Hôm nay,  

Tham Luận: "tương Lai Tài Trợ Các Dịch Vụ Xã Hội Cộng Đồng"

13/04/200200:00:00(Xem: 4362)
Đọc tại ĐẠI HỘI CĐNVTD/UC KỲ 16 tổ chức tại WOLLONGONG ngày 12 & 13/1/02

Diễn giả: Ô.Trần Văn Nhân, Điều Hợp Viên Xã Hội CĐNVTD/NSW

LTS: Trong xã hội tự do dân chủ như xã hội Úc, sự ổn định và phát triển của cộng đồng người Việt tự do tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tài chánh đóng một vai trò quan trọng. Là một cộng đồng tỵ nạn mới định cư tại Úc, nên suốt phần tư thế kỷ qua, tài chánh phát triển cộng đồng chúng ta chủ yếu dựa vào sự tài trợ của chính phủ liên bang và tiểu bang. Hiện tại, sự tài trợ này vừa bấp bênh, vừa đoản kỳ, và tương lai, chắc chắn khó có thể vĩnh viễn tồn tại. Điều này đòi hỏi các vị lãnh đạo trong cộng đồng phải nghĩ tới những đường lối, chính sách thích hợp, để có thể tạo hậu thuẫn tài chánh, giúp cộng đồng có thể đối phó được những khó khăn trong mai hậu, và duy trì được sự phát triển liên tục của cộng đồng trong tương lai. Với tầm nhìn xa trông rộng đó, tại Đại Hội CĐNVTD/UC kỳ 16 vừa qua, ông Trần Văn Nhân, Điều Hợp Viên Xã Hội CĐNVTD/NSW, đã đọc một bài tham luận nhan đề "TƯƠNG LAI TÀI TRỢ CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỘNG ĐỒNG", trong đó, ông trình bầy những khó khăn cộng đồng phải đối diện, và đưa ra một số đề nghị cho tương lai phát triển tài chánh của cộng đồng. Sàigòn Times xin chân thành cảm ơn ông Trần Văn Nhân, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả nguyên văn bài tham luận của ông. Sàigòn Times cũng hy vọng, qúy độc giả sẽ đón nhận bài tham luận của ông với thiện chí xây dựng, thiện chí phát triển cộng đồng trong bối cảnh thực tế của xã hội Úc hiện tại cũng như tương lai.

*
Kính thưa Ban Tổ Chức, quý vị đại diện Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại các Tiểu bang và Lãnh thổ, quý vị đại diện các Tổ chức, Hội đoàn, các Cơ quan Truyền thông cùng quý đồng hương.

Tôi hân hạnh được mời lên diễn đàn này để trình bày cùng quý vị một số điều quan tâm không những của Cộng đồng Việt nam chúng ta mà còn là nỗi ưu tư của nhiều cộng đồng còn mới mẻ trong việc hội nhập vào xã hội Đa văn hóa Úc. Đó là "chúng ta phải làm gì nếu trong tương lai Chánh phủ cắt hết những tài trợ cho các Cộng đồng sắc tộc để cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội".

Gần 27 năm định cư sau cuộc đổi đời nghiệt ngã tháng 4 năm 1975, Cộng đồng Việt Nam Tỵ Nạn tại Úc đã ngày càng phát triển không ngừng về dân số cũng như những thành công trong công ăn việc làm, giáo dục, duy trì văn hoá, phát triển các dịch vụ xã hội, từ thiện .v..v… Bên cạnh sự phát triển và thành công đó; chúng ta cũng thấy rằng nhu cầu về việc cung cấp dịch vụ phúc lợi xã hội, việc làm, văn hóa, y tế, gia cư .v..v... cũng ngày càng gia tăng và phức tạp hơn so với những ngày mới đến định cư nơi miền đất hứa này.

