Hôm nay,  

"chuyện Rồng Xanh" - Green Dragon

20/04/200200:00:00(Xem: 7789)


HÃNG PHIM FRANCHISE CLASSICS TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU:
"CHUYỆN RỒNG XANH "
(Green Dragon)


Chuyện diễn ra tại California, năm 1975, 2 thiếu nhi sống giữa căn cứ Thuỷ Quân Lục Chiến, Camp Pendleton; nơi chính phủ Hoa Kỳ thiết lập trại tạm trú cho hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam trên đường tái định cư sau khi Sàigòn thất thủ.

Diễn viên: Patrick Swayze - Forest Whitaker - Đơn Dương - Lê Thị Hiệp

Phân cảnh / Đạo diễn: Timothy Linh Bùi

Truyện phim: Timothy Linh Bùi - Tony Bùi

Giám đốc sản xuất: Elie Samaha - Andrew Stevens - Tony Bùi - Tajamika Paxton

GIẢI THƯỞNG

Phim "GREEN DRAGON" được trao tặng giải Humanitas năm 2001 tại Los Angeles với phần nhận xét của ban giám khảo như sau: " Cuốn phim đã đưa chúng ta vượt qua những sự mất mát, tạo giấc mơ bước vào thế giới mới,
hướng dẫn chúng ta cách vượt qua sự khác biệt văn hoá bằng tấm lòng nhiệt thành".
Tổ chức Humanitas thành lập từ năm 1974 để tưởng thưởng, khuyến khích những nhà
làm phim đưa ra những giải pháp, kinh nghiệm nhân bản và chủ trương tích cực hướng thượng đời sống, làm thăng hoa giá trị con người.
Ngoài ra "GREEN DRAGON" cũng rất vinh dự chiếm được giải khán giả yêu thích nhất (Audience Award) tại Đại Hội Điện Aûnh Austin (Austin Film Festival).


" CHUYỆN RỒNG XANH " (Green Dragon)

Sơ Lược Nội Dung (Synopsis)

Đưá bé thức giấc giữa rừng người, nằm la liệt, đầy căn phòng lớn, người nằm san sát bên nhau, người nằm co quắp, như không hồn. Chú bé lạc lõng, rón rén từng bước qua những người nằm bất động, nó đi về hướng cánh cửa, ánh sáng chói loà làm nó choáng váng, nó ngước lên, nhìn trời. Xuyên qua kẽ lá, cành cây, nó làm quen với hình ảnh vừa lạ, vừa quen: Lá cờ Mỹ phất phới bay. 1975, những trại di cư được thiết lập để làm nơi tạm trú cho làn sóng người Việt Nam, hơn 100,000 người đến tỵ nạn trước và ngay sau khi Sàigòn thất thủ. Họ là nhóm người đầu tiên, thế hệ thứ nhất người Mỹ gốc Việt .

Đưá bé, MINH PHẠM (Trung Nguyễn), tiêu biểu cho cái nhìn của chúng ta trước sự phấn đấu, tại nơi xa lạ, nước Mỹ. Hàng ngày, chú bé đi lang thang tìm mẹ giữa "thành phố lều", căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Camp Pendleton, California. Qua lăng kính của chú bé chúng ta được giới thiệu tới những nhân vật thuộc nhiều thế hệ, sinh hoạt thường nhật, đọc được ước nguyện, khao khát và hy vọng vào cuộc sống mới; bên cạnh những ưu tư, thảm trạng gia đình tan tác, thất vọng và lạc mất cội nguồn.

wk_04202002e
Trên bước đường ấy, Minh gặp ADDIE (Forest Whitaker), một người Mỹ tình nguyện vào nấu bếp trong trại. Họ mau chóng liên kết với nhau vì cùng sở thích về hội họa, qua, chuyện hình vẽ chuột Mighty chẳng hạn. Tuy không cùng ngôn ngữ nhưng họ gắn liền với nhau bằng hội họa và âm nhạc, và họ mang cùng tâm trạng lạc mẹ, cô đơn. Họ cùng vẽ một bức tranh trên tường, nối kết hai nền văn hoá và lịch sử, như bao người khác đã vẽ những tác phẩm sống, trên bờ tường chung quanh siêu thị, khu thương mại như, Sears-Roebuck chẳng hạn; sự hồn nhiên bộc phát, vượt khỏi giới ranh tuổi tác và nếp sống.

wk_04202002g
TÀI TRẦN (Đơn Dương), cậu của bé Minh, một cựu thông dịch viên cho quân lực Hoa Kỳ, được trung sĩ JIM LANCE (Patrick Swayze) chọn làm trưởng trại. Chiến tranh đã chấm dứt, nhưng trong lòng mỗi người vẫn còn những cuộc nội chiến cần tìm được sự thanh bình. Anh ruột của trung sỹ Lance tử trận tại Việt Nam, để lại một lá thư nhắc về người đàn bà duy nhất anh yêu, cô y tá đã chăm sóc khi anh bị thương. Hành trình của Lance đi tìm hiểu về lá thư và người đàn bà giúp anh xóa đi mặc cảm tội lỗi (với người anh ruột) suốt mấy năm qua. Tài cũng vậy, cũng có những nỗi khổ tâm dằn vặt anh, nhờ trao đổi tâm sự với Lance, anh tìm được nghị lực hướng về tương lai mà không quên mất dĩ vãng.

