Riêng đất đai vùng tam Phan, tới nay cũng vẫn còn được coi là miền khô hạn nhất VN và Đông Nam Á. Ở đây, trước mặt có biển khơi cuồng loạn, còn sau lưng là rặng Trường Sơn chập chùng rừng núi bí hiểm rợn người. Đây là sa trường khi còn là châu Panduranga của vương quốc, là chốn lưu đầy các trọng tội của triều đình nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, một vùng khô hạn cát đùn, đồng hoang cỏ cháy đâu có khác gì là sa mạc, nhất là bờ biển chạy dài hàng trăm cây số, khô đến nỗi, chỉ có cây bàn chải và xương rồng mới sống được.

Tóm lại vì tài liệu quá hiếm hoi, ngoài bộ Đại Nam Nhất Thống Chí cổ do sử quán triều Nguyễn ấn hành và mới đây Nguyễn Đình Đẩu có sưu tầm lại những địa bạ thuộc tỉnh Bình Thuận có từ thời vua Minh Mạng nhưng cả hai tài liệu trên vẫn không cho biết thời điểm nào, dân Đại Việt chính thức có mặt tại châu Panduranga, mà theo sử vào năm 1693 đã trở thành bờ cõi của các chúa Nguyễn Nam Hà.

Trong khi đó từ năm 1613, dù cương thổ của hai nước Việt-Chân, còn ngăn cách bởi Chiêm Thành nhưng người Đại Việt đã có mặt tại Mỏ Xoài và Đồng Nai. Nhiều giả thuyết cho rằng, chính trong đoàn người vượt biển từ Thuận Hóa vào Nam, có lẽ có một vài ghe thuyền lạc đàn vì sóng gió bất thường, dù theo tài liệu, lúc đó người Việt đã biết đóng loại ghe bầu to lớn, chạy buồm kết bằng lá buông, có thể vượt đại dương.

.Chính những người lạc đàn này, đã tắp vào các hải đảo xa xôi của vương quốc Chiêm Thành , lúc đó đang suy yếu, nên không còn đủ sức gìn giữ hay ngăn chận. Do trên ta thấy, tên các làng mạc đầu tiên tại Bình Thuận, nhất là tại Phú Quý..gần như là tên của các địa danh xuất phát từ Thuận Quảng như Phù Mỹ, Hội An, Mỹ Khê..Ngoài ra cũng nhờ các tài liệu còn lưu trữ tại các đình chùa, Dinh vạn.. đã cho chúng ta một niên lịch xác thực về thời gian người Đại Việt tới định cư lập nghiệp trong vùng. Theo đó, ta thấy chùa Bảo Sơn, Tuy Phong 1795, Phật Quang hay chùa Cát tại Hưng Long, Phan Thiết năm 1734, Vạn Thủy Tú ở Đức Thắng, Phan Thiết năm 1762, Chùa Ông Quan Thánh ở Đức Nghĩa, Phan Thiết 1770..Như vậy, từ các thập niên đầu thế kỷ XVIII, người Việt mới chính thức định cư tại Bình Thuận.

Sở dĩ buổi đầu, dân chúng ùn ùn kéo theo đoàn quân nam tiến của Nguyễn Hữu Cảnh, vì sợ nổi đem con bỏ chợ của chính quyền, hơn nửa do lời đồn đại của những người đi trước, ai cũng thích tới lập nghiệp ở miền đất sông Tiền sông Hậu, màu mỡ. Miền Nam sông rạch chằng chịt, rất thuận tiện cho thủy lộ, thông ra biển, cho nên lưu dân có thể dùng ghe thuyền vào vàm khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, mông mênh vô tận. Sau vụ đồng áng, lại có thể đánh cá, bắt tôm ốc nhiều không sao kể xiết. Ở đấy xa cách chính quyền trung ương, nên không sợ bị quấy nhiễu phiền hà. Đối với người Miên vùng Thủy Chân Lạp, hễ thấy người Việt tới đâu, thì họ bỏ đi tới đó, cho nên ít xảy ra đụng chạm, một sự kiện nhức nhối vốn xảy ra triền miên như cơm bữa tại Bình Thuận.

Tóm lại buổi đó làm ăn tại Phiên Trấn và Trấn Biên rất thuận lợi, nên ai cũng thích. Do trên Bình Thuận mãi tới đầu thế kỷ XIX dân cư vẫn còn thưa thớt, chỉ phát triển tại các vùng đất phù sa ven những sông lớn như sông Kinh Dinh, Lòng Sông, sông Mao, sông Lũy, sông Mường Mán, sông Quao, sông La Ngà và dọc theo bờ biển.

+ THUẬN, ĐẤT CẦY LÊN SỎI ĐÁ :

Theo sữ liệu, châu Panduranga trước khi trở thành Thuận Trấn năm 1697, xa xưa chỉ được người Chiêm khai thác một số vùng nhỏ nhoi tại Ninh Thuận, dọc theo lưu vực sông Mai Nương (Kinh Dịch), Cà Ná, sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Quao, Mường Mán và các vùng ven biển nghèo nàn, rãi rác. Tất cả đất đai còn lại gần như bỏ hoang thành rừng và dành cho thú dử. Năm Mậu Tý 1648, thế tử Dũng lễ hầu Nguyễn Phúc Tần đại thắng Đàng Ngoài, bắt được hơn 3 vạn quân Trịnh. Sau đó chúa Nguyễn Phúc Lan tha 60 tướng lãnh về Bắc, còn tất cả quân sĩ đều tình nguyện ở lại và được Chúa cho định cư khắp Nam Hà, từ Quảng Nam vào tơi Phú Yên. Sau này Chưởng Cơ Nguyễn Hửu Cảnh trên đường vào Nam, một số lưu dân trên đã theo Ong tới định cư tại Bình Thuận, từ năm 1693-1697.

So với nhiều nơi khác trong nước, Bình Thuận là một tỉnh mới mẻ, vì mãi tới năm 1898 mới chính thức được công nhận là một tỉnh thành riêng biệt nhưng dân số còn thưa thớt vì đất đai cằn khô do thời tiết rất khắc nghiệt. Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết hay Tam Phan là một địa danh rất quen thuôc mà mọi người dùng để gọi tỉnh Bình Thuận xưa.

Là một tỉnh mang tiếng đất đai rộng lớn nhưng trên thực tế, chỉ là những đống cát rời, cho nên qua nhiều thế kỷ, dân chúng vẫn thưa thớt, điều này cho thấy miền đất mệnh danh là ' biển bạc rừng vàng', vẫn không cám dỗ mọi người, cho bằng miền Nam sông Tiền Sông Hậu. Cho nên mãi tới năm 1931 mà theo thống kê của chính quyền đương thời, dân chúng tại thị xã Phan Thiết và các phủ huyện trực thuộc của hai phủ Hoà Đa, Hàm Thuận và bốn huyện Tuy Phong, Phan Lý Chàm, Hàm Tân, Tánh Linh, trong 209 làng, mà chỉ có 107.452 người gồm 96061 Kinh, 10067 Chàm-Thượng và 1300 ngaọi kiều, đông nhất là Hoa 1194, An 20 và 110 Au Mỹ.

- ĐỒNG BẰNG BÌNH TUY : Đó là vùng giao tiếp giữa đồng bằng sông Cửu Long và cao nguyên Trung phần, đồng bằng Bình Tuy được tạo thành bởi phù sa men theo sông La Ngà và các con sông nhỏ như sông Phan, sông Dinh, suối Kiết, suối Vận..Đây cũng là vùng có những phù sa cồ sinh đất đỏ, nối tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng. Riêng vùng phù sa cổ sinh hay là vùng đất xám có địa diện bằng phẳng nhưng có rất nhiều gò mối rải rác khắp mặt đất. Ngoài ra còn có nhiều trủng đất thấp, người địa phương gọi là trủng tù (dépression fermée), hoặc là những trũng tạo nên bởi sông suối. Trũng tù thường thấp hơn tầng đất xám 1-2m và có ảnh hưởng lớn tới hợp trạng đất đai trong vùng. Riêng loại đất xám tạo thành từ phù sa các sông ngòi lắng tụ trong một thời kỳ địa chất khá xưa, có thể từ đầu đệ tứ nguyên đại (pléistocène).

