Hôm nay,  

Kiến Nghị Nhân Quyền Cho Việt Nam Được Hạ Viện Nsw Thông Qua Sau Những Màn Tranh Luận Nảy Lửa Giữa Các Dân Biểu!

30/06/200100:00:00(Xem: 7638)
SYDNEY: Mười giờ rưỡi sáng Thứ Năm, 21 tháng 6 vừa qua, một sự kiện trọng đại có tính lịch sử cho chính giới Úc cũng như cho cộng đồng người Việt tại Úc, đã diễn ra tại Hạ viện tiểu bang NSW: Lần đầu tiên kể từ khi chính thức khánh thành cách đây ngót 150 năm, Hạ viện tiểu bang NSW được chứng kiến gần 100 quan khách Việt Nam hiện diện trong tòa nhà quốc hội với vai trò quan sát và hậu thuẫn bản kiến nghị "Nhân Quyền Cho Việt Nam" do bà Reba Meagher, nữ dân biểu vùng Cabramatta, đệ trình.

Hiện diện trong khu vực dành riêng cho quan khách tại hạ viện, có Linh Mục Paul Chu Văn Chi, đại diện Công Giáo, ông Nguyễn Chánh Giáo, đại diện Cao Đài Giáo, Luật sư Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Ban Chấp Hành CĐNVTD/NSW, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Sydney... cùng đông đảo các vị thân hào, nhân sĩ, đại diện các hội đoàn, đoàn thể trong cộng đồng Việt Nam tại tiểu bang NSW.

Mặc dù có nhiều cuộc tranh cãi gay gắt giữa các vị dân biểu bắt nguồn từ những dị biệt về lập trường, quan điểm, quyền lợi đảng phái hơn là về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, cuối cùng bản kiến nghị "Nhân Quyền Cho Việt Nam" đã được quốc hội tiểu bang thông qua. Đây là một sự kiện trọng đại, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến tại tiểu bang NSW, sự quan tâm đến tự do dân chủ tại Việt Nam của cộng đồng người Việt tự do đã được chính phủ tiểu bang NSW chia sẻ, hậu thuẫn ở cấp bậc cao nhất, đó là cơ quan lập pháp.

Cũng trong dịp viếng thăm lịch sử này, đông đảo người Việt trong phái đoàn đã ngạc nhiên và hứng thú, theo dõi cuộc tranh luận với những ngôn từ "sát phạt" được các vị đại diện của dân "trao đổi" một cách gay gắt dưới mái dù "đặc quyền phát ngôn của các vị dân cử tại tòa nhà quốc hội".

Tương tự như tất cả những cuộc tranh luận tại quốc hội liên bang, tiểu bang trên đất Úc, cuộc tranh luận tại hạ viện NSW vào sáng Thứ Năm vừa qua, cũng bắt nguồn từ những dị biệt về lập trường, quan điểm và quyền lợi giữa hai chính đảng: Lao Động và Tự Do. Chứng kiến sự hiện diện của cử tri gốc Việt đông đảo tới mức chưa từng thấy trong lịch sử lập hiến tiểu bang NSW, các vị dân cử đảng Tự Do đột nhiên quay ra tấn công đảng Lao Động một cách điên cuồng. Đây là điều được các vị dân biểu đồng viện thuộc đảng Lao Động mô tả là hiện tượng "đột biến" của đảng Tự Do. Lý do, là từ xưa đến nay, mỗi khi quốc hội tiểu bang NSW đề cập đến vấn đề nhân quyền tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Cuba, Bắc Hàn, Trung Cộng, Việt Nam, lập tức dân biểu của đảng Tự Do phản đối, cho rằng quốc hội tiểu bang không nên phí phạm thì giờ bàn bạc những chuyện thuộc trách nhiệm của chính phủ liên bang.

Đông đảo quan khách người Việt đến tham dự trong tinh thần hậu thuẫn bản kiến nghị Nhân Quyền Cho Việt Nam, đã trợn mắt không thể tin, tuy cố nín vẫn không thể nhịn được cười, khi thấy các vị đại diện cho dân, nhất là các vị dân biểu thuộc đảng Tự Do, càng ngày càng lãng quên vấn đề chính yếu là tranh luận về trách nhiệm của quốc hội NSW trước những vi phạm nhân quyền của CS tại Việt Nam. Thay vào đó, các vị lại say sưa và hùng hổ lao vào việc bới lông tìm vết những chính sách sai lầm của đảng Lao Động đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Điển hình, ông Hartcher, dân biểu đảng Tự Do vùng Gosford, đã công nhiên tấn công nữ dân biểu Reba Meagher bằng nhiều luận cứ không thích hợp, nhiều sự kiện thuộc về dĩ vãng cách đây cả ba, bốn chục năm.