wk_04202002f
Những mảnh đời khác biệt, quyện vào nhau tạo thành bức họa đời nói lên sự phấn đấu, quyết tâm và âu lo. Như lá cờ Mỹ phất phới, con "Rồng Xanh" thấy như rất quen mà vẫn thật lạ, để rồi tấm màn vén lên, nhường chổ cho ánh sáng, một đời sống mới bắt đầu.

*
Tâm Sự Người Thực Hiện Phim

Khi còn trẻ mẹ tôi thường kể cho chúng tôi về những tháng ngày đầu trên đất Mỹ. Mẹ nói, bà sợ cả ánh trăng vì, nó chỉ đem lại nỗi u sầu cho mẹ. Tôi muốn tìm hiểu nỗi u sầu ấy. Và đó chính là động cơ thúc đẩy chúng tôi làm phim "Chuyện Rồng Xanh".

Sau phim "Ba Mùa", cuốn phim chia sẻ tình nhân bản mà một số người đã biết, Tony và tôi quyết định phải nói đến một giai đọan về cuộc chiến Việt Nam dường như đã bị bỏ quên. Chương đầu mở ra đánh dấu một khúc quanh, vừa kết thúc. Sau những sự tàn phá và mất mát, từ vùng lửa khói người ta trở thành những kẻ vô tổ quốc, mà, quốc gia cưu mang họ chưa biết phải tiếp nhận họ thế nào.

Năm 1975, 4 trại đã đựợc thiết lập trên nước Mỹ, để giúp việc tái định cư người tỵ nạn Việt Nam tới nơi đất mới. Lấy bối cảnh, trại Thủy Quân Lục Chiến ở Camp Pendleton, California, cuốn phim tiêu biểu cho các trại, nói về ước nguyện chung của chúng tôi trước ngưỡng cửa tự do mới.

Chúng tôi cứ nghĩ rằng mình đang làm một cuốn phim quan trọng, nhưng không thực sự đo lường được tầm quan trọng của nó cho đến khi bắt tay vào việc tuyển chọn tài tử . Chúng tôi đã góp nhặt được thêm những dữ kiện và đón nhận tiếng noí từ những người muốn góp mặt trong phim, xúc động về những mẩu chuyện của họ. Những mẩu chuyện ấy, có thể là sự mất mát như mẹ tôi cảm nhận, chuyện của họ cũng tương tự như nội dung cuốn phim. Và dường như nó chính là tâm trạng chung của tất cả mọi người ty nạn Việt Nam.

Là người Mỹ, nói chung, chúng ta đều trải qua những cuộc hành trình tương tự, dù không nhất thiết phải bước qua ngưỡng cửa của những trại tạm cư, nhưng, nỗi lo âu, niềm hy vọng tìm được ánh sáng, giúp chúng ta nghị lực nơi quê hương mới. Đó chính là nguồn cảm tác để chúng tôi dựng nên câu chuyện "Rồng Xanh", đưa chúng ta về điểm khởi hành, dù chỉ trong khoảnh khắc.

Đây cũng là niềm hãnh diện cho chúng tôi có cơ hội được thực hiện cuốn phim này.

Timothy Linh Bùi
Tony Bùi

*
Diễn Tiến Việc Thực Hiện Phim

Động cơ việc thực hiện "Chuyện Rồng Xanh" nhen nhúm từ ngày Timothy Linh Bùi còn học trường điện ảnh. Anh muốn làm cuốn phim về kinh nghiệm của người Mỹ gốc Việt, luôn ghi nhớ những điều mẹ anh kể về sự nhọc nhằn và những buồn lo khi, ánh trăng chỉ đem thêm nỗi sầu đến cho bà, lúc vừa đặt chân tới Mỹ. Timothy và Tony Bùi khởi sự viết truyện phim "Chuyện Rồng Xanh" ngay sau khi hoàn tất cuốn "Ba Mùa".

DIỄN VIÊN
Tuyển chọn tài tử là một việc làm khó khăn. Thử thách thứ nhất là, phải chọn thật nhiều diễn viên nói tiếng Việt, thứ hai là, phải kiếm cho ra một giám đốc nhân viên am tường sự bén nhậy về cá biệt văn hóa. Họ đã tìm được Rene Haynes. Khởi đầu ban tuyển chọn tài tử tiếp xúc với khoảng 100 người Việt thuộc nghiệp đoàn diễn viên SAG, họ đã đáp ứng một cách rất nồng nhiệt, ngoài cả sự dự trù của chúng tôi. Phần tuyển chọn diễn viên đại chúng được tổ chức tại Quận Cam, nơi đây, chỉ một ngày đã có hơn 1000 người dự tuyển, gồm có đàn ông, đàn bà, trẻ em, đủ moị lứa tuổi, từ 3 đến 80. Tuần lễ sau,ï tại San Jose, California, hơn 800 người tham dự cuộc tuyển lựa tài tử. Cả hai bé trai và bé gái trong phim đều được chọn ở San Jose. Nói chung, 8 nhân vật chính và phụ đã được chọn từ thành phần diễn viên đại chúng. Cộng đồng người Việt đã kết hợp lại, và tiếp tay cho nhóm làm phim. Nhiều người đã rất hân hoan dù họ chỉ đóng một vai phụ trong phim mà thôi.