Vùng phù sa cận sinh có đất đai thường ẩm ướt nhưng chứa nhiều chất hữu cơ. Tại Bình Tuy, phù sa ven sông La Ngà mặc dù được coi là phì nhiêu nhất trong Thuận Trấn nhưng gần như bị bỏ hoang trong thời kỳ chiến tranh. Đất ở đây thuận tiện trong việc trồng mía, các loại cây ăn trái, tiêu, trầu. Ngoài ra sông La Ngà có rất nhiều cá, tôm, loon..nhiều đất trũng nên dễ đào ao ven sông thả nuôi các loại cá.

- ĐỒNG BẰNG NINH-BÌNH THUẬN :Đặc điểm của vùng này, là khí hật quá khô khan, làm ảnh hưởng đến hợp trạng và tính chất của đất đai. Tại Ninh Thuận nhờ có đập Nha Trịnh trên sông Mai Nương (Kinh Dinh), nên nước được dẫn vào ruộng trong mùa nắng hạn, nên rất phì nhiêu và tốt. Tại đây có hai đồng bằng Karom và Phan Rang, cũng là nơi người Chiêm định cư lâu đời, từ thời vùng này là châu Pudanranga, cho tới lúc thành Thuận Trấn và hiện nay.

Tại Bình Thuận, sông Lòng Sông làm thành đồng bằng Tuy Phong ở phía nam suối Vĩnh Hảo. Sông Lũy chảy ra biển tại Phan Rí Cửa, phù sa làm thành đồng bằng Phan Rí. Sông Mao là phụ lưu của sông Lũy cũng tạo thành đồng bằng Hải Ninh và Phan Lý Chàm. Cuối cùng sông Cái ( sông Quao) chảy qua Phú Long và ra cửa Phú Hài, đã tạo thành đồng bằng Thiện Giáo. Sông Mường Mán và các phụ lưu, chảy ra biển tại cữa Thương Chánh, đã tạo nên đồng bằng Hàm Thuận và Phan Thiết.

Từ bao đời, ngoại trừ đất đai đã được canh tác thành vườn ruộng lúa hoa màu. Tại đây chỉ thấy toàn loại đất có nhiều cát rất khô khan. Riêng rừng thưa có rất nhiều tại Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết. Đây  là một thảo nguyên, gồm nhiều loại cây có gai, chống chỏi được với gió nắng và sự khô khan. Đồng bằng Phan Thiết còn có loại đất đỏ như tại Lương Sơn, cát trắng và cát vàng dọc theo miền duyên hải từ Cà Ná vào tận La Gi, Cù Mi giáp giới với Phước Hải, tỉnh Phước Tuy.

Đất đai Bình Thuận, từ ngoài biển vào tới chân rặng Trường Sơn, gồm các loại đất RÉGOSOL trong cát trắng hay đỏ tại Phan Rang hay ấp Vân Sơn. Để trồng được loại rau cải trên đất này, phải tốn nhiều phân bón và nước tưới.. Đất PHÙSA các sông Kinh Dinh, Lòng Sông, Mao, Lũy, Cả và sông Mường Mán bồi đắp rất tốt, có thể lập vườn cây ăn trái, ruộng lúa, trồng hoa màu phụ và thuốc lá.. Đất NÂU KHÔNG VÔI (Non Calci brown soils), có nhiều dưới tầng sâu tại vùng giữa quận Phan Lý Chàm và Thiện Giáo hoặc ngay trên mắt đất với lẫn lộn đá nuí, tại các vùng giữa Krong Pha-Tân Mỹ, nằm hai bên đường quốc lộ 11 từ Tháp Chàm đi Đà Lạt. Loại ĐẤT NÚI trên các ngọn đồi trọc hay loại ĐẤT NÚI GỒ GHỀ chỉ thuận lợi trong việc hướng lâm, gây rừng mà thôi.

Nói tóm lại, Thuận Trấn xưa, đất đai gần như bị bỏ hoang. Tại Ninh Thuận, Bình Tuy và Bình Thuận, do chiến tranh, sơn lam chướng khí và không có hệ thống dẫn thủy, nên đất đai quá khô khan, như vùng đất cao giữa phía bắc quận Thiện Giáo và Phan Lý Chàm, vùng đất phía nam xã Văn Lâm tại Phan Rang chạy tới vùng giáp ranh xã Vĩnh Hảo, Tuy Phong hay vùng đất cao ở Hoài Trung thuộc quận An Phước và cuối cùng miền đất giữa Ba Tháp-Karom (Ninh Thuận), tuy tốt nhưng không đủ nước tưới, nên cũng bị bỏ hoang. Ngày nay, nhờ bàn tay vun xới của người Việt, các miền đất hoang phế trên đã được đa dang hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Tại các vườn Nho ở Phan Rang, Tuy Phong, các nông dân đã phải dùng nhiều phân bón có chất Ca và Mg, cũng như tười tiêu liên tục, để đất núi khô cằn, trở thành loại đất thịt pha đất sét, rất thích hợp với Nho và làm cho hoa màu ít bị sâu bệnh phá hoại mùa màng. Tại Nha Hồ (Ninh Thuận), đất thích hợp trồng mía, ở Phan Thiết-Phan Rang trước đây cũng như thời gian 1958-1959, các chuyên gia người Pháp đã thực nghiệm và cho trồng bông vải. Ngoài ra khắp nơi, nông dân cũng đã lập vườn trồng các loại cây ăn trái, trong đó có giống Cam rất ngọt, vì đất được bón nhiều phân có chât Baz như C và K. Hành tỏi phát triển mạnh tại Phan Rang, nhờ các loại phân bón có chất Ph.

Riêng các đồi cát ven biển Bình Thuận, đã chiếm một diện tích rất lớn. Nhiều nơi chỉ là đồi cát trọc , vừa không cầy cấy hay lập vườn được, lại chẳng có cây cối gì, nên ngày qua tháng lại để cho cát xâm thực nhất là nạn cát bay, tấn công sâu trong nội địa, từ phía nam Vĩnh Hảo đến Phan Rí Cửa, vùng Hòn Rơm tới Đá ông Địa..

+TAM PHAN, MIỀN ĐẤT KHÔ HẠN NHẤT VN :

Thật ra tất cả không phải là do con người gây ra, mà là trời hành hạ con người. Bình Thuận là vùng khô hạn nhất Việt Nam từ xưa tới nay vẫn vậy, với vũ lượng hàng năm chỉ đạt tới mức 400-700 mm, trong khi đó vũ lượng trung bình cả nước là 1500 mm. Sở dĩ có tình trạng khô hạn như thế, vì địa thế Phan Rang, Phan Rí giống như một khu lòng chảo vì bị núi cao che chắn ba mặt, ngay cả hướng tiếp giáp với biển Đông, cũng không được thoải mái trọn vẹn. Riêng vùng đất tù phía nam Phan Rí tới Phan Thiết, nhờ chân của rặng Trường Sơn tương đối rộng. Thêm vào đó ở phía ngoài là một dãy sơn hệ thấp, làm thành một hành lang hẹp , nhờ đó đả đón được một phần ngo.n gió ẩm thổi vào, khiến cho mùa mưa tại Phan Thiết, gần giống như tại Nam Phần , tuy lượng mưa ít hơn và mùa mưa ngắn ngủi từ tháng 5 tới tháng 10 âm lịch.

Theo Du Fell, một chuyên gia  khí tượng học , đả giải thích sự khô hạn của vùng tam Phan, trong tác phẩm ' Manuel de Géographie du Viet Nam, thì vùng Phan Rang, Phan Rí, là hai địa điểm duy nhất của miền Đông Nam Á, có khí hậu khô cằn của vùng đồng cỏ cháy ( steppe), ảnh hưởng do hướng gió và địa thế.. Ở phiá bắc, các quận Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý và Hải Ninh, bị những rặng núi cao ngất của tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng ngăn bít. Ở phía nam Phan Rí, Phan Thiết chịu ảnh hưởng của cao nguyên Di Linh và các sơn hệ thấp rải rác chạy dọc theo bờ biển.

