Hôm nay,  

Tâm Sự Bạn Gái

30/06/200100:00:00(Xem: 5258)
Thưa các chị,

Xưa nay, trong đời sống vợ chồng của người Việt Nam mình, cảnh chồng chúa vợ tôi đã thành "truyền thống". Suốt cả ngàn năm bị Tàu đô hộ, đàn ông Việt Nam đã nhiễm cái máu "vũ phu" vào trong máu huyết, rồi cái dòng máu vũ phu này nó cứ di truyền suốt thế hệ này qua thế hệ khác, phải không các chị" Khi em còn bé, em đã chứng kiến một bà bị chồng đánh hai lần. Chị gái con nhỏ bạn em cũng bị ông anh rể đánh ngay tại nhà vợ. Bố vợ thấy con rể đánh con gái mình cũng lặng im đồng lõa. Thằng con trai mới nứt mắt đã chứng kiến ông bố thượng cẳng chân hạ cánh tay hành hạ mẹ nó, thử hỏi làm sao sau này lớn lên, nó không du côn với vợ nó cho được. Đã vậy, khi thằng con trai mới có tí ria mép, ông bố đã dậy thằng con cách thức "cho vợ vào khuôn vào phép" để cả gia đình chồng được nhờ. Rồi dân gian truyền miệng một câu ca dao rất bất bình đẳng mà ai cũng cho là chân lý trong xử thế gia đình:

Dậy con từ thuở còn thơ Dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

Thì ra truyền thống mấy ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam có nhiều điều hay, nhưng cũng có điều quá dở, coi người vợ ở vị thế của người con, mà người chồng phải có bổn phận dậy dỗ ngay từ khi người vợ mới bơ vơ về làm dâu.

Sinh ra và lớn lên trong một xã hội như vậy, thử hỏi làm sao người đàn ông Việt Nam không vũ phu" Sự vũ phu của người chồng Việt Nam đã điển hình đến độ hầu hết trong các truyện ngắn truyện dài của Việt Nam đều thường xuất hiện cảnh người vợ bị chồng châm đấm, tay đá, nhục nhã vô cùng. Từ truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bỉ Vỏ của Vũ Trọng Phụng, đến Sống Mòn của Nam Cao...

Cho đến những thập niên gần đây, nhận ra sức lao động của người phụ nữ chiếm 50% nhân lực quốc gia, nên các chính phủ nhảy vô hô hào "giải phóng phụ nữ" mà kỳ thực là bóc lột sức lạo động của họ, giành giật với người chồng, mồ hôi nước mắt của người phụ nữ. Nhất là từ sau 1975, những người mệnh danh "giải phóng" lại càng say sưa hô hào "giải phóng phụ nữ" khỏi công việc bếp núc, giặt giũ quần áo, trông nuôi con cái, để chị em phụ nữ có thì giờ tham gia "công việc của cách mạng" như dọn vệ sinh làng xóm, lao động công ích, đào kênh, đắp đê...

Em nghe mấy người bạn kể truyện, ở ngoại quốc, ông chồng vũ phu nào đụng đến vợ là vợ con gọi cảnh sát đến còng tay rồi truy tố ra tòa. Bình thường thì em thấy như vậy cũng hơi quá, nhưng với người chồng như lão Bình, lão Hải ở Sàigòn này thì xử như vậy cũng đáng. Tiếc là ở Việt Nam này, dù có luật pháp như vậy, thì cũng chẳng có người vợ nào dám bạo phổi gọi cảnh sát đến còng tay chồng chỉ vì "chồng dậy vợ bằng roi".

Nhưng gạt sang bên đường lối bóc lột phụ nữ một cách khôn ngoan của nhà nước VN, em thấy dù có hô hào giải phóng người phụ nữ mấy đi nữa thì người đàn ông Việt Nam vẫn mang trong người dòng máu "chồng chúa vợ tôi". Là thân con gái, trải qua đời con gái tới hơn 30 năm, em luôn luôn nghĩ, chỉ khi nào người con gái không phải mang bầu, không phải nuôi con, khi đó, người phụ nữ mới có thể thực sự bình đẳng với đàn ông. Các chị có cho ý nghĩ của em là rồ dại không nhỉ" Dù có hay dù không, em cũng xin mời các chị theo dõi câu chuyện vui "Làm chồng khổ thật!" sau đây của Nguyễn Nhật Ánh để thấy người Em gái Sàighềnh của các chị nói cũng phần nào có lý...