Ngay từ đầu, chưa gặp mặt, Timothy đã viết vai Addie đặc biệt cho tài tử Forest Whitaker. Khi hãng tuyển nhân viên hõi Timothy ghi tên 10 tài tử đóng vai Addie. Từ số 1 tới số 9, Timothy viết Forest Whitaker và người thứ 10 mới là Gary Coleman.

Patrick Swayze không phải là sự chọn lựa trước tiên đóng vai trung sỹ Lance. Timothy e rằng chọn một tên tuổi lớn của Hollywood đóng một phim nhỏ, sẽ làm lu mờ trọn bộ dự án. Nhưng, khi gặp mặt tài tử, Timothy thích sự chân thành và hiểu biết của Patrick Swayze. Sau buổi gặp gỡ đó, Timothy biết ngay Patrick Swayze đúng là mẫu người đóng vai Lance.

ĐỊA ĐIỂM
Camp Pendleton là một trong số những trại tạm trú chính thức của chính phủ Hoa Kỳ để tái định cư người tỵ nạn Việt Nam trong năm 1975. Vì nhu cầu đòi hỏi, tháng 4 năm 1975, Thuỷ Quân Lục Chiến chỉ có 48 tiếng đồng hồ sửa soạn để dựng lên "thành phố lều", trước khi những người tỵ nạn đầu tiên qua tới. Hơn 50,000 người Việt Nam đã đi qua ngưỡng cửa này tính đến ngày trại đóng cửa, 31 tháng 10, năm 1975.

Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, tự xem như đã thể hiện được việc làm nhân đạo vĩ đại nhất của họ từ trước đến nay.

Cuốn phim thu hình trọn vẹn tại trại Pendleton, thực hiện ngay nơi những địa điểm gợi lại bao kỷ niệm đầy cảm xúc cho các tài tử và diễn viên phụ. Họ được trở lại chính những dẫy nhà, đã một thời dùng làm chỗ che thân, họ bước trên từng viên sỏi, nhớ lại từng nơi chốn đã gặp người thân hơn 25 năm về trước. Trong giờ giải lao, từng nhóm diễn viên trung niên, ghé thăm các dẫây lều vừa dựng vội, nơi đó, những giòng lệ của họ đã và đang rơi xuống. Một bác nói: "Căn lều này, chính là nơi gia đình tôi tá túc". Đó chính là khía cạnh tâm lý rất nhậy cảm, khơi dậy dĩ vãng cho tất cả mọi người và, Timothy có trách nhiệm phải thực hiện cuốn phim bằng những rung động một cách hết sức trung thực.

SẢN XUẤT
"Chuyện Rồng Xanh" được sự chấp thuận của Ngũ Giác Đài và Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Với sự chấp thuận này, hãng phim được sự tiếp tay trong việc tìm kiếm quân trang, quân dụng, cảnh trí, hợp thời gian tính và xử dụng nhân lực, quân nhân Mỹ tái thiết lều trại như nguyên thủy, thu dụng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ làm diễn viên phụ. Nhiều anh lính Mỹ chưa sanh ra khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt và, họ chưa từng nghe nói tới "trại di cư" hay "thành phố lều" trong Camp Pendleton. Điều đó nói lên khiá cạnh lịch sử và giáo dục, liên hệ tới nhiều người trong cuộc.

Dù rằng "Chuyện Rồng Xanh" không thuộc lọai tự thuật, nó dựa trên ký ức của nhiều người đã từng trải qua những tháng năm ở trong trại Pendleton. Tác giả họ Bùi đã viết về những kinh nghiệm sống cho cuốn phim, vì chính gia đình họ cũng đã từng tạm trú ở trại Fort Chaffe, Arkansas. Họ lưu ngụ tại đây chừng 3 tháng, cho tới khi được một gia đình bảo trợ, bắt đầu cuộc đời mới tại Chico, California.

Timothy cùng viết chuyện phim với người em là Tony Bùi, đạo diễn, giám đốc sản xuất phim "Ba Mùa", mà chính Tim cũng là đồng giám đốc sản xuất, cùng viết và cùng đạo diễn nhóm thứ hai cuốn phim này. Nhưng với "Chuyện Rồng Xanh" thì mọi chuyện đều là sự đảo ngược kể cả công việc làm và trách nhiệm của họ trong phim. Hai anh em họ Bùi không cùng nhau đạo diễn một lượt, điều này khó khăn cho họ vì mỗi người đều có những sáng tạo và tầm nhìn riêng. Nhưng họ rất thấu hiểu tư tưởng của nhau để yểm trợ hết lòng cho anh, em mình.

