Hôm nay,  

Chiến Lược Mới Của Tt Bush Nhằm Vây Hãm Trung Quốc

06/10/200200:00:00(Xem: 3894)
Bài viết sau đây của Tiến sĩ Nguyên Nhật Đông, một hội viên khảo cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chống sát hại hàng loạt, thuộc Học viện Monterey chuyên khảo cứu các vấn đề quốc tế. Ông là một giáo sư chính trị học chuyên về các vấn đề Trung quốc, An ninh Đông Bắc Á châu và các đề án Kiểm soát Vũ khí.

Ngày 20 Tháng chín, chính quyền George Walker Bush đã đưa ra Chiến lược An ninh Quốc gia cho Hoa kỳ. Chiến luợc này là bao hàm toàn diện việc hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh của Hoa ky.ø
Thức tỉnh sau cuộc tấn công khủng bố hồi tháng chín năm ngoái, tài liệu này cho biết việc quyết tâm ngăn ngừa việc đột khởi của bất cứ đối thủ nào trong lai ; Hoa kỳ có quyền dồn mọi nỗ lực sẵn có như quân sự, chính trị và kinh tế để khuyến khích việc nới rộng quyền dân chủ trong xã hội, kèm theo việc xét lại chiến lược cho quân đội Hoa kỳ đánh phủ đầu.
Các phân tích gia cho tài liệu này giống như tài liệu NSC-68, một cẩm nang của chính quyền Harry Truman. Chính quyền Truman đã tuyên bố cho khơi mạnh cuộc chiến tranh lạnh.
Ông George Kennan là nhà kiến trúc hâu chiến của chính sách đối ngoại của Hoa ky. Trong một bài "X" được đăng trên tạp chí Foreign Affairs năm 1947ø, ông Kennan đã đề nghị Washington chấp thuận một chiến lược ngăn chặn việc bành trướng của Liên Sô. Việc bành trướng này Anh Pháp Mỹ đều nhìn thấy rõ, Liên Sô đã cho lan rộng ra ngoài Đông Âu, sang cả Á châu và Phi châu. Hoa kỳ đã công bố Chủ trương Truman, mở đầu Chương trình viện trợ Marshall. Hoa kỳ đã dấn thân vào một cuộc chiến toàn cầu chống Liên Sô trên mọi chiến tuyến: ý thức hệ, chính trị và kinh tế. Kết quả là tiến tới một cuộc chiến tranh lạnh trên toàn thế giới.
Hoa kỳ đã đương đầu với một kẻ thù ghê gớm vào thời gian ấy. Nhưng cuộc chiến lạnh đã chấm dứt 13 năm qua. Biết rõ nền kinh tế bị yếu kém, tinh thần quân đội thấp và lung túng trước vấn đề trong nước, Nga không còn ra mặt làm bộ và cũng không giám có thái độ thách thức nghiêm trọng đối với các quyền lợi của Hoa kỳ.
Điều này đã được chứng minh khi Nga chấp nhận sự hiện diện của quân đội Hoa kỳ tại Trung Á để mở cuộc chiến chống khủng bố, và ký một hiệp định tại Moscow với Hoa kỳ.
Ai là đối thủ có tiềm lực" Hoa kỳ đang để ý tới Trung quốc. Trên thực tế, một tài liệu nói rõ là Hoa kỳ hoan nghênh một Trung quốc cường thịnh và hoà bình nhựng cũng cảnh cáo việc Bắc Kinh có thể tung ra bất cứ mối đe dọa nào thực-sự đối với Hoa kỳ.
Tài liệu này nói rõ: "Quân lực của chúng tôi sẽ đủ mạnh để ngăn chặn các đối thủ có tiềm lực theo đuổi việc xây dựng lực lượng quân sự trội hơn hay ngang lực luợng Hoa kỳ."
Điều này phù hợp với kết luận của bản báo cáo hồi tháng bẩy của Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ, bộ này đã cho truy cứu các khả năng quân sự của Trung quốc.
Bản báo cáo của Bộ Quốc Phòng đã nhấn mạnh một số phát giác quan trong:
Thứ nhất, Trung quốc cho chi tiêu về quốc phòng ước định là 65 tỷ Mỹ kim , con số này cao hơn con số mà Bắc Kinh đã công bố là 20 tỷ Mỹ kim. So sánh với ngân quỹ quốc phòng của Đài Loan, ngân quỹ này đã cho giảm đi trong mấy năm qua. Việc chi tiêu về quốc phòng của Trung quốc cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã cho tăng con số lên gấp hai cả chục năm nay.
Thứ hai, bản báo cáo nhận định là Quân đội Nhân dân Giải phóng của Trung quốc có chủ trương chuyển hướng sang chiến luợc đánh phủ đầu và bất ngờ. Bổ sung khiếm khuyết về chiến cụ cùng với chiến thuật, Quân đội Nhân dân Giải phóng này đang chú ý tới một cuộc chiến tranh không cân đối để khai thác nhược điểm của các phe địch, quân đội này đã lấy chiến tranh tin học và điện tử làm trọng, lại còn chú mục vào việc phát triển khả năng ASAT (anti-satellite) cho chống lại các vệ tinh quan sát.