Cho nên đừng ngạc nhiên thấy trong cùng một mùa mưa tại Long Khánh, Lâm Đồng, Bình Tuy..mưa mù mịt trời đất, nước ngập khắp nơi, không kịp để cho người vuốt mặt, thì tại Phan Thiết, Phan Rí, Phan Rang, trời nắng chan chan như đổ lửa, có thể cháy da khét thịt. Góp phần tạo nên  sự khô hạn tại Bình Thuận, ngoài ảnh hưởng địa thế, còn có yếu tố đốt rừng bừa bãi để làm rẩy, của dân thiểu số Koho, Roglai, Churu, Chàm, Nùng..gây hiện tượng bốc hơi mạnh, làm khí hậu khô hạn. Sau hết là những đồi cát, chạy dọc theo bờ biển hơn trăm cây số , đươi sức nóng chói chang của mặt trời gần vùng xích đạo. Hiện tượng trên kéo dài ngày qua ngày , làm bốc hơi giảm độ ẩm của gió mùa. Ảnh hưởng ghê gớm của sự khô hạn tại Bình Thuận, được thể hiện rõ rệt nhất là tại sông Lòng Sông. Đây chẳng những là một chứng nhân của lịch sử muôn đời của tội ác cọng sản, như tài liệu của Hứa Hoành trong ' Nam kỳ lục tỉnh số 4', cho biết đây từng là nấm mồ tập thể của hàng trăm người Việt Quốc Gia, trong đó có luật sư Dương văn Giáo, bị việt cộng chôn sống trước và sau năm 1945. Ngoài ra ở đây vào mùa khô, mực nước sông cạn sát đáy, trên bề mặt của lớp nước còn sót lại, có đọng chất NaOH, giống như một xà phòng mỏng kết tinh, mà từ xa xưa người Chiêm lẫn Việt tại Tuy Phong, dùng để tắm gội hay lau chùi đồ đạc trong nhà.

Trong một bài nghiên cứu khí hậu tỉnh Bình Thuận, đăng trong đặc san xuân BT năm 1999, của tác giả Trần văn Trí, kỹ sư ngành khí tượng học của Pháp, phục vụ tại bộ Giao Thông Công Chánh/VNCH từ 1957-1975. Dựa vào tài liệu trên, ta phần nào biết được  hiện tượng mưa phùn và bảo tố từ Huế trở ra, hay ngược lại cảnh khô hạn của tam Phan " Tóm lại, căn bản của khí hậu vùng đều lệ thuộc vào ảnh hưởng của bầu khí quyển vì khí tượng là hiện tượng khí quyển, thời tiết là tình trạng điều kiện khí quyển bao bọc quanh trái đất và các biến chuyển bao quanh.

Phan Thiết ở vĩ độ 10,56 độ bắc, kinh độ 108,06 độ đông. Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nên thời tiết có hai mùa rõ rệt Hè nóng ẩm, còn Đông thì lạnh khô. Về địa thế, Bình Thuận tuy thuộc Trung phần nhưng khí hậu có phần khác biệt , so với các tỉnh khác từ Phan Rang trở ra miền bắc. Nguyên do vì lãnh thổ Bình Thuận lùi vào phía trong, so với Nha Trang-Cam Ranh, cho nên vùng này lại thuộc khí hậu Nam Việt. Ngoài ra nhờ tiếp xúc với biển ở hai mặt đông-nam, nên đã điều hòa được không khí, làm cho hè không nóng lắm, cũng như mùa đông ít lạnh hơn các nơi khác. Cuối cùng Bình Thuận được xem như vùng đất thấp so với các tỉnh tại miền Trung, vì vùng này được coi như là phần cuối cùng của rặng Trường Sơn. Tuy nhiên vì có những ngọn núi rải rác trong tỉnh, từ hướng tây-nam như Takou 696m, Bà Đặng 261m, về phía tây giáp cao nguyên Di Linh có các núi Đen 1807m, Kongkao 441m, Ong Trạo 1278m, Hạp 681m, Giêng Đô 790m, Rô 240m..tạo nên những bức tường địa thế , làm ảnh hưởng lớn tới lưu lượng gió và mưa mùa tại miền duyên hải và cận sơn

.Hiện nay Việt Cộng hay dùng 'danh từ khí tượng hải vân'cho màu mè, chứ thật ra cũng chỉ là chuyện quan trắc khí tượng và tổng kết các số lượng mây mưa trong vùng. Bình Thuận tháng giêng tới tháng ba ít mây không có mưa, tháng tư-năm hay có mưa rào từ chiều tới đêm, tháng sáu đến tháng mười một có nhiều mây u ám, mưa nhiều trong tháng từ 6-20 ngày, tháng mười hai ít mưa. Tóm lại Bình Thuận mùa mưa giống Nam Phần nhưng khởi đầu chậm vào tháng sáu và kết thúc sớm hơn vào tháng mười. Về mùa hè thường không mưa nhưng trời lại có nhiều hơi nước nên rất oi bức vì nóng ẩm. Trái lại mùa đông ở đây rất khô, không lạnh và có mưa phùn như thường thấy tai Huế trở ra bắc. Do hiện tượng no hơi của không khí, tuy xa xích đạo hơn Sài Gòn nhưng Bình Thuận nắng nóng hơn nhiều, nhất là vào tháng ba. Về nhiệt độ, do Bình Thuận ở sát và có một bờ biển chạy dài hơn 170 km, nên trung bình khoảng 28-29 độ C (82-84 độ F), thấp nhất vào tháng giêng lạnh ở độ 17 C (62 độ F), và nóng bức ở thaág 5-6, nhiệt lên tới 37 độ (98,6 độ F).

Bình Thuận nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc miền đông nam Châu Á, nên chịu ảnh hưởng của hai mùa gió : GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC, từ tháng 11 - 3 dương lịch, do ảnh hưởng không khí lạnh từ Trung Hoa thổi xuống và hiện tượng khí áp thấp tại tỉnh Bình Thuận, cũng như vùng biển đông liên hệ bao gồm hải đảo Phú Quý, gây nên sự chênh lệch thời tiết, làm tăng cường độ vận tốc gió tại đây, dù không có bảo nhưng gió bắc thổi rất mạnh nên biển động và có những ngọn sóng cao trên 5-6 m (15-18 ft). Gió mùa tây-nam, từ tháng 5-9-11, đây là mùa mưa vì trời có nhiều mây, do sự chênh lệnh cường độ khí áp của vùng biển bắc Trung Hoa-Nhật Bản và Nam cực trong mùa thu-đông, ảnh hưởng vào biễn Bình Thuận có sức gió cao lên tới cấp 4-6, kéo dài nhiều ngày, dù sóng không lớn nhưng cũng rất trở ngại cho người đi biển, vì ngư thuyền tại địa phương, ngoài một số nhỏ mới đóng dùng câu cá ngừ đại dương, có máy mạnh, hầu hết chỉ là loại trung bình, đủ sức ra tới Phú Quý hay cách bờ chừng vài chục cây số. Tuy nhiên vào thời kỳ chuyển tiếp, từ tháng 4 dương lịch tới cuối tháng 10, gió đông-nam thổi nhẹ, biển lặng sóng êm. Đây cũng là mùa biển chính của người Bình Thuận, đánh bắt cá mòi, cá nục, mực, tôm và các loài hải sản tràn ngập đại dương trước tháng 4-1975. Cũng nhờ vị trí Bình Thuận nằm sâu trong bán đảo Đông Dương, so với độ phình của Ninh Thuận, Khánh Hoà trở ra, cho nên trước đây khi chưa có nạn phá rừng bừa bãi của Việt Cộng, thì Bình Thuận gần như không bị bão lụt hoành hành như tại các tỉnh khác của miền Trung, nhất là từ Đà Nẳng ngược ra bắc, thường xảy ta từ tháng 9-3 hàng năm.

 Các cơn bão tại vùng đông nam Á Châu, đều do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ xích đạo lan dần về phía tây hoặc tây tây bắc, thường hội nhập vào miền bắc đảo Luzon của Phi Luật Tân, sau đó tiếp tục thổi sang Hồng Kông và miền nam Trung Hoa. Riêng những cơn bão từ hướng tây tây nam, thì hội tụ tại đảo Nam ở vĩ tuyến 14 hay Manila, Phi Luật Tân, sau đó tiếp tục đổ vào Nha Trang và ngược về phương Bắc. Bình Thuận nhờ nằm sâu trong đất và ở vĩ tuyến 11, nên thoát được bão. Tuy nhiên họa hoằn cũng bị ảnh hưởng các trận bão từ quần đảo Trường Sa tạt vào. Nhưng lại có điều tai hại, là vì vị trí của Bình Thuận gần như nằm ngang với mặt biển, nên nếu có bảo, nước biển đông dâng cao rất nhanh và tràn vào khắp các vùng ven biển và xâm nhập sâu trong đất liền có khi lên tới 2-3 m. Kinh nghiệm cho thấy trận lụt lớn nhất tại Phan Thiết năm Nhâm Thìn 1952, chỉ vì mưa lớn, nên nước sông Mường Mán dâng cao tại các vùng ven sông như Phú Trinh, Đức Nghĩa, La.c Đạo, Đức Long. Riêng Đức Thắng, Bình Hưng, Hưng Long..mực nước rất thấp vì thuỷ triều biển đang rút, nên không có hiện tượng nước dâng. Tóm lại qua thống kê của Nha Khí Tượng từ 1884-1970, tỉnh Bình Thuận trong vòng 87 năm chỉ có 4 trận bão vào các năm 1918, 1919, 1961, 1962.