*

Về tới nhà, vừa bước chân qua ngưỡng cửa là tôi bắt gặp vợ tôi đang ngồi chồm hổm lau nhà với miếng giẻ trên tay. Tôi liếc nhìn đồng hồ. Bảy giờ hai mươi.

Tôi cau mặt, không nói không rằng lướt ngang qua cạnh vợ như một cái bóng. Tôi cởi bỏ mũ áo, ngồi vào bàn và với tay cầm lên cuốn sách đang đọc dở, nhưng tôi không tài nào đọc được lấy một chữ. Nỗi bực tức trong lòng cứ mỗi phút một tăng. Hừ, đã nói rồi mà không chịu nghe!

Như người ta thường nói, bây giờ đã là đời sống mới rồi, làm gì còn cái cảnh chồng thì nằm khểnh trên giường vắt chân chữ ngũ đọc sách đọc báo như một ông tướng, trong khi vợ phải nai lưng ra làm việc quần quật suốt ngày như một con mọi chung thân.

Tôi là một thanh niên tiên tiến nên từ lâu tôi đã biết tỏng đã là chồng thì cần phải làm gì. Phải yêu thương và cảm thông vợ nè. Phải đỡ đần vợ một tay, phụ giúp vợ làm việc nhà nè. Lại còn phải tạo điều kiện cho vợ rảnh rỗi, khuyến khích giúp đỡ vợ học tập, trao đổi văn hóa, đọc sách đọc báo... ối dào, có gì là mới lạ đâu! Chính tôi đã từng phát biểu hàng trăm lần về những điều này trong các buổi hội thảo về gia đình do báo Phụ Nữ tổ chức kia mà. Chả thế mà đã một tuần nay tôi đặt ra một cái lịch trong nhà: từ bảy đến chín giờ tối, vợ tôi được giải phóng khỏi mọi việc vặt vãnh và được tự do thoải mái sinh hoạt văn hóa, đọc sách báo hay xem ti-vi tùy thích, còn tôi, một người chồng mẫu mực, sẽ thay ca cho vợ, cáng đáng hết mọi thứ.

Vậy mà giờ này, đã bảy giờ hai mươi rồi, cô ta còn ngồi hì hục lau nhà, bảo tôi không giận sao được.

- Nè, em có thôi đi không! - Cuối cùng, tôi quát lên.

- Thì để em lau xong đã! Còn chút xíu nữa thôi. - Giọng vợ tôi nhỏ nhẹ.

- Hừ, còn nửa cái nhà mà la chút xíu! Tại sao hồi chiều em không lau lại để tới giờ này"

- Hồi chiều em phải rửa chén.

- Thế trước khi rửa chén thì em làm gì"

- Em giặt đồ.

- Thế trước đó"

- Trước đó thì em phải chữa cái bếp dầu.

- Bếp dầu, bếp dầu! - Tôi cằn nhằn - Sao em không nhờ anh chữa"

Vợ tôi ngước nhìn tôi với vẻ mặt ngơ ngác:

- Thì em đã nhờ anh mấy lần rồi, anh hứa tới hứa lui mà đâu có chịu làm!

Tôi giật thót người nhưng kịp thời vớt vát:

- Người ta đã hứa thì phải ráng mà đợi chớ!

Vợ tôi tiếp tục cắm cúi lau nhà, tựa hồ không nghe câu nói ngang phè của tôi. Điều đó làm tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi cố gắng lấy lại thể diện bằng cách tiếp tục hạch sách:

- Thế tối hôm qua em làm gì" Em có đọc sách không"

- Không. - Vợ tôi trả lời với giọng biết lỗi.

