Hôm nay,  

Cựu Cán Bộ Lão Thành Lên Án Thiên Đường Xhcn

03/02/200400:00:00(Xem: 4436)
Một cán bộ cộng sản lão thành, mặc dù vẫn giữ cái nhìn của đảng CSVN về cuộc chiến gọi là "chống Mỹ cứu nước", cũng như vẫn còn phải vin vào một cái xác chết ở quảng trường Ba Đình để làm tấm khiên che chắn, nhưng cũng không tránh khỏi tâm trạng căm phẫn trước tình trạng đạo đức suy đồi của xã hội Việt Nam ngày nay, cũng như sự lộng quyền, tham ô những lạm của thành phần lãnh đạo cộng sản các cấp. Sau đây là những lời tố cáo của ông Dương Văn Diêu, Chủ nhiệm khối tri thức CLB Kháng Chiến, được phổ biến từ Sài Gòn trong năm 2003. (VNN)
*
I- Càng thương yêu con người, càng căm thù cái ác, cái xấu:
Nhân dân ta rất anh hùng đã đánh thắng hai tên đế quốc đầu sỏ là Mỹ và Pháp, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và thống nhất tổ quốc, được sự mến phục và ngưỡng mộ của thế giới. "Phong trào Cộng sản đem lại cái gì cho thời hiện đại" Tôi trả lời, trước hết: Việt Nam, một sự thất bại lịch sử, có tầm quan trọng lớn lao, đối với một đế quốc mạnh nhất". (G. Marchais, nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Pháp). Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng và biểu dương gia đình người con hiếu thảo... đã được nhiệt liệt hưởng ứng cùng với phong trào "người tốt việc tốt"... như anh tài xế Phan Văn Thái đã trả lại cho khách hơn 68 triệu đồng bỏ quên trên xe (Người Lao Động 13.12.2002). Báo mới đưa tin về một gia đình có 8 người tật nguyền Nguyên Hồng Minh bộ đội xuất ngũ, hai hôm sau đã nhận được hơn 8 triệu đồng của bạn đọc gởi giúp để sửa nhà...
Nhưng, trong cuộc hội nghị công tác kiểm tra toàn quốc ngày 23.01.2003, tại Hà Nội, đồng chí Phan Diễn nói: bên cạnh các ưu điểm và thành tựu: "Không khí xã hội, tâm trạng nhân dân vẫn chưa thật vui, chưa thật phấn khởi" vì "còn tồn tại nhiều vấn đề xã hội bức xúc, các tệ nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng, tình hình khiếu kiện của nhân dân ở nhiều địa phương vẫn diễn biến phức tạp".
1/- Các tệ nạn xã hội và tác hại của chúng:
- Nạn cò (cò mồi) có rất nhiều loại và đang ngày càng sinh sôi, nhan nhản trước các bệnh viện, chợ búa, bến xe: cò chuyên nghiệp, cò giò, cò bàn giấy, cò đất, cò vỉa hè, cò cơm, cò biển số xe, cò vé tàu, cò xuất nhập khẩu lao động, cò đăng kiểm, cò đấu thầu, có cả cò "chánh trị"... Đó là hạng người lười lao động, chuyên bán nước bọt, lừa gạt nhân dân lao động thật thà... mà Lênin xếp vào loại vô sản lưu manh dễ đi với phản cách mạng.
- Nạn dù: mà Thành phố ta đang diệt trừ vì nó cũng là một dạng lừa gạt và làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông.
- Nạn ăn chơi trác táng:
Nói về số lượng, nhà hàng ăn uống mọc lên như nấm, từ quán nhậu bình dân tới bàn rượu sang trọng, một nhà báo cắc cớ tính cứ mỗi ngày ngồi một quán, mỗi năm 360 quán, 10 năm 3.600 quán ắt phải 40 năm mới đi giáp vòng 15.000 quán của thành phố. Có 54 vũ trường, câu lạc bộ đi hát Karaoke mỗi điểm một lần/tuần thì phải tốn 16 năm. Và vũ trường, có cả những cô cậu 16, 17 tuổi uống rượu Tây, tính bằng chai mới thuộc đẳng cấp "quí tộc". Có chai dung lượng tới 3 lít... Có bao nhiêu em trong vũ trường bị "lóc" (không có khách) "hoàng đế" đều kêu hết ra ngồi chung bàn. Sau đó "boa" mỗi em 100.000 đồng tượng trưng gọi là xoá đói giảm nghèo. Có em tâm sự: "mỗi đêm xài dưới 10 cây vàng, em không ngủ được" (Tuổi Trẻ 20.1.2000).
Dịch vụ mát xa bấm huyệt rất gần và rất dễ sinh tệ nạn. Phần lớn tiếp viên các quán cà phê "giường" và cà phê "tour", "bia ôm", "Karaôkê ôm" ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh là gái mại dâm. Tại nhiều quận, nhiều điểm Karaôkê hoạt động ì xèo sau 0 giờ. Các ông bà chủ sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách từ A tới Z. Chỉ cần bấm chuông hay nghe tiếng xe của khách, chủ sẵn sàng mở cửa và nếu có tiền thì có thể hát suốt đêm (Theo Báo Người Lao Động 5.12.2001).
