Hôm nay,  

Vn: Làm Báo Kiểu Cộng Sản, Nhà Nước Chỉ Muốn Báo Chống Tham Nhũng Một Nửa

07/07/200600:00:00(Xem: 1638)

Hoa Thịnh Đốn.- Sau những thành tựu hạn chế về kinh tế, người Cộng sản Việt Nam  khoe luôn về thành công của báo chí sau 20 năm “đổi mới”. Họ ca tụng báo chí đã có công xây dựng dân chủ và thực hiện quyền tự do báo chí để phục vụ quyền được  thông tin của nhân dân.  Nhưng họ lại quên rằng khi Đảng tự  khen báo mình thì có khác gì  chuyện Mèo khen Mèo dài đuôi"

Bằng chứng như Trúc Thanh viết trong Báo điện tử của Trung ương đảng ngày 15-6-2006: “20 năm đổi mới báo chí phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới đất nước là một thành tựu lớn của báo chí cách mạng Việt Nam được cả xã hội ghi nhận, trong đó thông tin có bước nhảy vọt lớn nhất, ngày càng thoả mãn nhu cầu về thông tin của nhân dân về mọi mặt…”

Thanh khoe: “Sau 20 năm đổi mới, số lượng báo chí nước ta tăng gấp 3 lần so với những năm bắt đầu bước vào đổi mới. Tất cả các loại hình báo chí từ báo in, báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình) và gần đây là báo điện tử song hành phát triển.

Xin nêu vài con số báo chí Việt Nam hiện nay: cả nước có 550 cơ quan báo chí với trên 700 ấn phẩm báo chí trong đó có 10 báo phát hành hàng ngày, riêng TTXVN có 18 bản tin. Hệ thống phát thanh - truyền hình, trong đó có 2 đài quốc gia là Tiếng Nói Việt Nam với 425 chương trình, phát sóng 172 giờ/ngày và Truyền hình Việt Nam ở Hà Nội và 4 đài truyền hình khu vực ở Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Phú Yên. Đài THVN phát sóng 5 kênh (trong đó có một kênh đối ngoại). Ngoài hai đài quốc gia, mỗi tỉnh, thành phố có một đài phát thanh - truyền hình, riêng Thành phố Hồ Chí Minh có Đài Truyền hình và Đài phát thanh riêng. Như vậy cả nước có 65 đài phát thanh- truyền hình địa phương, mỗi đài có công suất phát sóng khá lớn từ 5kw đến trên 10kw. Hệ thống phát thanh - truyền hình huyện, quận, thị xã cả nước rất lớn, cứ mỗi nơi có một đài thì tổng số cũng lên tới trên 600 đài, chưa kể đến trạm truyền thanh xã, phường, trị trấn đang hoạt động đã có tới hàng ngàn trạm. Đến nay, diện phủ sóng phát thanh đã đạt trên 90% và diện phủ sóng truyền hình đã đạt gần 90% các vùng của đất nước. Trong những năm gần đây, báo điện tử và các trang thông tin điện tử phát triển rất nhanh, cả nước đã có 70 báo điện tử và trang điện tử trong đó có những báo Điện tử lớn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; VietNamNet, Vnexpress, Nhân dân điện tử, Thanh niên điện tử, Tuổi trẻ T.P Hồ Chí Minh điện tử v.v..Hệ thống thông tin điện tử (Internet) đưa cả thế giới vào trong nhà người dân. Tính đến 2006, ở nước ta mỗi người dân có 7,5 tờ báo in/năm.”

“Sự phát triển với tốc độ nhảy vọt của báo chí, phát thanh, truyền hình và báo điện tử của Việt Nam đã tạo ra sự bùng nổ về thông tin ngay trên đất nước ta, đã làm thay đổi rất lớn về diện mạo thông tin, đó là sự “cạnh tranh” về thông tin giữa các báo, đài và báo điện tử - ai cũng phải săn tin, cũng chạy đua với thời gian để đưa thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất, đúng nhất về một sự kiện mới diễn ra. Bây giờ, nhìn vào số lượng báo chí nước ta hiện nay thì không thể tưởng tượng nổi mỗi ngày hệ thống báo chí từ trung ương đến địa phương trên cả nước ta đã phát ra bao nhiêu thông tin, và người dân tiếp nhận được bao nhiêu thông tin mỗi ngày. Chỉ biết là nhiều và rất nhiều. Đổi mới đã mở ra trào lưu dân chủ, công khai và minh bạch trong thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo nên không khí cởi mở của xã hội thông tin.”

