Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Đình Công, Đình Công, Tổng Đình Công

15/03/200600:00:00(Xem: 24756)
Rằng năm Gia Tĩnh Triều Minh

Bốn bề phẳng lặng hai kinh vững vàng. (N.D)

Hai câu Kiều vừa dẫn, diễn tả tuyệt đúng tình trạng của giai cấp công nhân và xã hội Việt Nam hiện nay - nếu cứ theo như nội dung của tờ báo xuân Người Lao Động, số năm Bính Tuất, 2006.

Đây là một số báo màu rất đẹp, khổ lớn, hình ảnh chọn lọc, trình bầy công phu. Bìa chụp bốn công dân trẻ, với lời giới thiệu họ là những "khuôn mặt trong hàng triệu chân dung lao động góp phần làm đẹp mùa Xuân bằng trí tuệ, tình cảm và sức đóng góp của mình cho xã hội".

Trang kế, sau trang mục lục, tất nhiên, là hình của bác Hồ - đang được bao quanh bởi những công nhân với nét mặt tươi cười, rạng rỡ - khi người đến thăm nhà máy làm đồ sứ ở Hải Dương, vào năm 1962. Đúng là cảnh thái bình - thịnh trị, trong thời đại Hồ Chí Minh Quang Vinh, dưới sự trị vì của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh.

Điều đáng tiếc là "bốn bề", thực sự, không "phẳng lặng" như thế. Cùng với lúc Báo Tết Người Lao Động được phát hành, phong trào công nhân đình công bùng nổ khắp nước! Trước tình trạng này, che dấu, lấp liếm, nói quanh là chuyện bất khả nên báo chí của Nhà Nước đành mon men hoặc rụt rè bàn đến nguyên nhân của vấn đề. Khách quan nhất, và đáng chú ý nhất, theo thiển ý của người viết, là bài "Công Đoàn - Đình Công - Lương Tối Thiểu: Từ Góc Nhìn Vĩ Mô" - của Nguyễn An Nguyên, đăng trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số ra ngày 12 tháng 2 năm 2006.

Tác giả mô tả cuộc sống của công nhân Việt Nam là "không thấy ánh mặt trời vì vào công xưởng từ 6g30 sáng tới 8-9 giờ khuya. Điều kiện sinh hoạt quá khó khăn bên lề trung tâm kinh tế lớn nhất nước cũng làm cho công nhân dễ coi mình là kẻ bị gạt ra lề (Về ăn, xin xem bài "Cơm công nhân, ăn cho qua ngày đoạn tháng"; về ở, xin xem bài "Công nhân khổ vì thiếu nhà trọ!"; về yêu, xin xem "Săn tình... công nhân" TT 10-12-05 và 12-12-05).

Cũng theo phân tích của Nguyễn An Nguyên, sở dĩ phong trào đình công nổ ra vì xã hội VN thiếu mấy "cái van an toàn" tối thiểu. Thứ nhất, là "sự hoàn toàn vắng bóng các nghiên cứu dự báo ... Người công nhân chỉ ẩn hiện trong các bài báo và phóng sự, dưới các cuộc phỏng vấn chị công nhân X, Y nào đó, để thể hiện sự bức xúc nhất thời. Chưa có những nghiên cứu cảnh báo sớm về tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng, sự cô lập của công nhân. Thiếu van an toàn thứ nhất này, không sớm thì muộn các nhà làm chính sách sẽ bị đẩy vào thế bị động" (http://www.tuoitre.com.vn/Vieclam/Index.aspx"ArticleID=122433&ChannelID=269).

Cứ đọc lại tờ báo Xuân Người Lao Đọng đi, 56 trang giấy nhưng tuyệt nhiên không có một bức ảnh hay một dòng chữ nào nhắc đến đời sống khốn cùng của giai cấp công nhân. Những người được tuyển chọn để lên báo, hay đăng hình ngoài bìa, đều được mô tả là những "khuôn mặt trong hàng triệu chân dung lao động góp phần làm đẹp mùa Xuân bằng trí tuệ, tình cảm và sức đóng góp của mình cho xã hội".

Nói nghe cứ y như thật. Sự thật, báo chí - cũng như tất cả những phương tiện truyền thông - chưa bao giờ (dám) dự báo những chuyện chẳng lành. Theo nhận xét của nhà báo Đông Dương, nó chỉ là "cơ quan đóng vai trò thay đảng làm động tác thủ dâm chính trị, tiếp tục đem dân đen làm vật hiến tế trong cuộc hành lạc đày đọa do Đảng bày ra suốt mấy chục năm trời" (http://www.danchimviet.com/php/modules.php"name=News&file=article&sid=1291).

Cái van an toàn thứ hai, Tổng Liên Đoàn Lao Động VN, cũng từ chối làm nhiệm vụ đích thực của nó. Hãy đọc qua bài phỏng vấn ông Nguyễn Huy Cận, chủ tịch Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng trên tờ báo xuân NLĐ - số đã dẫn, trang 8 - về việc an cư của công nhân mà xem.

