Hôm nay,  

Mỹ Sợ Nguy Cơ Mới, Lặng Lẽ Dồn Quân Về Aù Châu

15/06/200000:00:00(Xem: 5236)
WASHINGTON (KL) - Theo tin đăng trên tờ Washington Post - Năm ngoái, khi các giới chức của Ngũ Giác Đài đã vào bàn để nâng cấp tài liệu về những kế hoạch cơ bản của bộ Tham Mưu Liên Quân. Sự tu chỉnh kế hoạch này có một sự thay đổi thay quan trọng đối với những năm chót của cuộc Chiến Tranh Lạnh, Trung Quốc được liệt vào hàng đối thủ trong tương lai.
Nhưng khi tập tài liệu, có đề mục “Viễn Tượng Chung 2020,” tài liệu này được công bố vào tuần trước, văn bản (version) của tài liệu vào phút chót đã được sửa lại sau khi cân nhắc thiệt kỹ lưỡng. Thay vì lời văn diễn đạt như đề cập thẳng tới Trung Quốc, tập tài liệu này được đơn giản hóa như cảnh báo một khả năng đang trỗi lên và sẽ trở thành “một thế lực ganh đua” chưa tới lúc để nêu tên.
Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa kỳ hiện khó khăn và vất vả để phán đoán về hành động của Trung Quốc. Giới chức quân sự Hoa kỳ âm thầm cho chuyển nỗ lực vào trọng tâm mới - thay vì trọng tâm nằm tại Âu Châu theo như tập quán về quân sự trước đây - Các giới chức này cũng không biết có nên công khai vấn đề như e ngại như thế nào.
Thận trọng vẫn hơn, Ngũ Giác Đài đang coi Á Châu như một đấu trường. Có những xung đột tại các quốc đảo hiện nay đang xẩy ra tại vùng Thái Bình Dương dưới hình thức các sắc dân tranh quyền, những sự leo thang quân sự tại các nước Á châu có số dân khổng lồ. Các sự kiện trên cho thấy sự xung đột lớn sẽ rất dễ có thể xẩy ra nhất.
Chiều hướng xung đột và chạy đua về quân sự mới này đang phản ảnh với những biến cố nhỏ bé nhưng khá rõ rệt: càng ngày càng nhiều tiềm thủy đĩnh tấn công được chuyển sang Thái Bình Dương, nhiều cuộc thao diễn quân sự và việc khảo cứu chiến lược đã đặt nặng vào Á Châu, nhiều quan hệ ngoại giao được sắp xếp để các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ được quyền có mặt trong khu vực này.
Khuynh hướng này đã ảnh hưởng nặng tới sự thành hình về các lực lượng vũ trang. Khuynh hướng này cũng ảnh hưởng lớn đến đường lối ngoại giao của Hoa kỳ.
Trong lúc Hoa kỳ quan tâm tới một nước như Trung Quốc như một thế lực đang lên để trở thành một siêu cường tương lai, một số chuyên gia cảnh cáo Hoa kỳ phải nhớ tới lầm lẫn Anh quốc trước kia đã vấp phải trong lúc đối phó với Đức quốc trong Thế Chiến thứ nhất.
Robert W. RisCassi là một chiến tướng hồi hưu, nguyên tư lệnh Hoa kỳ tại Nam Hàn, ông đã nhắc nhở sự chú ý mới về quân lực của Hoa kỳ tại Á Châu. Sự chú ý này cũng làm đổi ngược khuynh hướng mà trước đây Ngũ Giác Đài đã mưu tính, như Hoa kỳ đã hoạch định cho năm 2000, chỉ còn duy trì một “một thiểu số quân đội Hoa kỳ có mặt” tại Nhật Bản.
Sự chuyển trọng tâm mới này đang bị thúc đẩy bởi hai sự kiện có thể xẩy ra. Thứ nhất là cơ hội hòa bình có thể thực hiện tại bán đảo Cao ly, thứ hai là nguy cơ như mối thù nghịch có thể diễn ra đối với Trung Quốc vì những ý thức hệ mới (modern ideologies) trước sự biến hoá (evolution) về chính trị thế giới đang xẩy ra hiện nay.