Quả nhiên nếu chỉ đọc các chi tiết báo chí “bùng nổ” hay “trăm hoa đua nở” của  Trúc Thanh không ai lại bảo người dân Việt Nam không đủ báo đọc, hay thiếu đài phát thanh để nghe, thiếu đài truyền hình để theo dõi tin tức.  Nhưng 83 triệu người dân chỉ thiếu một điều quan trọng: Không  được ra báo, lập đài phát thanh và truyền hình để cạnh tranh với báo, đài của Nhà nước và của Đảng.  Dân chủ và tự do là những thứ độc quyền của  đảng.

Như vậy thì  nếu bảo “Đổi mới đã mở ra trào lưu dân chủ, công khai và minh bạch trong thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo nên không khí cởi mở của xã hội thông tin” là nói bậy, sai  sự thật, không đúng với tôn chỉ, đạo đức của người làm báo.

Ai cũng biết, tất cả các thứ báo, đài mà Trúc Thanh kê khai là của các Cơ quan, Đoàn thể, Tổ chức Chính trị và Xã hội của Đảng từ Trung ương xuống địa phương.  Người làm báo là cán bộ đảng hay nhân viên được tuyển chọn theo tiêu chuẩn của Nhà nước, của Bộ Thông tin – Văn hoá, của Hội Nhà báo do Đảng lập ra.  Bổn phận nghề nghiệp của họ là phải phục vụ đảng,  viết bài tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của đảng và của nhà nước.  Do đó, lương bổng của họ, tuy do Tờ báo đài thọ, nhưng cũng là của các Cơ quan Chủ quản của tờ báo, đài nơi họ phục vụ. 

Nhưng số  tờ báo có đủ khả năng tự quản về tài chính rất ít.  Số còn lại đã được Nhà nước nuôi ăn để hoàn tất nhiệm vụ làm mõ.

Việt Nam khoe báo chí trước khi đem in không bị kiểm duyệt, nhưng trong thực tế, người làm báo là con tép  bị nén khô  trong hệ thống kìm kẹp chồng chất: Tổng Biên tập, Cơ quan Chủ quản của tờ báo, Đảng Ủy của tờ báo,  Ban Tư tường Văn hoá địa phương, Ban Tư tưởng- Văn hoá Trung ương, Bộ Thông tin – Văn hóa và Hội Nhà báo Việt Nam.

Tất cả những hòn đá tảng này có thể biến thành máy chém người làm báo nếu đi chệch hướng của đảng. Họ chẳng khác nào những con ngựa đua đã bị che mắt, chỉ biết cúi đầu mà chạy  theo  hướng cố định.

Trúc Thanh nhìn nhận nhiệm vụ  này: “Những người làm báo cách mạng Việt Nam đã nhận thức đúng đắn vai trò của báo chí trên mặt trận tư tưởng –văn hoá của Đảng trong quá trình giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhất là trong 20 năm đổi mới báo chí nước ta luôn thể hiện vai trò là vũ khí sắc bén thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, tổ chức và vận động nhân dân tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Đảng ta đã đánh giá cao rất nhiều thông tin của báo chí đã giúp Đảng, Nhà nước bổ sung hoàn thiện các chủ trương, chính sách quan trọng và kịp thời uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách; đánh giá cao báo chí đã giúp Đảng, Nhà nước giám sát xã hội, phát hiện và thông tin cho lãnh đạo các cấp những vấn đề nổi cộm: tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các tệ nạn khác của cán bộ, đảng viên để Đảng và Nhà nước có biện pháp xử lý, làm trong sạch bộ máy Đảng và nhà nước; đánh giá cao báo chí đã có nhiều thông tin quan trọng giúp Đảng, Nhà nước trong quá trình tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ phong phú thêm kho tàng lý luận của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới…”

Nếu Việt Nam có báo, đài Tư nhân thì  những lời khen ấy  sẽ bị hạn chế tối đa hay không bao giờ  có đối với những  người làm báo có tư cách, độc lập với Chính quyền và không bao giờ chịu để  tờ báo của mình lệ thuộc vào bất cứ ai.

Ở miền Bắc từ 1975 trở về trước và sau 1975 ở trong Nam  và bây giờ trên cả nước, không làm gì có lớp người làm báo như thế trong chế độ Cộng sản  nên  nói  Việt Nam  có Báo chí Tự do như các nước khác trên thế giới là ngụy biện.

Đã có một số  người ở Việt Nam, kể cả Trí thức Cộng sản Trần Bạch Đằng, đã nói đến trình độ dân trí của nhân dân để  bênh vực cho quyền hạn chế thông tin của đảng.

Trong cuộc phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần  ngày  24/06/2006, Đằng được hỏi: “Như vậy, Nhà nước cần quản lý như thế nào để báo chí có nhiều đóng góp hơn cho xã hội"”

Đáp: “Nói gì thì nói Đảng và Nhà nước có vai trò lãnh đạo của mình mà báo chí muốn hay không muốn cũng phải theo. Nhưng theo tôi, quan trọng nhất vẫn là báo chí biết tự điều chỉnh việc nói cái gì và không cần thiết nói cái gì, năm nay nói được đến mức này, năm sau phải nói được nhiều hơn, nói sự thật đến mức độ nào thì đủ...”

