Hôm nay,  

Thư Gửi Tns John Kerry Và Ông Phạm Thư Đăng

19/02/200400:00:00(Xem: 4235)
LTS. Thượng Nghị Sĩ John Kerry đã làm gì cho nhân quyền VN" Dưới đây là bài viết nhan đề “Thư Gửi TNS John Kerry và Ông Phạm Thư Đăng” của nhà hoạt động nhân quyền Ngô Thị Hiền, trình bày vấn đề này với các câu hỏi cụ thể. Để rộng đường dư luận, VB trân trọng đăng tải, và cũng sẽ sẵn lòng đăng các bài viết của văn phòng TNS Kerry và giáo sư Phạm Thư Đăng nếu có trả lời.
Washington ngày 17 tháng 2, 2004
Thưa quý ông,
Tôi tên là Ngô Thị Hiền, Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (UBTDTG/VN), trụ sở đặt tại Washington DC.
Tôi là một người Mỹ gốc Việt, không thuộc một chính đảng nào, và ngay lúc này, tôi chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai trong kỳ bầu cử tới đây.
Trong tư cách là một trong những người vận động dự luật nhân quyền cho Việt Nam 2001 và 2003 ngay từ những ngày đầu, và là một cử tri, tôi xin đặt một số vấn đề cũng như đòi hỏi bằng chứng một số sự kiện mà quí ông đã đưa ra qua những phát biểu của ông Phạm Thư Đăng được ghi nhận bởi ký giả Hạnh Dương cùng lá thư của chủ tịch ủy ban tranh cử của TNS John Kerry được đăng dưới tiêu đề: “TNS John Kerry hứa với người Việt ưu tiên nhân quyền Việt Nam” đăng trên Việt Báo online: www.vietbao.com ngày 5 tháng 2 năm 2004.
Để giúp cho sự theo dõi của quí ông và độc giả được dễ dàng, chúng tôi xin đi từng điểm đáng nói theo thứ tự của bài “TNS John Kerry hứa...” thay vì theo mức thang quan trọng của từng vấn đề. Và để phân biệt: những lời phát biểu của ông Phạm Thư Đăng, cũng như ý kiến của TNS John Kerry sẽ được đăng trong ngoặc kép và viết nghiêng.
1- Câu: “ Tổng Thống Bush mở rộng cửa cho CSVN nhiều hơn là những gì TT Bill Clinton đã làm trong suốt 8 năm cầm quyền”
Thưa ông Phạm Thư Đăng, thật ra vấn đề này không quan trọng lắm, chúng tôi xin đưa ra đây để chỉ suy xét tính lương thiện của ông. Ôâng có hậu ý gì khi tuyên bố mở đầu bằng một điều hoàn toàn không liên hệ với câu chuyện TNS John Kerry và nhân quyền cho Việt Nam" Phải chăng ông nghĩ rằng lời nói sẽ giúp làm mất điểm TT Bush trước mắt của người Việt chống Cộng" Và ông hy vọng từ đó uy tín của TNS John Kerry sẽ được tăng cao" Nhưng thưa ông, lấy công tâm mà nhận định, cánh cửa Việt Nam và Hoa Kỳ đang khóa kín cho đến khi TT Clinton đã mở khóa và mở toang cánh cửa, thì bây giờ có ngọn gió nào thổi vào, là lỗi của ai. Thương ước Việt Mỹ đã được ký trong thời TT Clinton trên nguyên tắc TT Bush có bổn phận phải thi hành những gì mà người tiền nhiệm mình để lại,. Vả lại qua những cuộc vận động cho dự luật nhân quyền tại quốc hội, chúng tôi biết rằng hai nữ TNS Dân Chủ tại tiểu bang California của ông, chắc chắn không để cho ông Bush yên, nếu ông ấy có ý định đóng bớt cánh cửa do TT Clinton mở ra, dù vì lý do nhân quyền hay tự do tôn giáo.
Xin ông cho biết, nếu ông Kerry đắc cử tổng thống, thì 4 năm tới, cánh cửa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ khép lại như thế nào"
2- Câu: “...trong vụ cho chìm xuồng Dự luật Nhân Quyền cho VN, thực tâm mà nói là các nhân vật lãnh đạo các cộng đồng tị nạn VN đã thiếu các thông tin cần thiết để biết những gì đang diễn ra bên sau hậu trường chính trị Hoa Kỳ.”
