Hôm nay,  

2 Lm Huế Xin Hđ Giám Mục Vn Bênh Vực Lm Lý

24/10/200100:00:00(Xem: 3671)
HUẾ (VB) - Tin tức về cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Huê

Bản tin ngày 22-10-2001

1. Thư kêu cứu gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam
Kính thưa Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN
Kính thưa Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGMVN
Kính thưa Quý Đức Cha trong HĐGMVM
Chúng con là linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, giáo phận Huế, kính gởi đến Quý Đức Cha lời kêu cứu khẩn cấp sau đây:
Kính thưa Quý Đức Cha,
Sáng ngày 19-10-2001, tại thành phố Huế, sau một phiên tòa qua loa (không có luật sư biện hộ), vội vã (chưa đến 2 tiếng đồng hồ), bí mật (chỉ gồm người của chính quyền) (đúng ra là một cuộc đấu tố man rợ), cha Tađêô Nguyễn Văn Lý đã bị kết án 15 năm tù ở và 5 năm quản chế tại gia với cái gọi là "tội chống lại quyết định quản chế của nhà nước" (2 năm) và "tội phá hoại sự đoàn kết quốc gia dân tộc" (13 năm).
Đó là hậu quả của việc cha Lý đã đưa ra 9 Lời Kêu Gọi cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền trên đất nước, 2 Lời Chứng trước Quốc Hội Hoa Kỳ về hiện trạng các tôn giáo (đặc biệt là Công giáo) tại Việt Nam, 19 Biên Bản về những vi phạm nhân quyền của chính quyền Cộng sản, và nhiều lá thư gởi đến từng vị trong HĐGM, xin Quý Đức Cha can đảm dành lại tự do cho Giáo hội và cho con người.
Đó cũng là hậu quả của việc cha Lý đã leo lên tháp nhà thờ Nguyệt Biều treo hai bảng "Chúng tôi cần tự do tôn giáo" và "Tự do tôn giáo hay là chết", đã cùng giáo dân Nguyệt Biều lội xuống ruộng dành lại (cách bất bạo động) tài sản của Giáo hội, đã bất chấp "lệnh quản chế tại gia" và "lệnh cấm thi hành chức vụ linh mục" dựa trên Nghị định vi hiến 31/CP, đã dạy cho giáo dân An Truyền về tuyên ngôn Tự do tôn giáo của Công đồng Vatican II, đã phê bình phản kháng Nghị quyết 26/CP trước giáo dân An Truyền và chính quyền xã Phú An, đã cùng với nhiều vị lãnh đạo tôn giáo bạn thành lập Hội đồng Liên tôn Đoàn kết Quốc nội nhằm tranh đấu cho tự do tôn giáo...
Giờ đây chúng con đang nghe vang lên bên tai lời Kinh Thánh: "Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta" (St 4,10). "Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức" (Lc 4,18). Chúng con cũng nhớ lại Thư Chung (TC) năm 2001 Quý Đức Cha vừa gởi đến cộng đồng dân Chúa. Trong Thư Chung đó,
- Quý Đức Cha khẳng định với chúng con: "Các Giám mục và Hội đồng Giám mục chúng tôi không ngừng đồng hành với anh chị em" (TC số 5).
- Quý Đức Cha rao giảng cho chúng con: "Chính Thiên Chúa bảo đảm phẩm giá của con người. (Ngài đã) sai Ngôi Lời xuống thế làm người để ở cùng chúng ta (x. Ga 1,14) và Con Thiên Chúa làm người đang tự đồng hóa với những con người nhỏ bé nghèo hèn nhất (x. Mt 25,31-46)" (TC số 17).
- Quý Đức Cha dạy dỗ chúng con hãy "hợp tác với mọi người thành tâm thiện chí đẩy lùi nền văn hóa của sự chết với lối sống gian dối, áp bức, bất công, bạo lực, phi nhân, bằng cách phát triển mọât xã hội mới với lối sống chân thật, công bằng, tôn trọng sự sống và các quyền con người" (TC số 15)
- Quý Đức Cha mời gọi tất cả chúng con "trở thành những cộng đoàn hiệp thông và hợp nhất, chung sức thi hành sứ mạngï yêu thương và phục vụ, đặc biệt đối với người nghèo, người bị bỏ rơi, bị loại trừ" (TC số 22).