- Nạn mại dâm:
Nó làm hao mòn thể chất, làm suy kiệt tinh thần, hạ thấp địa vị người phụ nữ, làm đồi phong bại tục người đàn ông tham gia cuộc truy hoan và làm ruỗng nát tâm hồn, thân thể cường tráng của tuổi trẻ.
Cả nước hiện có 61.142 trường hợp nhiễm HIV và đã phát hiện 460 trường hợp phụ nữ trước sinh và 328 trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm HIV do từ mẹ truyền sang (Saigon Giải Phóng 28.2.2002).
- Nạn ma tuý:
Cả nước có 142.000 người nghiện ma tuý. Ma tuý tràn vào các ngõ ngách ở nông thôn xa xôi. Không ít gia đình tan nát vì có người thân nghiện chất "chất trắng". Mỗi năm nước ta phải tốn 300 tỷ đồng cho việc cai nghiện và tạo việc làm cho người đã dứt được bệnh. Ấy là chưa nói đến sự tàn phá của ma tuý đối với sức khoẻ cả người lớn và thiếu niên sa vào hút hít. Nhiều em vị thành niên can tội giết người để lấy tiền tiêm chích cho đã cơn nghiện.
Hút hít, mại dâm nằm trong 3 giảm mà Thành phố ta đang ra sức triệt hạ. Hút hít làm suy kiệt nòi giống, tạo nên những con người dật dờ, làm mồi cho bịnh tật dễ sa vào vòng trộm cướp, giết người, xoay tiền chích choác. Mại dâm, kẻ mua và bán dâm đều xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, phá hoại hạnh phúc gia đình, nêu gương xấu cho con trẻ.
- Nạn cờ bạc:
Báo Saigon Giải Phóng ngày 9/3/2002 viết: Hiện tượng đánh bài công khai diễn ra ở khá nhiều nơi trong thành phố. Người ta có thể đánh bài bất cứ nơi đâu kể cả ngoài hè phố và thậm chí ngay trong công sở. Những cuộc sát phạt chí tử. Bài bạc còn lan đến trường học, nhiều học sinh tan học đã nán lại ngoài cổng trường để đánh bạc. Ngay cả phụ nữ cũng vậy. Khi đã vào cuộc rồi cũng không thua gì các ông".
Ngoài ra, còn hàng chục tệ nạn khác: số đề, cá độ, gian lận tuổi tác trong bóng đá thiếu niên, nạn cơm tù, cơm muốt, rãi đinh, xin đểu, mê tín dị đoan "gọi hồn", bói toán, tử vi, cúng sao, giải hạn, đốt vàng mã...
Phải thấy hết tác hại của các tệ nạn, dù nhỏ, dù lớn, dù nhẹ, dù nặng, cả bề rộng lẫn bề sâu đều làm ô nhiễm bầu trời "mây xanh hạt trắng, bát ngát trường thiên" của sông núi Việt Nam, đều làm hoen ố, sứt mẻ tính toàn bích, toàn mỹ của con người Việt Nam, hạ thấp giá trị cao quí của con người, dọn đường xua đẩy con người vào vũng bùn tội lỗi. Một xã hội có nhiều tệ nạn sẽ tạo một bầu không khí, một môi trường vi khuẩn của cái ác, cái xấu lững lờ trong khí quyển có cơ thẩm thấu một cơ thể nào đó, một bộ thần kinh bịnh hoạn nào đó thiếu sự phòng chống, sự miễn nhiễm, và người đó biến thành đối tượng thủ ác... như một gã cờ bạc thua mắc nợ đâm ra trộm cắp có tiền trả nợ. Một gã nghiện ngập trở thành cướp giựt để lấy tiền hút chích. Một cán bộ ở Sở Cấp Nước vì mê cá độ mà thụt kém hơn 7 tỷ đồng rồi bỏ trốn. Qui luật của cái xấu, cái ác là chúng lây lan, khuếch tán. Bàn tay đã lỡ nhúng chàm thì không cần giữ gì nữa !
- Nạn tham ô, lãng phí, quan liêu và các dạng của nó:
Bác Hồ viết: "Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của chính phủ và nhân dân tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám... Dù cố ý hay không nó cũng là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến, là một thứ giặc trong lòng, giặc nội xâm... Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng ta là : cần, kiệm, liêm, chính". Nó gây hậu quả về nhiều mặt. Nó lợi dụng quyền hành để mưu cầu lợi riêng, đổi chác buôn bán giữa quyền thế và đồng tiền, phá hoại tiền đồ và vận mạng dân tộc ta, gây phiền nhiễu cho các nhà đầu tư nước ngoài, làm xói mòn uy tín nước ta trên trường quốc tế, làm hoen ố truyền thống đạo đức anh hùng của dân tộc. Theo Bác Hồ: "Những kẻ tham nhũng là "ăn cắp" của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dùng của chung, của chánh phủ làm quỹ riêng cho điạ phương, cho đơn vị".