Thưa ông Phạm Thư Đăng,
Tôi không nghĩ toàn thể hai triệu người Việt hải ngoại biết rõ chi tiết những diễn tiến của cuộc vận động dự luật Nhân Quyền 2001. Nhưng chắc chắn một số đông người Việt biết rõ; nhất là những người đang phản đối TNS John Kerry về cách hành xử của ông trong cuộc vận động dự luật này.
Đối với riêng tôi, như đã thưa với quí ông, UBTDTG/VN phối hợp với Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) và Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại (VPR) đã vận động dự luật nhân quyền cho Việt Nam ngay từ ngày đầu. Trong khối những người quan tâm đến tự do và nhân quyền cho dân tộc, chúng tôi đã rơi những giọt nước mắt hạnh phúc tại phòng đại sảnh Quốc Hội Hoa Kỳ khi dự luật thông qua tại Hạ Viện với tỉ số 410-1.
Rồi những giọt nước mắt đó trở thành khổ đau khi dự luật bị TNS John Kerry với tư cách chủ tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương cầm giữ khi dự luật vừa đưa lên Thương Viện.
Ngay lúc đó và cả sau này, chúng tôi có gọi văn phòng TNS John Kerry nhiều lần xin gặp để giải thích và vận động dự luật; nhưng thường bị văn phòng TNS John Kerry lấy lý do bận và từ chối.
Chúng tôi đành vận động các TNS khác, nhất là TNS Tom Daschle (chủ tịch khối đa số Dân Chủ). Sau một thời gian, nguồn tin bên trong cho biết, TNS Daschle không đồng ý cho TNS John Kerry cầm giữ dự luật nhân quyền với tư cách chủ tịch tiểu ban ĐA và TBD vì ngại điều tiếng là đảng Dân Chủ chống nhân quyền. Do sức ép này, TNS John Kerry phải thả dự luật nhân quyền ra để Thượng Viện bàn cãi.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng 24 giờ, Thượng viện chưa kịp đặt tên cho dự luật tại Thượng Viện, thì TNS John Kerry lại cầm giữ lần thứ hai dự luật dưới tư cách cá nhân TNS. Và ông Kerry đã giữ dự luật này cho đến chết vào cuối năm 2002.
Chúng tôi nghĩ rằng cộng đồng người Việt không chống TNS John Kerry vì ông bỏ phiếu “NO” cho dự luật. Nhưng mọi người chống ông vì không những ông không có tinh thần dân chủ: không để dự luật ra thảo luận và bỏ phiếu theo số đông, mà còn có thái độ bao che, bênh vực vô giới hạn nhà cầm quyền CSVN.
Thưa ông Phạm Thư Đăng, ông khách quan nhận định bản tính của TNS John Kerry thế nào qua vài dẫn chứng sau đây:
- TNS John Kerry chưa bao giờ tuyên bố là ông “block” dự luật nhân quyền.
- Khi nghe có cuộc biểu tình một tuần lễ tại Boston tháng 8/2002, văn phòng ông cho biết: Ông John Kerry không hề “block” dự luật nhân quyền.
- Trong tuần lễ nhân quyền, khi các phóng viên phỏng vấn việc “block” dự luật, TNS John Kerry ra tuyên cáo nói rằng sở dĩ ông chống dự luật vì dự luật ngăn chặn những số tiền viện trợ nhân đạo (humanitarian). Thật ra, dự luật chỉ chế tài những viện trợ không nhân đạo (non-humanitarian) mà thôi.
3- Thưa ông Phạm Thư Đăng, khi đọc đoạn “Chủ TỊch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ lúc đó là TNS Cộng Hòa Richard Lugar, tiểu bang Indiana đã không đồng ý thông qua dự luật.”
