Hôm nay,  

‘Một Người Việt Rất Thầm Lặng’: Nay Thầm Hận

29/05/200600:00:00(Xem: 1618)

" Người  Mỹ  Thầm Lặng" (The Quiet American) là tên của một cuốn sách mà tác giả là một người Mỹ, Graham Green, viết về một gián điệp trong thời Pháp đi Mỹ đến Việt Nam. "Một Người Việt Rất Thầm Lặng" (Un Vietnamien Bien Tranquille) là tên một cuốn sách mà tác giả là một người Pháp, Jean- Luc Pomonti, viết về một người Việt ở Saigon làm gián điệp cho CS Bắc Việt trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Nhân vật chánh  quyển " Người  Mỹ  Thầm Lặng" là hư cấu. Nhưng nhân vật chánh của quyển " Một Người Việt Rất Thầm Lặng" là hiện thực. Đó là nhà báo Phạm xuân Ẩn, năm nay còn sống, đã 83 tuổi, đang ở Saigon. Tác giả Jean- Luc Pomonti cũng là nhà báo từng quen biết Ô. Ẩn thời làm báo ở Saigon, sau khi Saigon sup đổ có trở lại thăm Ô. An. Tác giả viết, phần nhỏ dựa vào tài liệu CS viết đánh bóng Ô. Ẩn để nói lên cái "ưu việt" tình báo của Hà Nội. Nhưng phần lớn dựa vào sự quen biết và tiếp xúc của tác giả đối với Ô. Ẩn. Cảm nghĩ sau cùng của tác giả cũng là phần kết luận cuốn sách là, Ô. Ẩn người gián điệp cho CS Hà Nội "Một Người Việt Rất Thầm Lặng" suốt Chiến Tranh Việt Nam, tỏ vẻ thất vọng, mất ảo tưởng --  nếu nói theo kiểu bình dân Nam bộ là thầm hận --  sau 30 năm CS Hà Nội tóm thu cả nước.

 Một, về công tác gián điệp của Ô Ẩn. Dựa vào bài  điểm sách của tờ báo Pháp Le Monde, đài phát thanh Quốc tế Pháp RFI ngày Thứ Sáu 12-5-06 phỏng vấn tác giả. Jean- Luc Pomonti cho biết Ô. Phạm xuân Ẩn là một gián điệp hoàn hảo sống giữa lòng địch suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam mà không bị phát giác. Chẳng những tin tình báo chiến thuật Ô Ẩn gởi đi Hà Nội đầy đủ, chính xác, quan trọng đến đổi Tướng Võ nguyên Giáp đọc bản tin phải khen như đang ở Trung Tâm Hành Quân của Miền Nam vậy. Ô Ẩn còn là một nhà tình báo chiến lược giải đoán, ước tính, nhận định tình hình đúng đắn nữa. Chính Ô Ẩn đã nhận định và trình với Hà Nội (1) loại hình chiến tranh đặc biệt của Mỹ thời TT Kennedy sẽ thất bại, (2) năm 1964 dự báo  năm 1965 Mỹ sẽ đổ quân vào Miền Nam để cứu Việt Nam Cộng hòa, (3) và quan trọng nhứt, vào thời gian 1974- 75,  trả lời câu hỏi chiến lược của Hà nội, liệu Mỹ có can thiệp lại ở Việt Nam không, Ô Ẩn trả lời là không. Câu trả lời không của Ô Ẩn là là mấu chốt, là động lực chánh yếu để CS Hà Nội, Bộ Chánh trị lẫn Quân ủy Trung Ương "quyết" mở chiến dịch tổng tấn công dứt điểm Việt Nam Cộng Hòa.

Hai, về con người của Ô Ẩn. Tác giả quyển "Một Người Việt Rất Thầm Lặng" nói Ô Ẩn là một người Việt yêu nước, muốn giành độc lập lại cho nước nhà nên dấn thân hy sinh trong cuộc chiến đấu. Nhưng đã vào tổ chức CS rồi bị CS lôi cuốn trôi theo dòng như bao người khác. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, CS làm chủ cả đất nước, Ô Ẩn trở thành thất vọng, mất ảo tưởng đối với những gì Ông đã hy vọng và mong mỏi. Tác giả cho biết Ô Ẩn được Bác sĩ Phạm ngọc Thạch đỡ đầu hồi nhỏ và CS chuẩn bị biến Ô Ẩn thành một nhà tình báo chiến lược. Ô Ẩn được kết nạp vào Đảng CS năm 1953, giúp cho đi Mỹ học ngành báo chí ở Cali hai năm. Khi về nước đúng thời cơ Mỹ đã thay chân Pháp. Thời đó một người Việt đi học báo chí ở Mỹ về rất được trọng dụng vì có bao người học ở Mỹ. Ô làm phóng viên chiến trường cho Miền Nam và được tạp chí Times của Mỹ và thông tấn xã Reuters nhận làm thông tín viên. Với vị thế đó, Ô Ẩn được đồng nghiệp trọng vọng và dễ dàng kết thân với các cơ quan quyền lực Việt Mỹ về Chiến tranh Việt Nam: Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, Tòa Đại sứ Mỹ, CIA, MACV.

