Hôm nay,  

Nga Và Đông Nam Á

28/05/200300:00:00(Xem: 4321)
Khá lâu nay Nga như một cái bóng mờ trên chính trường quốc tế. Người ta chỉ bắt đầu chú ý lại Nga nhờ có một lá phiếu phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc khi phụ trơ ïPháp trong việc chống Mỹ chủ trương dùng biện pháp quân sự với Iraq. Nga đóng vai trò quốc tế rất hạn chế, nhứt là ở Đông Nam Á, khác với Liên xô khi xưa. Đến đổi người ta tưởng đâu Đông Nam Á ( ĐNA ) bị bỏ trống cho ảnh hưởng của Trung Cộng. Nhưng không. ĐNA vẫn là vùng tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường trong thời hậu Chiến tranh Lạnh: Trung Quốc và Mỹ, nhưng không có Nga. Mỹ lập lại bang giao và ngoại thương với VN giờ đã đổi chủ, là CS Hà nội.
Cuộc chiến chống khủng bố giúp Mỹ liên kết lại được với Phi Luật Tân về quân sự, đổ quân vào Phi và hai nước long trọng cam kết như đồng minh bất tương xâm qua chuyến đi được đón tiếp long trọng của Bà Nữ Tổng Thống Pjhi mới đây. Mỹ cũng tăng cường ảnh hưởng với Mã lai và Nam Dương. Còn Trung Quốc đi sâu đi sát với Lào và Cambốt, tăng cường ảnh hưởng với VN. Hai nước Mỹ và Trung Quốc tranh nhau lôi kéo các nước trong vùng về phe mình, trên phương diện giao thương cũng như an ninh. Chỉ có Nga "tiếp quản" chủ quyền của Liên xô, kiệt quệ kinh tế, bất ổ chánh trị sau khi CS để lại vô vàn khó khăn. Nên tại ĐNA vai trò của Nga mờ dần đến thời TT Vladimir Putin có lẽ là trang chót của lịch sử ảnh hưởng Nga trong vùng ĐNA.
Việc Nga mất ảnh hưởng chánh yếu là do suy yếu kinh tế tài chánh của nước này. Nga đã rời khỏi Căn cứ Cam Ranh trước khi họp đồng hết hạn và trước ngày cuộc khủng bố 911 ở Mỹ xảy ra. Vì giá cho thuê của VN tăng, Nga không chịu đựng nổi. Hơn nữa Nga không còn quyền lợi an ninh đủ để lưu lại nơi ấy, không cần "tranh thủ" ở lại khi điều kiện kinh tế tài chánh nước nhà quá khó khăn. Các nhà lãnh đạo Nga nhận thấy chỉ cần có mặt ở Vùng Đông Bắc Á châu, trên một phần lãnh thổ của Nga là đủ để bảo vệ đất và biển của mình. Dưới cái nhìn đó, Cam Ranh chỉ là một xa xí phẩm đối với ngân sách luôn khiếm hụt của Nga, đến nỗi phải nhờ thế giới giúp và có khi phải nợ lương công chức và quân nhân.
Nhưng việc rút lui của Nga không ngừng ở Cam Ranh. Nga rút vốn ra khỏi liên doanh lọc dầâu Dung Quất, Việt Nga ở Trung phần VN. Chánh thức vào ngày 3 tháng 1 năm 2003, khi VN hoàn lại cho Nga 280 triệu đô la vốn. Đó làø bước rút lui đầu của nhiều bước rút lui sau nữa trong chương trình dầu khí Việt Nga đã bắt đầu từ khi Hà nội làm chủ cả nước. VN là nước xài dầu nhập từ Nga nhiều nhất. Rút khỏi VN, nhưng Nga phát triễn việc khai thác dầu khí vùng Đông Bắc Á. Nga đã liên doanh với Ấn độ, Nhật, Mỹ để khai thác dỉa dầu ngoài khơi bán đảo Sakhalin thuộc Nga và đang bàn việc xây dưng ống dẫn khí đốt sang Trung Quốc. Nhưng một số dự án ấy chưa ký họp đồng xây dựng. Do vậy Nga rất cần tập trung cho các dự án ấy hơn là làm ăn cầm chừng ở VN, không lời mấy.