Và cộng với chức tước mà ông Hạnh Dương đã giới thiệu về ông trong chính quyền Hoa Kỳ, chúng tôi thật vô cùng phân vân và khó xử. Những địa vị mà ông có là niềm hãnh diện không những cho riêng ông mà còn là của cộng đồng người Việt, trong đó có tôi. Với niềm hãnh diện đó, qua đoạn tuyên bố trên và nhiều đoạn khác trong toàn bài, nếu tôi nhân định ông không có chút căn bản kiến thức nào trong nền chính trị tại Hoa Kỳ thì như công khai nói lên sự bất xứng của ông, để từ đó niềm hãnh diện biến thành ô nhục. Còn nếu nhìn vấn đề dưới khía cạnh luân lý để nghĩ rằng: Ông có hậu ý xấu, cố nói càng cho được việc thì thực đau lòng.. Vì cả tôi và ông đều là con của Mẹ Việt Nam, phải không ông"
Do đó, trong suốt lá thư phân tích này, chúng tôi sẽ không chọn lựa nhận định nào thích hợp cho ông, xin để tùy ông và độc giả chọn lựa và phán xét.
Câu trích trên của ông sai trên hai khía cạnh: về luật quốc hội và sự kiện (fact)
a- Khía cạnh pháp lý:
* Một nguyên tắc chính cho những dự luật thông thường được thông qua tại Thượng Viện: trước hết Dự luật phải được bỏ phiếu tại Tiểu Ban; nếu được thông qua sẽ được bỏ phiếu tại Ủy Ban, rồi được đưa ra phiên khoáng đại Thượng Viện để biểu quyết. Dự Luật Nhân Quyền cho VN 2001 vừa được Hạ Viện đưa lên Thượng Viện ngày 10 tháng 9, 2001 qua Tiểu Ban Đông Á Thái Bình Dương thì bị TNS John Kerry, Chủ Tịch của Tiểu Ban này cầm giữ (block). Do đó dự luật chưa hề được thông quaTiểu Ban thì làm sao dự luật có mặt tại Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện để TNS Richard Lugar (tạm xem là Chủ Tịch Ủy Ban, theo lời ông Phạm Thư Đăng) có được quyền pháp lý để đồng ý hay chống. Xin nói rộng vấn đề, Tiểu Ban của TNS John Kerry mặc dù nằm dưới Ủy Ban Ngoại Giao, nhưng trên nguyên tắc, Ông John Kerry phải có ý kiến độc lập với chủ tịch ủy ban Ngoại Giao. Và thưa ông Phạm Thư Đăng, khi phát biểu điều trên vô tình ông hạ giá trị của người bạn ông. Không lẻ tư cách ông John Kerry chỉ là thuộc hạ cho ông Lugar" Chỉ mới nghe đàn anh Lugar không thích dự luật là đàn em Kerry vội vàng “block” ngay ở cấp Tiểu Ban, để đàn anh khỏi mất công quyết định ở cấp Ủy Ban"!
* Chủ tịch của một Ủy Ban và Tiểu Ban có nhiều quyền hơn các thành viên, như quyền quyết định ngày giờ đưa dự luật ra bàn cải, bỏ phiếu. Tuy nhiên, quyết định để thông qua dự luật là do lá phiếu của tất cả mọi người trong ủy ban và tiểu ban. Chắc ông Phạm Thư Đăng cũng đồng ý, TNS Lugar đâu có là TNS của nước CHXHCNVN mà không đồng ý dự luật thì các TNS khác trong Ủy Ban ông, cũng phải vâng lời, mặc dù chưa được giới thiệu và bàn luận về dự luật!
b- Khía cạnh sự kiện (fact):
Ở thời điểm 2001- 2002, TNS Richard Lugar (Cộng Hòa) chỉ là thành viên của Tiểu Ban Đông Á Thái Bình Dương và Ủy Ban Ngoại Giao. Ông không hề là Chủ Tịch bất cứ tiểu ban hay ủy ban nào trong thời điểm đó.
4- Câu: “ Lúc đó tất cả TNS Cộng Hòa đều phản đối Dự Luật Nhân Quyền cho VN vì do lập trường của TT Bush không đồng ý.”
Là một người vận động cho dự luật, chúng tôi rất buồn để khẳng định điều ông nói hoàn toàn sai sự thật. Xin ông Phạm Thư Đăng vui lòng chứng minh điều này bằng cách cung cấp dữ kiện bằng giấy trắng mực đen cho cộng đồng và nhất là cho chúng tôi, xin cảm ơn ông.