Lênin nói: "Kẻ có chức quyền để hưởng đặc quyền, đặc lợi, thu vén cá nhân, đối lập lợi ích riêng với lợi ích chung thì đều phải coi là đối tượng của cách mạng". Còn Giang Trạch Dân thì nói: "Tham nhũng là nhân tố hàng đầu mà một ngày nào đó trong tương lai làm mất Đảng, gây nội loạn, Nhà nước và Đảng Cộng sản chúng ta trở thành một chính đảng phản động. Điều nguy hiểm là cho tới nay không ít cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước vẫn không nhìn thấy mối nguy cơ nầy. Như vậy Đảng Cộng sản chúng ta sẽ phạm một sai lầm lịch sử, thậm chí một tội phạm của lịch sử". Trong một cuộc họp của Trung Ương (Đại hội 16) có 14 vấn đề tranh luận, trong đó vấn đề số 14 là: "Vấn đề đưa nhân dân tệ ra nước ngoài của những kẻ tham nhũng, làm ăn bất chính. Tình trạng chảy máu nhân dân tệ của Trung Quốc thời gian qua tăng lên, bình quân hàng ngày từ 1 tỉ tới 1,2 tỉ nhân dân tệ. Thủ tướng Chu Dung Cơ thừa nhận hàng năm có từ 200 tỉ tới 300 tỉ nhân dân tệ đưa ra nước ngoài. Điều này gây thiệt hạn khá nghiêm trọng cho đất nước".
"Tham nhũng và quan liêu, hai căn bịnh đều nặng như nhau, gây cho người dân nhiều đau khổ, phiền hà. Nó là một trong 20 mối lo đau đáu của nhân dân ta" (Lê Khả Phiêu).. Khoảng cách giàu nghèo giãn ra có lợi cho người giàu là do tham nhũng. Cũng do tham nhũng mà giới đầu tư ngoảnh đi. Trong số các thảm kịch đã được phát hiện, cái giá của tham nhũng không thể tính bằng tiền, mà còn bằng sinh mạng của dân ta. Đằng sau con số hàng trăm con người mất đi hàng năm vì hoả hạn, đất chuồi, sụp cơ sở hạ tầng, tàu ghe chìm... thường là cả một câu chuyện ghê tởm vì những sai phạm các tiêu chuẩn an toàn xây lắp cầu cống, đường sá, xén bớt vật tư, nguyên liệu (cầu chui Văn Thánh). Quốc nạn bảo kê, tham nhũng đang phát triển thành thảm hoạ hoành hành ngày càng tinh vi, xảo quyệt, kết thành đường dây, tàn ác, không còn tính người, ăn tiền tuất của liệt sĩ, ăn chặn tiền ưu đãi của người và gia đình có công, ăn chặn tiền xoá đói giảm nghèo của đồng bào miền núi... Năm 1997, số thất thoát và tham nhũng lên đến 6.000 tỉ đồng, gấp 9 lần năm trước (Tuổi trẻ 23.3.1998). Tham nhũng ở bên dưới tuy có nặng nề nhưng chỉ là con chuột nhắt. Tham nhũng của những con hổ ở bên trên làm suy vong cả một nền chánh trị, "tiếp tay cho kẻ thù uy hiếp sự tồn vong của chế độ ta". Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu khuyên chúng ta học kinh nghiệm xây dựng sân bay Nội Bài lúc đầu 27 triệu USD, sau đưa lên 30 triệu USD, một chập nữa lên 47 triệu. Nhưng phát hiện không hợp lý thì xuống 36 triệu rồi lại xuống nữa còn 19 triệu USD. Hỏng một cảng máy bay, đi đặt mua 2,6 triệu USD, nhưng bộ phận khác đi khảo giá thì chỉ hết 300.000 (Bài nói tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 2.5.1999 ở Hà Nội). Tham nhũng 10 tỉ đồng không còn là cá biệt. Hối lộ cũng khác hẳn trước, không phải 30 triệu, hoặc 50 triệu đồng. Báo chí đã đưa tin có vị hối lộ 500 triệu đồng, và hơn 1 tỉ đồng cho quan chức. (Thái Duy)
Từ số tiền thấp tới số tiền cao, từ tính chất thấp tới tính chất nghiêm trọng, tới cả mua quan bán chức" (có người mua chức tới cả 2 tỉ đồng), móc nối trên dưới, trong ngoài, từ cấp thấp tới cả một số người giữ trách nhiệm cao, từ hành vi đơn giản là thụt két tới hành vi ngoắt nghoéo rất phức tạp, thậm chí bắt đầu có hiện tượng "rửa tiền". Tại 5 tỉnh, huyện, 55 xã và 109 cơ quan hành chính sự nghiệp được kiểm tra, thanh tra, đã phát hiện thu sai 4 tỉ, 5 tỉ đồng, chi sai 101,3 tỉ đồng, để ngoài sổ sách 95,9 tỉ đồng; chỉ 20 vị tham nhũng, số tiền mất đã lên tới gần 10 tỉ đồng (sơ kết công tác 6 tháng của ngành thanh tra).
