Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

01/03/200400:00:00(Xem: 4799)
Hỏi (ông Trần H.Q.): Công ty của tôi ký hợp đồng với một đại lý tại Nhật để nhập đồ phụ tùng xe gắn máy vào Việt Nam từ năm 1998.
Công việc vẫn tiến hành đều đặn, không có gì trở ngại vì đồ phụ tùng được mua trong những năm qua đều là những món đồ mà giữa chúng tôi đã biết rõ, và hợp đồng được ký kết giữa công ty xuất nhập cảng của chúng tôi và công ty đại diện tại Nhật là loại hợp đồng FOB.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2003, vì vấn đề cải cách nội bộ của công ty đại lý tại Nhật làm cho nhiều chuyến hàng trễ nãi. Đặc biệt là chuyến hàng cuối của năm 2003, được chuyển vào kỳ lễ Giáng Sinh cho đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được.
Công ty của chúng tôi có điện thoại và gởi thư nhiều lần để yêu cầu được giải thích về việc này, nhưng chỉ nhận được một thư trả lời là chờ quyết định của ban giám đốc.
Chúng tôi rất hoang mang, và gần đây chúng tôi được biết là công ty đại diện mà chúng tôi đã ký hợp đồng với họ hiện gặp khó khăn về tài chánh và đang bị đặt dưới sự quản trị của chính phủ.
Chúng tôi bèn viết thư cho hội đồng quản trị và yêu cầu được giải tỏa số hàng mà chúng tôi đã đặt mua, nhưng đã bị từ chối.
Xin LS cho biết là chúng tôi có thể khiếu nại yêu cầu chính phủ giao trả số phụ tùng mà chúng tôi đã đặt mua theo hợp đồng FOB với công ty đại diện tại Nhật hay không"
Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi của ông, tôi xin định nghĩa thế nào là “hợp đồng FOB” (free on board contract)..
FOB contract (free on board contract) (hợp đồng bán hàng giao tận tàu miễn phí): Theo luật mậu dịch quốc tế, hợp đồng bán hàng giao tận tàu miễn phí có thể được định nghĩa là hợp đồng bán hàng mà theo đó nghĩa vụ của người bán được thực hiện trọn vẹn bằng cách đưa hàng hóa lên tàu để vận chuyển và trả tiền cho phí tổn này. Một khi hàng hóa được đưa lên tàu, thì tài sản và sự rủi ro được chuyển giao cho người mua. (In international trade law, FOB contract may be defined as a contract for the sale of goods under which the seller’s duty is fulfilled by placing the goods on board a ship for carriage and paying for this expense. Once the goods are on board, the property and risk then pass to the buyer).
Khi có sự tranh chấp xảy ra liên hệ đến các hợp đồng mậu dịch quốc tế, vấn đề được đặt ra về phương diện pháp lý là hàng hóa đang tranh chấp thuộc về ai" Người bán hay người mua" Liệu quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người mua hay vẫn còn là của người bán" Ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu có sự rủi ro xảy ra cho hàng hóa" Khi nào thì hàng hóa thực sự được chuyển giao cho người mua" Đó là vài câu hỏi trong hàng loạt các câu hỏi cần phải được đặt ra để làm sáng tỏ vấn đề khi có sự tranh chấp xảy ra.
Theo luật về mậu dịch quốc tế, quyền sở hữu chỉ có thể được chuyển giao đối với “hàng hóa đã được định rõ” (ascertained goods). Vì thế, quyền sở hữu về hàng hóa sẽ không được chuyển giao cho người mua cho đến lúc chúng được xác định rõ ràng và đã được để riêng ra theo hợp đồng.
Trong trường hợp hàng hóa được đặt mua, thì người bán phải để riêng hàng hóa theo hợp đồng cho những người mua được định rõ nào đó. Điều này có thể thực hiện bằng cách dán các nhãn hiệu lên những lô hàng đặc biệt được phân định cho những người đã đặt mua các hàng hóa đó.
Trong vụ Carlos Federspiel & Co SA kiện Charles Twigg & Co Ltd. Trong vụ đó, “nguyên đơn” là công ty mua hàng đặt mua các chiếc xe đạp và “bị đơn” là công ty bán hàng.