5- Câu: “Đảng Cộng Hòa chiếm đa số trong Thượng viện Hoa Kỳ và nếu như Cộng Hòa muốn Dự Luật Nhân Quyền cho VN được thành hình thì phía Cộng Hòa đã đưa ra biểu quyềt rồi”. Cũng có hai khía cạnh sai:
a- Khía cạnh pháp lý: Một kiến thức sơ đẳng: không một đảng phái nào có tự quyền được đưa một dự luật ra phiên khoán đại biểu quyết, khi dự luật chưa qua các bước thông thường: tiểu ban, ủy ban và nhất là đang bị một TNS cầm giữ. Ở thời điểm năm 2001 và 2002, TNS John Kerry đã cầm giữ dự luật nhân quyền trong tay, không cho nó tiến hành thông thường như những dự luật khác, thì dù có những TNS Cộng Hòa như Bob Smith, George Allen yểm trợ, dự luật đành chết trong tay TNS John Kerry.
Và để chứng minh điều ông nói, xin ông Phạm Thư Đăng vui lòng cung cấp cho chúng tôi điều luật nào cho phép một đảng đa số có quyền đưa một dự luật ra bỏ phiếu trong khi dự luật này đang bị một TNS cầm giữ.
b- Khía cạnh sự kiện: Thời điểm 2001 – 2002, Đảng Cộng Hòa là thiểu số tại Thượng Viện. Đảng Dân Chủ mới là đa số.
6- Câu: “ Đương kim Đại Sứ Mỹ tại VN là Raymond Burgharbt cách đây 2 năm khi đến Hoa Thịnh Đốn và Virginia cũng đã tuyên bố rằng không thể ủng hộ Dự Luật Nhân Quyền cho VN, vì sẽ trói tay chính phủ Hoa Kỳ trong sách lược tại VN.”
Thưa ông Phạm Thư Đăng, Hoa Kỳ là một nước dân chủ phân quyền. Ông Đại Sứ Mỹ tại VN cũng như chúng ta có quyền có ý kiến, nhưng không hề có quyền bỏ phiếu cho dự luật. Nếu ông Đại sứ muốn ảnh hưởng, ông có thể xin điều trần hay viết thư cho quốc hội để nói về quan điểm của ông. Không biết ông Phạm Thư Đăng có chứng từ nào về những hoạt động loại này của ông Đại Sứ. Mong ông vui lòng cung cấp cho chúng tôi. Vô vàn cảm ơn ông.
Vả lại, chúng tôi tự hỏi, nếu có quá nhiều người đồng ý với TNS John Kerry thì tại sao ông không đưa dự luật ra bầu bán bình thường để tự nó chết tại phiên khoán đại, hơn là nắm giữ khiến nó chết yểu trong tay ông để TNS John Kerry phải bị nhiều công luận buộc tội là thiên vị với nhà cầm quyền Hà Nội vì cảm tình hay vì quyền lợi.
7- Câu: “ Đăët giả thuyết rằng ông ấy ( TNS John Kerry) đắc cử TT Mỹ thì những gì sẽ xảy ra cho cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ”
Thưa ông Phạm Thư Đăng, có hai giả thuyết cho vấn đề này:
a- Nếu ông Kerry là người quân tử, thì theo chúng tôi mọi việc sẽ bình thường, lịch sử đã chứng minh điều này qua những sự kiện trước và sau nhiều cuộc bầu cử trước đây.
b- Trái lại nếu ông John Kerry là người tiểu nhân, thì không những cộng đồng VN tại Hoa Kỳ, đồng bào ruột thịt của chúng ta trong nước, và cả dân chúng Mỹ cũng sẽ rất khốn đốn.
Thưa ông Phạm Thư Đăng, ông là bạn thân của ông John Kerry, chính ông là người có thể cho cộng đồng biết giả thuyết nào là đúng. Tuy nhiên, nếu ông kết luận ông John Kerry là người quân tử thì tại sao ông đặt một câu hỏi làm tất cả người Việt đều cảm thấy vô cùng lo sợ.
8- Câu: “ TNS John Kerry từng nói với tôi rằng ông hoàn toàn ủng hộ Nhân Quyền cho VN.”