Trong những năm gần đây do ngân sách eo hẹp của Chánh phủ nên một số chương trình và dịch vụ xã hội của CĐNVTD ở mỗi tiểu bang đãù bị cắt giảm và tương lai tài trợ của Chánh phủ cũng không được bảo đảm. Là nhân viên phụ trách việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho cộng đồng, chúng tôi thường gặp những trở ngại trong việc xin tài trợ của Chánh phủ hàng năm hoặc mỗi 3 năm cho những chương trình xã hội của Cộng đồng. Việc cấp ngân khoản ngắn hạn và việc làm không bảo đảm đã gây nhiều khó khăn cho nhân viên xã hội trong việc đề ra những kế hoạch dài hạn cho chương trình phát triển cộng đồng và làm việc của mình, cũng như việc làm không ổn định đã làm cho một số nhân viên phải nản lòng hoặc bỏ việc giữa chừng đểø tìm những công việc khác thích hợp và lâu bền hơn.

Kể từ năm 1998 đến nay, chúng ta thấy được là nhiều dịch vụ về xã hội, huấn nghệ, tìm việc hoặc học Anh ngữ đã được Chánh phủ cho các công ty, hội đoàn lớn và tư nhân đấu thầu để cung cấp những dịch vụ này. Chính sách tư hữu hóa các dịch vụ của Chánh phủ đã làm lợi cho một số công ty lớn; nhưng cũng làm mất nhiều ngân khoản tài trợ cho các hội đoàn nhỏ, hoặc các cộng đồng sắc tộc không có khả năng cạnh tranh, trong đó có Cộng đồng Việt nam.

Chúng ta cũng thấy được xu hướng của Chánh phủ Liên Bang là muốn cung cấp ngân khoản cho các các cơ quan từ thiện lớn, hoặc các Trung Tâm Tài Nguyên Di Dân (Migrants Resource Centre) có nhiều chi nhánh để phục vụ cho tất cả mọi người chứ không riêng một sắc dân nào. Cộng Đồng NVTD chúng ta có Nội qui và Mục đích chỉ phục vụ cho nhu cầu của những người nói tiếng Việt mà thôi. Sự việc này tạo điều kiện dễ dàng cho chúng ta lập kế hoạch, chương trình phục vụ đồng hương và duy trì văn hóa dân tộc. Chúng ta không phải bận tâm nhiều về nhu cầu tái định cư hoặc các dịch vụ xã hội của các sắc dân khác ngoài người Việt. Tuy nhiên những lý do trên cũng làm giảm bớt lợi thế "cạnh tranh" của Cộng đồng Việt nam với các cơ quan khác trong việc đấu thầu hay xin trợ cấp của Chánh phủ.

Ví dụ như: CĐNVTD/NSW xin ngân khỏan $120.000 để thuê 2 nhân viên cố vấn và giúp đỡ người đánh bạc quá độ trong một năm. Trong khi đó một cơ quan "X" xin tài trợ $180.000 cho một năm, nhưng họ dự trù sẽ giúp cho mọi thân chủ từ các cộng đồng Việt, Miên, Lào và Trung hoa. Nếu cách thức và uy tín phục vụ cộng đồng trong công tác xã hội như nhau thì ta thấy cơ quan X có nhiều triển vọng được tài trợ hơn vì họ quảng cáo là sẽ phục vụ tới 4 cộng đồng sắc tộc trong đó có Cộng đồng Việt nam và số tiền xin trợ cấp không nhiều hơn chúng ta bao nhiêu. (Trong trường hợp này chúng ta không bàn tới sự hữu hiệu trong cách cung cấp dịch vụ, thông hiểu văn hoá hay ngôn ngữ của từng cộng đồng sắc tộc).

Nói tóm lại, chính sách hiện nay về xã hội của Chánh phủ có chiều hướng thay đổi bất lợi cho các cộng đồng sắc tộc, vì ngân sách cung cấp cho các dịch vụ xã hội ngày càng eo hẹp và không liên tục, và chính sách này:

- Tạo thuận lợi cho các tổ chức lớn, đã có cơ sở vật chất và quá trình phục vụ lâu năm.

- Đặt ưu tiên tài trợ cho những cơ quan có thể phục vụ nhiều nhóm thân chủ khác nhau.

- Nhằm tiết kiệm ngân quỹ theo cách nhìn của Chánh phủ và cơ quan tài trợ.

