Hôm nay,  

Tội Ác - Những Tên Buôn Người Trên Thái Bình Dương

30/06/200100:00:00(Xem: 5402)
Chán chường với những khó khăn kinh tế và sự xách nhiễu vô tận của bọn cảnh sát tôn giáo tại Afghanistan, Mohammad Mirzai gom góp hết tiền bạc của mình, từ bỏ vợ và năm đứa con lên đường đến một thị trấn sát biên giới với Pakistan. Tại đây Mirzai quyết tâm tìm cho được bọn chuyển người lậu với mục đích trốn ra nước ngoài đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngày 15.3.2000, Mirzar giao cho bọn buôn người 12 ngàn đô la và được đưa xuống một chiếc tàu sắt rỉ sét.Từ đó anh ta đã lênh đênh trên con tàu, đi qua ba quốc gia khác nhau với giấc mộng vàng là cuối cùng sẽ đến được thiên đường Australia. Tuy nhiên sau nhiều nổ lực để xâm nhập vùng biển Úc bất thành, con tàu của anh ta phải quay về lại Indonesia.Tại nơi này Mirzai biến thành một người tị nạn sống nhờ vào những số tiền trợ cấp ít ỏi của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Jakarta.

Từ khi rời khỏi quê hương cách đây 14 tháng, Mirzai không hề nhận được tin tức gì của vợ con. Là một kỹ sư truyền thanh và truyền hình được đào tạo tại Nga, Mirzai cho biết giấc mơ đến Úc của anh đã biến thành mây khói sau khi anh cùng 17 người Afghanistan khác đã bị cảnh sát Nam Dương bắt giữ sau khi con tàu sắt cập bến Bali cách đây một năm. Tay thuyền trưởng trước đó đã thu hết giấy tờ của cả bọn và nói hắn sẽ quay về trong vòng một tiếng đồng hồ để đưa cả bọn lên một con tàu khác. Nhưng hắn chẳng bao giờ trở lại mà chỉ thấy cảnh sát Nam Dương hùng hổ nhảy lên tàu và bắt giam cả 18 người Afghanistan nhập cư bất hợp pháp.

Mirzai không biết rằng tên thuyền trưởng và đồng bọn của hắn là những tay tội phạm quốc tế chuyên môn sống và làm giàu bằng nghề chuyển người lậu trên vùng biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên số phận đã mĩm cười với Mirzai vì anh và nhiều người khác trong nhóm đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ban cấp tư cách tị nạn chính trị. Trước đó Mirzai và nhiều người trong nhóm đã biết được chính sách giam giữ di dân bất hợp pháp của Úc, và quyết định không nên tìm cách nhập lậu vào Úc vì sẽ làm tình hình tồi tệ hơn. Thay vì thế cả bọn quyết định chờ đợi thanh lọc và sự chờ đợi này đã được trả giá xứng đáng. Giấc mơ đến Úc của Mirzai đã trở thành sự thật.

Thế những có hàng ngàn những người di dân bất hợp pháp khác đã không thông minh và kiên nhẫn như Mirzai. Từ năm 1989 đến nay đã có chừng 12 ngàn di dân lậu thực hiện thành công những chuyến vượt biển và bọn buôn người đã thu được món lợi khổng lồ lên đến 10 triệu đô la. Sau vũ khí và ma túy, buôn người là ngành kinh doanh tội ác khổng lồ với một lợi nhuận kếch xù do các tổ chức tội phạm quy mô tiến hành.

Úc là quốc gia có nhiều nỗi lo ngại đối với tội ác chuyển người lậu vì đường biên giới mênh mông của Úc rất khó để được giám sát thường xuyên. Thêm vào đó Úc lại là một quốc gia phương Tây giàu có nằm sát nách với những khu vực rối ren chính trị và những quốc gia nghèo đói. Torng vòng hai năm qua đã có 7600 người đến Úc bằng thuyền. Hầu như tất cả những người này đến từ các quốc gia như Afghanistan hay vùng Trung đông. Những di dân lậu này khởi đầu đến Nam dương và được bọn buôn lậu người ở Nam dương chuyển đến Úc. Hiện có chừng 3000 di dân lậu khác đang ăn chực nằm chờ tại Nam Dương và Mã Lai chờ dịp xuống tàu và di dân lậu vào Úc.