Thưa ông Phạm Thư Đăng,TNS John Kerry không chỉ hứa với một mình ông điều này. Nhưng tin hay không tin là tùy ở sự sáng suốt của mỗi người. Người Việt Nam chúng ta không ai không biết câu nói để đời của TT Nguyễn Văn Thiệu, phải không ông"

9- Câu: “Chúng ta muốn có thay đổi tại VN thì không phải đứng bên ngoài mà la hét, phê phán mà người Mỹ phải bước vào bên trong đất nước VN để đặt vấn đề.”
Thưa ông Phạm Thư Đăng, nhiều người đồng ý với ông John Kerry là không nên “đứng bên ngoài mà la hét”. Vì vậy Hạ Viện Hoa Kỳ đồng ý một hệ thống thưởng phạt công minh một trong những điều luật chính của dự luật nhân quyền: Nếu nhà cầm quyền Hà Nội tiến bộ trong khía cạnh tự do tôn giáo và nhân quyền, thì chính phủ Hoa Kỳ đưa nguyên số lượng tiền viện trợ không nhân đạo cho họ (thưởng). Bằng ngược lại, nếu nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục leo thang đàn áp, bắt bớ những tín đồ cùng những người bất đồng chính kiến trong nước thì chính phủ Hoa Kỳ sẽ cắt giảm một số lượng viện trợ không nhân đạo cho nước CHXHCNVN (phạt).
Một trong những mức độ đo lường của tình trạng tự do và nhân quyền sẽ được thống kê qua các con số tù nhân lương tâm được tha và số tù nhân mới bị bắt thêm.
Đây có là một cách đặt vấn đề không"
Và xin ông Phạm Thư Đăng cung cấp những hồ sơ đặt vấn đề của ông John Kerry với chính phủ VN từ năm 2001 cho đến hôm nay, giấy trắng mực đen, để cộng đồng VN có thể so sánh những điều đó vớià dự luật nhân quyền. Xin cảm ơn ông.
10- Câu: “Chắc rằng số cử tri Cộng Hòa trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ không bầu cho John Kerry, hoặc như toàn thể vài trăm nghìn phiếu của người Việt nhất loạt không bầu cho John Kerry thì cũng chẳng là vấn đề mà John Kerry lo ngại.”
Thưa ông Phạm Thư Đăng, chúng tôi hy vọng ông không cố tình nói điều kiêu ngạo này để tỏ sự khinh thường người Việt tại Hoa Kỳ. Nếu đúng là ông John Kerry không cần số phiếu của người Việt thì theo phép lịch sự tối thiểu, ông John Kerry có thể lờ quên cộng đồng VN, để dành thì giờ quí báu vận động các cộng đồng khác. Riêng ông Phạm Thư Đăng có thể dành thì giờ cho những công việc ích lợi và cần thiết hơn như học hỏi nguyên tắc hành chánh của chính phủ Hoa Kỳ để xứng đáng cho địa vị cao cấp của ông và số lương mà ông nhận được qua tiền đóng thuế của người dân.
11- Chúng tôi xin bước sang lá thư của Bà Marwan Burgan, Chủ tịch Ủy Ban Tranh Cử của TNS John Kerry, ghi nhận tiếng nói chính thức của ứng cử viên TT John Kerry.
Mở đầu lá thư viết rằng: “Tôi tin rằng nhân quyền là vấn đế chính trong nghị trình giữa Mỹ và VN. Từ nhiều chuyến thăm VN và kinh nghiệm đối phó với các lãnh tụ CSVN, tôi tin cách hiệu quả nhất để thúc đẩy nhân quyền và thay đổi tại VN là xuyên qua gắn bó với đất nước này ở mọi tầng bậc giữa các cơ chế chính phủ.”
Thưa TNS John Kerry, phải chăng lời nói của ông có nghĩa là Quốc Hội VN gắn bó với Quốc Hội Hoa Kỳ" Hành pháp VN gắn bó với Hành Pháp Hoa Kỳ" Dân tộc VN gắn bó với dân tộc Hoa Kỳ" Nếu phải hiểu như vậy thì sự gắn bó hai bên còn vô cùng lệch lạc. Vì khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật Nhân Quyền thì chính phủ VN giải thích hoàn toàn sai lạc và bắt dân chúng đi biểu tình chống đối.