H: “Có nghĩa là báo chí vẫn phải làm việc trong một giới hạn, như vậy có mâu thuẫn với việc ông đã bảo báo chí phải đấu tranh tới cùng..."

Đ: “Đất nước chúng ta vẫn chưa phát triển toàn diện về mọi mặt, vì vậy chúng ta vẫn phải làm việc trong một hoàn cảnh và điều kiện cho phép, người dân cũng sử dụng và hưởng thụ trong một mức độ cho phép, theo tôi, như vậy là vừa phải, nếu không mọi thứ sẽ dễ rối loạn...”

Tại sao  Trí thức Trần Bạch Đằng lại sợ tự do đến thế " Làm sao báo chí có thể gây ra rối loạn nếu đảng và nhà nước được nhân dân đồng tình ủng hộ và bảo vệ  như đảng vẫn thường khoe"

Chỉ có những kẻ độc tài và một chính quyền không do dân trực tiếp bầu lên đại diện cho quyền lợi của họ mới sợ Tự do và Dân chủ.

RĂN ĐE – KÌM KẸP

Trong thời gian vài ba năm gần đây, trong số  các Nhà báo trẻ, đã manh nha một vài vụ thử “xé rào” vượt ra khỏi vòng kiềm tỏa của đảng để thông tin về các vụ cán bộ Tham nhũng, lãng phí của công trong các dư án xây dựng, phát triển kinh tế hay tham gia bảo vệ tội ác.  Rất tiếc  số này không có nhiều và cố gắng của họ  đã bị chận lại bởi các cấp Lãnh đạo trong ngành Tư tưởng-Văn hóa.

 Trúc Thanh cảnh giác về tình trạng này: “Vai trò quan trọng của báo chí trong việc định hướng thông tin: Thông tin nhanh, kịp thời nhưng lại chệch định hướng là mối nguy hại cho xã hội. Định hướng thông tin là sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về những nội dung thông tin phải đảm bảo đúng về tư tưởng, chính trị theo quan điểm của Đảng. Thông tin trên báo chí là dòng chủ lưu định hướng dư luận xã hội, đấu tranh với những thông tin trái chiều, phủ định các thông tin thất thiệt, điều chỉnh dư luận nhận thức đúng đắn về một sự việc, một sự việc…góp phần vào việc giữ ổn định xã hội. Thực tiễn những năm qua, báo chí đã góp phần quan trọng định hướng dư luận nhận thức đúng về những sự việc khi có những tin đồn sai trái, thất thiệt tung ra. Người làm báo là làm chính trị, giữ kỷ luật thông tin chính là đảm bảo cho thông tin đúng định hướng. Báo chí cách mạng nước ta trong suốt các thời kỳ cách mạng luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cả về định hướng phát triển và định hướng thông tin, tuyên truyền. Ý thức sâu sắc về điều này, các thế hệ người làm báo nước ta luôn luôn tôn trọng và chấp hành sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, giữ vững kỷ luật thông tin, tuyên truyền. Mọi biểu hiện chệch hướng sẽ không bao giờ có trong hàng ngũ báo chí XHCN của chúng ta.”

Đỗ Qúy Doãn, tân Bộ trưởng Thông tin – Văn hóa cũng đã có lần  than phiền: “Trong thời gian gần đây, thông tin về các vụ tiêu cực tràn ngập ở nhiều tờ báo. Do yếu tố tác động của mặt trái thị trường chạy theo lợi nhuận để bán báo cho nên nhiều tờ báo tìm cách thông tin một cách giật gân, câu khách hoặc đưa quá dồn dập, liều lượng quá mức trong thời gian ngắn về các vụ tiêu cực. Thậm chí nó làm lấn át những sự kiện quan trọng của đất nước, nhiều khi người ta nhìn trên mặt báo, trên các số báo chỉ thấy các mặt tiêu cực là cơ bản. Điều đó không phải ánh thực tại phát triển của đất nước. Tôi nghĩ cái đó là cái mà chúng ta cũng phải hết sức là lưu ý.”

 “Mặt khác, nhiều thông tin của một số tờ báo, một số bài báo là thiếu chính xác. Thậm chí là sai sự thật, gây bất bình, bất lợi cho những người được phê bình, đơn vị, địa phương được phê bình. Đây cũng là những sai sót, khuyết điểm nghiêm trọng mà báo chí nên rút kinh nghiệm. Trong đấu tranh chống tiêu cực, chỉ cần một chi tiết không chính xác, một vụ việc không chính xác thì đôi khi toàn bộ cái vụ việc đó cũng khó mang tính thuyết phục với dư luận cũng như với công chúng. Báo chí cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề này.” (Báo Điện tử CSVN, 19-6-2006)

Trên báo Nhân Dân ngày 21-6-06, Doãn  còn ta thán về những việc làm  không theo ý đảng  của một số tờ Báo: “Bên cạnh những đóng góp tích cực… trong việc thông tin về các vụ việc tiêu cực, nhất là việc thông tin về các vụ án, một số cơ quan báo chí cũng bộc lộ những thiếu sót, khuyết điểm cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.”

