Hôm nay,  

Cách Xử Thế Của Người Xưa

27/04/200600:00:00(Xem: 1732)

(Kính gởi các nhà đấu tranh cho Dân Chủ trong nước)<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

* Ôn Cố

 

Câu chuyện xảy ra ở nước Ngụy, vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc.

 

(Nước Ngụy hay nước Triệu")

 

Lạn Tương Như chỉ là một thư sinh, làm quan nhỏ trong triều đình nước Ngụy, nhưng được phong làm Tể Tướng sau khi "đại náo" ở triều đình nước Tần của Tần Thủy Hoàng, và mang viên ngọc quý trở về cũng như thâu lại được mấy thành của Ngụy đã bị Tần chiếm lúc trước.

 

Sau chuyến đi sứ nầy, ngôi sao Lạn Tương Như vụt sáng rực rỡ. Ông được vua Ngụy tin dùng, được phong làm tể tướng, độc bá quần hùng trong triều.

 

Việc nổi tiếng và thăng chức quá nhanh của Lạn Tương Như làm cho một số quan lớn trong triều, những cột trụ của nước Ngụy, tỏ ra ghen ghét vì ganh tị. Một trong những cây "cột" bự đó là lão tướng Liêm Pha.

 

Liêm Pha là một danh tướng đệ nhất lúc bấy giờ, từng trải hàng trăm trận và mang không biết bao nhiêu chiến thắng, vinh quang về cho nước Ngụy. Các nước chung quanh nghe danh đại tướng Liêm Pha thảy đều hồn phi phách tán, lạc tận tít mù cung mây.

 

Lão tướng Liêm Pha cho rằng nhờ bàn tay ông chống đỡ nên nước Ngụy mới tồn tại, đứng vững mấy chục năm qua. Với công hãn mã của một đệ nhất công thần như vậy, thì  chức tể tướng phải do ông nắm mới hợp tình, đúng lý. Ông cho rằng Lạn Tương Như là tên vô danh tiểu tốt, bất tài vô tướng nhưng nhờ giỏi múa lưỡi nên được nhà vua tin dùng.

 

Phát xuất từ ý nghĩ trên, nhất là không chịu ở dưới sự "lãnh đạo" của Lạn Tương Như, Liêm Pha tìm cách gây hấn, trả thù cho đỡ tức: ông ra lịnh cho thủ hạ hể gặp đàn em của Lạn Tương Như là cứ nhào vào đánh, gây hấn; xe ngựa của hai người gặp nhau ngoài đường thì Lạn Tương Như luôn luôn bị Liêm Pha sỉ nhục công khai trước đám đông. Vì thế, người của LTN bị ăn đòn dài dài; mỗi lần ra đường gặp đoàn tùy tùng hộ tống Liêm Pha thì LTN phải hối thúc bộ hạ  tìm hẻm nào tránh đỡ, chờ cho LP qua rồi mới tiếp tục đi.

 

LTN càng tránh, càng "sợ" bao nhiêu, thì LP càng làm tới, càng hễ hã bấy nhiêu.

 

Mỗi lần bộ hạ phàn nàn vì bị đánh, bị làm nhục, LTN chỉ khuyên họ phải nhịn và chạy cho thật giỏi, thế thôi.

 

Cho mãi đến một hôm, họ "chịu hết nổi", bèn kéo nhau đến gặp ngài Tể Tướng, tâu:

 

-Chúng tôi theo Ngài vì tưởng Ngài, trước là bậc anh hùng cái thế, là người đội trời đạp đất, sau là được Ngài bảo vệ. Ngờ đâu Ngài nhát qua, bị Liêm tướng quân làm nhục như vậy mà chỉ biết trốn tránh; lại còn khuyên chúng tôi "nhịn, chạy" thì hết đường nói rồi. Nay chúng tôi quyết định bỏ nơi nầy ra đi...

 

Nghe vậy, Lạn Tương Như hỏi lại:

 

-Các người thấy Liêm tướng quân và Tần Thủy Hoàng ai là người đáng sợ hơn hơn"

 

-Dĩ nhiên là Tần Thủy Hoàng đáng sợ hơn nhiều. Cả bọn đồng thanh đáp lại.

 

-Các người thấy đó. Ta đại náo trước mặt Tần Thủy Hoàng và bá quan văn võ của triều Tần làm cho họ hoảng loạn, đến nổi Tần Thủy Hoàng tức tối đến xanh mặt nhưng chẳng làm gì được ta. Chuyện tày trời như vậy ta còn không sợ, huống gì lại đi sợ Liêm Pha!