Chính sách và mục tiêu mới của Nga là muốn bán năng lượng và trang thiết bị dầu khí cho các nước ĐNA như người đối ước kinh tế hơn là đồng minh giúp viện trợ quân sự như thời Liên xô với VN. Mà đối ước kinh tế thì không thể thúc ép các nước ĐNA mạnh được như thời cấp viện quân sự. Thêm vào đó Nga không cạnh tranh nổi với các cường quốc Tây Phương, đặc biệt là Mỹ, trong vùng ĐNA về mặt buôn bán vũ khí và hàng hoá. Một khi Ấn độ có thể tự sản xuất được vũ khí theo mẩu mã của Nga theo thoả hiệp Nga Ấn, số vũ khí ấy sẽ cạnh tranh lại với số vũ khí thứ thiệt do Nga sản xuất trên thị trường ĐNA. Còn phải kể thêm sự cạnh tranh của Trung Quốc trong thị trường vũ khí trong vùng, sức cạnh tranh của TQ ngày càng mạnh.
Chẳng những thế, đối vơiù Âu châu, Nga không thành công trong việc giữ ảnh hưởng của Liên Aâu trong vòng 500 km cách Nga, sau khi nhiều nước Đông Aâu và một phần lãnh thổ của Liên xô cũ gia nhập Liên Phòng Bắc Đại Tây dương Nato. Đối với Á châu, Nga liên tục thất bại trong việc cạnh tranh suốt vùng Đông A Thái bình Dương. Nga bị đẩy ra rìa trên lãnh vực kinh tế, chánh trị. TT Putin và nhiều nhân vật lãnh đạo Nga đã liên tục bày tỏ mối lo này, nhứt là trong vùng ĐNA Nga đã mất vai tròn trên phương diện thực tế cũng như pháp lý. Nga liên tục báo động vùng này sẽ là vùng an ninh của Nga có thể bị đe dọa. Nhưng thực tiễn tình hình khiến Nga không thể khắc phục được mối lo ấy, mà bị đẩy ra rìa dần và phải rút chân ra khỏi ĐNA. Lẽ dĩ nhiên theo nguyên tắc bình thông nhau, nếu một cường quốc nào để khoảng trống thì thế lực cường quốc khác sẽ tràn lấp vào. Mỹ đã trở lại ĐNA qua sự cộng tác của các nước trong vùng trong cuộc chiến chống khủng bố. Có nhiều dấu hiệu Mỹ hướng về Cam Ranh như một hải cảng quá cảnh, chớ không phải một căn cứ thường trực. Washington cũng đã cộng tác với Ấn độ trên Aùn độ dương..Việc kết họp này là một mong mỏi lớn của Ấn độ để be bờ Trung quốc vốn đã có nhiều xung đột với Ấn độ. Còn Phi luật tân đã thành đồng minh. Và Nhựt và Trung Quốc đã có nhiều hiệp ước thương mại để tạo tư do mua bán; điều đó khiến hai nước kình địch kinh tế ghê ghớm với nhau. Trung Quốc cũng có nhiều hiệp ước với 10 nước trong hiệp hội các quốc gia ĐNA gọi tắt là ASEAN liên quan đến vấn đề Quần đảo Trường Sa, hy vọng có thể tạm chận sức bành trướng của Trung quốc trên Biển Đông.
Tất cả những chuyển động và dính líu chồng chéo bên trong với nhau và với bên ngoài vùng ĐNA, chứng tỏ vùng này trong tương lai sẽ là vùng có nhiều tranh chấp của các siêu cường-nhưng không có Nga. Trong tương lai gần, người ta không thấy Nga có thể đóng một nào quan trọng nào trong vùng cả. Việc Nga rút ra khỏi Việt Nam gần đây có lẽ đánh dấu chương chót lịch sử hiện diện của Nga từ thời Chiến tranh Lạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.