Hôm nay,  

Truyền Thông Mỹ: Cách Mạng Hay Tiến Hoá?

14/04/200300:00:00(Xem: 3765)
Hơn nửa thế kỷ người Việt làm truyền thông trên đất Mỹ, Đại hội Truyền thông Việt ngữ mới được tổ chức trong những ngày sắp tới đây. Truyền thông Mỹ cho đến bây giờ trong Chiến Tranh Iraq, có hai thay đổi lớn. Một cuộc cách mạng hay là một tiến hoá đương nhiên của truyền thông Mỹ, nơi ngành này được xem như đệ tứ quyền bên cạnh ba quyền hiến định, hành pháp, lập pháp, tư pháp. Hai thay đổi này đáng cho người làm truyền thông và Đại Hội truyền thông Việt ngữ Thế giới, suy gẫm.
Thay đổi thứ nhứt, chánh quyền và quân đội Mỹ cho bố trí sâu, sát (embedded) 1000 phóng viên ( 500 người Mỹ và 500 người ngoại quốc) vào các đơn vị hành quân, cùng sống cùng làm việc với người lính đánh trận trên chiến trường. Quyết định này tương đối mới vì Quân đội Mỹ từ lâu xem là tập thể " không thân thiện" với truyền thông. Chánh quyền TT Bush cũng được xem là chánh quyền kín đáo và dè dặt trong việc săn tin của phóng viên.
Thay đổi thứ hai là hai đài truyền hình cấp quốc gia Mỹ cho cho hai ký giả lão làng nghỉ việc. Người bị thứ nhứt là ký giả Peter Arnett, cây cỗ thụ trong nghề bị Giám đốc Đài NBC News sa thải. Lý do "đã sai trái cho đài truyền hình do Nhà Nước Iraq quản lý làm một cuộc phỏng vấn, đặc biệt là trong thời chiến, và đã sai trái khi đưa ra những nhận xét và bình luận riêng cua Ông." Peter Arnet ngay sau đó xin lỗi đã "đánh giá sai" trên NBC Today. Nhưng 24 giờ sau khi tờ báo Daily Mirror ở Luân đôn, có khuynh hướng phản chiến mướn, Peter Arnett nói với báo này, " Tôi tường trình sự thật những gì đang xảy ra tại Baghdad và sẽ không xin lỗi về việc ấy" Peter Arnet là một ký giả lão thành, 68 tuổi, được giải Pulitzer, nhờ Chiến tranh VN, Chiến tranh Vùng Vịnh ( làm cho CNN ). Phóng sự của Ông thường gây nhiều tranh luận. Thí dụ như năm 1998, Ông viết về quân đội Mỹ sử dụng chất độc Sarin để sát hại những quân nhân Mỹ đào ngũ ở Lào. Sau cuộc thẫm tra của CNN, tin ấy không xác thực; hai người làm chương trình này của CNN bị đuổi và Ông bị cảnh cáo. Người bị thứ hai là ký giả Rivera của Đài Truyền hình Fox bị Bộ Tư lịnh Hành Quân của Mỹ ở Doha tại Qatar cảnh cáo nên rời khỏi Sư đoàn 101 Không vận, đơn vị ký giả này được bố trí vào. Lý do: "đã tiết lộ thời điểm tấn công trước khi cuộc hành quân diễn ra. Chúng tôi (phát ngôn viên của Bộ Tư Lịnh) xem đó là một vi phạm nghiêm trọng." Phát ngôn viên Bộ QP Mỹ xác ngữ, ký giả này đã phổ biến tin tức bí mật hành quân. Trong buổi phát hình sống trên đài Fox hồi cuối tuần, dân Mỹ thấy Riverra vẽ bản đồ trên cát, chỉ rõ điạ điểm và hướng đi của đơn vị hành quân. Rivera cũng là một ký giả cỗ thụ trong ngành, đã làm cho Đài ABC 20/20, đã từng gây nhiều tranh luận, khiến có một lần bị một hội viên trong cuộc hội thảo dùng ghế đánh dập lổ mũi của ông.