 

Sỡ dĩ lâu nay nước Tần và các nước xung quanh chưa dám dấy động can qua xâm phạm đến nước Ngụy chỉ vì họ sợ ta và Liêm tướng quân "hợp tác chiến đấu" đó thôi. Hai con mãnh hổ tranh nhau, nếu không lưỡng bại câu thương, thì cũng đi đến một con chết, một con ngất ngư con tàu đi. "Các thế lực thù nghịch" nước ngoài chỉ chờ có bấy nhiêu là ra quân tấn công ta tức khắc.

 

Ta nhịn Liêm tướng quân là nghĩ đến an nguy của xã tắc, sinh linh của bá tánh, quyền lợi của trăm họ...chứ ta nào lại sợ Liêm Pha!

 

Cả đám thuộc hạ nghe xong đều sững sờ. Họ thông cảm và thương ông LTN vô cùng. Họ không ngờ lâu nay chủ của họ phải hy sinh lớn như vậy, phải chịu đựng sự đau khổ về tình thần đến mức ấy, là vì quyền lợi của quốc gia. Và từ đó họ tiếp tục vui vẻ "nhịn, chạy" trước đám thủ hạ của LP.

 

Chuyện nầy đến tai lão tướng Liêm Pha, làm ông tướng già họ Liêm toát mồ hôi, bàng hoàng tỉnh lại như người vừa qua cơn mộng dữ. Ngay lập tức, Liêm Pha tay cầm roi mây, đầu để trần, mình trần, đi chân đất,  đi bộ đến quì gối trước cửa dinh của Lạn Tương Như, tự tay đánh lên lưng mình để tạ tội.  Sau đó hai người ôm nhau khóc nghẹn ngào.

 

* Tri Tân

 

Cuộc đấu khẩu giữa những nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước ngày càng gay gắt và tình trạng chia rẽ đang ở vào mức báo động. Không lẽ những hy sinh lớn lao bao nhiêu trường như vào tù ra khám, chịu biết bao nhiêu bức bách của tà quyền Hà Nội, để đấu tranh cho quyền lợi của Dân Tộc, bây giờ lại dành hết thời gian vào việc chống nhau"

 

Không lẽ bỏ công ra cất một đại công trình với bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, bao nhiêu kỳ vọng của nhiều người, để kết cuộc là chia thành hai nhóm giành nhau ra "tuyên ngôn"" 

 

Chưa có ai trong các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước có thái độ và hành động quá quắt như Liêm Pha, và cũng chưa có ai chịu thiệt thòi như Lạn Tương Như cả. Người xưa đã vì quyền lợi chung mà bỏ qua những tị hiềm, xung đột rất lớn giữa cá nhân, thì tại sao các nhà đấu tranh cho dân chủ không vì quyền lợi tối thượng của Dân Tộc để ngồi lại với nhau" Thử hỏi quí vị chia rẽ như vậy thì đồng bào biết ủng hộ bên nào đây" Làm sao phát huy được hết sức mạnh" Muốn thể hiện tính "đa nguyên, tính dân chủ" trong đấu tranh chính trị, thì cứ kiên nhẫn chờ dẹp được Cộng Sản đã. Bây giờ là "thời chiến", ưu tiên hàng đầu là  các nhà đấu tranh phải đồng lòng,  phải kết chặt với nhau thành một khối, thống nhất ý chí, chiến lược để tạo sức mạnh tổng hợp và hành động được nhất quán.

 

Để giải tỏa mọi khúc mắc, hiểu lầm vào tạo một sự cảm thông trong nội bộ, người viết đề nghị có một cuộc gặp gỡ giữa GS Hoàng Minh Chính, Nguyễn Khắc Toàn...ở miền Bắc, Cha Lý, Cha Lợi...ở Huế và GS Trần Khuê, GS Nguyễn Chính Kết, KS Đỗ Nam Hải... ở Sài Gòn. Địa điểm gặp nhau ở Huế là tiện nhất vì nằm giữa Sài Gòn - Hà Nội. Phải mặt đối mặt, nhìn sâu vào mắt nhau, đối thoại với nhau, mỗi người nhường nhau một ít thì mọi bế tắc sẽ được khai thông, lấp được hố ngăn cách.

 

Làm được như vậy không những làm niềm vui lớn cho các đoàn thể đấu tranh, cho đại khối Dân Tộc, cho những người đại diện của quí vị ở hải ngoại như BS Nguyễn Xuân Ngãi, ông Nguyễn Vũ Bình, TS Đỗ Hùng...khỏi phải lâm vào hoàn cảnh khó xử, và qúi vị sẽ được lịch sử ghi nhớ.

 

Người xưa làm được, không lẽ các nhà đấu tranh cho dân chủ ở Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namhôm nay lại không làm được sao"

 

TVH

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.