Hôm nay,  

Aùm Aûnh Vn

28/03/200300:00:00(Xem: 4400)
Cuộc hành quân Iraq của Mỹ mới được có 7 ngày. Aùm ảnh du kích chiến, chiến tranh nhân dân VN đã qua 30 năm sống lại với các nhà bình luận và truyền thông Mỹ, khi thấy hầu hết các đơn vị Iraq tận lực chiến đấu. Thực sư Chiến tranh Iraq chưa đánh đúng nghĩa chiến tranh toàn diện, chưa tới giai đoạn ác liệt nhất. Không quân còn đang chuẩn bị chiến trường cho lục quân. Cánh quân Nam (Kuwait) đang trên đường di chuyển lên Bắc (hướng về Baghdad) thì gặp bão cát và tiền phương Vệ Binh Cộng Hòa. Cánh quân Bắc không sữ dụng đước lãnh thổ Thổ Nhĩ kỳ, theo kế hoạch B, đi qua Kinh Đào Suez đến Hồng Hải và sẽ cũng phải di chuyển từ phiá Nam lên. Đường chuyển quân từ phiá Nam lên rất dài. Việc tiếp liệu xăng dầu rất khó vì qua nhiều vùng khô cằn sa mạc. Mùa này bão cát ở Iraq là kẻ thù thiên nhiên, ác hại không thua gì tuyết giá đối với đoàn quân của Pháp và Đức vào đất Nga trong lịch sử Aâu châu. Nhưng Liên Quân Anh Mỹ chưa đánh, mà mới trên đường chuyển quân đến Baghdad, điểm hẹn với quân của Hussein. Trên đường di chuyển ba cánh quân của Liên Quân tránh né những đụng độ không cần thiết, có thể làm mất thì giờ đến điểm hẹn. Do vậy đi vòng qua các tụ điểm dân cư, thành phốù để đi cho mau, không xem việc lấy thành, chiếm đất, kiểm soát diện đia là cần thiết. Mục tiêu và nỗ lực chánh là lấy được thành Baghdad, lật đổ được bộ máy kềm kẹp chánh trị, quân sự, an ninh, thì các đơn vị của Hussein. Lúc đó thành phố ở đia phương như chiếc lá bị rứt ra khỏi cành, như trái chín mùi ắt sẽ rơi rụng. Tuy nhiên trên đường di chuyển, các thành phố chiến lược có hải cảng và phi trường Liên Quân chiếm lĩnh không khó khăn. Vì cần thì giờ và tránh đụng độ không cần thiết nên sau Liên Quân đi qua có mấy hiện tượng dự đoán xảy ra mà không xảy ra, khiến trở lại ám ảnh chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân tái diễn, bất lợi cho Mỹ là quân ngoại nhập và lợi cho Hussein là người đia phương.
Một, Liên Quân đi qua là dân quân, đia phương quân, chủ lực quân của Hussein khuấy phá phiá sau, phục kích đường chuyển tiếp liệu. Điều này khiến các nhà phân tích-chỉ mới đến ngày thứ 7 của cuộc hành quân, đúng ra là chuyển quận - đã lo ngại quân của Hussein sẽ đi vào du kích chiến, kéo dài chiến tranh như ở VN, khiến Mỹ phải vướng vào một cuộc chiến trường kỳ hại cho quân ngoại nhập, lợi cho quân đia phương. Lý luận này được biện minh chẳng những bằng cuộc khuấy phá của quân Hussein phía sau mà còn do việc Liên Quân tiến vào Iraq lúc đầu không gặp đụng độ lớn như 1991. Lúc bấy giờ Hussein dàn xe tăng dài trên sa mạc, bị ưu thế không lực và hoả lực của Mỹ quật như chẻ tre. Bài học 12 năm trước giúp cho Hussein rải quân mỏng ra, lấy dân làm bia đỡ đạn. Hussein chỉ có thủ Baghdad và Tikrit quê nha øcủa Hussein bằng lực lượng tinh nhuệ và Vệ binh Cộng hoà. Biến chiến tranh Iraq thành du kích chiến hay chiến tranh nhân dân được hay không, không phải do việc Hussein trộn dân với quân. Qui tắc vận hành của chiến tranh du kích hay nhân dân là ý thức hệ và lòng dân. Không có 2 yếu tố đó, khó mà trường kỳ kháng chiến, khó mà động vi binh, tịnh vi dân được. Nhân dân không che dấu, không tiếp tế thì du kích và cán bộ của Hussein như cá ra khỏi nước thôi. Hussein khó có sự ủng hộ của nhân dân Iraq bằng tuyên truyền tinh thần quốc gia và khơi động tinh thần bài ngoại sau 30 năm đàn áp nhân dân bằng những biện pháp bạo ngược nhứt lịch sử. Không bao giờ Hussein có chánh nghĩa để làm gốc cho du kích chiến. Hussein chỉ có thể có kỹ thuật, tổ chức kềm kẹp nhân dân khi nào người dân chỉ có một lối đi, chớ khi có chánh quyền quốc gia dù tạm thời và có sự hiện diện của Mỹ thì sự chọn lựa chắc không phải là chế độ độc tài Hussein, một chế độ làm khổ dân 30 năm rồi. Chọn lựa này sẽ bày tỏ rõ rệt khi Baghdad bị chiếm, khi quân Mỹ làm công tác dân sự vụ, khi chánh quyền mới đia phương bắt đầu lập song song với công tác bình định phát triên Liên Quân Anh Mỹ ban đầu và LHQ về sau. Do vậy thời gian Mỹ ở lại Iraq không mau, đó cũng là lý do TT Bush chuẩn bị tư tưởng nhân dân Mỹ khi nói chiến tranh Iraq không dễ và mau. Bởi vì ở lại lâu thì sẽ thành quân chiếm đóng, chứ không còn là quân giải phóng.