Nhiều vị dân biểu đã thi nhau hét lên đòi Chủ tịch hạ viện "chụp mũ" "phạm quy" (point of order) lên đồng viện, trong khi Chủ tịch hạ viện thì luôn miệng hô hào mọi người "trật tự, trật tự" giữa quang cảnh người nói mặc người nói, mạnh ai nấy cãi, i um cả tòa nhà quốc hội, nơi được mô tả là trang nghiêm, cổ kính, được coi là nền tảng lâu đời nhất và cao qúy nhất của cơ cấu dân chủ lập hiến Úc Đại Lợi.

Nhưng đằng sau những cuộc tranh cãi tự do, đằng sau những ngôn ngữ được mô tả là "xúc phạm", đằng sau những gì được coi là ồn ào mất trật tự... đông đảo quan khách Việt Nam nhận ra những đặc tính cao qúy của một cơ cấu dân chủ lập hiến Úc: Tại quốc hội, các vị dân biểu, nghị sĩ, đều tự do tranh luận, tự do nói lên những suy tư của mình, trước khi đi đến thống nhất quan điểm về một vấn đề, và rồi sau đó, tất cả mọi người đều tôn trọng vấn đề đã được thông qua. Trong môi trường đó, khả năng cá nhân của mỗi vị dân biểu càng ngày càng trở nên sắc bén, và vấn đề được tranh luận mỗi lúc một trở nên rõ ràng, phong phú.

Kiến Nghị Nhân Quyền Cho Việt Nam

Đúng 10 giờ 47 phút, bà Reba Meagher, Dân Biểu Tiểu Bang vùng Cabramatta, đọc bài diễn văn có giá trị lịch sử đối với cuộc đấu tranh giành tự do cho nhân quyền tại Việt Nam.

Sau khi trình bầy tóm tắt 5 điểm chính yếu của bản kiến nghị, bà Reba Meagher nêu lên trách nhiệm của quốc hội tiểu bang đối với những quyền tự do căn bản có tính phổ quát một khi những quyền tự do đó bị chà đạp ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Bà Reba Meagher cũng nhấn mạnh đến vai trò của một vị dân cử, không phải chỉ gói gọn trong phạm vi chăm sóc những phúc lợi căn bản của cử tri mình đại diện, mà còn có trách nhiệm chia sẻ những quan tâm, những ưu tư của họ.

Cụ thể, bà cho biết, đông đảo người Việt Nam tại vùng Cabramatta hiện đang lo lắng quan tâm đến những vi phạm nhân quyền, những chà đạp quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Trước những quan tâm chính đáng và cao thượng đó, bà Reba Meagher thấy có bổn phận kêu gọi quốc hội tiểu bang thông qua một kiến nghị hậu thuẫn cho tự do nhân quyền tại Việt Nam. Bà Reba Meagher cũng khẳng định, với truyền thống của một cơ chế đặt nền móng tự do dân chủ đầu tiên tại Úc, quốc hội tiểu bang NSW có bổn phận hậu thuẫn cho tự do tôn giáo, tự do nhân quyền tại Việt Nam.

Tiếp theo bài diễn văn của bà Reba Meagher, ông Hartcher, dân biểu vùng Gosford, đại diện đảng Tự Do và đảng Quốc Gia đã lên tiếng tranh luận về nhân quyền tại Việt Nam.

Sau khi tóm tắt lịch sử phát triển hơn 3000 năm của dân tộc Việt Nam, ông thẳng thắn tố cáo những vi phạm trầm trọng về nhân quyền của chính quyền CS với đầy đủ số liệu và dữ kiện. Tiếp đó, ông giở lại những trang sử chiến tranh Việt Nam trong những thập niên 1960, 1970, để khẳng định vai trò quan trọng của đảng Tự Do và đảng Quốc Gia trong việc hậu thuẫn dân tộc Việt Nam chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Ông cũng nêu lên những điều ông coi là sai lầm của đảng Lao Động trong cuộc chiến Việt Nam như đảng Lao Động đã hậu thuẫn các cuộc biểu tình phản chiến tại Úc, thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Hà Nội vào năm 1972, từ chối tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam sau khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam.

