Hôm nay,  

1 Luật Sư Từ Hà Nội Xác Định: Hiến Pháp VN Cho Đa Đảng

26/04/200600:00:00(Xem: 1646)

Có phải nhà nứơc và Đảng CSVN đang chuẩn bị cho chế độ đa nguyên đa đảng" Một số dấu hiệu cho thấy có nhiều vận động như trên: sau khi Luật Sư Lê Chí Quang mấy hôm trứơc báo động về độc chiêu CSVN âm mưu đưa Nguyễn Đức Bình ra lập “đảng đối lập cuội,” thì bài diễn văn Nông Đức Mạnh đọc hôm 25-4-2006 khi nhậm chức Tổng Bí Thư nhiệm kỳ mới đã hoàn toàn bỏ luôn nhóm chủ Mác-Lê.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Phân tích của BBC cho thấy:

 

“So với đại hội IX thì lần này, diễn văn của ông Nông Đức Mạnh, đọc tại hội trường Ba Đình, Hà Nội hôm 25.04.2006 không nói một lần nào đến chủ nghĩa Mác Lênin.

 

“Cụm từ về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện ở dạng tính từ trong câu “pht huy cao nền dân chủ xã hội chủ nghia” và 'Nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa"....”

 

Có phải họ Nông và toàn Đảng CSVN sửa soạn hạ cánh an toàn bằng cách tìm ra một số nhượng bộ naò mới"

 

Đặc biệt, một luật sư từ Hà Nội đưa ra một khám phá mới: ...Hiến Pháp Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namhiện nay cho phép đa nguyên, đa đảng... và luật pháp VN vẫn cho thành lập các đảng phái một cách hợp pháp....

 

Đó là lời khẳng định của Luật Sư Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội trong một bài viết trên trang web của Đài BBC hôm 25-4-2006.

 

Bài viết của LS Nguyễn Văn Đài nhan đề “Quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam” đã dẫn ra nhiều chi tiết pháp lý để hứơng dẫn về cách lập các đảng khác, trích các đoạn này như sau:

 

“...Mục tiêu cũng như khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Namlà xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, công bằng và bác ái với một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng. Để đạt được mục tiêu và khát vọng đó thì phải khôi phục lại sự hoạt động của các đảng chính trị từng có ở Việt Nam trước đây như đảng Xã hội, đảng Dân chủ, Quốc Dân Đảng, Đại Việt, … và phải có sự ra đời của những đảng phái chính trị mới.

 

“...Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nươ´c Việt Nam Dân chủ Cộng hòa qui định tại Điều 1: “Tất cả mọi quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”

 

Điều 5 qui định: “Tất cả công dân Việt Namđều ngang bằng về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa.”

 

Điều 7:“ Tất cả công dân Việt Namđều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền....”

 

Như vậy ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trong bản Hiến pháp đầu tiên, đại đa số nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và khẳng định Việt Nam là một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng.

 

Va` điều này đã được cụ thể trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó là một chính phủ đa đảng. Trong chi´nh phủ đo´ ngoài Quốc dân đảng chỉ hiện diện trong một thời gian ngắn, còn đảng Xã hội và đảng Dân chủ đã hoạt động và tồn tại cu`ng vơ´i đảng Cộng sản cho đến năm 1988, là năm họ đã tự tuyên bố giải thể với lý do đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử (dù trong thực tế có thể có những lý do khác)....

 

Hiến pháp và pháp luật của Việt Namhiện nay không có Điều nào cấm hay hạn chế công dân của mình thành lập một đảng chính trị. Như vậy công dân Việt Namcó quyền làm những gì mà pháp luật không cấm. Trong Hiến pháp Việt Namhiện nay:

 

Điều 2 qui định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…”

 

Điều 50 qui định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, … được tôn trọng…”

 

Điều 53 qui định: “ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội,…”

 

Điều 68 qui định: “Công dân có quyền tự do lập hội,..”

 

Như vậy mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân và của nhân dân, người dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng cách lập những đảng chính trị khác nhau để đại diện cho mình. Vì trong Hiến pháp không có qui định cấm các đảng chính trị khác thành lập và hoạt động.

 

Điều 4 Hiến pháp qui định đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhưng không qui định ở Việt Nam chỉ duy nhất có một đảng Cộng sản được tồn tại và phát triển. Như vậy đảng Cộng sản cũng chỉ là một tổ chức chính trị bình đẳng với các đảng phái và tổ chức chính trị khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật....

 

Để thành lập đảng ở Việt Nam"

 

Đây là câu hỏi mà hiện nay rất nhiều người Việt Namđang tìm câu trả lời. Theo nghiên cứu của cá nhân tôi thì cách làm dưới đây có thể phù hợp:

 

Trước hết là những công dân nào muốn hành lập một đảng chính trị mới, họ nên đứng ra thành lập một Ủy ban gọi là Ủy ban vận động thành lập đảng (việc thành lập Ủy ban này không phải xin phép). Uỷ ban này sau khi soạn thảo ra Điều lệ đảng và cương lĩnh tạm thời thì đưa ra cho quần chúng nhân dân để lấy sự ủng hộ. Ủy ban nên đặt ra khi thu được bao nhiêu chữ ký ủng hộ(ví dụ là 100, 500 hay 100.000,…) thì đủ để công bố thành lập đảng và la`m lễ ra mắt trước toàn thể nhân dân Việt Namvà bè bạn Quốc tế.

 

Trước những đòi hỏi bức xúc của quá trình dân chủ hóa đất nước, những thành viên cũ của đảng Dân chủ và đảng Xã hội cùng với hậu duệ của họ hoàn toàn có quyền để khôi phục lại hoạt động của đảng Xã hội và đảng Dân chủ. Những thành viên của hai đảng này chỉ cần ra tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới về việc khôi phục lại hoạt động của họ mà không cần phải xin phép hay đăng ký vì lý do đơn giản trước đây họ tự giải tán thì nay họ có quyền tự phục hồi hoạt động của họ.

 

Việt Namtrong xu thế tất yếu đi đến một xã hội dân chủ với thể chế chính trị đa đảng đó là chân lý, mà chân lý thì không một ai có thể phủ nhận hoặc chối bỏ được. Tôi tin rằng thế hệ trẻ Việt Namsẽ tự đứng lên để nắm lấy quyền và cơ hội của mình, đừng bao giờ thụ động ngồi chờ vào sự ban cho của người khác.”

 

Cũng nên nhắc rằng, mới mấy hôm trứơc, ông Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc VN, trả lời phỏng vấn BBC và khẳng định rằng không thể có chuyện đa nguyên đa đảng tại VN...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.