Với sự quảng giao ấy với nghề moi tin và chuyển tin ấy và được cái vỏ bọc lớn của Tạp chí Mỹ Times và thông tấn xã Anh Reuters, Ô Ẩn hoàn thành công tác gián điệp một cách dẽ dàng. Hà Nội đánh giá Ô Ẩn là một gián điệp hoàn hảo như đã nói ở trên. Suốt chiến tranh Việt Nam Ô Ẩn không bị lộ. Mãi đến sau Chiến tranh vào năm 1978, tức 3 năm sau  CS Hà Nội chiếm được Miền Nam, mới bạch hóa con người gián điệp của Ông và phong hàm tướng lãnh.

Ba, nhưng chính lúc CS thắng trận lại là lúc Ô Ẩn thất vọng, thất chí, mất ảo tưởng về lý tưởng mà Ong đã phục vụ. Ô Ẩn thất vọng khi thấy đất nước tồi tệ như sau 1975 - hoàn toàn khác với những ảo tưởng mà Ông mong mỏi và đã thúc đẩy Ông dấn thân và hy sinh gần suốt cuộc đời.  Dù Ông là một con người thực tế biết sau chiến tranh thế nào cũng có khó khăn, nhưng Ô Ẩn không tưởng tình hình lại tồi tệ đến như vậy sau 1975. Ô An thất vọng hơn khi thấy thấy CS Hà nội đã làm cho đất nước rơi vào một cuộc chiến tranh mới, chiến tranh với Miên ở Miền Nam và chiến tranh với Tàu ở Miền Bắc.

Bốn, tín lực của những điều tác giả viết. Tác giả nói tác giả viết dựa một phần nhỏ vào một số tài liệu rất hiếm hỏi về nhân vật. Dễ hiểu đã là gián điệp thì đối với riêng cá nhân, biết để bụng chết đem theo, đối với ngành không nhu cầu biết không được biết,  nếu bị bắt trong lòng địch không mong can thiệp. Nên tác giả viết phần lớn dựa vào sự quen biết lâu đời của tác giả đối với nhân vật, Tác giả Jean- Luc Pomonti là một nhà báo Pháp biết Ô Ẩn trong thời Chiến tranh Việt Nam, từ 1968- 1974. Và sau đó vào những năm 1989 và 90 có gặp lại, viếng thăm Ô Ẩn. Tóm lại suốt 16 năm tác giả gặp gỡ, thăm viếng Ô Ẩn nhiều lần. Theo tác giả, Ô Ẩn bây giờ đã 80, sức khỏe suy yếu nhiều nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn.

Cảm nghĩ sau cùng của tác giả qua nhiều lần gặp gỡ, viếng thăm Ô Phạm xuân Ẩn, tác giả nhận thấy Ô Ẩn là một người Việt yêu nước muốn giúp giành độc lập cho nước nhà như bao chàng trai Việt khác. Nhưng khi đã vào tổ chức CS bị guồng máy cuốn đi. Khi CS giành được trọn chủ quyền cả nước, sau 1975, là thời điểm "Một Người Việt Rất Thầm Lặng" này thất vọng, thất chí, vỡ mộng trước những đổi thay tiêu cực, xấu hơn, tệ hơn trước 1975. Ô. Phạm xuân Ẩn qua ngòi bút của một nhà báo đồng nghiệp Pháp quen biết lâu đời không còn là  một "điển hình tiên tiến" tình báo CS mà Hà Nội ca và đánh bóng theo kiểu James Bond, hơn Vũ ngọc Nhạ, Phạm ngọc Thảo. "Một Người Việt Rất Thầm Lặng" ây đã trở thành người Việt "thầm hận" trước những điều mắt thấy tai nghe trong 30 CS Hà Nội  làm chủ cả nước Việt. Thầm hận vì đã giúp cho những người mà theo tác giả nói trên Đài RFI, lấy lời của vị Tổng Thống đầu tiên của đảo Timor sau khi giành lại nền độc lập sau cùng từ tay thực dân. Rằng "những người du kích cũ không phải là những người lãnh đạo giỏi." 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.