Qua kinh nghiệm, hai anh em đã học được từ phim "Three Seasons", họ biết rằng chỉ có một cách hoàn thành dự án là áp dụng tối đa những điều học hỏi được; đó là, dùng hai nhóm thu hình song song. Với "Three Seasons", không chuẩn bị trước, vì lý do việc làm chậm hơn thời gian dự trù, Tim bắt đầu thu hình với nhóm thứ hai vào khoảng 3 tuần cuối. Còn "Green Dragon", Tony khởi sự nhóm thứ hai 10 ngày sau. Tim cho Tony biết những phần còn thiếu để Tony hoàn tất. Hiểu biết sáng kiến và khả năng của nhau, họ đã đốt ngắn giai đoạn thu hình 26 ngày trước kỳ hạn.

Tim quyết tâm muốn thấy cuốn phim sẽ thành hình. Hai trọng tâm anh muốn đạt tới là; Thứ nhất, nói lên sự trống vắng, buồn bã và gần gũi với sự cố đã xẩy ra. Anh muốn diễn tả sự lạnh lẽo, ảm đạm, như mầu trăng sáng anh được mẹ kể. Thứ hai, thế giới riêng của Addie và Minh. Nơi họ tạm quên thế giới chung quanh, một chỗ của tưởng tượng và vui chơi, một nơi đầy sự ấm cúng và trong sáng.

Ta không thấy nhiều mầu đỏ trong phim, ngoại trừ những lằn gạch trên lá cờ Mỹ, xe đạp của Đức, máu ông già, trái ớt mọc dưới đất, và phiá trong nhà kho của Addie. Đây là chủ tâm của đạo diễn muốn tạo cảm giám độc mầu, để nhấn mạnh những lần loang đỏ.

Để tạo được cái viễn ảnh và sự cảm nhận, Timothy phối trí với chuyên viên thu hình Kramer Morgenthau, chuyên viên y phục Ghia Fam, và chuyên viên dàn cảnh Jerry Fleming. Ghia từng làm việc với Timothy từ ngày quay những cuốn video ca nhạc. Ghia cũng là chuyên viên y phục cho phim "Three Seasons." Timothy nhận thức ngay, hai anh Kramer và Jerry sẽ dành hết nỗ lực cho cuốn phim. Họ rất phấn khởi với những chỉ dẫn và hiểu rõ nhãn quan của Timothy.


Sơ Lược Về Tài Tử

PATRICK SWAYZE (Jim Lance)
Patrick Swayze được cả thế giới hâm mộ qua vai Johnny Castle trong phim "Dirty Dancing", phim có số vé kỷ lục năm 1987. Phim này tạo cho anh thành một tài tử nồng nàn, hấp dẫn, đầy nam nhi tánh, song song với nội dung hay, cuốn phim gặt được thành công tài chánh trên khắp thế giới. Sau đó Swayze đóng với Billy Bob Thorton và Charlie Theron trong phim vui của hãng Miramax, "Waking Up in Reno." Đaọ diễn bơiû Jordan Brady, sáng tác của Bret Brisco và Mark Fauser. Sau nữa, Swayze xuất hiện với vợ anh, Lisa Niemi, trong phim "Without a Word," dựïa trên một kịch bản nguyên thuỷ được nhiều giải thưởng mà chính họ cùng sáng tác và diễn xuất trên sân khấu.

Swayze duyên dáng trong vai Vida Boheme, đóng cặp với Westley Snipes, trong "Too Wong Foo, Thanks for Everything, Julie Newmar" " hãng Universal Pitures thực hiện, Beeban Kidron đạo diễn, mà anh được chọn dự tranh giải Trái Cầu Vàng.

Swayze khởi nghiệp diễn xuất qua phim đầu tay "Skatetown USA", năm 1979. Swayze đóng hai phim trong năm 1983: Hãng Paramout "Uncommon Valor," và "The Outsiders." Năm 1984, đóng phim truyện nhiều kỳ "North and South". Cùng năm ấy Swayze đóng phim "Grandview USA" của Randall Kleiser; Phim này Swayze đóng bên cạnh Jamie Lee Curtis và, diễn xuất trong phim "Red Dawn." của John Milius. Năm 1986, với Rob Lowe phim "Youngblood". 1987, Swayze và vợ anh,Lisa Niemi, đóng chung phim khoa học giả tưởng "Steel Dawn". 2 phim action năm 1989; "Road House" với hãng MGM và, "Next of Kin" của Lorimar/Warner.

1990, Swayze trở lại màn ảnh với cuốn phim rất thành công của hãng Paramout "Ghost", một trong những phim dẫn đầu số thu trong năm. 1991, Swayze đóng "Point Break với Keanu Reeves; "City Of Joy," của hãng Roland Joffree và, "Three Wishes ", Coolidge film với nữ tài tử Mary Elizabeth Mastrantonio.