Điều đặc biệt là tình trạng chạy chọt, móc ngoặc đang có xu hướng phát triển. Các kiểu chạy chọt ngày càng mở rộng và lan rộng: chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy "lợi" (trước khi phải chia ngân sách, xét duyệt dự án đầu tư, cấp quota...) chạy tội (khi bị điều tra, thanh tra, truy tố, xét xử...) và gần đây là "chạy dự án". Công an Hà Nội đã khám phá một đường dây chuyên "chạy dự án" cho các Bộ, ngành và địa phương..." . "Có vị cán bộ cấp Huyện đã chi cho đường dây nầy 40 triệu đồng gọi là tiền "tạm ứng" để "kéo" bằng được cho Huyện một dự án". (Người Lao động 22.8.2003).
Trong quyển "Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm", Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cảnh báo sự vi phạm phẩm chất đạo đức tiết kiệm nặng nề nhất của chúng ta. Đó là cơ chế hành chánh quan liêu, phí phạm kinh khủng thời gian lao động, lực lượng lao động, tài năng, bao che cho bịnh vô trách nhiệm, lãng phí vật tư, tài chánh, chứa chấp một biên chế khổng lồ, nuốt chửng ngân sách, gián tiếp khuyến khích bịnh chây lười, báo cáo láo và dung dưỡng các dạng ăn cắp. Biên chế Thành phố dư thừa hàng mấy chục ngàn, đẩy con người lao động vào cảnh ăn không ngồi rồi "vô hình trung hạ thấp giá trị làm người của con người", mà con người "là chúa tể hết thảy". (Shakespear), là "vốn quí nhất" (Stalin). Người lãnh đạo sẽ hết sức chăm lo thanh toán nạn thừa biên chế vì những hậu quả nêu trên, mà trên hết vì để bảo vệ danh dự làm người cho anh chị em viên chức chúng ta.
II. Nguồn gốc, nguyên nhân của quốc nạn tham nhũng:
Để tìm ra giải pháp tốt nhất ngăn chặn tiến tới đẩy lùi quốc nạn, có người cho rằng tham nhũng là căn bệnh gắn liền với quyền lực Nhà nước, và khi tham nhũng nằm ngay trong cơ quan Nhà nước kể cả ở cấp cao, thì tệ nạn nầy phát triển không lường. Cuộc đấu tranh phải lâu dài, gian khổ, cam go. Không thể không có thương vong về cả hai phía, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đây là cuộc đấu tranh trên lãnh vực tư tưởng và chánh trị. Đấu với nhau không phải bằng súng, bằng gươm, mà bằng lý, bằng tình, bằng lực lượng chính trị của quần chúng. Bác Hồ nói: "Cần biến hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha rọi sáng khắp mọi nơi, không để tham ô, lãng phí, quan liêu có chỗ ẩn nấp".
Trước khi tìm ra biện pháp diệt trừ tham nhũng, quan liêu, lãng phí và mọi dạng suy thoái của cán bộ, công chức, đảng viên và để tìm ra biện pháp cần phải tìm nguyên nhân của các tệ nạn, các thói hư tật xấu ấy.
1- Đó là những con người mắc bịnh cá nhân chủ nghĩa, lo vun quén quyền lợi cá nhân, gia đình, sống xa hoa, lãng phí, ăn tiên quá mức. "Nói chung, đó là những con người sống vô nguyên tắc, chỉ biết luồn lọt, nịnh bợ để có danh và lợi. Lúc thuận lợi thì họ xông vào để kiếm chác, lúc khó khăn thì lãng tránh, cốt giữ lấy thân. Họ sống lá mặt lá trái, đổi chiều theo hướng gió, miễn là đạt được mục đích vị kỷ, cá nhân". Đó là những con người giả dối, giả nhân, giả nghĩa, lòng dạ không thật thà, thiếu lòng nồng nàn thương nước, thương dân; khi giải quyết công việc của dân thì hoạnh hoẹ, làm khó dễ, kéo dài nằm nầy qua tháng nọ, nhưng khi ra viếng lăng Bác thì nói : "lòng mình cảm thấy trong sáng hơn". Vật có thúi trước mới sanh dòi. Đó là những con người thiếu đạo đức, xa lạ với sự tu dưỡng, rèn luyện và rất ngại tự phê bình và phê bình.
2- Cơ chế, chánh sách, pháp luật sơ hở, việc kiểm tra, kiểm soát, thực thi luật pháp không nghiêm liên quan tới việc giao quyền và giám sát việc thực thi quyền lực (như cơ chế hạn chế thương mại qua quota, chánh sách bảo hộ, duy trì đặc quyền, chánh sách đầu tư ưu đãi dẫn đến "xin cho").
3- Công tác tổ chức, cán bộ, quản lý cán bộ (đánh giá, bố trí sử dụng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng luân chuyển cán bộ...) sơ hở, lỏng lẻo, còn nhiều bất cập như của Công ty Cấp Nước, của Sở Lao động, Thương Binh xã hội . Ngay cả cấp cao cũng thế, như Bùi Quốc Huy, Trần Mai Hạnh, Phạm Sĩ Chiến... Bộ Tư Pháp có hàng tỉ đồng bỏ quỹ đen. Có báo chí đưa tin (Báo Đại Đoàn Kết) nhưng vẫn bị chìm trong "im lặng đáng sợ".

