Hôm nay,  

Chưa Thấy Quan Tài Chưa Đổ Lệ

22/01/200400:00:00(Xem: 7220)
Phòng làm việc của tôi có hai tác dụng. Vừa là văn phòng cố vấn pháp lý cho đồng bào tị nạn, vừa là kho chứa thức ăn và trái cây.
Gọi là phòng cho oai, thât ra nó chỉ lớn hơn nơi để quần áo của những căn nhà bên Mỹ. Chung quanh tôi ngổn ngang thùng là thùng, nào là măng cụt, chôm chôm, cam, táo và đặc biệt hơn hết là cả chục trái sầu riêng.
Cũng tại tôi cứ thật lòng, khi mới tới lại tuyên bố ầm ỉ là chỉ thích trái cây, nhất là sầu riêng tươi không đông lạnh. Thì ngay hôm sau không biết từ đâu đã có gần 30 kg (ba muoi kilo gram nghe quý vị). Sau ba bữa ăn sầu riêng liên tiếp thì trên mặt tôi đã có mấy ‘cục kim cương’. Trái sầu riêng đã bắt đầu cho tôi ‘nỗi sầu riêng’ và dĩ nhiên tôi bắt đầu ân hận cho cái tật tham ăn. Nhưng một mối sầu rất chung mà tôi phải chịu đựng lâu dài suốt thời gian làm việc ở đây là: Với khí hậu nóng bức của đất Phi, căn phòng của tôi biến thành một phòng tắm hơi thiên nhiên (Ở Mỹ nhà sang trọng mới có, với mùi nước hoa thơm phức) Ở đây phòng tắm hơi của tôi được tưới tẩm bằng mùi sầu riêng. Có lẽ tác giả của Chanel No.5 phải mua bản quyền của tôi về phương pháp làm sao cho mùi thơm có thể theo người dùng suốt ngày đêm. Tôi đã “hàng đêm khóc thầm" với mùi vị này.
Bàn làm việc của tôi kê bên cạnh cửa sổ. Cửa sổ được mở suốt ngày đêm, hơi nóng tạt vào đều đều, nhưng thỉnh thoảng một cơn gió lùa được vào trong thì đây là niềm hạnh phúc khó tả. Tuy nhiên những chú ruồi cũng theo mùi sầu riêng bay vào và rất thản nhiên đậu trên trán, trên mũi của tôi một cách "thân ái không cần thiết".
Trên bàn làm việc, ngoài chiếc máy điện toán xách tay, vài tờ giấy trắng thì hộp Kleenex là thực dụng nhất. Không phải để lau mồ hôi mà để lau những giọt nước mắt.
Nếu một ai đó nói rằng: “Những giọt nước mắt là giả dối, là khổ nhục kế” để đánh động lương tâm của những quốc gia thứ ba, hầu mong đến “bốc” họ đi theo diện nhân đạo thì tôi nhất định sẽ không tin. Chúng ta có thể thấy trên sân khấu những diễn viên vừa khóc xong lại cười ngay. Nhưng có mấy người như kỳ nữ Kim Cương" Làm sao chúng ta có thể thấy được nhiều diễn viên như thế"
Ngay như những tài tử bật nhất hiện nay cũng không thể nào diễn đạt được sự đau khổ của một người mẹ khi chứng kiến tận mắt đứa con trai nhỏ của mình bị lính Phi say ruợu bắn chết vì một cái tội rất vô duyên “Leo rào vào coi đá gà”.
Kỹ thuật hóa trang tân kỳ nhất của Hollywood cũng không thể bắt chước được vết sẹo đã hằn sâu vào da bụng khi dùng dao rạch bụng tự tử trong cơn tuyệt vọng khốn cùng. Sau khi “bị” cứu sống ông đã uống một lúc 30 viên thuốc ngủ để gục ngã trước văn phòng Cao Uûy Tị Nạn (UNHCR). Nhưng rồi với sự nhiệm mầu của Thượng Đế ông lại sống dậy. Nhưng cuộc đời ông vẫn bị lãng quên, chưa có một bàn tay nhân ái nào chịu đưa ra!
Những nhà đạo diễn hay các cây viết tiểu thuyết nhiều tưởng tượng cũng không thể nào nghĩ ra “câu chuyện” hai chị em vì muốn cứu gia đình rời nơi đây đã cùng một lúc đồng ý “ngủ” với tên viên chức phỏng vấn, để rồi khi đến “vùng đất hứa” suốt ngày bị ám ảnh về nỗi nhục nhã này đến độ điên loạn tâm thần.
Trên đây chỉ là vài câu chuyện trong rất nhiều câu chuyện mà tôi biết được. Do chính tay tôi ghi lại trên hồ sơ với biết bao là nước mắt.
Xin ai đó đừng nói với tôi đây là sự giả tạo, là khổ nhục kế. Cũng xin đừng nói với tôi những người này ra đi vì lý do kinh tế.
Không một ai lại mong đổi mạng sống hay niềm tin của mình bằng đồng tiền. Một chân lý rất sơ đẳng: Những kẻ tham tiền, chính là những kẻ sợ chết hơn ai hết.
Có người đã lý luận rằng:
-Những người tỵ nạn này đâu có khổ sở gì lắm" Họ vẫn làm ăn, vẫn được đi lại, có người còn có xe hơi, có nhà, họ đâu có chết"
Lý luận như vậy thì tôi xin hỏi lại:
-Bộ chờ cho đến khi họ chết chúng ta mới ra tay cứu vớt hay sao" Tôi còn nhớ một câu trong phim bộ “Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ”. Mà thấy quan tài rồi thì đâu còn “lệ” mà đổ.