Với chiều hướng hoạch định Chính sách Xã hội của Chánh phủ không mấy thuận lợi trong việc duy trì các dịch vụ định cư và xã hội trong tương lai chúng ta phải nghĩ đến những sáng kiến hoặc kế hoạch cho tương lai lâu dài trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho đồng hương Việt nam trên toàn nước Úc mà không hoàn toàn lệ thuộc vào việc tài trợ của chánh phủ như hiện giờ. Chúng ta thử suy nghĩ và bàn thảo những dự kiến sau đây:

1. Đào tạo và tuyển dụng nhân viên thiện nguyện để phục vụ đồng hương.

2. Cung cấp dịch vụ xã hội và thu lệ phí (Fees for service).

3. Tự tạo ra ngân quỹ để thuê mướn nhân viên phục vụ xã hội cho đồng hương.

Về dự kiến thứ nhất: Chúng ta ai cũng biết và ghi nhận sự đóng góp thiện nguyện, không thù lao và không mệt mỏi của rất nhiều người trong cộng đồng chúng ta hay trong xã hội Úc nói chung. Nhưng để tìm nhiều người làm việc xã hội toàn thời, chuyên nghiệp và không lương thì không phải là một điều dễ làm cho bất cứ một cộng đồng nào trên nước Úc. Như thế, việc thu hút nhân viên thiện nguyện làm việc không thù lao toàn thời cho CĐ là chuyện khó có thể thực hiện được.

Về dự kiến thứ hai: Như chúng ta biết hầu hết những thân chủ của các dịch vụ phúc lợi xã hội là những người có lợi tức thấp, mới đến Úc, không rành tiếng Anh, thuộc thành phần cha mẹ đơn chiếc, già cả hay không hiểu nhiều về hệ thống an sinh xã hội, y tế, giáo dục ở Úc. Hơn nữa các dịch phúc lợi xã hội xưa nay vốn có "truyền thống miễn phí" nên cũng khó lòng thu lệ phí cho các dịch vụ này mà không cảm thấy áy náy đối với những thân chủ gặp cảnh khó khăn và rất cần sự giúp đỡ này. Và cho dù có thực hiện việc này đi chăng nữa cũng không dễ dàng thu đủ tiền để chi phí cho các dịch vụ xã hội cần thiết hiện có.

Dự kiến thứ ba: Làm sao để tạo ra một ngân quỹ hàng năm đủ lớn (từ 50.000 đến 500.000 Úc kim tuỳ theo nhu cầu từng địa phương) để thuê các nhân viên xã hội và phụ phí hành chánh để phục vụ cho những người đang cần sự giúp đỡ này"

Trong phần này chúng ta thử thảo luận một vài chuyện khả dĩ làm được để tạo ra ngân quỹ:

a) Thay đổi Nội qui để Cộng Đồng NVTD trở thành những tổ chức từ thiện, cứu tế công cộng không phân biệt nguồn gốc sắc tộc của đối tượng phục vụ (Public benevolence) qua đó sự đóng góp của mọi người sẽ được khai khấu trừ thuế lợi tức hàng năm. Qua tổ chức này, chúng ta kêu gọi sự đóng góp của đồng hương qua các chiến dịch gây quỹ sâu rộng trong quần chúng. Kinh nghiệm gần suốt 27 năm định cư nơi xứ Úc, chúng ta thấy, ngoại trừ một vài tổ chức Tôn giáo, hay các Cơ quan Từ thiện có tầm vóc quốc gia hay quốc tế như, Hội Hồng Thập Tự, World Vision... rất khó cho bất cứ hội đoàn nào thực hiện thành công được những dự án tạo ra sự đóng góp thường xuyên, liên tục và chắc chắn, để dùng tiền đó duy trì và cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho đồng hương.

b) Số tiền "lời", nếu có, từ các lần tổ chức Hội Chợ Tết hàng năm. Qua kinh nghiệm nhiều năm tổ chức Chợ Tết ở New South Wales, chúng ta thấy là CĐNVTD/NSW may mắn đã được "lời" liên tục, và số tiền có thể lên xuống hàng năm từ 10.000 đến 40.000 mỗi năm. Số tiền này quá ít so với nhu cầu chi tiêu nhiều mặt của Cộng Đồng: Từ việc đóng góp cho các Hội đoàn, tổ chức trong Cộng đồng đến việc tổ chức các lễ lạc Trung thu, Giỗ Tổ, biểu tình 30/4, ngoại giao .v.v… Đây là chưa nói đến trường hợp của nhiều Tiểu bang phải thâm thủng ngân quỹ trong các buổi tổ chức Hội Chợ Tết cho đồng hương. Vì vậy chúng ta thấy khó kỳ vọng vào dịp Hội Chợ Tết để tìm ra số ngân quỹ cần thiết cho dịch vụ phúc lợi xã hội và sinh hoạt Cộng đồng.