Song có nhiều các cuộc tranh cãi hiện nay tại Washington vẫn nói về mối đe dọa quân sự của Bắc Hàn có thể xẩy ra, nhưng thực tế các nhà kế hoạch quân sự lại nghĩ khác và xa hơn, đó là câu hỏi: Phải làm gì sau khi mối quan hệ hữu nghị được tái lập trên bán đảo Cao ly" Nam Hàn đã chiến thắng về mặt kinh tế và cuộc đấu tranh ý thức hệ với Bắc Hàn, tất cả những gì thật sự còn lại chỉ là vấn đề bàn chuyện về thời hạn để hòa bình.
Một giới chức bộ Quốc Phòng Hoa kỳ cho biết, ngay khi William S. Cohen nhậm chức Bộ Trươong Quốc Phòng năm 1997, câu hỏi đầu tiên ông đã đặt ra với các viên chức soạn thảo sách lược: Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi theo giả định là sau khi hòa bình đuợc lập ở bán đảo Cao ly, quân đội Hoa kỳ có nên rút đi không" Các hội nghị thượng đỉnh xưa nay chưa bao giờ để hai lãnh tụ Nam và Bắc Cao ly được gặp mặt nhau, hội nghị khai diễn vào tháng tới, có những điểm bén nhậy hơn sẽ được đề định cho vấn đề này.
Có nhiều nhà lập chính sách Hoa kỳ vẫn dự trù về lâu, về dài, sớm hoặc trễ Trung Quốc cũng sẽ trỗi dậy như một siêu cường có nhiều ảnh hưởng quan trọng khắp nơi trên Á Châu. Ảnh hưởng của Trung quốc là nhờ số di dân Trung hoa đã nằm tản mạn khắp nơi và đã nắm giữ kinh tế của các nước trong vùng. Sự kiện này, lại thêm hàng loạt lời lẽ hung hăng để xâm lấn Đài Loan do các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã vung ra trong mùa xuân năm nay. Điều này đã làm những nhà lập chính sách dẫn đầu của Hoa kỳ phải để tâm tới cái ý đồ quân sự của Trung Quốc có thể có.
Abram Shulsky là chuyên gia khảo cứu về Trung Quốc thuộc Công Ty Rand, ông cho biết: “Những lời nói như khua gươm, múa giáo của Trung Quốc đã làm người ta phải chú ý nhiều, và tin chắc chắn là như thế.”
Trong Đài Loan đang có sự căng thẳng, Hạ Viện Hoa kỳ lại mới bỏ phiếu để bình thường hóa quan hệ mậu dịch với Trung Quốc tuần qua. Dov S. Zakheim là một cựu nhân viên Ngũ Giác Đài, cố vấn chính sách quốc phòng của George W. Bush, ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa, ông đã có nhận xét từ ‘Trung Quốc’ như là một tiếng vo ve mới đang bao quanh tai của giới quyền lực tại Hoa Thịnh Đốn.” (‘China’ is the new Beltway buzzword.)
Phần lớn hoạt động quân sự của Hoa kỳ, nhất là lục quân, chắc chắn có cái nhìn “lấy Âu châu làm tâm điểm” (Eurocentric).
Hiện nay nhận thấy có rất nhiều nhà lập sách lược, các sĩ quan tham mưu đang chuyển hướng, họ là những quan chức phụ trách việc nhìn vào tương lai bằng suy tưởng và ít có cảm giác như những sĩ quan sát tiền tuyến.
Sự chuyển hướng này cũng không biểu lộ ra trong những lời công bố của các giới chức cả cấp tại Ngũ Giác Đài. Giới chức của bộ Quốc Phòng không có đủ giá trị trong việc biểu lộ rõ ràng và đầy đủ trong sự biến đổi về mối quan tâm của Hoa Ky. Sự thay dổi hay chuyển hướng này có thể làm cho các quốc gia đồng minh kỳ cựu tại Âu Châu lo ngại và làm cho đối thủ Trung Quốc hoang mang.