Theo lời đương sự: "Chỗ ở không chỉ phải là mối bận tâm của nhiều người mà còn của Đảng, Nhà Nước, của cả hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức công đoàn ... Nhưng vấn đề đáng nói ở đây không những chỉ lo chỗ ở mà phải nghĩ đến cách ở. Nói cách khác công nhân phải quen dần với lối sống đô thị, nghĩa là phải ăn ở sao cho ngăn nắp vệ sinh, hòa thuận, đoàn kết vui vẻ chứ không thể tự do, xô bồ.. . Đó là văn hóa và văn hóa không phải tự dưng có mà cần phải học tập trau dồi."

Coi: người ta hỏi "chỗ ở" nhưng ông Nhật nói lái qua "cách ở". Rồi sẵn trớn lên tiếng dậy dỗ thiên hạ "phải ăn ở sao cho ngăn ắp vệ sinh, hòa thuận, đoàn kết, vui vẻ!"

Thằng chả lạc đề, thấy rõ. Phóng viên báo Người Lao Động cũng (lật đật) chạy lạc theo luôn, cho nó khỏe, bằng cách đặt ra câu hỏi (lảng nhách) khác - trong một cuộc phỏng vấn, chỉ vỏn vẹn có hai câu:

"Nhắc đến việc học, xin ông có vài lời gửi đến đội ngũ công nhân thành phố, nhất là công nhân trẻ nhân dịp đầu năm mới."

Thực là được lời như cởi tấm lòng, ông chủ tịch Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh đã nói trơn tru, gọn lỏn - như sau:

- "Thành Ủy đã có Chương trình 17, Chỉ thị 13 về nâng cao học vấn tay nghề cho CNLĐ.... Công nhân lao động phải thấy đây là một trong những quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Không thiếu những công nhân vừa làm vừa học để lấy bằng cử nhân, thạc sĩ."

Ngoài ông Nguyễn Huy Cận, e rằng, chỉ có Trời mới biết cái được gọi là "Chương Trình 17" hay "Chỉ Thị 13" là những thứ (mẹ rượt) gì. Nhưng ai cũng biết "Việt Nam đã bỏ cuộc trong cuộc chạy đua tri thức và kỹ thuật, hoạt động kinh tế chỉ còn tập trung trong các ngành đòi hỏi những kỹ năng thấp (đồ gỗ, may mặc, giầy dép, thực phẩm …)" [http://www.thongluan.org/vn/modules.php"name=News&file=article&sid=493]. Nói cách khác, Đảng đã hạ quyết tâm (và dã tâm) "xuất khẩu tại chỗ" lực lượng lao động sáng tạo, trẻ trung và cần cù - với giá rẻ mạt - để đổi lấy những đồng dollars dính đầy mồ hôi và nước mắt của gia cấp công nhân. Thiển cận, gian tham và ác độc đến như thế là (kể như) hết mức. Làm giầy, đóng tủ, may vá (thuê) .. . thì cần gì đến bằng cấp cử nhân hay thạc sĩ!

Dù sao thì cũng phải công nhận rằng ông Nguyễn Huy Cận là một người nói giỏi, chỉ có điều đáng tiếc là ông ấy lại (nhất định) không chịu nói - khi cần! Lúc công nhân đòi hỏi tăng lương - theo tường thuật Nguyễn An Nguyễn, qua bài báo thượng dẫn - đại diện hợp pháp của họ, Tổng Liên Đoàn Lao Động đã "không dám (lên tiếng) đấu tranh."

Mà "không dám" như thế là đúng với ... chính sách, chủ trương và đường lối "trên" đã đề ra. Chùa chiền, thánh thất, giáo đường ... mà Đảng còn gài người vào cho bằng được thì nhằm nhò gì ba cái tổ chức lẻ tẻ, vớ vẩn - cỡ như Tổng Liên Đoàn Lao Động. Chị Nguyễn Thị Tuyết, 21 tuổi, công nhân tại nhà máy làm bao bì (chủ Đài Loan) ở Sài Gòn cho biết như sau: "Công đoàn là bộ phận an ninh của Đảng và an ninh nội bộ luôn bám sát chúng tôi. Bộ phận công đoàn sẵn sàng lợi dụng những người nhẹ dạ không biết thương nhau trong đám công nhân, để phát triển thành đoàn viên, là cánh tay hậu bị của đảng làm công cụ cho công đoàn, sẵn sàng đàn áp chúng tôi bằng những tờ báo cáo mật hay chỉ trích một khi chúng tôi có sự đòi hỏi chính đáng" (http://www.danchimviet.com/php/modules.php"name=News&file=article&sid=1249).