Chúng con cũng được biết Thượng Hội Đồng Giám mục đang nhóm họp tại Rôma đã chọn đề tài: "Giám mục, người phục vụ Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô cho niềm hy vọng của thế giới" cũng như đã đề cao tấm gương của những giám mục từng sống và chết vì bênh vực nhân quyền trong thế giới hiện đại.
Vậy chúng con có lý để hy vọng rằng Quý Đức Cha sẽ sớm đồng thanh lên tiếng (như bao nhiều người trên thế giới đã và đang lên tiếng) trước bất công tày trời, phiên tòa ngụy tạo và bản án tàn độc mà chính quyền cộng sản Việt Nam vừa giáng xuống cho một người anh em trong chức linh mục của Quý Đức Cha, cho một thành viên của cộng đồng dân Chúa, cho một chứng nhân can đảm và ngôn sứ bất khuất mà cả thế giới đang ngưỡng mộ kính phục.
Kính xin Thần Khí bảy ơn tràn đầy trên Quý Đức Cha.
Viết tại Huế ngày 21-10-2001
Chúa Nhật Truyền Giáo
Chúng con
Phêrô Nguyễn Hữu Giải & Phêrô Phan Văn Lợi

2- An Truyền: nhật ký đau thương (6)
Tối thứ tư ngày 17-10-2001, giáo dân An Truyền nghe được tin từ đài Á Châu Tự Do loan báo cho biết : ngày 19-10-2001, chính quyền Cộng sản Việt Nam sẽ mở phiên tòa xét xử cha quản xứ Tađêô Nguyễn Văn Lý. Nghe thế, ai nấy đều hoang mang và lo sợ, chẳng biết tòa sẽ xét xử như thế nào.
Dù không được mời, nhưng vì có ý định đi xem xử cho biết (ngỡ rằng có thể), nên giáo dân đã dùng mọi phương tiện: người đi xe, kẻ đi bộ, để lên thành phố. Một số khởi hành từ chiều ngày 18-10, lên Huế ở lại nhà bà con. Số khác túc tắc cuốc bộ từ tối hôm đó cho đến rạng sáng ngày 19-10-2001. Nhưng những ai bắt đầu đi từ 6-7 giờ sáng đều bị nhân viên chính quyền chặn lại (ở 3 trạm), buộc quay lui. Cự nự thì bọn chúng đánh liền! Thấy thế, một số giáo dân bèn ăn bận nhếch nhác, đèo trên xe đạp một vật gì đó, giả đi lao động, giấu trong người y phục đàng hoàng, lên tới thành phố mới mặc. Tổng cộng có chừng hơn 160 bà con lên tới thành phố.
Thoạt tiên, họ đến đường Lê Lợi, tới gần trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh, hy vọng cha sở sẽ bị dẫn ra từ lao chính Thừa Phủ (nằm ngay sau UBND) để nhìn mặt ngài. Thế nhưng họ đã bị công an xua đuổi. Họ bèn đến số 22 rồi 25 đường Nguyễn Huệ (nơi có tòa án nhân dân thành phố và tòa án nhân dân tỉnh) nhưng thấy vắng hoe. Đoán chừng là tại Lao tạm ở đường Lê Quý Đôn, giáo dân bèn tuốn về đó. Đến đường Hùng Vương và đường Bà Triệu (hai con đường này -khá dài- cùng với Lê Quý Đôn -một con đường rất ngắn, khoảng 600m- làm thành một góc tam giác), giáo dân thấy công an rất đông. Nhưng công an xua đuổi, không cho ai đi vào đường Lê Quý Đôn cả. Thế là đúng rồi! Vài giáo dân ghé vào một quán bún ở đường Hùng Vương, vừa gọi bún ăn vừa ngó vọng vào tòa nhà thuộc Lao tạm. Họ thấy xe bít bùng (của nhà tù) cũng như xe công an và xe hơi đậu dọc đường Lê Quý Đôn rất nhiều. Thế nhưng lát sau họ cũng bị công an đuổi khỏi quán. Xin lưu ý là đồn công an thành phố Huế (42 Hùng Vương) gần như đối diện với Lê Quý Đôn. Giáo dân nói với nhau: "Chọn con đường ngắn, dễ chặn hai đầu, lại gần đồn Công an. Đúng là thuận tiện để xử kín!"