Các nhà quân sự vẫn có thể chỉ đưa ra những thay đổi trên các mặt trận đủ loại.
Thí dụ, trong vài năm qua, Hải Quân Hoa kỳ đã âm thầm cho chuyển tiềm thủy đĩnh tấn công được dùng sau cuộc chiến tranh lạnh vào những mục tiêu tình báo, như phong tỏa hoặc bắt các tín hiệu truyền tin, liên lạc điều khiển sự di chuyển tầu chiến, bí mật cài đặc công xung kích và cũng dùng như trạm tiền đồn để bắn hooa tiễn Tomahawk đánh Iraq, đánh Serbia và tấn công các mục tiêu khác.
Gần đây vài năm về trước, 60 phần trăm số tầu chiến của Hải Quân Hoa kỳ được dùng để trấn giữ Đại Tây Dương. Ngày nay, một sĩ quan tầu ngầm cao cấp cho biết, số tầu ngầm đã chuyển sang theo tỉ số 50-50, phân nửa là các các hạm đội nằm tại Đại Tây Dương và phân nửa là các hạm đội nằm tại Thái Bình Dương, chẳng bao lâu nữa, tất cả số tầu ngầm có thể sẽ cho nằm hờm sẵn tại Thái Bình Dương.
Tuy nhiên đến nay, việc chuyển trọng tâm vào Á Châu hầu như chỉ mới là ý niệm. Thực ra ý niệm này chưa cho thực hiện.
Có những nhân vật lo cho an ninh quốc gia hiện nay đang có cùng một giả thuyết, họ đã cho rằng suốt vài thập niên tới, khu vực từ Baghdad đến Tokyo sẽ là địa điểm quan trọng trong cuộc tranh chấp về mặt quân sự của Hoa Kỳ.
Andrew Krepinevich là Giám Đốc Trung Tâm Đánh Giá Chiến Lược và ước tính ngân sách, Trung tâm Đánh giá này chỉ là một cơ quan tham vấn nhỏ, tuy nhỏ nhưng nó có ảnh hưởng tới sự quyết định của Washington.
Ông Krepinevich đã cho biết: “Trọng tâm của cuộc tranh chấp về cướng lực hiện như đang chuyển từ Âu sang Á”.
James Bodner là tham vụ của văn phòng chính tại bộ quốc phòng, người đặc trách về chính sách quốc phòng, ông này đã cho biết thêm: “Trọng tâm của nền kinh tế thế giới đã chuyển sang Á Châu, do đó các quyền lợi của Hoa Kỳ cũng đi theo.”
Tướng Thủy Quân Lục Chiến Anthony Zinny là một trong những sĩ quan cả cấp có khả năng suy nghĩ sâu sắc nhất của quân đội Hoa Kỳ, ông đã gặp Hội Đồng Khoa Học Quân Đội vào đầu mùa xuân năm nay.
Trong cuộc họp của hội đồng, ông này đã mơ=FB miệng và ứng xuất ngay để bình luận : “Trọng tâm của Hoa kỳ đã tập trung vào Âu Châu từ lâu”, có thể Hoa kỳ sẽ cho di chuyển vào các thập niên sắp tới, trong khi các nhà lập chính sách lại đặt quan tâm nhiều hơn vào nước nằm ven biển Thái Bình Dương, và nhất là vào Trung Quốc.
Ông cho biết việc này một phần vì mậu dịch và kinh tế, một phần vì dân số tính theo chủng tộc tại Hoa Kỳ đang thay đổi. (Tiểu bang California đang giữ vai trò quan trọng lớn lả đối với Hoa Kỳ về mặt chính trị trong nước, theo như một chuyên gia về Á Châu tại Ngũ Giác Đài đã giải thích, hơn thế nữa các cuộc bỏ phiếu bầu tại tiểu bang này, người Mỹ gốc Á hiện đang có ảnh hưởng gia tăng; ảnh hưởng này làm các ứng viên Tổng Thống Hoa kỳ có thể thắng hay có thể thất bại.)
