Hôm nay,  

Bạn Không Chỉ Một Mình: "timeout" Đem Bé Đi Nhốt

02/09/200200:00:00(Xem: 7431)
Khi “đụng chuyện” rắc rối, xin nhớ bạn không chỉ một mình. Trang GĐ/C&N sẳn sàng lắng nghe tâm sự của bạn, góp ý với bạn, và góp ý để bạn tự giúp mình (help you to help yourself)
*

Hỏi: Ở bên Mỹ này hay có cái vụ cấm dạy con bằng cách đét cho nó vài roi. Vậy thì họ muốn cha mẹ phải dạy con bằng kiểu nào" Có thể cho tôi biết một kiểu dạy con khi chúng hư hỏng, phá phách mà không cần xài tới roi vọt
(Trần Tiến, Santa Ana).
Đáp: Một kiểu dạy trẻ em thông thường mà cha mẹ được khuyên nên áp dụng là "time-out". Kiểu này cũng giống như mấy em béViệt Nam bị cha mẹ đem nhốt trong phòng tắm hay nhà kho.
Có thể theo các bước như sau:
1/Lựa một chỗ trong nhà mà bạn có thể dùng để nhốt đứa bé. Thế nào đứa bé bị phạt cũng giận dỗi, có thể đạp, đá, liệng đồ, nên bạn hãy chọn một chỗ không có những đồ vật dễ vỡ hay những thứ đụng vào có thể gây nguy hiểm.
2/Định rõ những hành động nào của đứa bé sẽ làm cho nó bị phạt. Thí dụ, bạn quyết định sẽ phạt đứa bé khi nó đánh lộn với những đứa trẻ khác hay làkhi bé hét la cãi lại bạn.


3/Mỗi lần những hành động hư hỏng này xảy ra, hãy phạt con bạn ngay lập tức. Giảng cho nó hiểu là nó đã phạm lỗi gì, và vì vậy nên bây giờ nó phải bị phạt. Ví dụ, "cu Bi, con đã đánh em con, vậy bây giờ con phải chịu bị nhốt." Dẫn bé đến "trại giam". Trên đường đi, không nhìn cũng không nói chuyện với bé. Nếu bé cưỡng lại, hãy "rinh" bé tới đó càng nhanh càng tốt.
4/Để bé ở đó trong một khoảng thời gian đã định trước. Công thức: một phút cho một năm tuổi. Khi hết hạn, hay là khi bạn nghe bé đã có vẻ im lặng và ngoan ngoãn trở lại, gõ cửa và "hỏi thăm". Ví dụ, "Bé Bi, con đã sẳn sàng đi ra xin lỗi em con và chơi với nó đàng hoàng chưa""
5/Nếu bé trả lời "dạ", hãy cho bé ra ngoài. Theo dõi hành động của bé, vàkhen khi thấy bé biết sửa lỗi và hành động đúng.
6/Nếu bé vẫn còn "quậy", la hét, nóng giận, thì bạn hãy bỏ đi, và trở lại hỏi (cũng sau một khoảng thời gian nhất định). Bạn có thể phải đi tới đi lui như vậy nhiều lần. Đừng nản lòng, cứ theo từng bước.
7/Đối với những đứa bé bị phạt thường xuyên, hãy cố gắng sắp xếp một phần thưởng nho nhỏ vào cuối ngày mà bé không bị phạt, và nói cho bé biết rằng phần thưởng này dành cho thái độ ngoan ngoãn của bé.

Nguyễn M. Ha

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.