1997, Swayze diễn với Randy Travis và Meat Loaf trong phim action "Black Dog." Swayze đóng vai một tử tội thoát án tử hình, và khám phá ra, chính người con gái liên hệ tình cảm với anh đã gài bẫy hại anh.

Swayze và Niemi sống ở một trang trang vùng ngoại ô Los Angeles.


FOREST WHITAKER (Addie)
Forest Whitaker là một trong những tài tử/đạo diễn tuyệt hảo của Hollywood, anh đạt nhiều thành quả chứng minh tài năng và sự linh hoạt qua nhiều vai trò khác nhau.

Tháng 1 Năm 2001, Whitaker đóng trong phim "Panic Room" của đạo diễn David Fincher, Columbia thực hiện, với Jodie Foster và Dwight Yoakam. "Panic Room" cũng là một trong những cuốn phim đang phá kỷ lục về số thu trong năm 2002. Whitaker cũng vừa hoàn tất phim "Phone Booth" với đạo diễn Joel Schumaker, hãng Fox 2000 thực hiện, đóng cặp với Colin Ferrell. Năm 2000, Whitaker đóng "Fourth Angel", phim quay ở Luân đôn, với Jeremy Irons.
Whitaker đóng vai Addie và là tổng giám đốc sản xuất phim "Green Dragon". Đây là sản phẩm do hãng Spirit Dance Entertainment, của Whitaker hợp tác thực hiện. Whitaker cũng là tổng giám đốc sản xuất phim "Feast of All Saints" đạo diễn Anne Rice, thực hiện cho hãng Showtime. Cuốn phim nói về thời giải phóng nô lệ, thời tiền nội chiến ớ New Orleans với thành phần diễn viên khá hùng hậu: Ben Vereen, Peter Gallagher, và Victoria Rowell. Phim phát hành trong tháng 8 năm 2001.

Năm 2000, Whitaker đóng vai chính trong phim anh chị "Ghost Dog : The way of Samurai," đạo diễn Jim Jarmusch. Phim này chiếu ra mắt tại đại hội điện ảnh Cannes 1999 và tham dự đaị hội điện ảnh Toronto 1999 gây được nhiều sự chú ý. "Ghost Dog" mới đây được đề nghị nhận giải phim hay nhất của của hiệp hội sản xuất phim độc lập.

1988, Whitaker được chọn la tài tử xuất sắc nhất tại đại hội điện ảnh Cannes vai nhạc sĩ nhạc Jazz, Charlie Parker trong phim "Bird" của đạo diễn Clint Eastwood, Whitaker được đề nghị nhận giải Trái Cầu Vàng năm ấy.

Whitaker gây được sự chú ý của thế giới điện ảnh qua vai Jody, người lính Anh quốc bị bắt cóc trong phim "The Crying Game" của đạo diễn Neil Jordan, cuốn phim được giải Academy Award. Trên màn ảnh nhỏ Whitaker được đề giải thưởng Cable Ace Award cho nghệ thuật diễn của anh trong bộ phim của Showtime, "Last Night", Kiefer Sutherland đạo diễn. Anh cũng xuất hiện trong phim "Criminal Justice" của HBO, phim này Whitaker cũng được đề nghị giải Cable Ace Award Nomination, và "The Enemy Within", Whitaker được đề nghị giải thưởng của hiệp hội diễn viên Hoa kỳ.

Thành quả của Whitaker cũng phải kể tới "Witness Protection" của hãng HBO, đạo diễn Richard Pearce; "Light It Up", "Phenomenon" của Touchstone, Whitaker đóng đối diện với John Travolta và Robert Duvall, và cuốn phim ăn khách "Species", đạo diễn Roger Donaldson với tài tử Ben Kingsley và Micheal Madsen.

Whitaker khởi nghiệp đạo diễn phim có số thu lớn "Waiting to Exhale" của hãng Twentieth Century Fox, với các tài tử Angela Bassett, Whitney Houston, Lela Rochon và Loretta Devine. Whitaker được biết tới vai trò đạo diễn là cuốn "Strapped" của hãng HBO, qua phim này anh được giải thưởng "Đạo diễn mới" xuất sắc nhất, tại đại hội điện ảnh Toronto, 1993. Phim mới nhất anh đạo diễn là cuốn "Hope Floats" với tài tử Sandra Bullock.

Whitaker rất gần gũi với một số tổ chức thiện nguyện, hiện anh đang là Hội viên danh dự của hội "Penny Lane", tổ chức cung ứng phương tiện trợ giúp thiếu nhi bị lạm dụng.

Forest Whitaker sống ở Los Angeles với vợ và các con.

