Hôm nay,  

Nhận Định Về Viễn Ảnh Thương Ước Việt-mỹ

15/10/200100:00:00(Xem: 4002)
Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia kinh tế về tác động của Hiệp định này đối với nền kinh tế Việt Nam, do Thời Báo Kinh Tế tại VN ghi nhận.

Ông Andrew Steer, Trưởng đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng Hiệp định thương mại đem lại cho Việt Nam ba điểm lợi: Trong bối cảnh kinh tế thế giới không mấy sáng sủa, việc ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ mang lại cho Việt Nam ba điểm lợi. Với mức thuế suất của nhiều mặt hàng giảm từ 40% xuống còn 4%, xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng. Ngân hàng Thế giới dự báo xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng từ 368 triệu USD (mức năm 2000) lên một tỷ USD/năm trong vòng bốn năm tới. Thứ hai là vị thế của Việt Nam sẽ được nâng lên trên trường quốc tế. Sẽ có một số nhà đầu tư nước ngoài đến đây để xây dựng nhà máy sản xuất hàng đi Mỹ. Và cuối cùng là bằng những cam kết thực hiện dần việc minh bạch hóa, giảm thuế suất, bỏ hàng rào phi thuế quan, cởi mở hơn nữa cho đầu tư nước ngoài, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... môi trường kinh doanh của Việt Nam chắc chắn sẽ ngày một tốt hơn. Mọi bên đều có lợi!

Tiến sĩ Trần Quốc Hùng làm việc tại Luân Đôn, Anh cho rằng hiệp định sẽ giúp Việt Nam sẽ hội nhập tốt hơn:

Trong ngắn hạn, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ có một số tác động tích cực nhất định. Nền kinh tế Mỹ hiện đang bị suy thoái, mức cầu nhập khẩu bị giới hạn. Tuy nhiên, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam có trình độ công nghệ thấp, lợi thế cạnh tranh chủ yếu là giá rẻ, nên vẫn có khả năng thâm nhập thị trường Mỹ.

Tác động tích cực và quan trọng hơn của Hiệp định Thương mại là ảnh hưởng lâu dài của nó. Cùng với Hiệp định Thương mại, cam kết AFTA và các cuộc đàm phán chuẩn bị gia nhập WTO đã hình thành một hệ thống cam kết song phương và đa phương giữa Việt Nam và các khu vực kinh tế lớn trên thế giới. Hệ thống cam kết này có tính pháp lý, vừa quốc tế vừa trong nước, sẽ định chế hóa công cuộc cải cách cơ cấu ở Việt Nam. Với mục tiêu, lộ trình và thời gian thực hiện được hoạch định một cách cụ thể, nó sẽ thúc đẩy tiến trình cải cách cơ cấu và xây dựng cơ chế thị trường lành mạnh và hiện đại. Đây là nội dung chính của việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nó sẽ giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn và có lợi ích hơn vào nền kinh tế thế giới, cũng như phát triển thịtrường trong nước với sức mua ngày càng cao.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, thì lưu ý rằng trước mắt, xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp bất lợi:

Kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn suy thoái từ đầu năm 2001 và nguy cơ khủng hoảng trầm trọng hơn sau vụ khủng bố 11-9. Với việc tấn công vào Afghanistan của liên quân Mỹ - Anh từ sáng 8-10, tình hình kinh tế Mỹ càng bị đặt trước nhiều yếu tố không xác định được. Nếu việc tấn công này sẽ giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn thì kinh tế Mỹ có triển vọng hồi phục vào khoảng giữa năm 2002. Nhưng nếu cục diện này kéo dài và kéo theo những cuộc khủng bố mới, kinh tế Mỹ sẽ lún sâu hơn vào quá trình suy thoái.

Chi phí tái thiết New York sau vụ khủng bố 11-9 và chi tiêu quân sự cho việc tấn công Afghanistan sẽ tạo ra nhiều nhu cầu mới kích thích một bộ phận kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các nhu cầu này ít có tác dụng đến nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Ngược lại, tình hình ngày càng xấu liên quan đến chi tiêu cá nhân ở Mỹ sẽ bất lợi cho xuất khẩu từ nhiều nước kể cả Việt Nam. Chi tiêu cá nhân chiếm gần 70% tổng nhu cầu của nền kinh tế nước này, đã giảm từ đầu năm 2001, có khuynh hướng giảm nhanh sau vụ khủng bố 11-9, và sẽ khó hồi phục trước tình hình hiện nay.

Tóm lại, diễn biến gần đây ở Mỹ sẽ bất lợi cho xuất khẩu của Việt Nam và Hiệp định Thương mại chưa thể phát huy tác dụng trong 1-2 năm tới.

Ông Võ Tá Hân (Singapore), một chuyên gia tài chánh tại Singapore lưu ý Không nên dựa quá nhiều vào một thị trường nào:

Với thị trường tiêu thụ nội địa và số lượng nhập khẩu hàng năm khổng lồ, Mỹ đã và sẽ tiếp tục là đầu tàu của đoàn xe kinh tế toàn cầu. Hội nhập vào thị trường thế giới mà không tạo được mối liên hệ thương mại bình thường với Mỹ thì cũng chẳng khác gì hòa vào một đoàn diễu hành nhưng lại ngồi trong khi mọi người đều đã đứng dậy!

Kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái, nhưng tình trạng yếu kém này thực ra chỉ là một diễn biến ngắn hạn và rồi cũng sẽ đi qua như những lần suy thoái khác trong quá khứ. Do đó, trong việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cũng không nên quá lo lắng. Chỉ có điều là trong tương lai, cần giữ mức độ cân bằng trong quan hệ thương mại đối với tất cả bạn hàng trên thế giới chứ không nên dựa quá nhiều vào bất cứ thị trường nào, kể cả Mỹ.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Cố vấn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư CSVN cho là cơ hội vẫn lớn:

Nền kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn suy thoái, có thể kéo dài từ nay đến tháng 6-2002, chắc chắn sẽ hạn chế phần nào khả năng tăng nhanh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ cũng như thu hút thêm nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam - trong đó có đầu tư từ Mỹ - để sử dụng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Song, nếu xét tỷ trọng rất nhỏ bé của xuất khẩu Việt Nam (800 triệu USD trên tổng số nhập khẩu khoảng 1.000 tỷ USD của Mỹ) thì sự suy thoái trên có tác động không nặng nề bằng tác động đối với các nước khác trong khu vực.

Người Mỹ giảm chi tiêu, song chủ yếu đối với các sản phẩm đắt tiền, xa xỉ, mà Việt Nam chưa xuất khẩu, trong khi sự giảm sút về các mặt hàng may mặc, da giày hay thủy sản mà Việt Nam xuất khẩu có mức độ hạn chế hơn. Rồi đây, nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế thế giới sẽ hồi phục với công nghệ mới hơn, với những doanh nghiệp mạnh hơn.

Như vậy, suy thoái cũng là một quá trình đào thải tuy đau đớn nhưng cũng có ý nghĩa tích cực như một sự "tàn phá sáng tạo" chứ không chỉ có ý nghĩa tiêu cực. Vì vậy, cơ hội vẫn là cơ bản, là to lớn, vấn đề đối với doanh nghiệp Việt Nam là quyết tâm, trí tuệ và năng lực hành động.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.