Bình Thuận  xưa nay được các nhà địa lý học , coi như là một đồng bằng TRUNG-NAM, nằm từ Mũi Dinh (Padaran) tới Cù Mi, giáp giới với Phước Hải, Phước Tuy, có diện tích rộng hơn 7000 km2, xếp thứ ba sau đồng bằng Nam phần và Bắc Việt. Đồng bằng Bình Thuận gồm hai đồng bằng nhỏ, ngăn cách bởi mũi Kê Gà  có núi ăn sát ra biển . Đồng bằng phía bắc hay là tỉnh Bình Thuận củ thời VNCH, chạy dọc theo bờ biển có những cồn cát cổ cao, nhiều nơi tới 300m, xa nhìn cứ tưởng là những ngọn đồi. Phia trong cây cối mọc xanh, nhưng phần giáp với biển chỉ toàn là cát vàng hay trắng xóa. Phía nam là đồng bằng Bình Tuy cũ, ăn sâu vào nội địa, giáp với núi Chưa Chan của tỉnh Long Khánh. Vùng này nhờ mưa nhiều,  đất đai được cấu tạo bởi lớp phún xuất thạch đỏ, nên rất phì nhiêu. Nếu được sử dụng và khai thác đúng mức, đồng bằng này là một nguồn lợi kinh tế đáng kể của tỉnh Bình Thuận.

3-BÌNH THUẬN, QUA ĐỊA BẠ TRIỀU NGHUYỄN:

ĐỊA BẠ : Thời Pháp gọi là Cadastre hay Registre de description et de classification des terres de la commune, là quyển sổ ghi chép cương vực và lãnh thổ của làng, phân định quyền tư hữu đất công và tư của từng cá nhân hay tập thể. ĐIỀN BẠ Rôle d'impôt foncier, là quyển sổ khai báo ruộng đất của làng để đóng thuế, trong đó có ấn định thuế từng người. Sổ này lập hàng năm, căn cứ theo ngạch thuế và sổ Địa Bạ của làng nhưng có thể gia giảm tuỳ theo hoàn cảnh. Tiếc thay vì hoàn cảnh chiến tranh triền miên của đất nước, đã không giữ được trọn vẹn những tài liệu quý báu trên.

Theo tài liệu còn lưu trữ tại Nha Địa Dư Đà Lạt và tháng 4-1975 được chuyển về Sài Gòn, hiện còn 10.044 Địa Bạ thời Nguyễn. Sổ địa bạ này thời trước được làm thành ba bản giống nhau, quyễn Giáp lưu tại Kinh đô, quyển At tại Tỉnh Thành còn quyển Bính do Làng lưu giữ. Từ năm 1959 thời VNCH, tất cả châu bản, mộc bản, địa bạ, tài liệu cổ từ thời nhà Nguyễn và những năm Pháp đô hộ, tại Tàng Thư Lâu Huế, được chuyển về Đà Lạt, để sắp, phiên dịch và bảo tồn. Hiện kho Mộc bản vẫn còn tại Đà Lạt, còn tất cả những tài liệu cổ thì do Kho Lưu Trữ TW2 bảo tồn tại Sài Gòn.

Tỉnh Bình Thuận hiện còn giữ được 238 tập Địa Bạ, mang ký hiệu DT2 , trong kỳ lập năm 1832, tất cả tên Làng Xã, đều dùng chữ Hán, bỏ tên viết bằng chữ nôm từ trước. Ngoài ra, một số làng xã có tên Chàm, cũng được Việt hoá như : Bà Râu (Mưrow), Cà Ná ( Kana'), Cà Đú ( Cadu), Cat Gia ( Yara), Cù Mi ( PuMi), Đơn Dương (Patrang), Fimnon (Phikànum), Chà Bang (Cabang), Phan Rang (Panrang), Phan Thiết (Hamulithit), Sông Pha (KrongPha), Tầm Ngân (Tăm Ngăr), Hựu An (Thong Panan), Minh Mị (Ya Mưmih), Nông Tang (Croh Tang), Giang Mâu (Mòw), Phất Thế (BlangKatheh), Thành Tín (Cwăh Patih), Văn Lâm (Răm), Nghĩa Lập (Ya Pingư), Bình Nghĩa (Păl riya), Truy Thủy (Tathi'neh), Lương Năng (Xwah Klong)..Tại Bình Thuận xưa, năm 1832 tiến hành công cuộc đạc điền chỉ thực hiện ở hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận, là nơi tập trung hầu hết người Chàm và ngươi Kinh, thuộc miền duyên hải

Riêng phần đất cao phía tây, ngày nay thuộc các tỉnh Quảng Đúc, Tuyên Đức, Lâm Đồng, thì không cần đo đạc và lập địa bạ, vì tất cả người Thượng sống tại Ba Phủ trên, đều du canh, du mục nên triều đình không đóng thuế mà chỉ thâu cống phẩm hằng năm. Tại Bình Thuận, có rất ít công điền nhưng lại có nhiều ruộng  ' PHIÊN LIÊU ĐIỀN, TRÀ NƯƠNG ĐIỀN, DƯƠNG ĐIỀN ' là loại ruộng TỘC ĐIỀN, mà triều đình cấp cho Hòang Tộc Chiêm Thành, để thờ tự, cúng giỗ các vi vua chúa bao đời của Vương quốc. Năm 1836, theo ' Hội Điển Sự Lệ ', vua Minh Mạng đã cấp phát công quỹ hàng năm cho Hoàng Gia Chàm, để tế lễ, do trên số ruộng trên, phải chịu thuế như các loại ruộng thường của tư nhân. Ngoài ra tại Bình Thuận còn có một đặc biệt, đó là có quá nhiều loại ruộng KỲ TẠI, tức là ruộng một nơi, chủ một ngã, nhiều trường hợp cách nhau rất xa. Điều này cũng dễ hiểu, vì người Kinh và Chàm khác biệt nhauvề tôn giáo, văn hoá..cho nên lúc đó, chỉ chịu lập nghiệp trên một địa bàn, còn cuộc sống thì phần ai nấy giữ.

Thuận Thanh hay Bình Thuận xưa, hiện nay là các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Dồng và một phần tỉnh Darlac, nguyên là châu Panduranga của Chiêm Thành. Theo địa bạ lập năm 1836, đời Minh Mạng thứ 17, Bình Thuận có hai phủ Hàm Thuận và Ninh Thuận, với 4 huyện, 15 tổng và 282 làng. Diện tích toàn tỉnh ước chừng 44.555 ha 230, trong đó đất thực canh gồm sơn điền, thảo điền, diêm điền là 40.264 ha 40. Riêng về đất Thổ thực canh 4487 ha 146. Ngoài ra còn có ruộng của chùa, công thổ và các loại ruộng của Hoàng gia Chàm dùng tế lễ chừng 15.000 ha.

+ PHỦ HÀM THUẬN : gồm 2 huyện Hòa Đa và Tuy Định với 7 tổng, 178làng, 128 thôn, 45 xã, 3 phường, 2 giáp với diện tích 26.488 ha 740, trong đó đất thực canh 25.488 ha 74.                                                                                                     

 - Huyện Hòa Đa :

Gồm 4 tổng Hồng Phước, Ninh Hà, Tuân Giáo và Vĩnh An với diện tích toàn vùng 13.150 ha 178, đất thực canh 12.286 ha 302. * Tổng Hồng Phước * gồm 38 làng với 29 thôn, 9 xã như sau : Thôn Bình Chánh, Cam Dương, Cam Hải, Đông An, Hải Bình, Hoa Yến, Hòa An, Hòa Bình, Hội Tâm, Long Bàn, Long Hoa, Long Lễ, Mỹ Hiệp, Ngân Giang, Nghi Trang,Nội Lũy, Phú Đức,Tăng Lộc, Thanh Giang, Thanh Lương, Thịnh Du, Thuận Mỹ, Thủy Tú, Thụy Giang, Trường Thanh, Trường Thủy, Xã Hải Tân, Hòa Thuận, Hồng Phước, Phú Hòa, Thanh Hải, Thanh Tu, Thủy Tựu. Diện tích toàn tổng 2528 ha 821 trong đó đât thực canh 2207 ha 363.