Thứ ba, hoả tiễn liên lục địa của Trung quốc còn là mối đe dọa quan trọng thực sự. Loại hỏa tiễn này đang dùng làm phương tiện để hăm dọa và bức bách Đài Loan. Trung quốc cũng dùng loại hỏa tiễn này để răn đe Hoa kỳ không được can thiệp vào Đài Loan khi có khủng hoảng, truờng hợp Hoa kỳ can thiệp vào cuộcï khủng hoảng này phải chịu phí tổn cao hơn. Hoa kỳ thực ra giầu của, nhưng Trung quốc lại giầu dân.
Song việc truy cứu này còn thiếu vài điểm quan trọng.
Thứ nhất là Bắc kinh khoa trương và ca tụng cái ưu điểm của thế giới đa cực, chính trị quốc tế công bằng và vô tư với nền kinh tế toàn cầu có trật tự. Trung quốc hiểu rõ tư thế nổi bật của Hoa kỳ hiện nay, tư thế này sẽ còn tiếp diễn trong vài năm nữa hay có thể hơn chục năm. Trước tư thế mạnh ấy, Trung quốc làm bộ chịu lép vế (kowtow). Cùng lúc này Trung quốc cứ hưởng lợi và tiếp tục cho phát triển nhờ vào các việc sắp xếp kinh tế và chính trị thế giới hiện nay. Trung quốc là một cường quốc nguyên tử, một trong năm thành viên thường trực trong Hội đồng An ninh LHQ có quyền phủ quyết. Các danh xưng này tại LHQ cũng đủ tạo ra quyền lực và uy tín riêng cho Trung quốc. Hơn nữa nền kinh tế của Trung quốc tăng truởng còn phải tuỳ thuộc vào việc tiếp súc được với các thị trường trên thế giới, việc chuyển vốn đầu tư và các kỹ thuật từ các nước ngoài. Thực tế mà nói , Trung quốc là một quốc gia thụ nhận nhiều nhất về tài trợ quốc tế và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.


Thứ hai là khả năng quân lực của Trung quốc cho tăng truởng và cải tiến còn đòi hỏi cả một thế hệ hay nhiều hơn nữa về mặt chiến cụ, lực luợng hỏa tiễn và khả năng liên hợp C4I (Command, Control, Communication, Computer và Intelligence). Thực trạng là Trung quốc có khó khăn. Các sĩ quan Trung quốc thiếu trình độ văn hóa, không đủ sức bắt kịp đà tiến hóa về vũ khí hi-tech, quân lực Trung quốc còn bị kẹt với nền công nghiệp quốc phòng trong nước, nền công nghiệp không có khả năng cho ra các hệ thống vũ khí tối tân. Quân đội Trung quốc thiếu huấn luyện và hầu như không có kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường hiện đại có xử dụng vũ khí hi-tech.
Thứ ba là Bắc Kinh vẫn còn phải lo nội bộ để sửa soạn tương lai khi Trung quốc phải có những thay đổi quan trọng trong lúc chuyển quyền lãnh đạo, chấn chỉnh kinh tế xã hội theo như WTO đã áp đặt lúc gia nhập tổ chức này. Ngoài ra Trung quốc còn phải tranh thủ việc tạo dựng một chính quyền không tham nhũng, có uy tín và có thể chế rõ ràng.
Dưới tầm mắt của Bắc Kinh, tài liệu của tòa Bạch ốc đưa ra có dấu hiệu Hoa kỳ nghi ngờ và có thái độ thù nghịch đối với Trung quốc.
Ngày 9 tháng ba, tờ Los Angeles Times loan tin "Việc xét lại tư thế nguyên tử Hoa kỳ" đã bị tiết lộ. Tiết lộ này cho thấy những kế hoạch đương nhiên được quyền xử dụng các vũ khí hạch nhân chống trả Trung quốc và sáu quốc gia khác. Đối với Bắc Kinh, danh sách các mục tiêu tấn công bị tiết lộ khiến cho việc tin tưởng của Trung quốc vào Hoa kỳ trở nên nghiêm trọng: Trung quốc và Hoa kỳ đã ký một thỏa hiệp bỏ các mục tiêu này năm 1997. Trước khi tờ báo Los Angles Times tung tin tiết lộ, các chiến luợc gia của Trung quốc cũng đã cảnh giác những gì mà Hoa kỳ đang dựa vào để chuyển sang tư thế chiến lược của hậu chiến tranh lạnh.