4- Công tác xây dựng Đảng yếu kém, hình thức: như vấn đề tự phê bình và phê bình của cán bộ trong Đảng và trong nhân dân và vấn đề kê khai tài sản công khai trong nhân dân để quần chúng kiểm tra đã không được thực hiện. (Nhiều nước tư bản như Mỹ, Thái Lan, Singapore vẫn chủ trương cho viên chức của họ kê khai tài sản, cho đó là biện pháp để chống tham nhũng hữu hiệu). Trong báo Tuổi Trẻ 3.11.2000, đồng chí Lê Toàn Thư viết: "Đánh Pháp, đánh Mỹ ta thắng, nhưng đánh tiêu cực gương mẫu và không kiên quyết. Chữa nhà dột phải chữa từ nóc. Có chủ trương chánh sách mà không kiên quyết thì không thể làm được. Phát động quần chúng mà nó vẫn đột thì quần chúng vẫn sợ bị trả thù không dám rục rịch gì đâu".
5- Đánh tham nhũng còn đánh từ vai trở xuống. Pháp lệnh chống tham nhũng kể cả pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang bị vô hiệu hoá... Nguyên nhân sâu xa tại sao ta có ba bộ máy Đảng Nhà nước - đoàn thể, đa số cán bộ Đảng viên ta là tốt, ta vẫn chịu bó tay, không đẩy lùi nổi tham nhũng". Đó là "Đảng và Nhà nước ta chưa dựa vào dân để chống tham nhũng, chưa công khai trước dân để chống tham nhũng..." "Các tổ chức chống tham nhũng đều do thủ trưởng từng nơi làm trưởng Ban chỉ tồn tại hữu danh vô thực "vừa đá bóng vừa thổi còi" thì chống tham nhũng sao nổi"... Ngày 16.3.1999, Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu ý kiến tại Hội nghị kiểm tra Đảng toàn quốc, có đoạn như sau: ... Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, việc phân tích rõ vì sao xác định hình thức, không đúng thực chất. Vì sao nơi nào cũng có tổ chức cơ sở của Đảng nhưng hầu như không có nơi nào chủ động phát hiện những hiện tượng cán bộ, đảng viên trong đơn vị mình tham nhũng, thoái hoá, biến chất" (Thái Duy, Báo Đại Đoàn Kết).
- Môi trường xã hội thiếu lành mạnh có thể nỏi là bị ô nhiễm nặng nề, vì quá nhiều tệ nạn: cò, dù, đề, cơm tù, hút hít, mại dâm, tham ô lãng phí, cà phê "giường", cà phê võng, chạy chức, chạy quyền, chạy dự án... hàng chục loại tệ nạn. Cứ đổ đồng mỗi loại ba - bốn chục ngàn người là ít thì tổng cộng cũng có hàng triệu con người thái hoá, hư hỏng, sa đoạ... Họ làm vẩn đục bầu không khí "mây xanh hạc trắng, bát ngát trường thiên" của sông núi Việt Nam, làm hoen ố, sứt mẻ tính toàn bích, toàn mỹ của con người Việt Nam, hạ thất giá trị của con người, dọn đường đưa con người vào vũng bùn.
III. Biện pháp chống tham ô, lãng phí, quan liêu và các dạng suy thoái, biến chất trong cán bộ và các tệ nạn trong nhân dân
Sở dĩ phải chống cái xấu, cái ác trong xã hội trong toàn cục, vì chúng lây lan, thâm nhập vào nhau. Phải tạo nên một đất nước yên bình, trong sạch, lành mạnh, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà ở đàng hoàng, được chăm sóc, chữa bịnh và đoàn kết "trăm con một bọc, yêu thương nhau như ruột thịt chan hoà". Phải xây dựng một tổ quốc Việt Nam đẹp như gấm như hoa để xứng đáng với tổ tiên 4.000 năm văn hiến, để xứng đáng với dân tộc Việt Nam anh hùng 30 năm đánh thắng Pháp, Mỹ. Phải như Lênin "có lòng căm thù không bao giờ nguôi đối với nỗi khổ đau đó là nạn áp bức, bóc lột người, nạn nghèo đói, nạn thất nghiệp, nạn dốt nát, chiến tranh và nói chung là các tệ nạn xã hội đang gậm nhấm và huỷ hoại nhân phẩm con người. Quét sạch và diệt trừ không chừa một tệ nạn nào, không coi thường một tệ nạn nào. Tất nhiên, đây không phải là một sự nghiệp ngày một, ngày hai mà là mốt sự nghiệp dài lâu, suốt đời, một sự nghiệp trăm năm. Chúng ta mài sắc quyết tâm vượt mọi khó khăn, thắng mọi quân thù, đạp bằng mọi trở ngại, tô điểm giang sơn cẩm tú Việt Nam, tạo nên "những gái anh hùng Triệu nữ, Trưng Vương", "Trai dũng lược Đinh Tiên, Lý Đế".