Yếu tố dẫn đến chế tài có thể tóm gọn như sau: ( 1) nhận cuộc phỏng vấn của đài do địch quản lý; ( 2 ) đưa nhận xét và ý kiến riêng (đối với Peter Arnett và theo quan điểm của Đài NBC News ); và ( 3) tiết lộ tin tức hành quân ( đối với Rivera và theo quann điểm của Đài Fox ). Truyền thông của Mỹ là truyền thông hoàn toàn tư lập. Việc chủ báo và đài thu nhận và thải hồi ký giả là chuyện bình thường. Nhưng việc Đài ABC cho Peter Arnet nghỉ vì ký giả của đài nhận phỏng vấn của đài địch và nói ý kiến riêng về Chiến tranh Iraq, cho thấy Đài ABC quả có quan điểm, lập trường thân Mỹ rõ rệt. Việc Đài Fox cho Rivera nghỉ việc vì đã tiết lộ bí mật hành quân theo nhận định của Bộ Tư Lịnh Hành quân Mỹ cũng cho thấy, Đài Fox xem sinh mạng của quân nhân Mỹ ngoài chiến trường quan trọng hơn những sư thật không nên hay chưa nên nói. Bản tin của CNN về Chiến tranh Iraq cũng có câu, đường lối của đài không loan tin có thể nguy hại cho cuộc hành quân.
Quyền lợi của Tổ Quốc, nhân dân, sự sống còn của những người Mỹ xả thân cho đất nước và quyền lợi Mỹ cao hơn lương tâm chức nghiệp và nhận xét cá nhân.
Trước hai thay đổi lớn, Quân đội bố trí ký giả vào đơn vị hành quân và cơ quan truyền thông tự chế tài ký giả không thuận lợi cho cuộc chiến của Mỹ, có người nói truyền thông Mỹ có khuynh hướng nghiêng một bên (taking side). Cái đó cũng là chuyện bình thường của cuộc sống. Truyền thông đi sâu, đi sát, cùng sống, cùng làm việc với người lính đánh trận, nên thông cảm và đồng cảm với những người Mỹ bình thường nhưng phải làm một việc bất bình thường, là chiến tranh, theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Từ đó có những người có trách nhiệm của các cơ sở truyền thông hành động kiên quyết đối với những người nhơn danh nghềnghiệp, phục vụ chân lý, nhưng hành động vị kỷ muốn được nổi bật cá nhân mà thiệt hại đất nước và nhân dân của mình. Như vậy thành công của Quân đội trong kế hoạch bố trí ký giả có kết quả khá tốt. Hy vọng nó sẽ tốt hơn đối với dân khi thấy người quân nhân Mỹ gian khổ, xả thân để bảo vệ lý tưởng, quyên lợi, danh dư của nước Mỹ ngoài chiến trường, và dễ tha thứ những hành động có vẻ võ biền chẳng đặng đừng của Quân đội, không giết địch, địch sẽ giết mình hay bạn.
Hy vọng hai thay đổi lớn trong truyền thông Mỹ trên cũng sẽ được Đại Hội Truyền Thông Việt Ngữ Thế giới và những người đang hành nghề ở hải ngoại suy gẫm (Còn trong nước xin miễn bàn vì báo đài là của Đảng, người làm truyền thông là cán bộ, công nhân viên của Đảng, Nhà Nước). Người làm truyền thông Việt ngữ hải ngoại có thể có nhiều quan điểm, lập trường: hoà giài hoà hợp, đấu tranh hoà dịu, hay chiến đấu với CS Hà nội. Nhưng có một chân lý chắc chắn-- ít ai chối cãi và bàn luận nữa-- Đó là 80 triệu đồng bào trong nước không có tự do, dân chủ. Còn thân phận chung của người làm truyền thông Việt ngữ hải ngoại phải chăng đại đa số là người tỵ nạn CS. Cứu cánh dài hạn của truyền thông Việt ngữ hải ngoại phải chăng hướng về 80 chục triệu đồng bào trong nước" Vậy có gì khó để có một mẫu số chung, một lý tưởng chung để phụng sự: một nước VN Tư Do, Dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.