Hợp đồng được ký kết là hợp đồng FOB tại cảng British. Bị đơn đã sắp xếp để hàng được chuyên chở bằng tàu và đã bảo hiểm cho hàng hóa, và tính các phí tổn này vào giá cả của hàng hóa.
“Bị đơn” sản xuất xe đạp và đóng vào các kiện hàng. “Bị đơn” cũng đã dán các nhãn hiệu và đề địa chỉ cùng tên của “nguyên đơn” trên các kiện hàng này.
Tuy nhiên, “bị đơn” đã bị phá sản trước khi có thể gởi các kiện hàng này cho “nguyên đơn.” Vì thế, tiếp quản viên trong vụ phá sản này đã khước từ giao trả các kiện hàng đó cho “nguyên đơn.”
“Nguyên đơn” bèn khiếu nại để đòi các kiện hàng vì cho rằng các kiện hàng đó đã được để riêng ra cho “nguyên đơn” theo sự quy định của hợp đồng. Đồng thời cho rằng quyền sở hữu về các kiện hàng đã được chuyển sang cho “nguyên đơn.”
Tuy nhiên, tòa đã đưa ra phán quyết trái với lập luận của “nguyên đơn” khi cho rằng:
1.Việc người bán để riêng hàng hóa hoặc việc chọn lựa hàng hóa để thi hành những gì đã được quy định trong hợp đồng là chưa đủ để cho rằng hàng hóa đó thuộc về người mua. Vì nếu chỉ cần có hành động để riêng hàng hóa hoặc chọn hàng hóa cho người mua là đủ để cho rằng hàng hóa đó thuộc về người mua, thì bất cứ lúc nào người bán cũng có thể đổi ý và dùng các hàng hóa đó để thi hành một hợp đồng tương tự đối với một người mua khác. Một hành động chỉ có thể xem như là hành động để riêng hàng hóa cho người mua khi hàng hóa đó được quy định rõ là để dành cho một người mua nào đó.
2. Nếu có sự thỏa thuận giữa các bên đương sự thì việc để riêng hàng hóa có thể được xem là sự chuyển đổi quyền sở hữu từ người bán sang người mua.
3. Việc người bán để riêng hàng hóa với sự đồng ý của người mua, có thể được xem như là một “sự giao hàng mặc nhiên” (constructive delivery). Nếu người bán vẫn thủ đắc hàng hóa, thì hành động này được xem như là hành động quản lý hàng hóa cho người mua.
4. Quyền sở hữu về hàng hóa và sự rủi ro xảy ra đối với hàng hóa luôn luôn là những điều gắn liền với nhau. Vì thế, luật pháp luôn luôn xem hàng hóa khi còn nằm trong sự kiểm soát của người bán thì tất cả sự rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, nếu có, thì người bán là người phải gánh chịu.
5. Hành động để riêng hàng hóa thường là hành động sau cùng được thực hiện bởi người bán. Ví dụ; nếu việc giao hàng được thực hiện tại cơ sở của người bán, và người bán đã hoàn tất phần vụ của mình như đã được quy định trong hợp đồng là để riêng hàng hóa ra cho người mua, và báo cho người mua biết. Nếu người mua đồng ý và đến để nhận hàng thì hành động để riêng hàng đó là hành động giao hàng. Nếu người bán cần phải thực hiện thêm một vài điều gì đó, thì hành động để riêng hàng hóa đó chưa phải là hành động giao hàng; và vì thế, hàng hóa đó vẫn còn thuộc về người bán.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn, ông có thể thấy được rằng các kiện hàng của công ty đại lý tại Nhật để riêng ra nhằm chuẩn bị chuyển giao cho ông vẫn không thể được xem là hàng hóa thuộc quyền sở hữu của ông ngoại trừ có điều khoản trong hợp đồng quy định rõ về điều đó.
Luật pháp luôn luôn suy đoán rằng hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty, nhất là trong trường hợp công ty tuyên bố vỡ nợ.
Nếu ông còn thắc mắc, xin điện thoại cho chúng tội để được giải đáp tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.