Hôm nay,  

Đặng Thái Sơn Tại Corona Delma

28/02/200600:00:00(Xem: 1824)
wk_02282006_3wk_02282006_4

Chiều Âm Nhạc Lãng Mạn Nga tại Nam California ngày 19-02-2006.

PTChính tường thuật

Sau cuộc thi Dương cầm Chopin hạ tuần tháng 10 năm 2005, lần này với tư cách giám khảo, Đặng Thái Sơn cho tôi biết là có công việc sẽ ghé Los Angeles vào trung tuần tháng 2. 2006, nhưng chưa chắc chắn, vì anh phải tìm ra một khỏang trống trong lịch trình lúc nào cũng đầy kín hẹn.
Mãi đến gần cuối tháng 12 Sơn mới cho biết được ngày giờ chắc chắn. Khi biết Sơn có thể dừng chân ở Cali đươc 4 ngày tôi liền đề nghị anh đàn một buổi récital cống hiến thính gỉa mộ điệu ở Cali (đặc biệt là thính gỉa Việt Nam ) nếu có những điều kiện thuận lợi, và Sơn đã đồng ý, với ước muốn trình tấu trongmột khung cảnh ấm cúng, chừng 100 thính gỉa chọn lọc.
Sơn nhận lời, tôi liền gọi Ysa một người rất thân thương của Vaala, vì giữa tháng 2 Ysa bận, nên nói tôi liên lạc chị Ngọc Sương, chị nhận lời , nhưng sau khi xem lại lịch trình thì ngày 19 tháng 2, chị phảiđi xa, ra khỏi Hoa Kỳ, do đó chị lại chuyển mọi công việc lại sang chị Bích Liên, một người rất tích cực trong những công việc sinh họat xã hội. Đồng ý cộng tác, nhưng chị Bích Liên lại giới thiệu tôi chị Châu Linh, vì, theo ý chị Bích Liên trong cộng đồng người Việt tại miền Nam Califonia, thì chỉ nhà chị Châu Linh mới có cây Dương Cầm Steinway lý tưởng cho một Danh cầm tầm cỡ Đặng Thái Sơn.
Tôi điện thọai đến chị Châu Linh, và chịgiới thiệu tôi bào huynh của chị, anh Cung Hòang Thành một người am tường, và say mê âm nhạc. Từ Đức tôi liên lạc với anh Thành, chỉ sau lần điện đàm thứ nhất chúng tôi đã thấy đồng điệu, thế là chúng tôi bắt tay vào công việc. Hai chúng tôi liên lạc, khi thìgọi điện thọai viễn liên, lúc thì e-mail, ròng rã trong một tháng. Và, cả hai đều hồi hộp chờ ngày 19 tháng 2.
Sơn đến Cali ngày 16. Chiều 17, chúng tôi hẹn nhau tại một quán Ý ở gần Los Angeles để bàn nhau những gì cần làm cho ngày 19. Hẹn nhau 19 giờ 30, nhưng người từ phương xa đã tìm đến nơi mà, tôi, Thành& Hằng giờ đó còn kẹt giữa xa lộ mênh mông. Tìm gặp nhau sao mà trắc trở. Mãi đến gần 21 giờ chúngtôi mới đến nơi. (Năm 1994 Đặng Thái Sơn có đến nhà Thành để tập đàn nhưng hai người chưa từng có dịp ngồiđể hàn huyên tâm sự). Chúng tôi ngồi với nhau đến 23 giờ đêm, thời gian sao qua nhanh thế!
Tư gia của anh chi Thắng & Châu Linh qủa là trên cả tuyệt vời cho một buổi trình tấu thânmật. Và anh chi Thắng&Châu Linh đã lo lắng chu đáo để mọi người đến nghe được thật thỏai mái thưởng thứcdòng nhạc trừu tượng.
Địa đểm tuyệt vời, cây đàn lý tưởng, khán giả sành điệu đó là nhữngyếu tố đã tạo cho Danh Cầm Đặng TháiSơn cảm hứng khi trình tấu, và theo thiển ý của tôi chiều 19 vừa qua Sơn đã diễn đạt hòan mỹ những tác phẩm lựa chọn.
Sau những lời mở đầu ngắn gọn ý nghĩa của Thành, Sơn ra trước thính giả nóivề những diễn tiến từ thời phôi thai, cho đến ngày nay của một buổi trình tấu.