Nhưng không phải chỉ đông công an ở khu vực này. Nhiều người thấy công an còn rải ở những khu vực có các giáo xứ lớn trong thành phố như Phủ Cam, Mẹ Hằng Cứu Giúp... Công an cũng đặt nút chặn ở giáo xứ Nguyệt Biều, khiến nhiều giáo dân như Hoàng Trọng Dũng, Võ Văn Bi... bị đuổi lui. Và ngay từ tối 18-10, họ đã phong tỏa chặt chẽ nhà xứ Lương Văn (nơi cha Giải cư trú) và nhà riêng của cha Lợi ở đường Phan Chu Trinh (mỗi vị được từ 10 đến 15 tay công an canh chừng cho đến trưa ngày 19-10).
Trở lại chuyện giáo dân An Truyền. Anh chị em đứng từng nhóm nhỏ trên đường Hùng Vương và Bà Triệu hoặc trong sân của Nhà hát lớn thành phố, ngó vọng vào nơi cha xứ thân yêu của họ đang cô đơn giữa bầy thú đội lốt người, chịu một màn đấu tố (chứ không phải phiên tòa) man rợ, thô bỉ, trắng trợn, chưa từng có trong nền pháp lý của nhân loại (vì đâu có luật sư, thân bằng quyến thuộc cũng như đại diện của giáo quyền!). Đến khoảng 9giờ rưỡi thì thấy đoàn người trong nhà xử án túa ra. Giáo dân cũng đành về lại nhà, trong nỗi xót đau và lời cầu nguyện. Bây giờ họ mới hiểu hơn vì sao chủ chăn của họ đã quyết liệt tranh đấu: trong chế độ Cộng sản này, con người bị đối xử như súc vật!
Đến chiều, vào lúc 16 giờ, một cán bộ tên Đức đến báo với ông thôn trưởng (có giáo dân vây quanh) là cha Lý bị kêu án "15 năm tù ở và 5 năm tù treo", nhưng giáo dân không tin: bản án gì mà tàn ác vậy! Tên Đức liền nói: "Không tin thì tối xem truyền hình". Quá phẫn uất, giáo dân đồng thanh la to: "Tòa án ô nhục! Tòa án bất công! Tòa án trong nội bộ với nhau! Cha Lý giáo xứ chúng tôi tù mấy năm, chúng tôi cũng chờ đợi!"
Đến 19g20, xem truyền hình (mục tin 3 phút), giáo dân thấy cha quản xứ gầy ốm và già đi nhiều. Quanh ngài, chẳng thấy luật sư, chỉ có chánh án, phụ thẩm nhân dân và viện kiểm sát làm công tố. Giả như có luật sư thì cũng là luật sư của nhà nước, chỉ biết làm mỗi một việc là xin khoan hồng cho bị can. Ở hàng ghế nhân chứng, giáo nhân nhận ra nhiều khuôn mặt cán bộ địa phương xã Phú An: Đặng Công Diệu, chủ tịch xã; Nguyễn Hữu Quang, trưởng công an xã; Đức (phó chủ tịch); Lai (mặt trận tổ quốc); Hậu, Thành, Chuống, Tâm... Đến lúc "tòa" tuyên án, giáo dân thấy cha Lý nhắm kín mắt. Hồi chính quyền đọc lệnh quản chế, ngài cũng từng nhắm mắt như thế để bày tỏ thái độ phản kháng và khinh bỉ đối với thứ luật rừng dã man của Cộng sản.
Dù vậy, sau khi nghe án tù cha quản xứ, giáo dân đã ùa lên khóc nức nở. Nhiều người cho đến nay vẫn ăn không vô, làm không được, ngủ cũng chẳng yên. Tâm hồn cứ mãi thổn thức, đau xót. Trong nhà thờ An Truyền vang lên những tiếng kêu não lòng đứt ruột: "Cha ơi Cha, Cha đi đâu bỏ chúng con" Biết bao giờ mới gặp Cha lại, Cha ơi!"
· Họa vô đơn chí! Đang lúc chủ chăn của họ bị kết án cách bất công trong một phiên tòa ngụy tạo, thì hội đồng giáo xứ An Truyền (tới tòa TGM Huế lúc 8giờ sáng theo lệnh Đức TGM), cũng đau đớn nghe lời phán quyết của vị bản quyền: "Giáo xứ bị phạt không có thánh lễ vì đã tỏ ra bất kính đối với các cha về làm lễ cho giáo xứ!". Hết sức ngỡ ngàng, họ thừ người ra. Cuối cùng, nhớ lại nhiều sự kiện (như trình bày dưới đây), họ mới hiểu.