Mặc dù những sự kiện ông đưa ra đều xác thực, và ông là người có tài hùng biện, tuy nhiên, ông đã sa lầy khi cố ý dùng những sự kiện lịch sử đó để tấn công việc làm hoàn toàn chính đáng của nữ dân biểu Reba Meagher. Đông đảo quan khách Việt Nam hiện diện, tuy thích thú và ngạc nhiên trước sự hiểu biết của ông, trước những dẫn chứng được mô tả là "phản bội đồng minh" của đảng Lao Động trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng đại đa số đều đồng ý, quá khứ đó hoàn toàn không có giá trị trong bối cảnh hiện tại. Quá khứ đó không hề đóng bất cứ vai trò gì trong việc quốc hội thông qua một bản kiến nghị hậu thuẫn cho tự do nhân quyền tại Việt Nam. Quá khứ đó cũng không hề liên quan gì đến tư cách và lập trường minh bạch của nữ dân biểu Reba Meagher trong việc ủng hộ cộng đồng Việt Nam đối với cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ tại Việt Nam.

Tài hùng biện cùng những sự kiện có giá trị lịch sử được dân biểu Hartcher nêu lên với ý định tấn công điều ông coi là "chính sách bất nhất" của đảng Lao Động, để qua đó hạ thấp uy tín của nữ dân biểu Reba Meagher trước đông đảo cử tri người Việt hiện diện, đã làm cho cuộc thảo luận quanh đề tài tự do nhân quyền cho Việt Nam bị lệch hướng. Hậu quả, suốt thời gian gần một tiếng đồng hồ tranh luận về một đề tài hoàn toàn có ý nghĩa, nhiều vị dân biểu đã sa lầy trong việc đả kích lẫn nhau hoặc thanh minh những điều bị đồng viện thuộc đảng đối lập cáo buộc.

Thậm chí, dân biểu Hartcher còn nhắc lại chuyện, tiến sĩ Meredith Bergmann, chủ tịch thượng viện tiểu bang, đã mời đại diện cộng sản Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn đến tham dự lễ khai mạc khai mạc quốc hội tiểu bang. Dân biểu Hartcher đã nhắc lại chuyện trên là nhằm hạ uy tín nữ dân biểu Reba Meagher, mặc dù ông không thể không biết chính nữ dân biểu Reba Meagher đã công khai và phẫn nộ phản đối sự hiện diện này. Không những thế, để tránh tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" giữa hai viện trong quốc hội, nữ dân biểu Reba Meagher còn đưa ra một kiến nghị, yêu cầu chủ tịch thượng viện tiểu bang, một khi muốn mời quan khách đến tham dự những phiên họp có sự hiện diện của lưỡng viện, bắt buộc phải tham khảo ý kiến chủ tịch hạ viện.

Ông Morris Iemma, dân biểu tiểu bang vùng Canterburry, bộ trưởng công vụ đồng thời là bộ trưởng phụ tá thủ hiến về quốc tịch, cũng đã lên tiếng trong một bài diễn văn ngắn gọn, hậu thuẫn bản kiến nghị. Mở đầu, ông tỏ ra ân hận trước tư cách được mô tả là thiếu đứng đắn của dân biểu Hartcher. Sau đó, ông trình bầy sự ngạc nhiên khi thấy dân biểu Hartcher lần đầu tiên say sưa tranh luận về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Lý do là nhiều lần trước đó, mỗi khi đề cập đến vấn đề nhân quyền của bất cứ quốc gia nào, ông Hartcher đều thẳng thắn bác bỏ vì cho rằng đó là "công việc của chính phủ liên bang" không phải của tiểu bang. Cuối cùng, dân biểu Iemma tuyên bố sự hậu thuẫn vô điều kiện đối với bản kiến nghị do nữ dân biểu Reba Meagher đệ trình.

Ngoài ra, ông Kevin Moss, dân biểu đảng Lao Động vùng Canterburry cũng lên tiếng hậu thuẫn bản kiến nghị. Sau khi thẳng thắn trình bầy những bất đồng đối với dân biểu Hartcher, ông đưa ra các bằng cớ chứng tỏ nhân quyền tại Việt Nam bị chà đạp, tự do tôn giáo tại Việt Nam bị bách hại. Ông cũng đề cập đến sự vi phạm trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam khi bắt Cha Lý và quản chế Hòa thượng Thích Quảng Độ. Đặc biệt, dân biểu Kevin Moss khẳng định, cộng sản Việt Nam cũng như cộng sản tại các quốc gia Trung Hoa, Bắc Hàn, vẫn tiếp tục những chính sách bóp nghẹt quyền tự do của người dân tương tự như những thập niên trước. Những điều được coi là tiến bộ, là cải thiện, là mở cửa tại Việt Nam chỉ là những điều giả tạo do chính cộng sản thêu dệt.

Sau thời gian ngót một giờ tranh luận, mặc dù có những dị biệt giữa hai chính đảng, cuối cùng bản kiến nghị Nhân Quyền Cho Việt Nam đã được thông qua, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt tại NSW với các vị dân cử tại quốc hội tiểu bang, trên con đường theo đuổi mục tiêu đấu tranh giành tự do nhân quyền cho Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.