ĐƠN DƯƠNG (Tài Trần)
Đơn Dương là một tài tử Việt Nam, được biết tới nhiều nhất thuộc thế hệ hậu chiến. Sanh ngày 27 tháng 8 năm 1957 ở Dalat, anh bắt đầu diễn xuất từ năm 1982, kể từ đó anh đã xuất hiện trong hơn 50 phim. Năm 1993 Đơn Dương chiếm giải nam diễn viên xuất sắc nhất qua phim "Dấu Aán Của Quỷ", phim này cũng đoạt nhiều giải thưởng ở nước ngoài. Những phim khác đáng lưu ý nữa là "Canh Bạc" và "Cờ Lau", chiếm giải phim hay nhất đại hội điện ảnh Việt nam.

Đơn Dương cũng đóng phim Đại Hàn "Farewell the River". Phim "Yellow Lotus" với đạo diễn Tony Bùi. Đơn Dương tái hợp với Tony Bùi trong phim "Three Seasons", phim chiếm giải khán giả ái mộ nhất tại đại hội điện ảnh Sundance 1999 đóng bên tài tử Harvey Keitel.

Năm 2001 Đơn Dương đóng vai Trung tá An, trong phim "We Were Soldiers", chỉ huy đạo quân Bắc Việt, đánh nhau với Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, tại thung lũng Ia Drang. Phim này đang chiếu rộng rãi trên khắp thế giới, Đơn Dương đóng vai đối nghịch với tài tử hạng A của Mỹ, Mel Gibson. Qua cuốn phim này Đơn Dương được nâng cấp lên hàng tài tử điện ảnh thế giới.

TRUNG NGUYỄN (Minh Phạm)
Sinh ngày 28 tháng 11 năm 1992 ở Maryland, năm nay 8 tuổi, Trung là học sinh lớp 3 trường tiểu học Diablo Vista. Chú bé thích thành tài tử lúc xem phim "Ba Mùa". Khi nghe tin hãng phim chọn diễn viên "Chuyện Rồng Xanh", cha mẹ em đưa Trung tới dự tuyển với 500 em nhỏ khác. Phim hoàn tất, chú bé ôm mộng muốn trở thành đạo diễn trong tương lai. Trung thích thể thao và rất hâm mộ môn bóng rổ.

LÊ THI HIỆP (Thuý Hoa)
Kể từ ngày được đại diễn Oliver Stone khám phá qua phim "Heaven and Earth", Lê Thị Hiệp trở thành diễn viên Việt Nam nhiều triển vọng của Hollywood. Cuộc đời Hiệp cũng ly kỳ như nhiều chuyện phim trên màn bạc. Lúc 8 tuổi, cô bé với em gái nhỏ, bị tách rời khỏi bố mẹ,ï xuống thuyền vượt biển. Hai chị em bơ vơ trong trại tỵ nạn Hồng Kông, phải một thời gian dài mới đoàn tụ với bố mẹ và các em. Và mãi 4 năm sau mới được nhận cho định cư ở California.

Cô nữ tài tử hiện đang chuẩn bị truyện phim "1979 - Children of the Sea", "Bé Thơ và Biển Cả", nói lên nỗi cơ cực của hai chị em trong cuộc hành trình tới nước Mỹ. Hiệp bước vào Hollywood khi cô đang theo học ngành tâm lý tại UC Davis. Lúc về thăm nhà kỳ nghỉ midterm, bạn bè rủ đi dự cuộc tuyển lựa diễn viên đóng phim Việt Nam của Oliver Stone. Đạo diễn Stone đang mở cuộc tuyển chọn tài tử toàn quốc, tìm người đóng vai chính, đời nữ văn sĩ Le Ly Hayslip, nói tới cuộc sống kinh hãi của bà, từng là cán bộ giao liên Việt Cộng, đi ăn xin, làm vợ lẽ, làm "chị em ta", nạn nhân hiếp dâm rồi bị chồng ngược đãi.

Hiệp đồng ý đi dự tuyển "cho vui", thế rồi, ngay đêm ấy, cô được điện thoại bay xuống Los Angeles để được trực tiếp phỏng vấn với đạo diễn Oliver Stone. Bất chợt Hiệp được chọn thủ diễn vai quan trọng nhất, cô gái quê bất hạnh từ lúc tuổi 25. Sau 5 tháng đóng phim bên cạnh hai tài tử gạo cội, Tommy Lee Jones và Joan Chen, Lê Thị Hiệp quyết định hoàn tất đại học thay vì nhận đóng một số phim được mời ngay sau đó, dù với dư âm thành công của Heaven and Earth.

Xong đại học, Hiệp trở lại với diễn xuất. Cô đóng vài phim như: "Bastards", Bugis Street", và "Dead Men Can't Dance". Song song với đóng phim Hiệp cũng thực hiện một số video trong cộng đồng Việt nam, và một số video với thị trường nói Anh ngữ. Sản phẩm coi như thành công nhất của Hiệp là cuốn phim ngắn một nửa giờ, nói tiếng Anh, mang tên "By the Dawn's Early Rise". Cuốn phim noí về tuổi xế bóng, sự cô đơn trống vắng. Cuốn phim được chọn là phim ngắn hay nhất tại đại hội điện ảnh quốc tế ở Singapore năm 1998. Phim đã chiếu ra mắt đại chúng trên hệ thống truyền hình International Channel. Cô đang sản xuất cuốn phim "Return to Pontianak" dự trù phát hành trong thời gian sắp tới.