* Tổng Ninh Hà * gồm 17 làng, 8 thôn, 9 xã như sau : Thôn Cao Lăng, Chương Thiện,Du Phong, Định Thủy, Lệ Nghi, Tồn Thành, Xuân Hoa, Xuân Hội, Xã Ỷ La, Tường Loan, Ninh Hà, Minh Mỵ, Hựu An, Hậu Quách, Đạo Hiệp, Cảnh Diễn, An Giang. Diện tích toàn tổng 6051 ha 51 và diện tích điền thổ thực canh là 5964 ha 95. * Tổng Tuân Giáo * gồm 18 làng với 12 thôn, 6 xã như sau : Thôn Châu Hanh, Gia Mỹ, Giai Cảnh, Hoa Lĩnh, Hương Bá, Phi Mô, Tân Mực, Tịnh Mỹ, , Tố Lý, Trí Hòa, Trí Thời, Tú Sơn, Xã Tuân Giáo, Trinh Sơn, TRí Đức, Thanh Kiết, Thanh Hiếu, Hà Yến. Diện tích toàn tổng 2398 ha 14 và đất thực canh 2272 ha 7. * Tổng Vĩnh An * gồm 35 làng với 30 thôn và 5 xã như sau : Thôn Bảo Sơn, Bình Nhơn, Bình Thủy, Lạc Sơn, Đại Lộc, Giang Nam, Giang Tây, Hà Thanh, Hoa Sơn, Hội Long, Khánh Tài, Long An, Long Dương, Long Hưng, Long Sơn, Lương Sơn, Mã Tuấn, Nguyên Hoa, Tăng Thủy, Tăng Hoa, Tân Lương Sơn, Thạch Long, Thái Lương, Thanh Sơn, Thiện Nghiệp, Thượng Thủy, Trường Xuân, Tuyền Cang, Tuyên Thủy ,Xã Vĩnh An, Thới An, Liêm Công, Khánh Thiện và Hưng Nhơn. Diện tích toàn tổng là 2171 ha 63 và đất thực canh 1841 ha 25.

- Huyện Tuy Định :

Gồm 3 tổng Đức Thắng, Hòa An và Nông Tang với 70 làng ( 49 thôn, 16 xã, 3 phường và 2 giáp. Diện tích toàn huyện là 13.804 ha 87 và đất thực canh 13.202 ha 43. * Tổng Đức Thắng * gồm 31 làng với 19 thôn, 7 xã, 3 phường và 2 giáp. Diện tích toàn tổng là 3314 ha 7 và đất thực canh 3045 ha 1, gồm Thôn An Sơn, Đình Sơn, Kim Thanh, Long Bình, Long Khê, Minh Lâm, Minh Long, Phong Điền, Phước Thắng, Phước Thọ, Tân An, Tân Bình, Tân Hải, Thành Đức, Trường Lộc, Tú Long, Văn Kê, Xuân Phong , Phường Tân Quý, Tân Nguyên, Phước Lộc, Giáp Tân An Tây, Tân An Đông, Xã Đại Nẫm, Đức Thắng, Lạc Đạo, Nhuận Đức, Phú Hội, Phú Tài, Phước Hải, Trinh Tường. * Tổng Hòa An * gồm 31 làng với 23 thôn, 8 xã. Diện tích toàn tổng là 10.283 ha 67, đất thực canh là 10.008 ha 47, gồm Thôn An Hải, An Hòa, An Phú, Bình Lâm, Dương Xuân, Hội Nhơn, Long Thịnh, Mỹ Thịnh, Ngọc Lâm, Phú Bình, Phú Long, Phú Lộc, Phú Trường, Phước Môn, Tầm Hưng, Tân Phú, Thanh Giang, Thiện Chính, Thiện Mỹ, Toàn Long, Trinh Tường, Tú Long, Vĩnh Long, Xã Tuỳ Hòa, Vĩnh Hòa, Toàn Hòa, Tân Xuân, Sơn Thủy, Kim Ngọc, Hòa An và Bình An. * Tổng Nông Tang * gồm 8 làng với 7 thôn và 1 xã. Diện tích toàn tổng là 206 ha 42 và đất thực canh 148 ha 8, gồm Thôn Giang Mâu, Hiệp Nghĩa, Ma Lâm, Mỹ Sơn, Nhơn Chiêu, Phù Trì, Tánh Linh và xã Nông Tang.

+ PHỦ NINH THUẬN : Gồm 2 Huyện An Phước và Tuy Phong với 8 tổng, 103 làng (75 thôn, 28 xã). Diện tích toàn phủ là 20.600 ha 28 và đất thực canh 19.263 ha 41 gồm  :

- Huyện An Phước :

 Có 4 tổng Đức Lân, Kinh Dinh, Lương Tri và Vạn Phước. Diện tích toàn Huyện là 10.171 ha 98 và đất thực canh , gồm * Tổng Đức Lân * có 15 làng với 10 thôn, 5 xã, diện tích toàn tổng 3349 ha 9 và đất thực canh 3219 ha, với Thôn Chính Đức, Định Nghiệp, Hiếu Lễ, Ninh Chữ, Phất Thế, Phong Thực, Phú Nhơn, Phú Nhuận, Phưóc Đông, Quả Quá, Xã Toàn Hậu, Như Ngọc, Hậu Sanh, Đức Lân và Chất Thượng. * Tổnh Kinh Dinh * gồm 14 làng với 12 thôn và 2 xã. Diện tích toàn tổng 3194 ha 8 và đất thực canh 2853 ha 12 gồm Thôn An Long, Công Thành, Dư Khánh, Hải Chữ, Hương Cưu, Khánh Hội, Khánh Nhơn, Mỹ Đức, Mỹ Tường, Nhơn Sơn, Tân Lộc, Xã Mỹ An, Kinh Dinh và Đông Giang. * Tổng Lương Tri * gồm 6 làng với 2 thôn, 4 xã. Diện tích toàn tổng 155 ha 5 và đất thực canh 105 ha 8, gồm Thôn Lương Thiện, Lương Trí, Xã An Nhơn, Bình Nghia, Lương Năng và Lương Trí. * Tổng Vạn Phước * gồm 14 làng với 11 thôn và 3 xã. Diện tích toàn tổng 3371 ha 6 và đất thực canh là 3123 ha 7, gồm Thôn An Hòa, An Xuân, Khánh Vân, La Chữ, Long Tuyền, Lương Cang, Mỹ Thịnh, Phú Mỹ, Tân Xuân, Tấn Đức, Tân Tước, Thuận Đức, Trường Khanh, Xã Đắc Nhơn.

- Huyện Tuy Phong :

Có 4 Tổng Bình An, Nghĩa Lập, Phú Quý và Tuy Tịnh. Diện tích toàn huyện là 10.528 ha 30 và đất thực canh 9961 ha 80, với 55 làng (40 thôn, 15 xã ). * Tổng Bình An * gồm 11 làng ( 10 thôn và 1 xã. Diện t1ch toàn tổng là 3842 ha 8 và đất thực canh 3700 ha, gồm Thôn Bình An, Dương Sơn, Đại Hòa, Hà Thủy, Hạnh Hoa, Hồi Long, Phú Điền, Thuận Long, Vĩnh Giang, Xuân Long và xã Long Hương. * Tổng Nghĩa Lập * gồm 13 làng (3 thôn và 10 xã. Diện tích toàn tổng 1292 ha 3 và đất thực canh 1179 ha 7, gồm Thôn Định Cư, Phiên Thịnh, Quy Chính, Xã Vụ Bổn, Văn Lâm, Từ Tường, Thành Tín, Nghĩa Lập, Mỹ Nghiệp, Hướng Đạo, Hoa Phong, Hiếu Thiện và Chung Mỹ. * Tổng Tuy Tịnh * gồm 10 làng với 6 thôn và 4 xã. Diện tích toàn tổng 2536 ha 86 và đất thực canh 2509 ha, gồm Thôn Bá Kiên, Lạc Trị, Phú Nhiêu, Tân Chinh, Thịnh Vu, Trang Hòa, Xã Cao Hậu, Châu Vương, Tuy Tịnh và Vĩnh Toàn. * Tổng Phú Quý * gồm 21 thôn với diện tích toàn tổng 2856 ha và đất thực canh là 2572 ha, gồm Thôn An Hòa, Cam Tỉnh, Hải Châu, Hội Thuyền, Hương Lăng, Lạc Nghiệp, Mỹ Khê, Mỹ Xuyên, Nho Lâm, Phú Ninh, Phú Quý, Sơn Hài, Thịnh Đức, Thới An, Thương Hải, Thụy Hải, Triều Dương, Trung Thành, Từ Nhơn, Từ Tâm và Vĩnh Hảo.