c) Cuối cùng tôi xin nói qua một ý kiến đã và đang gây nhiều tranh luận trong Cộng đồng chúng ta, đó là thành lập một Câu Lạc Bộ Cộng Đồng Việt Nam (Vietnamese Community Club).

Ai trong chúng ta cũng biết là Câu Lạc Bộ thì sẽ có hội viên và phải đóng niên liễm, CLB thì có nhiều sinh hoạt về văn hóa, văn nghệ, thể thao, nghệ thuật, giải trí v.v… và điều then chốt là có máy đánh bạc (poker machines). Chính những máy đánh bạc này đã và đang là nguồn lợi nhuận chủ yếu cho hầu hết các Câu Lạc Bộ, và cũng chính máy đánh bạc cũng là một trong những nguồn gốc gây ra sự táng gia bại sản, chia ly và thậm chí tự tử trong nhiều gia đình người Úc gốc Việt.

Như vậy thành lập Câu Lạc Bộ Cộng Đồng Việt Nam có thể tạo ra những hệ quả như sau:

* Những điều lợi:

Tạo ra một nơi sinh hoạt tương đối khang trang, có qui củ và đầy đủ phương tiện cho các lễ lạc, hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cho mọi người Việt và hội đoàn xử dụng. (Điều này còn tuỳ thuộc vào sự điều hành của Ban Giám Đốc và sự ủng hộ của các thành viên của Câu Lạc Bộ).

Tạo ngân quỹ đủ để cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của Cộng đồng, và trong đó có cả việc cung ứng các dịch vụ phúc lợi xã hội, mà không phải lệ thuộc quá nhiều vào các nguồn cung cấp ngân quỹ của Chánh phủ.

Tiếng nói của Cộng đồng sẽ mạnh hơn với chính quyền nếu chúng ta vững về tài chánh"

* Những điều hại:

Có thể gây ra sự tranh cãi và chia rẽ trong Cộng đồng do vấn đề các máy đánh bạc.

Có thểõ tạo thêm nhiều tệ nạn xã hội do những người đánh bạc quá độ gây nên.

Có thể có những vấn đề về quản trị hoặc phương hướng hoạt động.

Tưởng cũng cần nói thêm là có lẽ quý vị cũng biết là hầu hết những cộng đồng định cư lâu năm và hiện đang lớn mạnh tại Úc đều có những CLB cho riêng họ. Ví dụ như: Cộng đồng Ba Lan, Ý, Đức, Áo, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ … Và có cả những CLB của Cộng Đồng Công Giáo (Catholic & Community Clubs). Và đặc biệt có vài CLB liên quan đến các nước Á Châu như: CLB Úc-Á (Australasia Club), CLB Văn Hóa Cộng Đồng Trung Hoa, CLB Quan Thoại (Mandarin Club) và CLB Nhật Bản Quốc Tế (International Nippon Club).

Sau hơn 2 thập niên lưu vong, chúng ta hiện có hơn 200.000 người Việt sinh sống ở Úc. Lẽ dĩ nhiên trong mọi người chúng ta sẽ có rất nhiều sáng kiến trong việc tạo ngân quỹ sinh hoạt cho Cộng đồng. Tôi chỉ xin nêu ra những điểm trên để gợi ý cho chúng ta suy nghĩ, "Liệu việc thành lập một Câu Lạc Bộ Cộng Đồng Việt Nam ở những nơi có đông người Việt định cư là có quáù sớm chăng, và có nên làm không sau khi cân nhắc những hệ quả của việc này"". Mong mọi người góp ý và khai triển thêm vấn đề.

Trân trọng cảm ơn và kính chào quý vị.
Trần Văn Nhân
Sydney 01/2002

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.