Hôm nay,  

Nsa Là Tai Mắt Của Mỹ

05/07/200600:00:00(Xem: 3070)

Khi điện chưa được phát minh, luật hình của Pháp chỉ qui định tội trộm - là lược thủ đồ vật. Điện không phải là đồ vật, do đó không kết tội ăn trộm điện được. Thế là các nhà làm luật san định luật. Tình hình cuộc sống thay đổi, luật pháp phải thay đổi cho sát thực tiễn của cuộc sống. Tương tự, Tin Học mới bắt đầu vào cuối thế kỷ 20. Người sanh ra thời bùng nổ dân số Mỹ chưa có cái may mắn học môn Tin Học ở trường như học sinh sinh viên bây giờ ai không biết xài computers coi như dốt chữ. Bắt đầu thế kỷ 21, nước Mỹ phải đối phó với với kẻ thù mới là Hồi giáo Cực đoan trong một cuộc chiến tranh mới, không chiến tuyến, địch vô hình nhưng có thể xuất hiện bất cử ở đâu và lúc nào. Chánh quyền Mỹ một măt phải chu toàn nhiệm vụ bảo quốc an dân truyền thống và hiến định. Mặt khác phải tôn trọng và bảo vệ những quyền tự do dân sự và sự riêng tư của cá nhân cũng có tính truyền thống và hiến định từ thời lập quốc. Đứng trước tình hình mới phải đối phó với một kẻ thù mới mà không được cung cấp phương tiện pháp lý mới, chánh quyền phải xoay xở để làm nhiệm vụ của mình. Trong chiến tranh biết người biết ta mới thắng được. Địch dùng vũ khí Tin Học trong việc liên lạc, tổ chức khủng bố. Mỹ  phải có tai mắt Tin Học để biết. Đó là lý do cơ quan NSA ra đời.

 NSA là tên chữ tắt tiếng Anh National Security Agency, tạm dịch là Cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ. NSA đúng là Anh Cả Tình báo Mỹ như trong cuộc tiểu thuyết Big Brother của Geroge Orwell năm 1984. NSA được thành lập do mật lịnh của TT Bush sau cuộc khủng bố 911, bằng một sắc luật. NSA đúng là tai mắt, là thiên lý nhĩ, thiên lý nhãn, kính chiếu yêu của Mỹ thời Chiến tranh Chống Khủng bố. NSA cũng là cái bia bị nhiều búa rìu dư luận, báo chí, truyền thanh, truyền hình, và của một số không nhỏ chánh trị gia đối lập với chánh quyền Bush - tấn công. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, dân chúng tỏ ra thấy rõ và đồng ý chánh quyền cần phải có tai mắt mới bảo quốc an dân được trong cuộc chiến tranh mới không mặt trận và địch quân thì vô hình nhưng có thể xuất hiện bất cứ ở đâu và lúc nào.

Thực vậy, NSA là trung tâm tình báo khoa học lỹ thuật Tin học, tân tiến nhứt, tinh vi nhứt và mạnh nhứt hoàn cầu. NSA ghi nhận, thanh lọc giải đoán các điện đàm, điện thư, mọi tín hiệu chuyển cho nhau của kẻ thù của Mỹ. NSA có hàng ngàn  chuyên viên tin tặc và phản tin tặc và sản xuất ra vô vàn viruses để xâm nhập, lũng đoạn và đánh phá hệ thống computers của địch. NSA là cơ quan tình báo quan trọng nhứt của hệ thống tình báo liên bang gồm cả thảy 16 cơ quan tình báo của Mỹ. Ngân sách bí mật 10 lần nhiều hơn của CIA. Trụ sở của NSA có biệt danh là "Crypto City", 15 km đông bắc thủ đô Washington, có 18.000 chỗ đậu xe và 5 km đường. Tòa nhà chánh của NSA có thể chứa 4 lần khu đồi Capitole nơi tọa lạc cơ quan đầu não của chánh quyền liên bang. Mặt tiền treo một khẩu hiệu "Không Bao Giờ Thối Lui."

Nhiệm vụ của NSA to lớn. Theo dõi 9.000 tỷ bức điện thư  mỗi năm và 2 tỷ cú điện thoại đến Mỹ mỗi ngày. Ngày 10 tháng 9 năm 2001, trước một ngày cuộc Khủng bố 911 xảy ra, tiền thân của NSA ghi nhận được hai cú điện thoại: "Mai là ngày N" và trả lời "Đại tiệc đã bắt đầu." Nhưng NSA chưa thành lập, không giải mả nên bị bỏ qua.

Sau khi lập NSA liên kết với nước Úc, Tân Tây lan, Canada, Anh để lập thành nhiều trạm tạo một hệ thông toàn cầu, biến thành thiên lý nhĩ, thiên lý nhãn. Trong cuộc chiến chống khủng bố NSA lập nhiều trạm thu ở nhiều vùng xung yếu và nóng bỏng ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả ngoài biển khơi. Đó là chưa nói vệ tinh Mỹ trên thượng tầng khi quyển, nhiều máy lượn ngày đêm thu nhận hình ảnh, âm thanh cho các cơ quan tình báo, sau cùng cũng đưa về NSA giải mả. CIA, FBI, quân đội tịch thu được điện thoại cầm tay, máy tính, máy computers, tất cả bộ nhớ, bộ chứa sau cùng cũng gởi đều được đem về để NSA khai thác tình báo chiến lược.