Đơn vị Nhà Nguyễn dùng thuở đó để đo đạc ruộng đất, gọi là điền xích hay thước đo ruộng, có chiều dài 0,4664m. Ha dùng trong địa bạ hay Mẫu Ta = 150 thước X 150 thước ( điền xích) : 4.894 m24016. Ngoài ra còn có Cao hay Sào = 1/10 mẫu : 489 m244016, Xích hay Thước = 1/15 sào : 32 m2639344, Thốn hay Tấc = 1/10 thước : 3m2263934, Phân = 1/10 tấc : 0,326393m2 và Ly =1/10 phân : 0,032639m2. Năm 1897, toàn quyền Đông Dường quyết định 1m ta =o,40m, một mẫu ta bằng 3600m2..Nhưng đến năm 1930, Pháp lại dùng ba loại đơn vị khác nhau để đo ruộng đất tại VN như Bắc Kỳ thì dùng Mẫu =3600m2, Trung Kỳ dùng Mẫu =4970m2 và Nam Kỳ dùng Mẫu 10.000 m2. Tóm lại thước đo của Nhà Nguyễn vẫn là loại thước đã có từ thời nhà Hậu Lê, dựa vào một quan điền Xích làm chuẩn, có chiều dài là 0, 4664m.

4 - BÌNH THUẬN TỪ THỜI NHÀ NGUYỄN TỚI NGÀY NAY :

+ GIAI ĐOẠN 1802 - 1945:

Bắt đầu năm 1802, VN  thống nhất từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu và được phân định rõ ràng cương vực, ranh giới tùng tỉnh. Riêng Bình Thuận vẫn không có gì thay đổi.

Qua các tài liệu của quốc sử quán triều Nguyễn hiện còn như Đại Nam thực lực, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chánh biên, Minh Mệnh chánh yếu, khâm định Đại Nam hội điền sứ và các tập địa bạ mang ký hiệu DT2 của Bình Thuận, ta mới biết được Thuận Trấn xưa (1802-1943), là một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất VN thời đó. Do trên, vị trí của tỉnh Bình Thuận xưa gần như chiếm trọn miền nam Trung phần, phía bắc từ Ba Ngòi trên biển đông, lên tới quận Lạc Thiện, phía nam tỉnh Darlac, giáp với biên giới Cao Mên, tỉnh Phước Long, tỉnh Long Khánh và Bà Rịa ngày nay. Theo thống kê năm 1943, dân số toàn tỉnh là 305.870 người, gồm Kinh, Thượng, Chàm, Hoa và ngoại kiều. Diện tích tỉnh là 31.900 km2, bao gồm phía nam tỉnh Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Bình Tuy, Ninh Thuận và Bình Thuận trước tháng 4-1975.

Riêng các báo cáo hành chánh của Pháp, trích từ Géographie générale de l'indochine Francaise của P. Alinot viết, xuất bản tại Sài Gòn năm 1915, theo đó Bình Thuận xưa, gồm 2 phủ, 4 huyện, 35 tổng, 800 xã thôn, năm đó dân số kiểm kế là 171.270 người, gồm 115.000 Kinh, 20.000 Chàm, 35.000 Thượng, 1000 Hoa và 270 An kiều, tuy nhiên số người đóng thuế chỉ có 14.000 người. Tỉnh lỵ lúc đó đóng tại Phan Thiết, ngoài ra trong tỉnh còn nhiều thị trấn quan trọng như Phan Rang, Đà Lạt, Di Linh, Bảo Lộc, Ba Ngòi, Phan Rí..Tóm lại, dọc theo bờ biển Bình Thuận, có nhiều ngư cảng tốt chạy từ Ba Ngòi vào tận Cù My. Nhiều cải tổ hành chánh quan trọng đã xảy ra vào các thời gian sau đây :

- Năm 1808 đổi Dinh Bình Thuận thành Trấn.

- Năm 1810 lại đổi Trấn thành Phủ Bình Thuận, đặt thêm chức Tri phủ kiêm nhiệm Huyện Lệnh An Phước. Đồng thời Đạo Phan Rang bị bãi bỏ và nhập vào Phủ Bình Thuận.

- Năm 1825, bãi bỏ 3 đạo Ma Ly, Phan Thiết và Phố Hải. Tỉnh Lỵ Bình Thuận được dời từ Hòa Đa về Phan Thiết.

-Năm 1827 đặt chức Hiệp trấn, Thanh trấn, thay thế các hàm Cai bộ, Ký lục.

Năm 1832, cải Phủ Bình Thuận thành tỉnh. Đặt thêm 2 chức Bố Chánh và An Sát. Tuần Vũ Bình Thuận kiêm Bố Chính Phủ Khánh Hòa. Cũng năm này, vua Minh Mạng bãi bỏ hẳn chức Phiên vương trấn Thuận Thành, tức là Châu Panduranga củ, đã tồn tại từ năm 1697 thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Cũng từ đó, Bình Thuận được xếp đặt lại địa giới các quận huyện tại hai Phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận, cũng như đặt thêm hai Huyện mới trong Phủ Hàm Thuận là Tuy Phong và Tuy Định.

Đời Minh Mạng thứ 17, vào năm 1836, vua sai Hộ Bộ Thị Lang là Đào Tri Phú, vào Bình Thuận đo đạc ruộng đất, lập sổ Địa Bạ nhưng công việc đạc điền, chỉ tiến hành tại hai Phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận, là nơi có nhiều dân cư Kinh lẫn Chàm Thượng sinh sống. Các vùng khác trong tỉnh, nhất là miền tây núi non và phía nam hoang vu, chỉ có người Thượng sống du canh du mục, nên triều đình miễn thuế, chỉ bắt họ nộp cống phẩm hằng năm mà thôi.

Từ đó mới căn cứ vào các sổ địa bạ trên, để làng xã hằng năm lập sổ Điền Bạ, chuẩn định thuế lệ cho 307 làng trong tỉnh. Cũng may những sổ địa bạ này đã được chính phủ VNCH bảo trì toàn vẹn được 238 tập, qua ký hiệu DT2. Nhờ vậy ta biết được vào năm 1838, chỉ có hai Phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận, mà Tỉnh Bình Thuận , đã có 9051 khoảng ruộng với diện tích ước chừng 42.000 mẫu ta. Ngoài ra còn đo được 3200 mẫu đất vườn , trồng mía, dâu, cau trầu và 300 mẫu ruộng muối..Năm 1839, vua Minh Mạng ban sắc lệnh , gọi đồng bào Chàm và Thượng Ba Phủ sống tại Bình Thuận là Tân Dân hay là người Việt Nam mới.Năm 1854, đổi Huyện Tuy Định là Tuy Lý.

Từ năm 1862-1884, sau khi giặc Pháp  cưỡng chiếm Nam Kỳ, Tỉnh Bình Thuận trở thành hậu phương, tiếp tế vũ khí, nhân lực và phương tiện cho nghĩa quân các lộ đang chống thực dân tại lục tỉnh. Buổi đó Phan Thiết, qua Bang Hội Trường Phát của Hoa Kiều Chợ Lớn, vì giao hảo với nhà cách mạng VN là Hồ Huấn Nghiệp, đang chiến đấu trong hàng ngũ của Lãnh Binh Trương Định, , nên đã mua giúp súng ồng, đạn dược từ Sư Tử Thành (Tân Gia Ba), rồi lợi dụng các ghe bầu chở nước mắm từ Bình Thuận tới đây, chuyển ngược vũ khí về Phan Thiết, cung cấp tiếp tế cho nghĩa quân đang chiến đấu tại Tân An, Gò Công.

Năm 1865, Pháp áp lực bắt triều đình Huế ra lệnh cho phong trào Văn Thân ngưng chống giặc tại Nam Kỳ nhưng dân chúng vẫn bất tuân thượng lệnh. Phan Trung, người Huyện An Phước, Phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận, là Phó tướng của Lãnh Binh Trương Định, vẫn tiếp tục chỉ huy Nghĩa Binh chống Pháp tại Biên Hoà, Định Tường.