Thiếu Tướng Robert H. Scales Jr. là người cầm đầu trường Đại Học Chiến Tranh của Lục Quân Hoa kỳ, ông đã tuyên bố, cách đây chỉ 10 năm, có khoảng 90 phần trăm đã suy luận là quân sự của Hoa Kỳ trong chiến tranh tương lai phải tập trung vào để đương đầu với quân đội của các nước đối thủ nằm tại Âu Châu.
Ông đã cho biết, “Ngày nay” khuynh hướng chiến tranh hướng về những chiến thuật mang đặc tính Á Châu, thí dụ như áp dụng mưu mẹo trong chiến trận, đánh theo chiến thuật của u minh, công đồn gián tiếp hay diệu kế cho đối thủ lâm trận trong những thế bất lợi, “sự suy tuởng này có lẽ đã chiếm tới 50-50, hay hơn nữa.”

Sự chú trọng mới về Á Châu cũng cho thấy nằm trong hai nỗ lực lâu dài về mặt ngoại giao liên kết quân sự.
Thứ nhất là việc tái đàm phán về sự có mặt của quân đội Hoa kỳ tại Đông Bắc Á Châu.
Mục đích chính là để đảm bảo ngay cả trường hợp sự đe dọa của Bắc Hàn tan biến, các lực lượng Hoa kỳ vẫn được hoan nghênh nằm tại Nam Hàn và tại Nhật Bản. Muốn tiến tới mục tiêu này, quân đội Hoa kỳ sẽ có những huấn thị phải bớt hành động coi như là lực lượng chiếm đóng sau thế chiến thứ hai, phải có hành động như những người khách, hoặc thái độ của bạn cộng sự.
Các chuyên gia về Nhật Bản và Cao ly của Ngũ Giác Đài cho biết, họ đã dự liệu những “Thỏa Ước về Quy điều áp dụng cho các lực lượng” sẽ từ từ giảm dần, để nhà cầm quyền địa phương có nhiều pháp quyền hơn đối với những lính Hoa kỳ đã phạm pháp tại địa phương. Hơn nữa, các chuyên gia tiên đoán, các căn cứ Hoa kỳ tại Nhật Bản và Nam Hàn trong tương lai sẽ do các lực lượng Mỹ và lực lượng địa phương hỗn hợp điều hành, và có thể còn đi tới việc chỉ huy do một sĩ quan địa phương chịu trách nhiệm.
Thí dụ như căn cứ không quân Kadena của đảo Okinawa, nằm phía nam nước Nhật, quân đội Hoa kỳ đã khởi sự một chương trình mang tên là “Căn Cứ Không có hàng rào,” trong đó thống đốc Nhật được mời đến để nói chuyện ngay trong căn cứ, dân địa phương được dùng xe buýt tới tham quan căn cứ, kể cả việc dừng chân tại đài kỷ niệm chiến sĩ trận vong của người Nhật trong thế chiến thứ hai, các ký giả và nhà báo Nhật được phép tiếp xúc với các sĩ quan của quân đội Hoa kỳ một cách dể dàng.
“Chúng tôi không phải cứ ở mãi dưới hầm cá nhân. Để bảo đảm cho một sự hiện diện lâu dài, đòi hỏi các cá nhân và quần chúng nơi đây phải ý thức được là sự hiện diện của chúng tôi đem những lợi ích cho cả hai bên,” theo như lời của chuẩn tướng không quân James B. Smith, người đã phát sinh ra đường lối cởi mở này.
Ngay đằng sau của vấn đề này, có chứa một sự thầm lặng như có lẽ dân Nhật không còn bước đi theo sự lãnh đạo của người Hoa kỳ nằm trong vùng này để tuyệt đối tuân hành. Các sĩ quan Ngũ Giác Đài hé lộ, bản đánh giá của tình báo Hoa kỳ đã kết luận là Nhật Bản đang có quyền lựa chọn vài sách lược, trong đó có cả việc đi đến một thooa hiệp riêng rẽ với Trung Quốc. Một sĩ quan cho biết “Kết quả là dân Nhật có thể chọn những con đường khác để đi.”