Thế nhưng chánh quyền không bao giờ nhắc đến sự hiện hữu của NSA, đúng phương châm tình báo, người không cần biết không cho biết. Nếu báo chí có móc ra, thường được câu trả lời của chánh quyền, rằng không có một cơ quan như vậy. Ngày 16-12-2005, báo New York Times  khui vụ NSA nghe lén các điện đàm của một số người bị nghi dính với khủng bố nói chuyện ra ngoại quốc. Ngày 10-5-2006, báo USA Today khui vụ NSA nghe lén điện thoại và lập danh sách hàng triệu người trên nước Mỹ. Báo này còn cho biết  từ năm 2001, NSA lập nhiều trạm thu điện đàm ở Á rập Saudi, Maroc, Ai cập. Các hãng điện thoại lớn của Mỹ được chánh quyền thuyết phục tạo điều kiện cho NSA thi hành nhiệm vụ làm tai mắt cho Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, như việc lấy giá rẻ, trung chuyển các điện đàm của ngoại quốc, như trường hợp đối với điện thoại đi Au châu và Á châu.

Người chỉ huy công tác đặc biệt quan trọng nhưng có tên nghe rất vô thưởng vô phạt là "Program" này,  là một vị tướng 4 sao, Tướng Michael Hayden. Tòa Bạch Oc âm thầm khen thưởng Ong nhiều lần và được cử làm Phó Giám đốc NSA rồi Giám đốc CIA. Tướng Hayden là người quyết liệt bảo vệ NSA trước Quốc Hội và công luận khi NSA bị cáo buộc và chánh quyền Bush đã xâm phạm sự riêng tư  và tự do dân quyền của công dân Mỹ. Nhưng lòng thành và tâm lớn bảo quốc an dân của Tướng Hayden phát tiết ra lôi cuốn mạnh  người dân và thuyết phục được công luận Mỹ. Cũng như Bà Rice khi còn làm Cố vấn An Ninh đã xin truyền thông đại chúng không viết, nói trước những gì hại đến quân nhân hành quân trong Chiến tranh Khủng bố. Hệ thống CNN thấy đúng, đích thân ghi vào tiêu lịnh tác nghiệp của Đài.Tướng Hayden nói trên đài Truyền hình CNN, "Có thể có lạm dụng không" Chắc lẽ có, nhưng tôi nhìn vào mắt của những người Mỹ tôi xác nhận, tôi thấy không có. Chúng tôi làm việc rất nghiêm túc, rất thận trọng. Chúng tôi không để một vi phạm nhỏ nào xảy ra đối với tu chính án thứ tư của Hiến pháp." Ong còn đi trình bày, đọc diễn văn, điều trần, tổ chức ăn sáng, ăn trưa làm việc, không ngừng nghỉ, để lôi cuốn biểu đồng tình của của công luận, rằng Mỹ cần phải có tai mắt tinh tường để chống khủng bố. Ong giải thích NSA không phải là mối đe dọa cho quyền tự do công dân. NSA chỉ ghi nhận những gì cần thiết cho việc chống khủng bố, những gì liên quan đến những người bị tình nghi dính với quân khủng bố. NSA không theo dõi xe chạy trên đường, không ghi nhận các câu chuyện đời thường của ai cả.  

Theo Laura Donohue, nhà nghiên cứu của Đại học Stanford ở  California, tình hình mới, nhiệm vụ tình báo phải mới. NSA là một cuộc cách mạng tận gốc của tình báo Mỹ trong vòng 40 năm trở lại đây. Tường trình hữu thệ trước Uy Ban Thượng Viện, nhà nghiên cứu này nói, "Tôi tin tưởng không chút ngần ngại nào, rằng chương trình của NSA là hợp pháp, rằng không có nó dân chúng Mỹ sẽ nguy nan hơn. Nếu nó [NSA] có trước ngày 11 tháng 9, ít nhứt hai tên khủng bố ở San Diego đã bị nhận dạng."

Nước Mỹ không thiếu người chánh trực và yêu nước. Đó là những người làm nhiều hơn nói, lúc nào đầu óc, tay chân  cũng bận bịu làm việc để nước giàu dân mạnh, tiến bộ văn minh. Khối quần chúng thầm lặng đó là những người Tướng Hayden đã nhìn trong mắt, cửa sổ tâm hồn của họ, để thành khẩn nói trên đài CNN: "Chúng tôi làm việc rất nghiêm túc, rất thận trọng. Chúng tôi không để một vi phạm nhỏ nào xảy ra đối với tu chính án thứ tư của Hiến pháp." Chính quần chúng thầm lặng đó đã giúp cho TT Bush mạnh dạn thừa nhận chính Ong đã ra lịnh cho NSA  làm tai mắt cho Mỹ. Và chính khối quần chúng thầm lặng đó bằng thái độ yên lặng bất mãn đã làm báo chí tự cho là cấp tiến và những chánh trị đối lập ngưng phê bình chỉ trích NSA. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.