Nhưng xét cho cùng thì dù cho là họ muốn đi kiếm một tương lai tươi sáng hơn theo ý muốn về: chính trị, kinh tế, học vấn hay tư tưởng thì đã sao" Những ước mơ này thật ra rất là “người” rất đời thường. Không thiếu người muốn rời khỏi nước Phi để định cư ở Mỹ, ngay cả người Phi chính hiệu.
Chúng ta cũng đã hơn một lần dứt áo ra đi, may mắn là không bỏ thân trên biển cả hay rừng sâu. Đã được an toàn trên quê hương thứ hai. Chúng ta có bổn phận phải binh vực quyền lợi cho nhau, che chở cho nhau, cùng sát vai dìu nhau đi trên con đường nào an toàn nhất, sáng sủa nhất, nhiều hy vọng nhất và gần với hạnh phúc nhất.
Chúng ta cần phải đặt quyền lợi và hạnh phúc của đồng bào lên trên bất kỳ thứ gì: Sỹ diện cá nhân, quyền lợi Hội Đoàn, ngay cả Tôn Giáo và bất kỳ cái gì to lớn khác.
Như vậy mới đúng là PHE TA. Không nên đứng trong “phe Người” để tỏ thái độ trịch thượng, mắng nhiết đồng bào mình là “Lũ vong ân bội nghĩa”.
Dân tộc chúng ta vốn coi trọng sự ân nghĩa. Đồng ý là chúng ta phải mang ơn nước Phi đã cưu mang chúng ta. Nhưng đâu cần phải trả ơn bằng chính mạng sống của mình" Nhất là bằng cả tương lai của con cái chúng ta.
Hàng triệu người Việt trong đó có chúng ta đã đi định cư từ những trai tị nạn như: Hồng Kông, Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai ...v..v.. Sao không nghe ai mắng nhiết là “lũ vong ân bội nghĩa”. Tấm lòng bao dung của những Quốc gia đã tùng chứa người Việt Tị Nạn ở bước đầu tiên đâu có ai quên bao giờ. Nhưng chúng ta cũng phải kiếm tìm một nơi chốn an thân cho tương lai con chau và thế hệ sau này.
Như vậy chúng ta theo ai" Đồng bào của mình hay cứ phải ton hót đề cao tính dân tộc của những viên chức cao cấp nhiều quyền lực trong chính quyền Phi Luật Tân"
Nếu thật sự chúng ta chưa biết phải lựa chọn thì hảy tự đặt ra một câu hỏi:
-Chuyện chúng ta đang làm là vì quyền lợi và hạnh phúc của đồng bào" Hay vì quyền lợi của bản thân và phe nhóm mình"
Chắc chắn câu trả lời đã có sẳn, không cần phải lý giải dài dòng.
Chúng ta chỉ rẽ sang con đường nhỏ khi đã đi hết đại lộ. Họ là những người đã dám đánh đổi mạng sống của chính mình để đổi lấy tương lai cho con cháu. Họ đã một lần vượt thoát được địa ngục. Sao chúng ta không giang tay giúp họ đến thiên đàng mà cứ chận dòng tương lai của họ tại ranh giói của sống và chết"
“Hãy để dân tôi đi” câu kinh Thánh chắc không cần phải nhắc lại thêm.
Muốn biết được nguyện vọng thật sự của đồng bào" Hãy nghe HỌ nói chứ xin đừng nghe những người mang danh là đại diện hay lãnh tụ. Càng không nên nghe những “bình luận viên” những người cởi ngựa xem hoa, thăm viếng qua loa.
Ngay cả chính tôi, dù có chân thật cách mấy cũng chỉ nói được rất ít. Tốt nhất hãy nghe chính những nạn nhân.
Hãy đi tìm sự thật ngay nơi người đang nắm sự thật. Những lời nói đã được thu băng, thu hình, hay ít ra cũng từ những lá thư thống thiết mà chúng ta đã nhận được. Nhưng có lẽ quan trọng hơn hết chúng ta hãy nghe sự thật bằng con tim chân thật. Đừng nghe vì thiên kiến, ngay với cả người ruột thịt chúng ta. Nghe cho kỷ bằng nhịp đập của trái tim và chúng ta sẽ biết: Mình phải làm gì"
Không phải là lúc chúng ta ngồi bàn luận, tranh cãi. Phải bắt tay với nhau trước khi quá muộn.
Chuyến đi làm việc này khiến tôi lớn lên nhanh chóng. Tôi đã trưởng thành thêm trong tình thương và tình người. Tôi hiểu ra rằng: Ngoài nhu cầu vật chất con người cần có thên những chất liệu cho tinh thần dể sống. Đo là sự tự do, bình đẳng, an tâm về tương lai cho thế hệ đi sau.
Cầm trong tay tập hồ sơ thắm nước mắt của đồng bào và của chính tôi. Tôi tự hứa sẽ chụp bắt lấy bất kỳ tia hy vọng nào dù rất nhỏ để giúp đồng bào được toại nguyện. Tia hy vọng dù cho là nhỏ đến mấy tôi cũng sẽ không bỏ qua.
Có điều tôi sẽ không ăn “sầu riêng” nữa. Vì tôi đã có rất nhiều người đang cùng tôi chia sẽ múi “sầu chung” này.
Những người Việt còn kẹt lại tại Phi đâu chỉ là “sầu riêng” của tôi"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.