Năm 1867, toàn bộ Sài Gòn và sáu tỉnh lọt vào tay Pháp. Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, người đứng đầu khuynh hướng chủ hòa, đã hối hận vì trúng kế của Thực dân Pháp, nên uống thuốc độc tự tử tại Vĩnh Long, để tạ tội với quốc dân. Một số lớn sĩ phu Nam Lỳ không chịu hợp tác với ngoại bang, trong số này có Nguyễn Thông, Trươn g Gia Hội, Trà Quý Bình, Trần Thiện Chánh..rời bỏ cố hương, tới Bình Thuận tị điạ và tiếp tục chống Pháp.

Năm 1877, Nguyễn Thông được triều đình bổ nhiệm chức Doanh Điền Sứ Bình Thuận. Lợi dụng cơ hội trên, Nguyễn Thông đã tìm đường liên lạc với nghĩa binh , trong phong trào Văn Thân tại Biên Hòa, qua cuộc thám hiểm vùng châu thổ dọc theo hai bờ sông La Ngà và Bà Dần ( Nay thuộc hai quận Tánh Linh và Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy), để tìm hiểu địa thế, dân tình và công cuộc khai hoang. Sự viện đang tiến hành tốt dẹp, Nguyễn Thông và phái đoàn đã tới tận vùng đất hoang phiá tây, giáp ranh với Lâm Đồng, thì triều đình Huế ra lệnh ngưng công tác khai hoang. Nguyễn Thông bị đổi ra làm Bố Chánh Quảng Ngãi. Đồng thời, Nguyễn Xuân On, một trong những quan lại thuộc phe chủ chiến, cũng bị đổi ra làm An Sát Quảng Ngãi, khi xin triều đình tu sửa lại thành trì, hào lũy chống giặc Pháp đang lăm le tiến chiếm Bình Thuận. Buồn cho quốc gia trong cơn cùng khốn, ông từ quan về quê dạy học nhưng khi vua Hàm Nghi ban hịch cần vương, ông lại cùng Chánh sứ Sơn phòng là Lê Doãn Nhã, cầm đầu phong trào chống Pháp tại Nghệ An. Năm 1887, Nguyễn Xuân On bị giặc bắt và chết chém tại Huế.

Ngày 1-5-1884, Pháp-Việt ký hiệp ước Giáp Thân (Patenôtre), Pháp trả lại triều đình Huế các tỉnh Thanh-Nghệ-Tỉnh và Khánh-Bình.

Ngày 5-7-1885 (At Dậu), hưởng ứng huyết thư của vua Hàm Nghi sau khi kinh thành Huế that thủ. Tại Bình Thuận, các sĩ phu yêu nước Bùi Hàng, Ung Chiếm và Cao Hành cầm đầu phong trào cần vương chống Pháp rất quyết liệt.

Do lòng tham không đáy của thực dân Pháp , nhất là bọn quân phiệt, đứng đầu bởi Bichet, tổng tư lệnh quân viễn chinh hải ngoại và sự đỡ đầu của giáo hội Thiên Chúa, do linh mục Puginier đại diện. Do trên Pháp xé bỏ hiệp ước, quyết chiếm cho được Khánh Hòa-Bình Thuận, là hai địa phương có phong trào bình tây sát tả và Cần vương mạnh mẽ nhất tại Nam Kỳ. Bình Thuận lúc đó, chẳng những là cái gai nhọn mà soái phủ Sài Gòn và Hội truyền giáo của các giám mục Cameldack tai Bình Định và Maillard Quảng Nam phải nhổ. Ngoài ra đây cũng là ải địa đầu mà Pháp phải đánh chiếm, trong ý đồ thôn tính các tỉnh còn lại tại miền duyên hải Trung phần.

Ngày 13-8-1886, Bộ thuộc địa Pháp ngang nhiên bổ nhiệm Aymonier làm công sứ Bình Thuận, coi như không thèm đếm xỉa đến triều đình Huế, thật ra lúc đó cũng chỉ là bọn vua quan bù nhìn, bất lực . Nhưng sự ngang ngược trên đã khiến cho nhiều nước Au Châu lúc đó phỉ nhổ và chê biếm thực dân Pháp, không hơn gì bọn man di mọi rợ, nên đã nhổ ra liếm vào, lật lọng tráo chác. Nhưng mặc kệ dư luận, kể cả sự chống đối ngay tại Pháp. Toàn quyền Đông Dương lúc đó là Paul Bert củng đồng thuận, ra lệnh cho thống đốc Nam Kỳ là Phillipines cứ tiến chiếm Trung Kỳ, qua lý do phải đánhBình Thuận để cứu giáo dân, giúp Đồng Khánh tiêu diệt dư đảng của vua Hàm Nghi. Luận điệu trên làm triều đình Huế phải câm miệng hến trước một sự kiện đã rồi.

Năm 1888, cắt huyện An Phước thuộc phủ Ninh Thuận, cùng 7 xã Phú Quý, Từ Sơn, Từ Thiện, Sơn Hải, Nho Lâm, Thịnh Đức, Lạc Nghiệp thuộc Tổng Phú Quý, Huyện Tuy Phong, cùng 2 tổng Tú Trà và Ninh Gia, của huyện Hòa Đa. Tất cả phần đất trên thuộc Phủ Hàm Thuận, để sáp nhập Phủ Ninh Thuận, Tỉnh Khánh Hòa. Riêng các phần còn lại của Huyện Tuy Phong, trước thuộc Phủ Ninh thuận, nay nhập vào Phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận.

Năm 1900, đặt huyện Thổ Tuy Lý nhưng tới năm 1904 thì bãi bỏ, lấy Tổng Nông Tang của Huyện này nhập vào Huyện Tánh Linh, trước thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng, nay nhập vào tỉnh Bình Thuận.Năm 1905, cắt Phủ Di Dinh (Di Linh) của tỉnh Đồng Nai Thượng nhập vào Bình Thuận. Do trên tỉnh này lúc đó gồm 2 Phủ Hàm Thuận, Di Dinh và 5 Huyện Năm 1901, đặt Đạo Ninh Thuận, bổ các chức Quản đạo, Điền học, Bang biện..gồm 3 Huyện An Phước, Thổ An Phước và Mán An Phước. Từ năm 1945 về sau mới trở thành tỉnh.

Năm 1957, tách 2 huyện Tánh Linh và Hàm Tân (Tuy Lý) của tỉnh Bình Thuận, lập tỉnh Bình Tuy.

Sau ngày 30-4-1975, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Tuy và Ninh Thuận nhập lại thành tỉnh Thuận Hải. Năm 1993, Thuận Hải mất tên và trở thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (bao gồm Bình Tuy), tới ngày nay.

BÌNH THUẬN TỪ 1955-1975 :

Theo tài liệu của Trần Ngọc Chi, trong Pháp qui chính yếu mục lục, xuất bản tại Sài Gòn năm 1972 cũng như căn cứ vào Nghị định ngày 29-6-1957, thì tỉnh Bình Thuận xưa, được chia thành 6 tỉnh mới dưới thời VNCH và tồn tại tới ngày 30-4-1975 khi cọng sản quốc tế vào cưỡng chiếm toàn bộ nước VN. Sáu tỉnh đó là Bình Thuận, Bình Tuy, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Quảng Đức và Tuyên Đức. Năm 1970 , Bình Thuận có có diện tích, dân số như sau :

Diện tích 4235 km2 - 275.150 người, gồm " Quận HẢI LONG", diện tích 274, 6km2 - 31.983 người, có các xã An Hải, Khánh Thiện, Phước Thiện Xuân, Thanh Hải, Thạch Long, Thiện Nghiệp và Thiện Khánh. "Quận HẢI NINH" diện tích 42,6 km2 - 14.271 người, gồm các xã Hải Lạc, Hải Thủy và Hải Xuân tại thị trấn Sông Mao và xã Sông Lũy. " Quận HÀM THUẬN " diện tích 715,6 km2 - 106.583 người, gồm các xã Đại Nẫm, Kim Bình, Long Hải-Ngũ Phụng-Tam Thanh (đảo Phú Quý), Mường Mán, Phú Lâm, Phú Sung, Phú Hội, Tường Phong, Văn Lâm, Văn Phong và xã Châu thành Phan Thiết, tỉnh ly tỉnh Bình Thuận (diện tích 7,2 km2 - dân số 73.002 người). " Quận HÒA ĐA" diện tích 495,8 km2 - dân số 49.171 người, có các xã Chợ Lầu, Lương Sơn, Nhơn Thiện, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành và Thượng Văn. " Quận PHAN LÝ" diện tích 1.116, 8km2 - dân số 16.409 người, có các xã Gia Hòa, Gia Lễ, Hậu Quách, Hựu An, Lạc Trị, Ma Lâm Chàm, Phú Nhiêu, Sông Trao, Trinh Hoa và Tịnh Mỹ. " Quận THIỆN GIÁO " diện tích 640,2km2 - dân số 36.179 người, có các xã Bình Mỹ Thuận, Hòa An, Hòa Vinh, Kim Ngọc, Lại An, Long Phú, Phú Long, Tầm Hưng, Tân Lâm, Tân Phú Xuân và Tuỳ Hòa. "Quận TUY PHONG " diện tích 449,4km2 - dân số 20.554 người, có các xã Bình Long, Liên Hương, Phước Thể và Vĩnh Hòa.