Sơ Lược Về Nhà Làm Phim

TIMOTHY LINH BÙI (đạo diễn/ viết truyện phim)
Timothy Linh Bùi sinh ở Sàigòn, Việt Nam, đến Mỹ năm lên 5 tuổi. Tim lớn lên ở Silicon Valley (Sunnyvalle, Calif) nơi đây Tim đã xem hàng ngàn cuốn phim ở tiệm video của bố mẹ, đó là động cơ thúc đẩy anh làm một số video.

Xong trung học, Tim dọn xuống LA, lấy bằng cử nhân trường Đại học điện ảnh Columbia. Từ đó Tim thực hiện một số video ca nhạc và cùng sản xuất phim "Yellow Lotus", phim chiếu ra mắt tại Đại hội điện ảnh Telluride và cũng được trình chiếu tại đại hội điện ảnh Sundance và Hamptons.

"Green Dragon" được xem là tác phẩm điện ảnh đầu tay do chính anh đạo diễn. Đặc biệt là vai trò chỉ đạo cho hai ngôi sao lớn của điện ảnh Hoa Kỳ, Patrick Swayze và Forest Whitaker, đồng thời cũng là tổng giám đốc sản xuất của phim. "Green Dragon" cũng nhận được nhiều vinh dự để góp mặt trong các Đại Hội Điện Aûnh lớn trên thế giới như Sundance 2001, đồng thời đoạt những giải thưởng thật cao quý tại Đại Hội Điện Aûnh Austin là cuốn phim khán giả yêu thích nhất (Audience Award) hoặc giải Humanitas năm 2001 tại Los Angeles.

Hiện nay Tim đang bắt tay vào làm việïc để phóng tác từ tiểu thuyết "Leaving Earth" với Tony cho hãng Radical Media, đồng thời cũng chuẩn bị để đạo diễn cuốn phim lớn thứ hai với tựa đề là: "Saharan".

TONY BÙI (viết truyện phim/giám đốc sản xuất)
Tony Bùi, 28 tuổi, khời nghiệp đạo điễn qua cuốn phim dài "Three Seasons", thắng giải phim hay nhất năm, khán giả ái mộ nhất, hình ảnh xuất sắc nhất Đại hội điện ảnh Sundance năm 1999, đây là kỷ lục lần đầu một cuốn phim chiếm cả 3 giải thưởng cao nhất của một đại hội điện ảnh.

Phim này cũng được chính thức chọn tham dự đaị hội điện ảnh Bá Linh năm 1999, mà, Tony là đạo diễn trẻ tuổi nhất được dự tranh, được đề nghị hai giải Independent Spirit, kể cả giải phim đầu tay xuất sắc nhất. "Three Seasons" là cuốn phim "Mỹ" đầu tiên, thu hình trọn vẹn tại Việt nam; Phim nói tiếng Việt và tiếng Anh, có phụ đề Anh ngữ, với tài tử Harvey Keitel và đã được hãng October Films phát hành năm 1999.

Tony tốt nghiệp trường đại học Loyola Marymount với cuốn phim ngắn "Yellow Lotus", đã được duyệt chiếu tại đaị hội điện ảnh Sundance năm 1996, được một số giải thưởng quốc gia và quốc tế. Tony được tổ chức Rockefeller đề cử tham dự học viện nghiên cứu phim ảnh Sundance ở tuổi 23.

Tony vừa soạn kịch bản "The World I Made For Her" của Thomas Moran cho hãng phim Industry Entertainment, và mới hoàn tất kịch bản "Leaving Earth" với anh, Timothy Linh Bùi, truyện của Helen Humphrey, cho hãng Radical Media. Đây là sản phẩm anh đạo diễn tiếp theo phim "Three Seasons". Phim sẽ thu hình tại New York, Hong Kong và Montreal trong năm tới. Tony là thành viên tổ chức phim độc lập miền Tây, hiện nay anh đang cư ngụ tại New York và Los Angeles.

SPIRIT DANCE Entertainment

Spirit Dance Entertainment là công ty của Forest Whitaker, người tài tử đa dạng, đạo diễn và nhà sản xuất. Công ty này có từng ngành sản xuất phim, truyền hình và video ca nhạc.

Bộ phận về phim ảnh chuyên chú ý đến những sản phẩm có nội dung và cá tính riêng, nói lên những khiá cạnh chuyên biệt. Spirit Dance khuyến khích những tác phẩn có chiều sâu, nội dung lành mạnh để khích lệ tinh thần khán giả tạo tự tin, hy vọng, vui tươi, yêu thương, vượt qua những trở ngại, bảo tồn và đấu tranh chính trị. Công ty liên kết, thực hiện những dự án cho Whitaker và các đạo diễn khác.