Bất chấp những văn kiện hợp tác được ký kết, những nổ lực chống buôn lậu người của hai quốc gia Úc và Nam Dương vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả những tin tức tình báo về các chuyến tàu di dân lậu rất hiếm hoi và nhiều khi chỉ có vài tiếng đồng hồ để cảnh sát can thiệp trước khi một chiếc tàu chuẩn bị rời bến. Vì thế hầu hết các con tàu rời bến đều đến được vùng biển Úc.

Cảnh sát Úc và cảnh sát Nam dương cho biết trong thời gian gần đây công việc của họ ngày càng khó khăn hơn, do bọn buôn người lậu đã áp dụng thêm nhiều chiến thuật tội phạm mới. Lòng tham của bọn buôn lậu người ở Nam dương đúng là vô đáy. Có một tên trùm một tổ chức buôn người lậu tại Nam Dương trong vòng vài năm qua đã kiếm được đến 40 triệu đô la. Bọn này thường dùng những con đường của bọn vận chuyển ma túy và luôn tìm cách đối phó lại với các biện pháp an ninh của chính phủ Úc. Thậm chí chúng còn chi tiền ra nhiều hơn những ngân sách của chính phủ Úc để tìm cách vượt qua hàng rào an ninh này.

Hiện nay tại Nam Dương có chừng 22 tổ chức buôn lậu người, nhưng chỉ có vài tên đại ma đầu là thực sự thống trị ngành kinh doanh tội phạm này. Tại vùng phía tây của Jakarta một nhóm tội phạm do tên Hasan Ayoub, người Afghanistan hay Pakistan gì đó, và một tên khác là Sayeed Omeid lãnh đạo. Cả hai tên đều dùng giấy tờ giả mạo. Cả hai thường chỉ huy các chuyến tàu xuất bến từ vùng West Java và vùng South Sumatra. Cách đây một tuần, một chiếc thuyền của hai tên này đã cập bến đảo Christmas Island của Úc. Trong năm nay bọn này đã dùng ba chiếc thuyền và chở đến Úc 525 di dân lậu.

Sự cạnh tranh dành giật mối làm ăn giữa các tổ chức buôn người lậu cũng vô cùng ác liệt và nhiều khi đẫm máu. Tổ chức tội phạm lớn nhất do hai tên Iraq là Majid Mahmood và Kais Asfoor Al Rahim. Hai tên này đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là người tị nạn vào năm 1998. Một tên khác nữa là Ahmed Olong, một tên Nam dương biết nói tiếng Ả Rập.Chính tên này đã nhận tiền của Mirzai và cuối cùng nộp anh cho cảnh sát Nam dương.

Nhóm này đã duy trì liên tục những hoạt động tội ác của chúng từ năm 1999 và địa điểm chúng thường cặp bến là vùng Ashmore Reef của Úc. Chiếc tàu lớn nhất từng đến Úc, Adelong, là tàu của nhóm này chở đến 355 người đến Úc vào tháng 11.1999. Mặc dầu cảnh sát Nam dương đã nắm được toàn bộ danh sách của bọn tội phạm, nhưng lại thiếu những điều luật cụ thể để truy tố bọn này. Thêm vào đó tình trạng tham nhũng lan tràn khắp nơi tại Nam dương đã gây khó khăn cho việc chống lại bọn tội phạm này. Một số tên tội phạm bị bắt và bị trục xuất. Nhưng sau đó người ta thấy chúng quay lại Nam dương bằng giấy tờ giả và tiếp tục làm ăn dữ dội hơn trước.

Tư lệnh cảnh sát quốc tế của Nam dương là tướng Dadang Garnida cho biết thật khó lòng để bắt giữ những tên tội phạm này, vì không phải ai cũng có chung một nhận định về vấn đề buôn di dân lậu. Trong năm 1997 một thỏa thuận đã được ký giữa cảnh sát Nam dương và cảnh sát liên bang Úc, nhằm thành lập một đơn vị đặc nhiệm chống vận chuyển di dân lậu tại Nam dương với ngân sách do chính phủ liên bang Úc tài trợ.