Khi biến cố 11 tháng 9 xảy ra, có rất nhiều dân tộc thành thật chia sẻ nỗi buồn với đất nước Hoa Kỳ, thì chính phủ VN xúi dân chúng vỗ tay ăn mừng. Các báo chí của chính phủ VNviết những bài quan điểm chê Mỹ đáng đời và dạy khôn Mỹ phải xét lại thái độ của mình. Không biết dưới mắt của TNS điều này tích cực hay tiêu cực. Nhưng chúng tôi nhận biết đề nghị gắn bó sâu đậm chỉõ thành công giữa TNS và chính phủ VN, chúng tôi xin đưa vài nét đơn cử sau đây:
a- Trong khi chúng tôi luôn bị thường xuyên từ chối cho những lần hẹn để trao đổi ý kiến về dự luật nhân quyền, thì nhân viên tòa đại sứ VN được ra vào thường trực tại văn phòng ông.
b- Trong một dịp đi vận động tại Thượng Viện; tình cờ những thành viên của UBTDTG/VN thấy TNS đến dự một cuộc họp báo ngoài trời với hai nhân viên tòa đại sứ VN đi hai bên như hai cận vệ. Một trong hai người thỉnh thoãng lấy tay trìu mến phủi bụi trên vai áo ông. Chúng tôi không biết thực sự áo ông có bụi, hay họ muốn tỏ dấu thương mến và nhớ ơn ông"
c- Trong năm 2002, để xoa dịu những chống đối là ông đã bóp chết dự luật nhân quyền, ông có đánh tiếng cùng TNS McCain làm một nghị quyết về nhân quyền cho VN. Cũng như ông, những người vận động như chúng tôi đều biết rằng nghị quyết không có tính cách pháp lý, không thể nào thay thế dự luật nhân quyền. Dù vậy, chúng tôi vẫn hoan nghênh thiện chí của ông. Không thể lấy hẹn được với văn phòng ông, chúng tôi đành xin gặp ông Dan Twining thuộc văn phòng TNS McCain, để cung cấp một số tài liệu về những đàn áp diễn ra tại VN kể từ ngày ông cầm giữ dự luật nhân quyền. Chúng tôi liên lạc thường xuyên và được ông Twining luôn cho biết là nghị quyết chưa xong. Tuy nhiên ông ấy cũng chia sẻ là mỗi tháng có một phái đoàn của chính phủ VN sang Quốc Hội Hoa Kỳ vận động. Phái đoàn này hoạt động mỗi ngày một chuyên nghiệp hơn nhờ sự gắn bó giữa văn phòng TNS John Kerry và chính phủ nước CHXHCNVN.
Cho đến hôm nay, nghị quyết ông tuyên bố vẫn chưa xong và không còn được nhắc đến nửa. Phải chăng chính quyền VN không muốn ông đưa ra những đàn áp mà họ đang thực hiện trên những người dân vô tội tại VN như Lm Nguyễn Văn Lý, HT Huyền Quang, HT Thích Quảng Độ, LS Lê Chính Quang, BS Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình v.v.trong bản nghị quyết.
Thưa TNS John Kerry, không biết ông có đồng ý với những hành động độc tài và tàn nhẫn này của chính quyền CSVN không"
Tôi ao ước ông lên tiếng để đánh tan công luận cho rằng: “TNS John Kerry bao che cho những người độc tài quyền thế và quay lưng trước những người bị áp bức khổ đau.”
d- Thưa Thượng Nghị Sĩ John Kerry, có nguồn dư luận cho rằng ông kết hợp với chính quyền VN vì lý do tài chính. Họ đưa hợp đồng giữa chính quyền VN và công ty người em họ ông làm giám đốc tại Massachusetts, nơi ông cư ngu,ï trị giá lên đến cả tỉ đô la. Ông có ý kiến gì về việc này thưa ông"
12- Câu: “Năm ngoái, 300,000 ngàn visa đã cấp cho người Mỹ đi VN, trong đó 2/3 là người Mỹ gốc Việt. Riêng năm nay, có khoảng 100,000 thẻ visa cấp trong dịp Tết.”