Số là có một cha nọ từng "trấn an" họ sau ngày cha Lý bị bắt: "Dẫu sao Bác Hồ vẫn là con người có đức độ, biết thương dân". Họ đáp ngay: "Học hết sách như Cha mà còn nói thế được sao"" và họ đã đi nhà thờ khác, không dự thánh lễ do ngài cử hành. Một cha thứ hai (chúng tôi xin tạm gọi là "cha tạm quản"), sau khi đến làm lễ Chúa nhật cho giáo dân, thường nán lại khá lâu (trong lúc các cha khác về liền); ngài lân la dò hỏi mấy ông trong hội đồng giáo xứ về tiền bạc của cha Lý và của giáo xứ. Thấy cha đặt những câu hỏi y như công an đã đặt cho họ, mấy ông hội đồng giáo xứ mới thưa với ngài: "Chúng con hỏi thật, có phải công an nhờ Cha điều tra dùm về chuyện tiền bạc không"". Giáo dân từng thấy ngài trò chuyện với Phạm Đức Thuận, tay công an đặc trách Công giáo, cũng như nhiều lần vào trụ sở xã Phú An. Cũng chính vị này đã cấm giáo dân cầu nguyện công khai cho cha Lý hôm lễ bổn mạng giáo xứ (15-8-01, dời sang ngày 19-8-01), nhưng họ đã bất chấp mệnh lệnh này, thành thử người làm lời cầu nguyện đã bị công an gọi "làm việc" (xin xem lại Bản tin ngày 24-8 và 17-9-01). Một lần khác, vị tạm quản này nhờ một cha bạn về "ngồi tòa" cho giáo dân. Để giới thiệu vị giải tội, cha gởi cho giáo xứ một lá thư viết rằng: "Tôi đã có xin công an cho phép cha... về giải tội cho anh chị em". Họ liền tẩy chay vị này (chỉ có một người duy nhất xưng tội) và sau đó thưa lại với cha tạm quản: "Cái gì cha cũng bày đặt xin phép công an cả, thì bao giờ Giáo hội mới tự do"". Sự kiện gần đây nhất là ngài có vẻ đã dọn đường cho công an về lấy chữ ký của giáo dân xin một quản xứ mới (xin xem lại bản tin 16-10-01).
Hôm chủ nhật 14-10, trước giờ thánh lễ, một số giáo dân đã gặp cha tạm quản, nhắc lại những lời nói và cử chỉ của ngài trong thời gian qua (nhiều lắm, trên đây chỉ là những gì tiêu biểu) đã chạm đến vết thương lòng của giáo xứ và bộc lộ một lập trường "quốc doanh" quá rõ rệt. Ngài bỏ lên Huế, không làm lễ. Và hậu quả là hình phạt giáo dân nhận cùng ngày cùng giờ với quản xứ của họ! Hôm chủ nhật 21-10, giáo dân An Truyền đã phải đến Nam Phổ dự lễ.
Tưởng cũng nên nhắc lại, dẫu rất đau lòng (vì chúng tôi phải đứng về phía các nạn nhân): kể từ ngày cha Lý bị bắt (17-5), giáo dân An Truyền chưa một lần được mục tử về viếng thăm an ủi hay được mục tử tiếp tại tòa TGM, mặc dầu họ đã cử nhiều phái đoàn lên kêu cứu về chuyện chính quyền đàn áp họ!"!