+ Nói về biện pháp diệt trừ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, trước hết phải vạch trần tội ác của nó, hậu quả khôn lường củanó, vì không phải tất cả mọi người đều đã nhận thức thật rõ, nó có thể làm mất Đảng, mất chế độ, và nói như Giang Trạch Dân, có thể "biến Đảng Cộng sản thành tội phạm của lịch sử".
+ Bác Hồ nói: "Bệnh quan liêu là mảnh đất tốt cho tham ô, lãng phí sinh sôi, nẩy nở và phát triển... Tham ô, lãng phí là một thứ "giặc ở trong lòng". Nếu chiến và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc ở nội xâm như thế alf chưa làm tròn nhiệm vụ của mình"... Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng lối quần chúgn, cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công. Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng". (Hồ Chí Minh toàn tập - tập 6 Trg 495)
Khi biết tin là có nhiều cán bộ về hưu, nhiều lão thành cách mạng, nhiều tướng lĩnh tên tuổi xin đứng ra cùng với Đảng và chánh phủ chống tham nhũng thì bị Đảng và chánh phủ chối từ. Nhân dân ta rất đau lòng trước câu chuyện nầy vì nó ngược lại với ý Bác Hồ: "Cần biến hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha rọi sáng khắp mọi nơi, không để tham ô, lãng phí, quan liêu có chỗ ẩn nấp"... Trương Vĩnh Trọng, Bí Thư Đảng : "Phải nói thật lòng đã có một thời gian dài chúng ta không công khai rõ người, rõ tội mà chỉ đóng cửa để kiểm điểm nội bộ, kết qủa là công của tôi, tội của chúng ta, hoà cả làng. Vì thế mà tiêu cực không được ngăn chặn. Hết chạy tiền, chạy án đến chạy chức chạy quyền". "Mấy năm trước đường dây chạy án chỉ vài chục triệu, nay là hai ba trăm triệu."
Đồng chí Phạm Văn Đồng nói: "Nếu có sự đảm bảo không bị trù dập thì nhân dân sẽ nói hết".
Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị. Cũng như ở các mặt trận khác, muốn thắng mặt trận nầy ắt phải có chuẩn bị kế hoạch, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên". Đây là cuộc đấu tranh không phải bằng súng, bằng gươm, mà bằng lý, bằng tình, bằng lực lượng chánh trị của quần chúng. Công nhân lao động, nông dân trí thức, viên chức, bằng sự giác ngộ chính trị của họ, bằng dư luận phê phán, tố giác của họ, bằng sự lãnh đạo cương quyết và sáng suốt của Đảng và Nhà nước; bằng sự công bình chánh trực của cơ quan bảo vệ pháp luật, bằng sự tham gia nhiệt tình của các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng rất quyết liệt. Đối tượng của trận chiến có thể là đồng chí, đồng đội xưa, những người đã từng cùng nhau chia sớt gian lao, ngọt bùi, sống chết có nhau. Đây là đồng sự, đồng nghiệp, cùng nhau sớm chiều gặp mặt, bàn bạc công việc trong cơ quan, xí nghiệp. Nhưng quyết không nên vì tình riêng mà bỏ nghĩa chung, vì tình cảm mà bỏ nghĩa vụ đối với tổ quốc và nhân dân.
+ Cần chú ý động viên, biểu dương, khen thưởng những đơn vị, những cá nhân có nhiều thành tích đấu tranh chống tham nhũng, kèm theo những bài học kinh nghiệm, như ngày xưa chúng ta đã phát huy và khen thưởng những dũng sỹ diệt dốt, diệt Mỹ như trong vụ Đông Lạnh Hùng Vương, anh chị em về hưu ở Quận 6 TP. Hồ Chí Minh đã phải "cơm ghe bè bẹn" lặn lội đến Thủ đô, chầu chực cả nửa tháng trời mới đưa được nội vụ ra ánh sáng. "Nhưng rất lạ là không thấy Nhà nước ta đề cao khen thưởng những đảng viên, cán bộ, nhân dân có công chống tham nhũng" (Thái Duy). Nhà báo Thái Duy viết tiếp: "Đại Hội thi đua toàn quốc vừa họp tại Thủ Đô không thấy có anh hùng hoặc chiến sỹ thi đua chống tham nhũng. Đại hội là một vườn hoa đẹp nhưng nếu có anh hùng và chiến sỹ thi đua chống tham nhũng thì còn thêm bao hương sắc".
+ Trung Ương cũng như TP. Hồ Chí Minh luôn luôn đặt công tác cán bộ lên hàng đầu, coi đó là biện pháp của mọi biện pháp; tập trung trước hết vào cán bộ lãnh đạo chánh trị và quản lý Nhà nước, cán bộ khoa học công nghệ và văn hoá, nghệ thuật, cán bộ quản lý doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp có bản lãnh chánh trị vững vàng, có năng lực, có đạo đức yêu nước yêu dân, trung thành với cách mạng. Đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm dù đó là ai, ở cấp nào.