Mặc dầu sự thành lập của đơn vị này không chận đứng được làn sóng di dân lậu đến Úc trên các con thuyền sắt rỉ sét, cũng đã có được một vài sự thành công khiêm nhường. Tháng hai năm nay, cảnh sát Nam dương đã hành động dựa trên tin tức tình báo của Úc về một kế hoạch chuyển di dân lậu rất lớn chỉ vài ngày trước khi con tàu di dân lậu rời bến. Chiếc tàu chở đén 700 người và mang lại cho bọn tội phạm một số tiền đến 7 triệu đô la.

Cảnh sát đã chận đứng được việc xuống tàu rời bến của chừng 1000 di dân lậu từ tháng giêng năm nay. Thành công lớn nhất là cảnh sát Nam dương đã buộc bọn tội phạm phải từ bỏ vùng cảnh Kupang ở West Timor, vốn là nơi tập trung di dân lậu đưa lên tàu lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên bọn tội phạm đã phản ứng điên cuồng nhằm duy trì thương vụ hắc ám của chúng. Một viên chức di trú của Úc tại Nam dương đã phải về lại Úc sau khi bị đe dọa giết chết. Dĩ nhiên chính phủ Úc tin rằng bọn tội phạm sẳn sàng giết người. Trong một chuyến tàu đến Úc cảnh sát liên bang Úc đã phát hiện một tên buôn người lậu Iraq, vốn là thành viên trong đơn vị hành quyết bí mật của tổng thống Saddam Hussein.

Nhiều doanh vụ bán thảm tại Nam dương của các thương gia Trung Đông, chính là bức màn che cho các doanh vụ chuyển người lậu tại quốc gia này. Bọn tội phạm dùng một phần tiền thu được để hối lộ cho viên chức di trú của Nam dương, cho cảnh sát và cho viên chức chính quyền địa phương.

Những giám sát gần đây tại West Java cho thấy cảnh sát địa phương chận các loại xe cộ địa phương lại để nhường đường cho các chuyến xe bus chở di dân lậu đi qua, kịp giờ xuống tàu rời bến. Mặc dầu chuyến đi không thành công, cảnh sát Nam dương lại một lần nữa thả cho bọn di dân lậu được tự do với lý do rằng giấy tờ (giả) của bọn chúng hoàn toàn hợp lệ.

Những hoạt động buôn người này càng khuyến khích sự hình thành của các hoạt động tội phạm khác có tổ chức quy mô. Với các di dân lậu nghèo, thì ma túy có thể được dùng để thay thế cho lệ phí trên 10 ngàn đô la cho chuyến đi. Ít nhất một tay trùm buôn lậu người tại Nam dương được biết là đã nhận ma túy thay cho đô la đối với các di dân không có tiền mặt.

Cảnh sát Nam dương với sự thành công đóng cửa được cảng Kupang hy vọng rằng họ sẽ làm cho các thương vụ đen của bọn di dân lậu hết kiếm ra được tiền. Do sự tăng cường các hoạt động của cảnh sát, bọn buôn người lậu tại Nam dương cũng đang có dấu hiệu thay đổi vùng và phương cách hoạt động.

Tuy nhiên có một điều không hề có dấu hiệu giảm sút đó là lòng khao khát muốn được tìm đến các thiên đường phương Tây của rất nhiều người thuộc các quốc gia đen tối như Pakistan, Afghanistan, các nước Hồi giáo ở Trung đông. Những người tị nạn từ Afghanistan cho biết nếu đi được thì hòn đất tại Afghanistan cũng tất tả ra đi tìm đến một quốc gia khác để được sống sung sướng và an toàn hơn. Tình trạng này cũng không khác gì thảm trạng của người tị nạn Việt Nam nhiều thập niên về trước. "Thậm chí cột điện cũng muốn rời khỏi Việt Nam", hay câu hỏi "Làng mình đi hết chưa"" làm tái hiện lại một trang sử bi thương của dòng thác người tị nạn Việt Nam trên đường trốn khỏi cái gọi là "Thiên đường cộng sản" do Hồ và bọn đàn em khát máu tạo dựng.

Đoan Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.