Thưa TNS John Kerry, không lẻ ông không biết về kỷ nghệ du lịch. Nhưng thưa ông, rất đau lòng phải nói lên sự thật. Tiền bạc từ kỷ nghệ này tại VN không đến tay người dân , nhưng lại vào tay của những cán bộ cao cấp. Vì vậy thưa ông, đây không là sự kiện tích cực. Qua liên hệ gắn bó, mật thiết của ông với chính quyền VN, nếu ông vận động được khoảng 3000 tấn sách báo băng nhạc từ hải ngoại được bày bán hoặc phân phát công khai tại VN để thổi một luồng gió tự do, nhân quyền thì mới là một hiện tượng tích cực. Theo ông thì chừng nào ông có thể làm được việc hữu ích này cho lý tưởng cao quí của dân tộc Hoa Kỳ, thưa ông"
13- Chúng tôi rất ngạc nhiên khi đọc câu ông tuyên bố: “Đại đa số người Việt đã hành đạo mà không bị can thiệp, và các nhà thờ đông đúc vào các ngày chủ nhật và các ngày lễ tôn giáo khác”
Không phải chỉ vì câu trên sai mà còn vì tính cách rập khuôn của những phát biểu vô lý của chính phủ nước VNCHXHCN. Chính bản thân tôi, khi cùng phái đoàn TT Clinton về VN năm 2000 cũng bị hơn 10 CA bao vây nơi tôi cư ngụ. Họ tuyên bố y hệt như trên để hạch xách tại sao tôi còn tranh đấu cho tự do tôn giáo VN. Từ đó, tôi đã hỏi ý kiến nhiều người tại VN về đề tài tôn giáo này, thì được cho biết: chỉ có cán bộ nhà nước, những người bị tẩy não và những người quê mùa thiếu kiến thức mới nói theo kiểu rập khuôn này.
Để chứng minh điều này, xin Thượng Nghị Sĩ cho phép chúng tôi được đặt một câu hỏi đơn giản, và ước mong ông rộng lượng trả lời:
- Tại Hoa Kỳ, khi tấn phong một Hồng Y hay Giám Mục, Giáo Hội Công Giáo có cần xin phép để được sự đồng ý của chính phủ không"
- lTại Hoa Kỳ, khi một người muốn đi tu, người đó có bị chính phủ xét lý lịch và có thể bị cấm đoán nếu người đó không đồng quan điểm với chính phủ không"
- Chính phủ Hoa Kỳ có chọn lựa, đồng ý cho một giáo hội hoạt động và cấm đoán một giáo hội khác hoạt động không"
- Chính phủ Hoa Kỳ có cấm hoặc không cho phép một linh mục hay một đại đức được nhậm chức vì các vị này khác lập trường chính trị với chính phủ không"
- Chính phủ Hoa Kỳ có giựt sập các nhà thờ tại các vùng quê hẻo lánh không"
- Chính phủ Hoa Kỳ có lấy đất, nhà thờ, hay của cải của các giáo hội để làm công sở hoặc phân phát gia cư cho các công nhân viên hay cán bộ cao cấp không"
- Chính phủ Hoa Kỳ có bắt các tín đồ học tập, ngấm ngầm bắt họ bỏ đạo, dưới hình thức uống máu tuyên thề hay nhiều hình thức khác không"
- Chính phủ Hoa Kỳ có đặt các công chức chính phủ vào các chùa, nhà thờ để chặc chẻ kiểm soát hoạt động hành đạo của các vị lãnh đạo tinh thần không"
- Chính phủ Hoa Kỳ có vu cáo các vị lãnh đạo tinh thần là 5 vợ 10 con, và những tôi vu vơ rồi bắt các vị này đi tù dài hạn không"
v.v...
Chúng tôi tin rằng, Thượng Nghị Sĩ sẽ trả lời “Không” cho tất cả các câu hỏi trên. Và thưa Thượng Nghị Sĩ, khi những câu hỏi này được đặt ra cho tình hình tôn giáo tại VN, thì tất cả các câu hỏi đều được trả lời là “Có”. Như vậy nền tự do tôn giáo tại VN trái ngược hoàn toàn với nền tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ. Vì vậy chúng ta có thể xác quyết rằng: Trong hai nước Hoa Kỳ và VN chỉ có một quốc gia có tự do tôn giáo và quốc gia kia thì không. Xin TNS vui lòng xác quyết, theo TNS thì Hoa Kỳ và VN nước nào có tự do tôn giáo"
14- “ Chính phủ CSVN đã thả khoảng 20 tù nhân chính trị và tôn giáo lâu năm, cũng như nhiều ngàn người khác qua 2 đợt ân xá”.