3- Vài phản ứng chung quanh vụ xử án cha Lý
Cuộc xử án thầm kín trong phiên tòa ngụy tạo với bản án tàn độc đã gây sửng sốt, ngao ngán và phẫn nộ nơi người công giáo cũng như nhân dân thành phố Huế (và chắc là mọi con người có lương tri khắp hoàn vũ). Họ không ngờ rằng bước vào thế kỷ 21 này rồi, mà trên hành tinh này lại còn có thể có thứ "công lý" như vậy. Thật là nhục nhã và đau xót cho dân tộc Việt Nam! Những lời sau đây của nhà báo cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần (chúng tôi xin phép trích lại một đoạn) có lẽ phản ảnh thực chất vấn đề và tâm tình của người dân Việt Nam: "Cha Lý bị xử 15 năm tù chỉ vì bộ luật rừng CSVN, bộ luật thời man di mọi rợ. Cha Lý biểu tình bất bạo động vẫn bị tù chứng tỏ xã hội do CSVN đặt ra là một xã hội dã man của thời Trung Cổ phong kiến. Lệnh quản chế không có trong pháp luật là biểu hiện một xã hội kềm kẹp, áp bức nhân dân, đàn áp mọi thứ tự do. Xử án không dám công khai, chứng tỏ CSVN không có chính nghĩa. Xử án không có luật sư bào chữa biện hộ, chứng tỏ CS sợ sự thật. Đòi tự do tôn giáo vẫn bị tù chứng tỏ CSVN muốn tiêu diệt tôn giáo. Xin tất cả chúng ta làm những gì có thể làm được tại địa phương mình để vạch trần bộ mặt dã man rừng rú của CSVN".
Ở đây chúng tôi xin ghi lại vài phản ứng khác nhau. Có một sinh viên vào quán cơm nọ đã phát biểu: "Ông cha Lý đó không chịu tu hành mà lại làm chính trị!" Chủ quán, một người công giáo, trả lời: "Chú em học tới đại học mà còn ăn nói ngu như vậy sao" (sic) Ông cha Lý có lập đảng phái để tranh quyền với nhà nước hay lập quân đội để lật đổ nhà nước không mà chú em bảo rằng ngài làm chính trị""
Một linh mục quản xứ, sáng ngày 20-10, khi mở đầu thánh lễ, đã mời gọi giáo dân: "Xin anh chị em hôm nay cầu nguyện đặc biệt cho một linh mục" (sic). Ngài chỉ nói đơn giản thế, khiến nhiều giáo dân thắc mắc. Cuối cùng, nặn óc lắm họ mới hiểu. Sau lễ, họ bàn tán với nhau: "Cha cũng có lòng tốt, biết nhớ tới người anh em mình đang hoạn nạn. Dù vậy, ngài vẫn còn bị sự sợ hãi khống chế, không dám nói thẳng. Sự khủng bố của Cộng sản ghê gớm thật!"
Một nữ giáo dân Phủ Cam, sau khi xem truyền hình, đã phát biểu: "Tội nghiệp cha Lý quá! Ai cũng thấy rõ ràng là một vụ xử án bất công! Thật khốn nạn! Giờ đây chỉ mong Đức Cha, các Đức Cha, các cha lên tiếng cho mạnh mẽ. Đáng lẽ các ngài phải lên tiếng từ ngày cha Lý bị bắt!"
Cho đến nay thì tòa TGM Huế vẫn im ắng!

4- Nhật báo Nhân Dân tới phỏng vấn cha Lợi
Lúc 10 giờ sáng ngày 22-10, thiếu tá công an Phạm Văn Trạch đã dẫn hai người đàn ông đến nhà cha Lợi. Sau khi tự giới thiệu tên là Thanh Trang (khoảng 60t) và Thế Dân (khoảng 40t), phóng viên của báo Nhân Dân, họ đã đặt câu hỏi và cha Lợi trả lời như sau:
- Linh mục nghĩ sao về phiên tòa xử ông Lý"
- Trước hết, bản thân tôi không được dự, vì bị nhiều công an phong tỏa quanh nhà. Chắc đây là lệnh của anh Trạch! Hai là mục tin tức về phiên tòa trên tivi quá ngắn. Nếu các ông muốn tôi bày tỏ ý kiến, xin vui lòng cho tôi xem cuộn băng vidéo hoặc bài tường thuật trung thực, đầy đủ (nếu có) về phiên tòa. Để tôi xem có đủ mọi thành phần và yếu tố pháp lý của một tòa án như quốc tế đòi hỏi không, bản cáo trạng có trung thực không, luật sư có hết mình đứng về phía bị can không, bị can có được tự do trả lời không, các chứng nhân của bên nguyên và bên bị có nói thật không, bản án có hợp lý và hợp luật theo tiêu chuẩn công pháp quốc tế không. Và vì cha Lý là một nhân vật quốc tế, vụ việc của ngài mang tầm mức quốc tế, nên tại phiên tòa có phóng viên quốc tế không" Lúc ấy, tôi sẽ có ý kiến thẳng thắn, rõ ràng. Các ông là nhà báo nên chắc là có băng hình hoặc bài tường thuật đáng tin cậy"! Nếu có sẵn đây thì xin vui lòng cho tôi hay cho tôi mượn xem đi!