Hai, nhân dân Iraq sao chưa nổi dậy như dự đoán sau cuộc đột kích nhằm triệt tiêu đầu não nhà cầm quyền Iraq ngay sau khi tối hậu thư của Mỹ hết hạn. Nổi dậy cũng không xảy ra nhiều (mới có 1, theo tin lúc đầu, nhưng rồi được đính chánh bởi nhiều hãng tin khác nhau) trong 6 ngày Liên Quân đổ bộ và chuyển quân hướng về Baghdad. Trong cuộc họp báo gần đây nhứt, các ký giả quây Ô. TTQP Mỹ và Tướng Meyers tơi tả về cái mà báo chi Mỹ gọi là nổi dậy ấy. Các ký giả cho rằng kế hoạch của Mỹ đánh giá sai về "tinh thần quốc gia" của nhân dân Iraq. Theo tin tức lúc đầu có một cuộc nổi dậy của nhân dân chống nhà cầm quyền Iraq ở một thành phố phiá Nam rồi nhưng quá ít (hoặc không có) so với kỳ vọng. Thực tiễn sinh dộng của cuộc sống cho thấy, chiến tranh, cách mạng, nổi dậy không phải là chuyện bình thường, chuyện chơi của người có đầu óc lãng mạn chánh trị. Mà đó là cả sự thật phũ phàng người dân phải trả với máu nước măt, mồ hôi, sinh mạng và tài sản của mình. Không thể một ngày một bữa làm được. Ai bảo vệ cho nhân dân khi dân quân, đia phuơng quân, chủ lực quân, an ninh mật vụ còn đó, và trà trộn sát váo sát với dân để lấy dân làm bia đỡ đạn theo chiến lược chung của Hussein trong cuộc chiến này. Khó mà nhân dân nổi dậy sau 30 năm bị đông lạnh bởi nổi sợ không rời gây ra một cách có tính toán và hệ thống bằng chế độ ạn độc tài khắc nghiệt của Hussein.
Sau cùng dân Itaq vẫn còn "co đầu rút cổ" dù Hussein đã bị tấn công bằng bom, chết, bị thương hay thoát chưa rõ. Liên Quân Anh chỉ còn cách thủ đô, biểu tượng của chế đo Hussein. 60 dặm. Hành quân mới một tuần. Dân Iraq thành thị lẫn nông thôn và một số lớn thành thị kể cả thủ đô đang bị bắt làm bia đỡ đạn, làm con tin cho dân quân, đia phương quân, chủ lực quân, và quân tinh nhuệ cho chế độ Hussein. Mà Liên Quân thì cố tránh làm thiệt hại cho dân. Thế nên ám ảnh du kích, chiến tranh nhân dân của CS Hà nội cách đây gần 30 năm lại trở lại nới một số nhà phân tích thời cuộc và truyền thông. Nhưng theo những người có trách nhiệm cuộc chiến, cuộc chiến đang đi đúng kế hoạch về thời điểm cũng như diễn tiến. Và nhiều nước trên thế giới từng chống đối Mỹ với bộ máy an ninh, tình báo cơ hữu rộng lớn, chắc cũng thấy cái gì đó lạc quan của Liên Quân Anh Mỹ. Chắc cũng thấy thế thắng lợi của Liên Quân Anh Mỹ, cũng thấy sự sống chế độ của Ô. Hussein chỉ còn đếm từ ngày, nên đang tìm cách tham gia với Mỹ trong việc tái thiết, cụ thể như các nước thuộc Liên Aâu. Viên ngọc đen quí của TT Bush đã được Ô. Tổng Thư ký LHQ tiếp đón nồng hậu bàn về vấn đề cứu trợ. Phải chăng đó sự khởi đầu cho chương trình tái thiết của LHQ về sau. Kinh nghiệm ở LHQ cho thấy, cứ 6 tháng sau một nước làm một việc chống lại với ý của HĐBA, thì mọi việc trở lại bình thường. Chánh trị nghị trường là vậy, dễ quên và mau dứt hơn du kích chiến nhiều. Thời gian sẽ chữa nhiều nỗi đau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.