Thưa Thượng Nghị Sĩ, một quốc gia với cả ngàn tù nhân lương tâm thì 20 người tù mản hạn có đáng gọi là khoan hồng" Tuy nhiên, xin TNS vui lòng cung cấp cho chúng tôi: tên tuổi, địa chỉ hiện tại, bản án, tội trạng, số năm bị tù của 20 tù nhân chính trị và tôn giáo lâu năm vừa được thả, chắc chắn chúng tôi sẽ tìm được nhiều sự kiện không ngờ cho TNS.
Đồng thời xin TNS rộng lượng đòi hỏi chính phủ VN cập nhật danh sách các tù nhân lương tâm còn giam tại các trại tù để xem danh sách của họ có đồng nhất với danh sách của chúng tôi không" Vô vàn cảm ơn TNS.
15- Sự kiện mà TNS đưa ra: “Trong nhiều năm qua, hơn 400 cuộc đình công đã xảy ra, trong đó nhiều cuộc đình công là chống lại hãng quốc doanh.”
Làm chúng tôi vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, nếu các tin này phát xuất từ chính quyền VN thì xin TNS thận trọng. Để giúp sáng tỏ việc này, TNS vui lòng cung cấp cho chúng tôi những dữ kiện, ngày của cuộc đình công, nguyên nhân, tên hảng quốc doanh và bao nhiêu người tham dự từng cuộc đình công. Sau khi phối kiểm, chúng tôi sẽ tường trình đúng sai với TNS.
*
Kính thưa Thượng Nghị Sĩ John Kerry và ông Phạm Thư Đăng,
Chúng tôi tin rằng sức mạnh của nước Mỹ là sự trong sáng và tinh thần dân chủ. Vì vậy qua gợi ý của ông Phạm Thư Đăng: “Chắc rằng số cử tri Cộng Hòa trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ không bầu cho John Kerry hoặc như toàn thể vài trăm nghìn phiếu của người Việt nhất loạt không bầu cho John Kerry thì cũng chẳng là vấn đề mà John Kerry lo ngại. Điều lo ngại là nếu như John Kerry đươc thay mặt đảngDân Chủ, và nếu như thắng cữ làm tân TT Hoa Kỳ thì sự chống đối không rõ nguyên nhân của cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ gây ra các sự khó khăn mà lẽ ra tránh được.”
Chúng tôi cũng mong tránh những khó khăn và tạo niềm thông cảm. Xin sẳn sàng lắng nghe thư trả lời của quí ông, nhất là đón nhận những dữ kiện mà chúng tôi đã đề nghị ở trên để tránh hiểu lầm.
Biết lúc này quý ông vô cùng bận rộn, tuy nhiên, chúng tôi tin rằng trước khi nói, quí ông đã có những tài liệu liên hệ trong hồ sơ. Vì vậy việc copy những trang giấy này không là việc quá tầm tay phải không ạ. Xin cảm ơn trước lòng hăng say phục vụ của quí ông. “Bạn đừng trách tại sao cử tri chưa tin cậy mình, mà phải tự hỏi mình phải làm gì để được họ tin cậy.”
Riêng với ông Phạm Thư Đăng, chúng tôi tin rằng ông sẽ giúp TNS John Kerry cũng là một người bạn thân của ông hiểu ý kiến và ước vọng của cử tri bằng cách dịch lá thư của chúng tôi cho TNS John Kerry. Nếu không có gì trở ngại, xin ông cho chúng tôi một phó bản.
Tôi đoán quí ông sẽ trả lời cho chúng tôi trên báo chí. Nếu những dữ kiện copy quá nhiều không tiện đăng báo quí ông có thể gởi cho chúng tôi, qua các địa chỉ sau:
Bà Ngô Thị Hiền
c/o CRFV
PO. Box 342111, MD 20827
(301) 365-2489
Email: CRFV@CRFVN.org
Sau khi nhận được, chúng tôi sẽ thông báo công khai trên diễn đàn và báo chí. Và để dễ cho quí vị và độc giả phối kiểm, một số sự kiện trong lá thư này được chúng tôi trích ra từ những website của chính phủ Hoa Kỳ sau đây: www.Thomas.loc.gov , www.senate.gov
Trân trọng cảm ơn và kính chào quí ông
Ngô Thị Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.