Các cơ quan Nhà nước, dù cấp nào, đều cũng phải chịu sự kiểm tra. Những hành vi vi phạm hiến pháp của cơ quan Nhà nước cấp cao nhất cũng phải được xử lý. Phải đảm bảo các quyền dân chủ công dân trước bất kỳ sự lộng hành, sự chuyên quyền nào của cơ quan Nhà nước và người có chức vụ. Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện đảm bảo các quyền công dân, quyền tố cáo tham nhũng. Nhà nước mở rộng sự tham gia và kiểm tra của nhân dân vào công việc Nhà nước. Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường về vật chất, tài sản, danh dự do những hành vi trái phép của các cơ quan Nhà nước và những người có chức vụ gây ra. Công dân có quyền kiện Nhà nước trước toà hành chánh Nhà nước có chế độ thi tuyển nhân tài, động viên nhân dân hiến kế, tổ chức nhiều cuộc trưng cầu ý dân. Có cơ chế đối thoại giữa Nhà nước, cán bộ với nhân dân. Người có chức vụ chi phối số phận của nhiều người, của nhân dân phải chịu trách nhiệm trước những người đó, trước nhân dân chớ không phải chịu trách nhiệm trước những nhân vật có quyền chức cấp cao hơn. Cần phải đặt tất cả cán bộ có chức quyền dưới sự kiểm sát của nhân dân. Phải xây dựng một cơ chế chính quyền sao cho người lao động lúc nào cũng có quyền tiến hành kiểm tra các chức năng của chính quyền. Nghĩa là có thể căn cứ vào sự xét đoán của họ mà giữ lại hoặc loại trừ khỏi cơ quan quyền lực những cán bộ "chấp chính" không còn xứng đáng nữa. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là đặt người lao động vào trung tâm đời sống xã hội và vun đắp cho nền hành chánh quốc gia cái nền móng vững bền lấy dân làm gốc. Ngày xưa, các triều đình phong kiến hưng thịnh, người dân muốn gặp vua quan để trình bày nỗi oan ức chỉ cần đánh ba tiếng trống ở cổng thành. Ở Mỹ, một học sinh chỉ cần viết thơ gửi Tổng thống Clinton, Tổng Thống có thể bố trí lịch gặp (Theo báo Đại Đoàn Kết 13.5.1995). Còn ở ta ngày nay, dưới chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa của chúng ta thì người đấu tranh chống tham nhũng còn bị trù dập. Báo Đại Đoàn kết ngày 2.5.2003 vừa mới đăng bài: "Hành trình 20 năm khiếu nại của một kỹ sư ".
+ Nhìn thẳng vào sự thật, đi vào cuộc sống, đi vào dân, đi vào công tác thực tiễn để thấy sự thật, giải quyết tại chỗ, tại địa bàn dân cư, tại đường phố, chớ không phải tại bàn giấy là chính nhất là đối với những khiếu kiện kéo dài nhiều năm.
Chiêm nghiệm sâu bài học của Lênin: "Sức mạnh của chúng ta là tiếng nói của sự thật. Nguyên tắc của chúng ta là phải nói sự thật trước quần chúng. Nhân dân sẽ làm nên điều kỳ diệu nếu xung quanh họ ngự trị sự thật".
Một trong 14 điều răn của Phật là "Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa dối người, dối mình".
+ Phát huy tác dụng của báo chí trong đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng. Bọn tham nhũng rất sợ bị báo chí phanh phui. Nghiền ngẫm câu của Mác: "Báo chí tự do là con mắt tinh tường của trí tuệ quần chúng, là biểu tượng tự tin của dân chúng nơi mình và biểu tượng của sợi dây liên kết biết nói, nối liền người dân với Nhà nước và cả thế giới... Nó là tấm gương, tinh thần trong đó người dân tự mình nhìn thấy mình và tự mình hiểu mình là điều kiện đầu tiên của sự khôn ngoan".
+ Thực hiện ba công khai theo chỉ thị cảu Ban Tổ chức Trung Ương:
a/- Công khai kết quả kiểm điểm của cấp uỷ. Thông báo hội nghị lần thứ 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành Phố (Khoá 6) họp các ngày 1, 2, 3 tháng 11/1999 có nêu: "Ban Thường vụ thành uỷ sẽ triển khai báo cáo kết quả tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ thành uỷ trong Đảng bộ và trong nhân dân. Đồng thời trong phương hướng khắc phục, cần tập trung làm chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong các lãnh vực đã nói lên sự yếu kém".
b/- Công khai kế hoạch khắc phục khuyết điểm:
c/- Công khai giải quyết những vụ nổi cộm, công khai kê khai tài sản... Kê khai tài sản của cán bộ, công chức là một chủ trương rất đúng của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều nước trên thế giới vẫn làm, coi đó là biện pháp hữu hiệu để chống tham nhũng như Mỹ, Philipin... ở nước ta, việc kê khai tài sản nên làm công khai như các nước và chịu sự kiểm tra của dân, nhất là của nhân dân lao động, ở cơ sở, ở nơi cư trú, ở cơ quan đơn vị... Như vậy sự kê khai mới có ý nghĩa, mới biểu hiện được lòng trung thực của cán bộ.