Tôi cảm thấy hả hê liền lên giọng đắc thắng:

- Đó, thấy chưa! Lỗi là do em hoàn toàn. Bữa nay là em còn đổ là tại cái này cái kia, chớ còn hôm qua là tự em từ chối quyền lợi của mình. Anh đã tích cực tạo mọi điều kiện cho em trong khi em thì cứ...

- Anh quên rồi! Hôm qua khi em vừa ngồi vào bàn thì anh nhờ em ủi đồ cho anh để sáng nay anh đi họp gì đó. - Vợ tôi cắt ngang lời buộc tội say sưa của tôi khiến tôi chưng hửng.

- Nhưng mà tại em! - Tôi quyết không chịu thua - Nếu buổi chiều em ủi đồ giùm anh thì buổi tối anh đâu có nhờ em.

Vợ tôi mỉm cười:

- Anh lại đãng trí nữa rồi. Chiều hôm qua, lúc em soạn đồ ra tính ủi thì chính anh nhờ em mạng giùm đôi tất bị gián cắn kia mà!

Cuối cùng thì tôi đành thở dài rầu rĩ:

- Thôi được! Thế còn hôm kia thì sao" Em có thì giờ xem ti-vi chớ"

- Em có xem.

Tôi bật ngồi thẳng người dậy như một cái lò xo, mặt mày rạng rỡ:

- Ít ra thì cũng phải như vậy chớ! Đó, em thấy chưa, một khi mà anh đã quyết tạo điều kiện...

Nhưng vợ tôi không để tôi phấn khởi lâu:

- Nhưng em chỉ xem có năm phút rồi phải đi công chuyện.

Tôi nhăn mặt:

- Sao lại đi đứng lung tung như vậy" Giờ đó là giờ em không phải làm một việc gì hết! Anh đã sắp lịch cho em rồi mà..

- Nhưng chính anh lại kêu em chạy tới nhà anh Long lấy cây viết máy anh bỏ quên đằng đó về kia mà. Anh nói nếu không có viết thì buổi tối anh không làm việc được.

Lúc đầu tôi tính hỏi tiếp xem những tối hôm kỉa hôm kia vợ tôi sử dụng cái khoảng thời gian tự do của mình ra sao, nhưng sau khi suy đi tính lại, tôi cho rằng khôn ngoan nhất là im lặng. Rõ ràng là càng tìm hiểu vấn đề lại càng có vẻ rắc rối cho tôi.

- Thôi được, - cuối cùng, tôi quyết định sửa chữa lỗi lầm - em ngồi vào bàn đọc sách đi, đưa giẻ đây, anh lau nốt chỗ còn lại cho.

Vợ tôi đứng dậy, cô ta có vẻ không tin đôi tai mình:

- Anh lau giùm em thiệt hả"

- Thiệt chớ! - Tôi khẳng định một cách hùng hổ.

Nhưng khi tôi vừa cầm lấy miếng giẻ, tôi liền vội vàng nhét trả vào tay vợ tôi:

- Chết cha, không được! Bây giờ anh phải đọc gấp một tài liệu quan trọng để sáng mai đi báo cáo.

Tôi nhảy bổ lại bàn trước cặp mắt sửng sốt của vợ tôi.

Vừa lục lọi đống giấy tờ, tôi vừa nói với vợ, lúc này đã lại ngồi xuống sàn nhà tiếp tục kỳ cọ:

- Em thông cảm cho anh nghe! Em ráng lau xong đi rồi đọc sách cũng còn kịp mà! Ái chà, nhưng mà không được. Lau nhà xong em làm ơn khâu giùm cái túi xách cho anh chút, nó bị đứt quai hồi chiều.

Thế đấy, các bạn! Thật là bực mình! Đã một tuần nay, mặc dù tôi quyết tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi, vợ tôi cũng chẳng hề rảnh rỗi được chút nào. Cô ta cứ bận rộn suốt ngày. Hễ ai mà biết chuyện là bao nhiêu tội vạ lại đổ lên đầu tôi ngay mà coi. Mà đâu phải tôi là người chồng không biết điều, phải nói là rất biết điều nữa là khác. Thế mới biết làm chồng khổ thật!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.