5- BÌNH THUẬN TỪ 1992 TỚI NGÀY NAY :

Gồm hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy, có diện tích 7.828 km2 - dân số tính tới ngày 1-4-1999 là 1.047.040 người, tỉnh lỵ đóng tại thành phố Phan Thiết. Dân số gồm người Việt, Chàm, Hoa, Nùng, Koho và Roglai. Tỉnh gồm các Huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và Phú Quý. Đây là tỉnh duyên hải, cuối cùng của Trung phần, phía đông và bắc giáp tỉnh Ninh Thuận tại ranh giới Mũi Cà Ná. Phiá bắc và tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng tại Đèo Gia Bát. Phiá tây giáp tỉnh Đồng Nai. Phiá Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và phía đông và đông nam giáp biển Đông Hải.

Địa thế của tỉnh Bình Thuận chia thành ba miền rõ rệt : Vùng rừng núi, vùng đồng bằng và vùng duyên hải. Tuy nhiên tỉnh Bình Thuận, xưa nay dù ở trong hoàn cảnh nào, cũng vẫn là một địa phương nổi tiếng nhất nước về sản xuất nước mắm cá biển và nghề đánh cá, nên người ta thường gọi với một cái tên khác ' Quê hương miền biển mặn'. Tỉnh có bờ biển dài hơn 192 km, chạy dài từ Mũi Đá Chẹt, tiếp giáp với Mũi Cà Ná-Ninh Thuận, tới Bãi bồi Bình Châu-Bà Riạ Vũng Tàu. Suốt bờ biển có nhiều nhánh núi đâm ra biển, làm thành các Mũi La Gàn, Mũi Nhỏ, Hòn Rơm, Mũi Né, Kê Gà, khiến cho bờ biển bị chia cắt thành nhiều đoạn lồi lỏm với các cửa biển La Gàn, Phan Rí, Mũi Né, Phú Hài, Phan Thiết và La Gi. Ngoài khơi có đảo Phú Quý, rộng 23 km2, hiện là cầu nổi giữa Bình Thuận và quần đảo Trường Sa.

Bình Thuận có nhiều sông ngòi nhưng quan trọng nhất có sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Mao, sông Mường Mán, sông Quao, sông Công, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà chảy từ Di Linh, đổ vào Biển Lạc.Tỉnh nầm trong vùng nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nóng và khô hạn. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-27 độ, lượng nưóc mưa trung bình từ 800mm-1150mm. Là tỉnh có nhiều rừng nên hiện nay có nền công nghiệp chế biến các hàng từ gỗ. Khắp tỉnh có nhiều đồn điền trồng cao su, cà phê, hạt điều, thanh long cùng nhiều loại trái cây quý khác. Do tỉnh có bờ biển dài, ngoài khơi lại có nhiều loại hải sản như cá nục, mực, cá thu, cá ngừ, cá cơm..ốc, ghe,tôm, bào ngư..nên nghề làm nưóc mắm, hải sản đông lạnh, làm muối..rất phát đạt.

Thành phố Phan Thiế sát bờ biển, trên cửa sông Mường Mán hay còn gọi là Cà Ty, có Quốc Lộ 1A chạy từ thủ đô Sài Gòn ra Hà Nội, đi ngang. Ngoài ra còn có đường thiết lộ Nam-Bắc, cũng từ Sài Gòn, chạy ngang qua tỉnh với nhiều ga quan trong như Gia Huynh, Suối Kiết, Sông Dinh, sông Phan, Mường Mán, Phú Hội, Phan Thiết, Ma Lâm, Long Thành, Sông Mao và sông Lòng Sông..Toàn tỉnh có nhiều bãi tắm cát trắng, nước trong xanh, sạch sẽ..hiện nay là những khu du lịch rất được mọi người ưa chuộng như Cà Ná, Mũi Ná, Phan Thiết, Hàm Tân, Đồi Dương. Tỉnh hiện nay gồm 109 đơn vị hành chánh, trong đó có Thành Phố Phan Thiết, 3 Thị trấn Liên Hương, Phan Rí Cửa , 91 xã, 15 phường và Thị Xã La Gi .

+ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT : gồm các phường nội thành Đức Thắng, Phú Trinh, Hưng Long ( Hưng Long + Vĩnh Phú củ), Phú Thủy (Phú Trinh + Vĩnh Thủy cũ), Lạc Đạo, Bình Hưng, Đức Nghĩa, Đức Long. Các phường ngoại thành gồm Thanh Hải, Mũi Né, Hàm Tiến (Rạng), Tiến Thành, Tiến Lợi (Bình Tú-Kim Bình củ), Phong Nẫm (Đại Nẫm và Tường Phong củ) và Phú Hài.

+ Huyện TUY PHONG : Thị trấn Liên Hương, Thị trấn Phan Rí Cửa, xã Bình Thạnh, Phước Thể, Phú Lạc, Vĩnh Hão, Phan Dũng, Hòa Minh, Hoa Phú, Chí Công và Phong Phú.

+ Huyện BẮC BÌNH :gồm các xã Phan Hòa, Phan Rí Thành, PhanHiệp, Phan Sơn, Phan Lam, Phan Diên, Bình An, Hải Ninh, Phan Thanh, Chợ Lầu, Hồng Thái, Lương Sơn, Sông Lũy, Bình Tân, Hòa Thắng và Hồng Phong.

+ Huyện HÀM THUẬN BẮC : Hồng Liêm, Hồng Sơn, Hàm Đức, Hàm Nhơn, Hàm Thắng, Hàm Hiệp, Hàm liêm, Hàm Chính, Hàm Phú, Hàm Trí, Ma Lâm, Thuận Minh, Thuận Hòa, Đồng Tiến, Đồng Giang và La Da.

+ Huyện HÀM THUẬN NAM : gồm các xã Mường Mán, Hàm Thạnh, Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Hàm Cương, Hàm Minh, Hàm Cần, tân Lập, Tân Thuận, Tân Thành, Mỹ Thành và Thuận Quý.

+ Huyện HÀM TÂN : gồm Thị trấn La Gi, các xã Tân Minh, Tân Nghĩa, Tân Hạ, Tân Xuân, Tân An, Tân Thiện, Tân Bình, Tân Hải, Sơn Mỹ và Tân Thắng.

+ Huyện ĐỨC LINH : gồm các xã Trà Tân, Tân Hà, Đức Hạnh, Đức Tài, Đức Chính, Nam Chinh, Võ Xu, Vũ Hoa, Mê Pu, Sùng Nhơn và Đa Kai.

+ Huyện TÁNH LINH : gồm các xã Gia An, Lạc Tánh, Gia Huynh, Suối Kiết, Đức Thuận, Đức Bình, Đồng Kho, Huy Khiêm, Bắc Ruộng, Mảng Tơ, Đức Tân, Nghị Đức, Đức Phú và La Ngẫu.

+ Huyện PHÚ QUÝ: gồm các xã Ngũ Phụng, Tam Thanh và Long Hải.

Xa quê hương ai mà chẳng hoài mơ ước một ngày trở về:

" Mai, nếu có cuộc đổi đời trở lại

ta xin dành phần đăng báo phân ưu

Đồng đội xưa đã chết trận chết tù

thảm thiết quá những hồn ma đói lạnh .."

Xóm Cồn

Tháng 8 -2006

MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.