(Ba người khách im lặng, chẳng lòi ra tài liệu nào!"! Họ bèn đánh trống lảng:)
- Linh mục nghĩ sao về những việc làm của ông Lý"
- Điều này, tôi đã từng nói với anh Trạch, nay tôi xin lặp lại. Tôi hoàn toàn nhất trí với những gì cha Lý đã viết và đã làm, từ việc đưa ra 9 Lời Kêu Gọi cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, 2 Lời Chứng trước Quốc Hội Hoa Kỳ về hiện trạng các tôn giáo tại Việt Nam, 19 Biên Bản về những vi phạm nhân quyền của chính quyền Cộng sản... cho đến việc đã leo lên tháp nhà thờ Nguyệt Biều treo hai bảng "Chúng tôi cần tự do tôn giáo" và "Tự do tôn giáo hay là chết", đã cùng giáo dân Nguyệt Biều lội xuống ruộng dành lại tài sản của Giáo hội bị cộng sản cướp từ 1975, đã bất chấp "lệnh quản chế tại gia" và "lệnh cấm thi hành chức vụ linh mục" dựa trên Nghị định vi hiến 31/CP, đã dạy cho giáo dân An Truyền về tuyên ngôn Tự do tôn giáo của Công đồng Vatican II, đã phê bình phản kháng Nghị quyết thòng lọng 26/CP trước giáo dân và chính quyền... Nếu kết án cha Lý về những chuyện này thì đó là vi phạm nhân quyền, là tàn ác, là vô nhân đạo!
- Ông Lý phản đối việc ký Thương ước với Hoa Kỳ. Linh mục nghĩ sao"
- Xin quý ông đọc cho kỹ Lời chứng thứ nhất của cha Lý trước Quốc Hội Mỹ, đừng cắt xén, đừng đục bỏ, đừng quên văn mạch chung. Quý ông là phóng viên chắc hiểu rõ điều này. Cha Lý không chống lại việc ký Thương ước. Cha vẫn mong có Thương ước để kinh tế Việt Nam đi lên, người dân Việt Nam đỡ thất nghiệp. Nhưng cha đặt 2 điều kiện: 1- Thương ước phải có lợi cho mọi người dân Việt Nam chứ không chỉ cho đảng Cộng sản; 2- Thương ước phải đi đôi với nhân quyền. Nếu kết án cha Lý chống Thương ước thì đó là vu khống trắng trợn.
- Trong thực tế, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Thương ước rồi đó!
- Tôi biết. Nhưng kèm theo Thương ước này, Hạ viện đã biểu quyết Dự luật Nhân quyền với 1 phiếu chống và 410 thuận. Thượng viện thì chưa biểu quyết Dự luật này. Đồng bào Việt Nam hải ngoại đang vận động, và tôi mong họ vận động thành công.
- Thượng viện Mỹ có thông qua Dự luật Nhân quyền đâu!
- Quý ông đừng nói là "không"! Chưa đấy thôi! Với tình trạng nhân quyền hiện nay tại Việt Nam, nhất là qua vụ xử cha Lý, tôi tin chắc thế nào Thượng viện Mỹ cũng thông qua Dự luật này. À! Mà tôi xin nhắc quý ông, đây chỉ là một cuộc trao đổi thôi. Tôi không muốn nó thành cuộc phỏng vấn để quý ông đưa lên báo. Tôi chưa và sẽ không bao giờ cho báo đài Cộng sản phỏng vấn cả! Nhiều anh em tôi đã bị phóng viên xuyên tạc lời phát biểu mà không có cách gì đính chính lại được. Thay vì là tôi tớ của sự thật, đài báo tại Việt Nam chỉ là công cụ của đảng Cộng sản. Quý ông nhớ nhé, tôi không chấp nhận lên báo Nhân Dân đâu! Tôi thích nói thẳng như vậy, quý ông đừng phiền lòng nhé.
Đến đây, thấy chẳng được ích gì hơn, ba vị "khách quý" đành đứng lên ra về.

Phóng viên tường trình từ Huế

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.