Hôm nay,  

Mạnh Tới Bao Giờ?

16/10/200000:00:00(Xem: 4609)
Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ còn giữ được mức tăng trưởng tới bao giờ" Đó là câu hỏi nhiều chuyên gia đặt ra cho một thời tăng trưởng kéo dài kỷ lục hiện nay. Và bao giờ thì tới chu kỳ đi xuống"
Nhiều chuyên gia cho rằng đã tới lúc phải lo ngại là vừa. Và dấu hiệu đầu tiên để thấy chính là mức tăng nợ của dân Mỹ. Tuần qua, Bộ Thương Mại tường trình rằng liên tục tháng thứ nhì, trong tháng 8, dân Mỹ đã tiêu xài nhiều hơn là mức họ kiếm được, và điều này đã đẩy tỉ lệ tiết kiệm vào con số âm. Mà tỉ lệ tiết kiệm hiện nay cũng đâu có cao gì: tỉ lệ tiết kiệm này đã ở mức thấp nhất, 0.2%, kể từ khi Hoa Kỳ lập hồ sơ tường trình hàng tháng kể từ năm 1959.

Vấn đề chính là, “phép lạ Hao Kỳ” đã được mua bằng tiền nợ. Người ta không thể hiểu nổi mức tăng lớn lao của kinh tế Mỹ và sự suy giảm thất nghiệp trong các năm gần đây nếu không khảo sát quan hệ thân thiết đã phát triển giữa sức bành trướng kinh tế, sự tạo ra viện làm và khối nợ tín dụng của dân Mỹ tăng ào ạt. Các công ty thẻ tín dụng đang mở túi cho vay ở mức độ kỷ lục. Hàng triệu dân Mỹ đang xài tín dụng, và vì thế, hàng triệu người Mỹ khác mới có việc làm - thay vì thất nghiệp - để làm ra hàng hóa và thực hiện các dịch vụ. Thế nên, kinh tế có vẻ mạnh hơn bao giờ hết.

Bây giờ, theo Quỹ Dự Trữ Liên Bang, dân Mỹ đang xài nhiều hơn thu vô, và vậy là lần đầu tiên kể từ Cuộc Đại Suy Thoái mà Hoa Kỳ chịu đựng tỉ lệ tiết kiệm số âm. Nếu chúng ta nhớ lại thì mới 8 năm trước, tỉ lệ tiết kiệm trung bình tại Mỹ là 8% của mức lương sau khi nộp thuế. Nghĩa là, bây giờ chúng ta nợ ngập đầu. Và khi nào chịu hết nổi thì sẽ là một trận sụp đổ lớn lao cho hàng triệu người, cũng là cho cả nền kinh tế Mỹ.

Hiện nay, tín dụng tiêu thụ đang tăng ở mức 9% hàng năm, và các vụ phá sản cá nhân đang tăng ào ạt. Trong năm 1994, có tới 780,000 người Mỹ khai phá sản. Tới năm 1999, con số này đã tăng tới 1.28 triệu người Mỹ.

Có một số kinh tế gia lý luận rằng tỉ lệ tiết kiệm âm tính không thực sự tệ hại như các con số đang làm người ta kinh sợ, bởi vì vẫn có hàng triệu người Mỹ khác đang có lời kỷ lục trên thị trường chứng khoán. Nan đề chính là: nhiều loại cổ phiếu kỹ nghệ cao mà dân Mỹ đang sở hữu lại được bơm giá cao quá nhiều so với trị giá thực, và thế nào cũng sẽ có một đợt “điều chỉnh” trong các tháng sắp tới. Thêm nữa, 90% mức lời trên thị trường chứng khoán lại vào túi chỉ có 10% gia đình Hoa Kỳ; phần 60% dân Mỹ dưới đáy lại chẳng sở hữu cổ phiếu nào, hay là rất ít.

Câu hỏi là: Bao lâu dân Mỹ có thể xài nhiều hơn kiếm được" Bao lâu dân Mỹ có thể càng lúc càng nợ ngập đầu" Tai họa là, bất kỳ yếu tố ngoại tại nào cũng có thể gây khủng hoảng được.
Tình hình này cũng tương tự như kinh tế Mỹ thời giữa thập niên 1920s, cũng là thời kỳ kinh tế tăng trưởng ào ạt. Vào cuối các năm 1920s, kỹ nghệ Mỹ điều hành chỉ có 75% công suất trong hầu hết các lĩnh vực. Thế cho nên, các nhà băng và các hệ thống bán lẻ bèn cho vay với tín dụng rẻ trong hình thức mua trả góp để khuyến khích dân Mỹ xài nhiều hơn. Và tới cuối năm 1929, nợ tiêu thụ lớn tới nổi bùng nổ thành đại suy thoái. Thậm chí lúc đó thị trường chứng khoán cũng tăng ào ạt nhờ tín dụng, lúc đó các hãng buôn bán chứng khoán moi túi ra cho vay để dân Mỹ mua cổ phiếu biên tế (purchases of stocks on margin). Khi sụp đổ thì thật kinh hoàng.

Vấn đề hiện nay là, những bài học cũ đã đầy đủ. Quỹ Dự Trữ Liên Bang vẫn luôn theo dõi để quân bình các chỉ số kinh tế. Nhưng nếu nợ cứ nhiều hơn lương thì rồi có trời mà chịu nổi. Nhưng tạm thời, chính tiền cho vay này lại đang thúc đẩy kinh tế. Và đó là vòng lẩn quẩn đáng lo ngại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.