Nói tóm lại là "những cái van an toàn cho xã hội" đều bị nắm ráo (cho nó chắc ăn) nên mới sinh chuyện khiến Đảng (phen này) phải bỏ ăn, và (e) sẽ bỏ luôn cả ngủ!

Ngày 18 tháng 2 năm 2006, web site http://tiengdankeu.net đã cho phổ biến thư viết về "nỗi niềm khóc hận thương tâm" và "đề nghị 8 điểm của các công nhân đấu tranh đòi quyền lợi của người lao động Việt Nam, với những đòi hỏi (vô cùng) chính đáng, bằng những lời lẽ khúc triết, cứng rắn và đanh thép - như sau:

"Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động. Những đòi hỏi ước vọng này, chúng tôi được thực hiện cũng không gây ảnh hưởng kinh tế thị trường và nền an ninh, như nhà nước và bộ phận công an thường cho là thế lực thù địch gây ảnh hưởng kinh tế quốc gia .. ."

"Nếu chúng tôi không được thực hiện 8 điểm yêu cầu trên, chúng tôi sẽ chọn một điểm phát động đấu tranh giành quyền làm chủ các nhà máy, xí nghiệp công ty của những tay tư bản ngoại quốc, như trước đây chủ nghĩa CS đã làm. Và chúng tôi làm đúng chính sách chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam, là nơi nào có bóc lột, áp bức, nơi đó phải vùng lên đồng loạt giành quyền làm chủ; đánh đổ các tập đoàn tư bản, giành quyền làm chủ cho dân nghèo."

Đã có hàng trăm công nhân bị bắt giữ, không ai biết số phận ra sao, chỉ vì họ đã lên tiếng một cách lẽ ôn hòa hơn như thế. Chúng ta có lý do để quan tâm đến tính mạng của những đại diện công nhân ký tên vào bản thỉnh nguyện vừa dẫn, có tên sau đây:

- Huỳnh Ngọc Cảnh, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp AMATA Đồng Nai.

- Nguyễn Tấn Hoàng, đại diện một số anh chị em Khu Công nghiệp Điện Bàn Quảng Nam.

- Nguyễn Tấn Dung, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp Biên Hoà II.

- Dương Thái Phong, Huỳnh Tiến, Trương Long, Vũ Hà, Trần Tá, Võ Hải, Nguyễn thị Tuyết, thuộc khu công nghiệp Tân Bình và khu chế xuất Vĩnh Lộc.

- Hoàng Anh Tuấn, Công Ty Giày da Gia Định, quốc lộ 13 Thủ Đức, Tp. Saigon

Trong số những nhân vật mà tính mạng như "chỉ mành treo chuông" vừa kể, người duy nhất có chân dung được phổ biến là ông Nguyễn Tấn Hoành. Theo hình chụp, ông chỉ là một thanh niên còn ở tuổi đôi mươi, và được giới thiệu là đại diện công nhân khu công nghiệp Điện Bàn - Quảng Nam.

Địa danh này nhắc nhớ đến một danh nhân của nước nhà, cũng sinh trưởng nơi đây: Trần Quí Cáp. "Vào tháng 3 - 1908, tại Quảng Nam, xẩy ra nhiều cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế, lan tràn dần qua các tỉnh phía Bắc và phía nam Trung Kỳ. Chính quyền Pháp Việt đàn áp mạnh mẽ những cuộc dân biến và ra lệnh lùng bắt tất cả những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Huỳnh Thúc Kháng bị bắt tại Quảng Nam cuối tháng 3-1908, Phan Chu Trinh bị bắt ở Hà Nội đầu tháng tư, còn Trần Quí Cáp ... bị giết chết ngày 15- 6- 1908 tại Nha Trang (Khánh Hòa) [Trần Gia Phụng, Quảng Nam Trong Lịch Sử (Toronto: Non Nước, 2000), 255 -256].

Vào thời điểm đó không mấy ai biết đến (và quan tâm) tới số phận của người dân Việt. Còn bây giờ, có hàng triệu người Việt tị nạn - với hàng ngàn tổ chức, hội đoàn, đảng phái chống cộng - đang sống khắp nơi trên thế giới. Sự an nguy của những đại diện công nhân, đang lên tiếng đấu tranh cho quyền lợi của những người bị áp bức, như ông Nguyễn Tấn Hoành, phần nào, đang phụ thuộc vào khối người Việt đông đảo này.

Thời gian ngắn tới người Việt ở hải ngoại sẽ chứng tỏ cho cả thế giới (cũng như cho nhà đương cuộc Hà Nội) thấy rằng họ là một cộng đồng tị nạn chính trị có chính nghĩa, có tổ chức, có sức mạnh, và luôn luôn quan tâm đến mọi biến động xã hội xẩy ra ở quê hương mình .. . - hay chỉ là một đám người tha phương cầu thực (rất ồn ào) nhưng hoàn toàn vô tích sự, khi hữu sự!

Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.