+ Sự phân hoá giàu nghèo dẫn đến phân hoá giai cấp là điều không tránh khỏi, là điều thách đố mà Đảng phải nhìn thấy vào, không né tránh. Một cán bộ có 4 hoặc 5 cái biệt thự với một cán bộ ở chung cư thì khó có thể cộng đồng tư duy và tình cảm, Mac nói: "Người ở lâu đài suy nghĩ khác người ở lều tranh". Giữa giàu và nghèo, giữa tỷ phú và lao động không thể có sự thống nhất tư tưởng và cảm xúc. Và do đó khó có sự đoàn kết gắn bó thật sự chân thành.
+ Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một "xã hội học tập", học tập suốt đời, mọi người đều phải học, "Học, học nữa, học mãi" (Lênin). "Học không biết chán, dạy không biết mỏi" (Khổng Tử). Thế giới đang đau nhau lao vào thời đại kinh tế tri thức. Người cán bộ, người đảng viên không thể không gương mẫu trong lãnh vực nầy. Đây là vấn đề Đảng tính.
Con người có lý trí và tình cảm. Lý trí và tình cảm là hai lãnh vực riêng biệt cùng song song tồn tại trong một con người. Lý trí soi sáng con đường ta đi, Nhưng nó không giục giã, không cố xuý hành động, mà tình cảm: tình cảm yêu nước, yêu dân, yêu người nghèo mới là động lực thúc đẩy ta lên đường ra trận mạc, cứu nước, cứu dân, trợ giúp người nghèo. Tình thương nước, thương dân là chất men thần diệu của cuộc sống tâm hồn và hành động cách mạng. Nếu không có tình thương thì mọi nguyên lý về đạo đức là những chữ cái không hồn. Tình thương nước, thương dân là bệ phóng cho đạo đức, phẩm chất mà còn là bệ phóng cho trí tuệ, trí thông minh, cho việc trau dồi kiến thức, lý trí. Nó là bộ rễ làm nên thân cây, cành lá kiến thức, lý trí dồi dào, sum xuê vì nó là động lực vĩnh cửu của con người. Nhưng cái gì mà nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho bộ rễ đõ, cho động lực vĩnh cửu đó" Đó là văn học, nghệ thuật: sách báo, thơ ca, nhạc, hoạ, kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật, những lăng tẩm, đền đài đều là những thức ăn bồi bổ cho tình cảm con người, làm cho con người gắn bó với quê hương, đất nước. Điều đáng buồn là cán bộ, đảng viên, và nhân dân ta, ngay cả học sinh, sinh viên cũng ít đọc sách. Một quyển sách trong tổng số 80 triệu dân. Một thầy giáo dạy văn phàn nàn: "Thanh niên bây giờ ít đọc sách quá. Nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân không biết Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khái là ai. Những nhà văn xuất hiện sau nầy thì càng mù tịt... Văn hoá dân tộc là nguồn gốc của mọi nền tảng tri thức và tình cảm" (Saigon Giải Phóng 22.12.2002).
Nên chăng, Thành Uỷ ra một Đảng viên yêu cầu nam nữ đảng viên tham gia xã hội học tập, và siêng năng đọc sách.
+ Tin tưởng vào con người đó là tinh tuý của tư tưởng Hồ Chí Minh: Con người ai cũng có ít nhiều lòng hướng thiện, "Nhân chi sơ tính bản thiện". Chúng ta tin rằng với quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân nhất định chúng ta sẽ ngăn chặn và đẩy lùi được nạn tham nhũng.
IV. Về công tác tư tưởng chống các tệ nạn và nạn lãng phí, quan liêu, tham nhũng:
- Không chỉ chú tâm giảng giải và làm quán triệt chủ trương, đường lối, chánh sách của Đảnt, các nghị quyết của Đảng mà phải vạch rõ các tác hại của các tệ nạn xã hội. Công tác tư tưởng phải tỉ mỉ, bền bỉ:
- Đối với cán bộ, Đảng viên, công chức: giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh sâu và kỷ, đặc biệt là trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, khiêm tốn giản dị.
- Đối với dân: giáo dục yêu nước, yêu Đảng, yêu chế độ là căn bản nhất, giáo dục pháp luật, trật tự vệ sinh, nội dung văn hoá mới, đời sống mới của Bác Hồ. Có chương trình và kế hoạch học tập kỹ càng trong các kỳ sinh hoạt ở khu phố, tất nhiên nhẹ nhàng và không kéo dài. Tuyên huấn soạn chương trình, nội dung bài giảng. Nhờ cán bộ hưu trí hưởng ứng, trình bày.
- Từ trên cao xuống thấp: Đảng viên gương mẫu.
của Đ/c Dương Văn Diêu
Tháng 9/2003
Chủ nhiệm khối tri thức CLB Kháng Chiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.