Cái chiến lược mệnh danh là bộ ba của các hệ thống tấn công (nguyên tử và không nguyên tử),ø thế thủ chủ động và bị động, hạ tầng cơ sở cho công nghiệp quốc phòng và việc chuyển từ hăm dọa sang đánh phủ đầu là nòng cốt trong chiến lược quân sự Hoa kỳ. Với tư thế mới này, Hoa kỳ phải giành giữ lấy khả năng trả đũa hàng loạt (mặc dầu Hoa kỳ đã cho giảm rất nhiều các vũ khí nguyên tử chiến luợc) để chống lại các cuờng quốc nguyên tử quan yếu khác, đương đầu và hóa giải các mối đe dọa của những quốc gia mà Hoa kỳ cho là "Rogue states" (quốc gia sảo quyệt) bằng mạng lưới hỏa tiễn phòng thủ liên kết với các quốc gia đồng minh, diệt ngay lập tức bất cứ địch thủ nào có tiềm lực theo cách tấn kích bằng những đầu đạn tự hướng dẫn đánh mục tiêu một cách chính xác. Theo các phân tích gia Trung quốc, mục đích tối hậu là Hoa kỳ duy trì ưu thế và kiếm sự an ninh tuyệt đối.
Song những thay đổi cơ bản là tiền đề cho việc xử dụng vũ khí hạch nhân. Mức độ sử dụng nguyên tử đã bị hạ thấp, việc vi phạm thỏa uớc 1978 và sự cam kết không xử dụng vũ khí nguyên tử chống lại các quốc gia đã ký vào thỏa ước không cho phát triển và tàng trữ các loại vũ khí nguyên tử (NPT NNWS) để làm mất việc đảm bảo an ninh (NSA), tư thế mới của Hoa kỳ đưa ra có dụng ý xử dụng vũ khí đánh vào các mục tiêu quá khó khăn và khó thâm nhập trong khi trả đũa để chống lại loại vũ khí cho sát hại cả loạt và lúc đáp ứng tùy thuộc vào tình thế . Thực sự cái mà Trung quốc lo sợ nhất là cho xử dụng nguyên tử ngay khi cuộc chiến bất chợt bùng ra tại eo biển giữa Trung quốc với Đài Loan. Có điều duy nhất là Bắc kinh tin chắc rằng Hoa kỳ sẵn sàng can thiệp bằng quân sự khi Hoa lục dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan.
Đường lối của Hoa kỳ đối với Đài Loan là mối quan tâm thực nghiêm trọng của Trung quốc. Đứng trên quan điểm của Washington, Đài Loan có thể tự phòng thủ để chống lại sự bức bách bằng quân sự đang lên cao của Trung quốc. Đài Loan phải làm thế nào vẫn được coi như thành phần cốt yếu nằm trong chiến lược bảo vệ toàn bộ của Hoa kỳ tại vùng Đông Á châu (gồm có Nhật bản, Nam Hàn và các quốc đảo độc lập từng là thuộc địa của Anh Pháp nằm tại ven bờ Thái Bình Dương). Chiến lược đó bao hàm cả các quan hệ đồng minh, việc cho phép quân đội Hoa kỳ được hiện diện và chặn việc nổi lên của bất cứ cuờng quốc quan trọng nào có ý đụng tới quyền sống còn của Hoa kỳ.
Theo nội dung của bản văn được nói rộng ra hơn nữa, khả năng và quyết định giúp Đài Loan tự phòng thủ không phải chỉ để hoàn tất nghĩa vụ quan trọng của Hoa kỳ được cam kết chiếu theo đạo luật bang giao Đài Loan do quốc hội Hoa kỳ đã y chuẩn. Khả năng và quyết định này còn chứng tỏ quyết định và sự tin tưởng vào Hoa kỳ đối với các quốc gia đồng minh cũng như các nước bạn bè theo việc cam kết.
Tháng Tư 2001, chính quyền Bush đã chấp thuận bán số vũ khí lớn nhất cho Đài Loan đã được đề nghị trên cả chục năm nay. Bộ truởng Quốc phòng Tang Yaoming của Đài Loan được phép tham quan Hoa kỳ hồi tháng ba và đã họp mặt với các giới chức cao cấp của Hoa kỳ. Hoa kỳ và Đài Loan cũng đã đi vào việc bàn thảo cụ thể để tăng cường hợp tác phòng thủ song phương. Tất cả những việc triển khai này cho cụ thể thêm về lời tuyên bố tranh chấp của ông Bush là Hoa kỳ sẽ làm bất cứ gì để giúp cho Đài Loan tự bảo vệ lấy.
Rốt cuộc chính sách toàn bộ của Hoa kỳ vẫn còn như bí hiểm.
Trong khi tìm cách và ca tụng việc hợp tác của Trung quốc trong vấn đề chống khủng bố, chính sách của Hoa kỳ sau biến cố 11/9 đối với vùng Nam Á và Trung Á cũng khiến cho Trung quốc lo lắng (Hoa kỳ có thể đem quân đóng ngay sát biên giới Trung quốc),
Trung quốc đã quan tâm nhất về cuộc chiến Hoa kỳ cho kéo dài để trở thành tiền lệ để can thiệp vào nội bộ của Trung quốc trong tương lai và sẽ làm soi mòn thẩm quyền của LHQ. Sự hiện diện của quân đội Hoa kỳ đã được trải rộng và vĩnh viễn ngay ngưỡng cửa ra vào của Trung quốc, khiến cho Bắc Kinh nhìn thấy nó là một việc bao vây Trung quốc thực sự.
(KL)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.