Ngày 19 vừa qua là lần đầu tiên anh đàn một chương trình trong khung cảnh ầm cúng. Theo tôi, trong 17 năm quen biết với Sơn, thì cũng là lần đầu anh cầm Micro nói trước thính giả trước khi trình tấu. Chương trình độc tấu của Đặng Thái Sơn trong năm 2006 sẽ là Nhạc Lãng Mạn Nga.Do đó anh đã chọn 6 tiểu phẩm trích từ bộ Seasons op 37 bis của Tchaikovsky, và 7 tác phẩm của Rachmaninov, gồm: Humoresque, Marguerite, Polka và 4 bài trích từ bộ Moment musicaux op 16.
Ngay từ những nốt đàn đầu tiên Sơn đã cuốn hút thính giả vào khung trời lãng mạn của Tchaikovsky, tuy có lạ lẫm, nhưng cũng ươm đậm nét tình tứ với mùa Thu khởi đầu. Mênh mang tình tự với Barcarolle, ngồi nghe Barcarolle, nhìn ra Thái Bình Dương bao la với những chiếc thuyền buồm, tôi thấy như là đang được ngồi trên chiếc thuyền chơi vơi tiếng nhạc nhịp chèo phần tay trái của tác phẩm Barcarolle. Kết phần Tchaikovsky với Mùa Gặt .Humoresque dí dỏm đã khởi đầu cho một lọat bài vừa hùng, vừa bi. Hùng tráng với Moment musicaux 1, bay bổng thần diệu với bài 2, buồn thẳm sâu với cung si thứ của tác phẩm thứ 3, man mác với moment số 4. Thiết nghĩ đây là tác phẩm gây nhiều ấn tượng nhất với khán giả trong lọat 7 Nhạc phẩm của Rachmaninov.
Mười bảy năm về trước cũng vào trung tuần tháng 2- 1989, trong phần đàn thêm của một buổi trình tấu tại Joliette Đặng Thái Sơn cũng đàn tác phẩm cung mi thứ này của Rachmaninov. Và, ngườithính giả 17 năm về trước cũng có mặt
trong buổi trình tấu thân mật, đó là Ông Đỗ Qúi Tòan.
Trước ngày trình tấu Nhạc Sĩ Cung Tiến có e-mail đề nghị Đặng Thái Sơn đàn thêm một tác phẩm của Mozart, vì năm nay Thế giới kỷ niệm 250 năm sinh nhật W.A.Mozart , thiên tài Âm Nhạc Thế giới. Và Sơn đã vô cùng chiều anh Cung Tiến khi ngồi dợt lại chương hai của bài Sonate cung Đô trưởng KV 330, để đàn thêm cho phần " Encore". Có nhiều thính giả đã rất thích thú, khi khám phá ra rằng người nhạc sĩ tài hoa Cung Tiến mà chúng ta đã biết đến với Hương Xưa, Hòai Cảm, Thu Vàng ...Cũng đã ảnh hưởng dòng nhạc của thiên tài Mozart đến ngần nào khi ông viết Nguyệt Cầm.
Trước sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả, Dương cầm thủ đã đàn thêm một tác phẩm, mà rất nhiều người thưởng thức âm nhạc đều
biết: Sérénade (nguyên văn tiếng Đức là Stndchen ). Thực ra đây là là một "Lied" của Schubert viết cho giọng hát và phần đệm Dương cầm. Nhưng đã được Franz Liszt sọan lại riêng cho Dương cầm. (Có rất nhiều người đã sọan lại. Bản mà Sơn đàn là của Liszt sọan).
Có được một buổi trình tấu thân mật, ý nghĩa như ngày 19 vừa qua, là công lao vô cùng của gia đình anh Mai Quốc Thắng& Châu Linh, Cung Hòang Thành& Hằng, và anh chi Thân & Bích Liên. Chia tay trong bịn rịn và, từ Dương cầm thủ đến thính giả đều mong được có dip ngồi lại trong tư gia của anh chi Thắng& Châu Linh thưởng thức tiếng đàn trác tuyệt của Sơn, và ngắm nhìn Thái Bình Dương bao la.
Bad Vilbel, 22-2-2006.
PTChính

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.