Những dự án hiện nay của Spirit Dance gồm có - "Mi Papi Chulo," một phim hợp tác với Fox 2000; một phim tác phẩm chưa có tựa của John Leguizamo film do Whitaker đạo diễn và phim "Reason to Believe" của Ron Bass.

Công ty vừa mới ký hợp đồng với hãng Filmfour, trở thành SDUK (Spirit Dance United Kingdom), một chi nhánh của SDUK chuyên khai thác kỹ nghệ phim ảnh cho người da đen và dân Á châu sống ở Anh quốc.

Ngoài việc diễn xuất trong "Chuyện Rồng Xanh", Forest Whitaker cũng là tổng giám đốc sản xuất của cuốn phim, đánh dấu sản phẩm phim dài đầu tiên của Spirit Dance Entertainment. "Feast of All Saints", do Whitaker thủ diễn và tổng giám đốc sản xuất cho Showtime, dựa trên tiểu thuyết của Anne Rice, qui tụ nhiều tài tử nổi tiếng gồm cả Ben Vereen, Peter Gallagher, và Victoria Rowell. Cuốn phim noí về giai đoạn trước khi giải phóng nô lệ trong thời gian cuộc nội chiến của Mỹ ở New Orleans.


Thàønh Phần Tài Tử

Lance - PATRICK SWAYZE
Addie - FOREST WHITAKER
Tài - ĐƠN DƯƠNG
Thúy Hoa - HIỆP THI LÊ
Đức - BILLINJER TRẦN
Kiều - KIỀU CHINH
Q. Hai - LONG NGUYỄN
Lợi - PHƯỚC QUAN NGUYỄN
Hiền - CATHERINE THÚYÁI
Oâng Tướng - PHÚ CƯƠNG
Anh - JENNIFER TRẦN
Minh - TRUNG NGUYEN

Thàønh Phần Chuyên Viên

- Chuyện phim và đạo diễn:
TIMOTHY LINH BÙI

- Giám đốc sản xuất:
ELIE SAMAHA
ANDREW STEVENS
TONY BUI
TAJAMIKA PAXTON

- Tổng Giám đốc sản xuất:
FOREST WHITAKER
ALISON SEMENZA

- Truyện phim:
TIMOTHY LINH BÙI & TONY BÙI

- Giám đốc hình ảnh:
KRAMER MORGENTHAU

- Cảnh trí:
JERRY FLEMING

- Ráp nối:
LEO TROMBETTA

- Y trang:
GHIA FAM

- Line Producer:
WILLIAM B STEAKLEY

- Aâm nhạc:
JEFF DANNA

- Phối hợp nhạc Việt Nam:
HUỲNH NHẬT TÂN

- Tuyển chọn diễn viên:
RENE HAYNES, CS



GREEN DRAGON

Năm 1975, những trại tị nạn đã được dựng lên ở nhiều địa điểm trên đất Mỹ để làm nơi tạm trú cho làn sóng người di tản Việt Nam, hơn 100000, trước và ngay sau khi Sàigòn thất thủ. Họ được xem như thế hệ đầu tiên của những người Mỹ gốc Việt.

Timothy Linh Bùi, đạo diễn phim Green Dragon nói "Khi còn bé, mẹ tôi thường kể cho tôi nghe nhiều mẩu chuyện về những ngày đầu trên nước Mỹ. Mẹ cho biết, bà sợ cả ánh trăng, vì nó chỉ mang lại nỗi u sầu cho mẹ. Tôi muốn hiểu rõ nỗi u sầu ấy. Và đó chính là sự khởi đầu của câu chuyện Rồng Xanh."

"Timothy và Tony Bùi là những nhà làm phim Mỹ bằng trái tim Việt Nam. Nếu phim "Ba Mùa" trừu tượng bao nhiêu, thì "Chuyện Rồng Xanh" sống thực bấy nhiêu. Hai anh em đạo diễn họ Bùi quả thực là đa dạng.
- Nhạc Sĩ Nam Lộc -

"Đây là viễn ảnh về nước Mỹ, và cũng là động lực để người ta thiết lập thành phố "Little Sàigòn"
- Orange County Weekly -

"Phần hình ảnh tuyệt vời… anh em đạo diễn họ Bùi đã tự tạo cho họ vị trí vững mạnh giữa những nhà làm phim độc lập "
- Mediatrip.com -

"Qua hai cuốn phim "Three Seasons" và "Green Dragon", các nhà đạo diễn trẻ, Tim và Tony Bùi đã tiếp tục mở được nhiều cánh cửa để những người Việt Nam yêu điện ảnh, bước vào thế giới Hollywood một cách trang trọng và thoải mái"
- Ký giả điện ảnh CNN Nguyễn Ngọc Chấn -


KHỞI CHIẾU KỂ TỪ NGÀY 1 THÁNG NĂM, 2002 TẠI:

South Coast Village Cinema Music Hall
Thành phố Costa Mesa Beverly Hills

VÀ CÁC RẠP GẦN NHÀ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.