Diễn biến về ngoại giao lớn đã đứng hàng thứ nhì, 25 năm sau khi chiến tranh Việt Nam được chấm dứt và gần 10 năm sau quân đội Hoa kỳ đã rút khỏi các căn cứ tại Phi Luật Tân, Hoa kỳ hiện đang thương lượng để cho quân đội vào lại vùng Đông Nam Á.
Sau khi giải quyết xong “Thỏa Hiệp Quy Định về Các Lực Lượng Thăm Viếng” vào năm ngoái, mới đây Hoa kỳ và Phi Luật Tân đã tiến hành cuộc thả dượt quân sự hỗn hợp đầu tiên sau nhiều năm, đó là cuộc thao dượt đổ bộ “Balikatan 2000.”
Một tướng lãnh đã luận bàn quan hệ quân sự giữa Mỹ với Phi Luật Tân được canh cải, nó có thể là một việc làm điển hình trong vùng này.
Thay vì xây dựng những “căn cứ Hoa Kỳ loại nhỏ” - với những gian chơi bóng bowling, những tiệm Burger Kings mà người bản xứ không được phép bước vào, quân đội Hoa kỳ sẽ thực hiện những buổi thao dượt quân sự hỗn hợp thường xuyên để đào luyện cho lính Hoa kỳ và lính Phi quen lối điều hành chung đủ mọi thứ, từ đương đầu với các thiên tai cho đến việc tham chiến ở mức toàn bộ.
Nhà tướng lãnh cho biết yếu tố cốt yếu không phải có những căn cứ thường trực, mà thỉnh thoảng sử dụng được các phương tiện và khả năng hoạt động đi với các quân đội địa phương để giảm chi cho quốc phòng Hoa kỳ.
Tương tự như thế, Hoa kỳ đã mở rộng các cuộc tiếp xúc với Úc, theo cách đây một năm Hoa kỳ đã đưa 10,000 lính vào khu Queensland để thao dượt quân sự chung với quân đội của Úc.
Năm nay, lần đầu tiên, quân đội Tân Gia Ba sẽ dự cuộc thao dượt “Kim Mãng Xà,” một cuộc tập trận hàng năm của Hoa kỳ với Thái Lan. Tân Gia Ba cũng đang cho xây một đầu mới với mục đích cụ thể để đáp ứng sự cập bến của hàng không mẫu hạm nguyên tử Hoa Kỳ.
Lực lượng quân sự Hoa kỳ cũng còn thận trọng để đặt chân trở lại Việt Nam, như việc Bộ Trưởng Quốc phòng Cohen đã đến thăm Việt nam trong mùa xuân năm nay. Cohen là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Hoa kỳ tới Việt nam, kể từ thời Melvin R. Laird.
Suy đoán ngầm về sự đổi thay này đã gây ra nhiều mối quan tâm tại Âu Châu. Tờ báo Proceedings là một tờ báo chuyên nghiệp của ngành Hải quân Hoa kỳ, trong số ấn hành hồi tháng ba, Trung Tá Michele Consentino là một viên sĩ quan của hải quân Ý, vị sĩ quan này lấy làm lo ngại về việc Hoa kỳ đã cho đặt trọng tâm vào Á Châu và băn khoăn về “khoảng trống nguy hiểm” đang nổi lên khi quân lực Hoa kỳ có mặt tại Địa Trung Hải.
Kết luận quân lực Hoa kỳ như chắc chắn có sứ mạng lớn khi có chuyện xẩy ra tại Á châu, quân đội Hoa kỳ cần phải chấn chỉnh toàn bộ về tổ chức, về vũ khí cùng trang thiết bị và đường lối dẫn đạo.
Tường trình về Á châu năm 2025, bản tường trình này đã đúc kết sự khảo cứu được Ngũ giác đài cho thực hiện vào mùa hè năm ngoái. Sự đúc kết trong bản tường trình đã cho thấy, hầu hết các quân sản của Hoa kỳ hiện nằm tại Âu châu, nơi không thấy có những sự tranh chấp hay đe dọa quân sự nào có thể ảnh hưởng tới sự sinh tồn của Hoa kỳ. Bản tường trình này đã cảnh báo, “Các mối đe dọa cho Hoa kỳ hiện nay đang nằm tại Á châu”.
