Hôm nay,  

Câu Chuyện Ca Nhạc Tháng 2

25/02/200400:00:00(Xem: 4536)
Bỗng dưng câu chuyện ca nhạc trở thành đề tài nóng hổi ở hải ngoại lẫn trong nước trong tháng hai năm này. Mấy ngày trước Cục nghệ thuật - biểu diễn đã ra công văn kiến nghị bộ văn hóa thông tin Hà Nội ra lệnh cấm không cho xử dụng trên làn sóng phát thanh phát hình các tác phẩm, các đĩa nhạc có dính dáng tới Bằng Kiều, Thu Phương và Huy MC là ba người đang có mặt ở Mỹ trình diễn.
Trước đó chuyện Bằng Kiều bị một số cộng đồng ở hải ngoại tẩy chay vì một bài báo phỏng vấn trong nước viết rằng ca sỹ này tuyên bố thế hệ của anh đã đẩy lùi âm nhạc hải ngọai ra khỏi đất nước Việt Nam. Và anh ta đã cải chính là không có nói câu ấy, chỉ là ký giả đó phịa ra. Đồng thời Bằng Kiều đã cùng đứng hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ từ ban tổ chức trên sân khấu.
Cái chuyện muốn làm siêu sao vừa trong nước vừa hải ngoại coi ra không thể nào được, và cuối cùng Bằng Kiều phải chọn thế đứng của mình như câu tục ngữ: "Aên cây nào rào cây nấy".
Có một dạo dân thưởng thức ca nhạc khóai các tiếng hát từ trong nước và họ đã được bầu sô trả thù lao rất cao. Ngòai yếu tố kỹ thuật ca hát điêu luyện, còn có yếu tố mới lạ nên một số khán thính giả đã nồng nhiệt đón nhận họ. Cũng giống như chuyện ăn uống, Việt kiều về nước thích ăn mãng cầu, mít trong khi đó người bên kia lại khoái bôm nho. Những tiếng hát hải ngoại vẫn thường xuyên về nước để trình diễn như Đức Huy, Duy Quang, Trịnh Nam Sơn vào tháng trước và còn rất nhiều người khác nữa mà báo chí đã không đưa ra.
Quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vẫn là đề tài tranh cãi muôn đời. Nghệ thuật phải phục vụ chính trị là câu nói kinh điển của người cộng sản và đã có những người hải ngoại cũng quan niệm như vậy khi áp dụng vào sách lược tranh đấu.

Các lãnh tụ dĩ nhiên là cho chính trị đứng trên cao chỉ huy văn nghệ, nhưng người nghệ sỹ thì tự hào với tác phẩm, với tài năng của mình, cho là nghệ thuật hướng dẫn con người tới cái hay cái đẹp cái thiện. Chế độ thì sẽ thay đổi theo thời thế nhưng nghệ thuật thì trường tồn với thời gian. Có điều chính trị hay lạm dụng uy quyền để chèn ép nghệ thuật, các lãnh tụ đã ức hiếp nghệ sỹ.
Chỉ có ở Hoa Kỳ, với quan niệm tự do dân chủ cao độ, với truyền thông phổ biến rộng rãi thì người nghệ sỹ và tác phẩm được coi trọng mà khó có thế lực chính trị nào chỉ đạo nổi.
Đối với nghệ sỹ là người Việt Nam trong hòan cảnh đất nước chinh chiến và lòng người phân ly theo hai chiến tuyến khác nhau thì thật là không thoải mái tí nào. Trong cuộc đời đa diện này thì sự việc không đơn giản và thuần túy một thứ mà chúng pha trộn lẫn nhau rất khó mà phân biệt.
Như trường hợp tài tử Đơn Dương được Mỹ đón nhận định cư sau khi đóng phim We Were Soldiers bị Hà Nội tố khổ, có ý kiến bảo là anh ta thi hành khổ nhục kế của cộng sản để thi hành những sứ mạng nào đó. Làm công việc liên quan đến nghệ thuật để sinh sống, tiền bạc không nhiều thế mà phải chịu đựng những nghi kỵ của dư luận thì cũng tội nghiệp cho nghệ nhân . Phải chăng đó là cái giá phải trả của một sự nổi tiếng, của một công việc có ảnh hưởng đến sinh hoạt tinh thần của người khác.
Cộng đồng người Việt hải ngoại bao la khắp thế giới, chỉ còn báo chí, sách vở và sản phẩm ca nhạc là dấu hiệu tồn tại của sinh họat một sắc dân Tiên Rồng trên xứ lạ quê người. Riêng ca nhạc thì nổi bật nhất, cho nên chế độ Hà Nội vẫn muốn lợi dụng nó là phương tiện để thu phục lòng người. Người ở hải ngoại cũng dùng nó làm khí cụ nhắc nhở không quên cội nguồn và đấu tranh cho quê nhà tự do dân chủ. Vì thế người sáng tác, người trình diễn, người tổ chức và người thưởng ngoạn đều cùng bị lôi vào cuộc chiến giữa nghệ thuật và chính trị. Có phải lúc nào cũng phải nhắc nhở ý thức chính trị trong nghệ thuật hay cóc cần tới nó bởi vì nghệ thuật do con người tạo ra nên tùy theo cảm hứng của nghệ sỹ. Chắc là không có câu trả lời làm mọi người vừa ý.
San Jose 23-2-04

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.