“Đó là việc thông tin quá liều lượng, đưa tin nhiều và dồn dập quá mức cần thiết về các vụ việc tiêu cực, về tình tiết của các vụ án, trong khi đó lại chưa chú ý thông tin đúng mức về các sự kiện, nhiệm vụ chính trị quan trọng khác của đất nước. Một số tờ báo, đưa thông tin vụ án chiếm vị trí hàng đầu trên mặt báo trong nhiều ngày, lấn át nhiều thông tin quan trọng về đối nội, đối ngoại của đất nước trong cùng thời gian.”

“Một số báo chí thông tin thiếu tính nhạy cảm chính trị, thiếu thận trọng, cân nhắc lợi hại, thậm chí, có trường hợp sự việc chưa được xác minh đầy đủ, chưa có căn cứ rõ ràng, đã tùy tiện suy diễn, ám chỉ, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức hoặc cá nhân, gây nghi ngờ, mất lòng tin trong nhân dân.”

Đấy là chuyện của mỗi tờ báo và người làm báo. Ngay đến cái Hội Nhà báo Việt Nam cũng do Đảng dựng lên để kiểm soát báo chí. Bằng chứng là ngày  18-3-2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 37-CT/TW về “Tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới” .

Theo Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương (khoá IX) thì Chỉ thị này nói rõ:

1. Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp của những người lám báo Việt Nam, hoạt động đước sự lãnh đạo của Đảng và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Hội cần được tiếp tục đổi mới, kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà báo trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, chủ động tham gia công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về báo chí để góp phần xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng và đội ngũ những người làm báo Việt Nam trong thời kỳ mới.

2. Hội Nhà báo các cấp cần thường xuyên tổ chức cho các nhà báo, hội viên nghiên cứu, quán triệt sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực, chủ động bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, kỹ năng làm báo cho các hội viên, xây dựng đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng….

3. Coi trọng việc giáo đục, rèn luyện phẩm chất cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo. Xúc tiến việc xây dựng quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam nhằm xây dựng Hội nhà báo các cấp trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng nhà báo, hội viên.

4. Hội Nhà báo Việt Nam và tổ chức Hội các cấp cần quan tâm, làm tốt hơn nữa việc bảo vệ quyền lơi chính đáng và hợp pháp của nhà báo. Xây dựng cơ chế, chính sách và có hình thức động viên, khen thưởng xứng đáng, kịp thời đối với các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí, nhất là các đơn vị, cá nhân trực tiếp hoạt động ở những địa bàn có nhiều khó khăn, gian khổ.

5. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội Nhà báo Việt Nam theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, với nhiều hình thức thích hợp để góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Hội Nhà báo Việt Nam và của đất nước trong khu vực và trên thế giới.

6. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan chủ quản cùng các cơ quan báo chí cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động và có quy định cụ thể tạo điều kiện cần thiết về cán bộ chuyên trách, kinh phí và điều kiện, phương tiện làm việc để Hội Nhà báo các cấp hoạt động đạt hiệu quả thiết thực.

Riêng khi nói đến  chống Quan liêu, Tham nhũng thì ở Việt Nam bây giờ, từ trong đảng đến chính phủ ra quốc hội và nhân dân, hầu như ai cũng đồng ý : Nếu báo chí được tự do hơn và người dân có dân chủ hơn thì việc chống tham nhũng sẽ đem lại kết qủa rõ rệt.

Nhưng đảng lại không muốn báo chí  được tự do điều tra, thông tin  cho ra ngọn ngành những kẻ tham nhũng để giải đáp thắc mắc của người dân: Tại sao tham nhũng sờ sờ ra đấy mà những kẻ phạm pháp vẫn sống nhăn và được thăng quan tiến chức, trong khi người  đi tố cáo lại bị chèn ép, trả thù"

Chẳng nhẽ chuyện này cũng chỉ vì Việt Nam  “chưa có điều kiện và hoàn cảnh cho phép” nên báo chí phải  “thông tin có  liều lượng” theo ý muốn của  Đảng"

Như vậy thì có khác gì  tắm mà chỉ dội nước từ đầu gối trở xuống" Báo chí trong tình trạng này chỉ còn là mớ giấy lộn. -/-

Phạm Trần

(07-06)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.