Bản tường trình này đã được Bộ truởng quốc phòng đọc mới đây, bản tuờng trình nói rõ quân lực Hoa kỳ đã đặt nặng trọng tâm vào Âu châu theo như sự bổ nhiệm các tuớng lãnh và các đề đốc Hoa kỳ tại Âu châu có con số cả gấp bốn lần con số bổ nhiệm tại Á châu, 85% số sĩ quan đang đóng tại Âu châu hiện đang theo học các lớp ngôn ngữ dùng tại châu Âu.
“Kể từ ngày tôi giữ chức này, chúng tôi đã cho đặt nặng vị thế của chúng tối tại Thái Bình Dương,” theo như Cohen đã bầy tỏ trong một cuộc phỏng vấn trước khi lên máy bay về Hoa kỳ sau chuyến công du Á châu.
Ông đã cho biết thêm, trò chơi này không hẳn là thứ trò chơi bên được, bên mất để bỏ ngơ Âu châu, phải có cái nhìn đặc biệt về khả năng kinh tế khổng lồ của Á châu, nếu như Hoa kỳ không hứng và chịu trợ giúp để duy trì sự ổn định trong vùng.
Nếu việc quân lực Mỹ đặt trọng tâm mới vào Á Châu như có hàm ý to taut, các nguy cơ cũng đến không nhỏ. Một số học giả và nhà trí thức của Ngũ Giác Đài thấy nỗ lực của Hoa kỳ đi song song với việc Trung Quốc đang trỗi dậy như một đại cường, và sự thất bại của Anh trong nỗ lực điều chỉnh hoặc chuyển hướng tham vọng của một nước Đức mới thống nhất vào cuối thế kyo 19. Nỗ lực này đã chấm dứt trong Thế chiến thứ nhất, nó đã sát hại cả nguyên cả một thế hệ thanh niên của Anh quốc và đánh dấu sự đế quốc Anh đã bắt đầu đi vào con đường suy tàn vô phương cứu.
Một số chiến lược gia cảnh cáo rằng nếu tình trạng nghịch chống giữa Hoa kỳ và Trung quốc gia tăng, hệ thống hỏa tiễn quốc phòng của Hoa kỳ có thể sẽ giống như chiếc chiến hạm Dreadnought mà Anh đã cho triển khai cách đây một thế kỷ. Chiến hạm này là thứ siêu-vũ-khí của ngày đó đã gây ra sự mất quân bình về quân sự và làm cho vũ khí đạn dược của Đức không còn thích hợp về mặt chiến lược nữa.
Ngày nay, các giới chức Trung quốc đã nói, họ khẳng định kế hoạch hooa tiễn quốc phòng của Hoa kỳ có ý đồ vô hiệu hóa lực lượng của Trung quốc tương đối nhoo với khoảng 20 hooa tiễn tầm xa gắn đầu đạn nguyên tử.
Nếu Hoa kỳ thực sự lập được một hệ thống chống hỏa tiễn hữu hiệu, nhà cựu cố vấn an ninh quốc gia Zbigniev Brzezinski tiên đoán rằng “kết quả sẽ tức khắc được thấy rõ, bơoi với kỹ năng nguyên tưo của Trung quốc, họ có lẽ sẽ đẩy nhanh để xây dựng ngay một lực lượng nguyên tử.” Còn Ấn độ, họ lại bị khích động và cho đẩy mạnh hơn để phát triển các lực lượng nguyên tử của Ấn, biến chuyển của Ấn độ lại đe dọa tới Hồi quốc. Ngoài ra Trung Quốc xây dựng nguyên tử, nó cũng có thể làm cho Nhật Bản cảm thấy Nhật cần phải xúc tiến xây dựng quân lực riêng .
Giới chức Ấn Độ hiện đang đi đêm với giới chức của Ngũ Giác Đài, sự trỗi dậy của Trung Quốc đương nhiên làm cho Ấn gần gũi với Hoa kỳ nhiều hơn. Ấn cũng cảm thấy phải đương đầu mạnh mẽ về mặt quân sự.
Báo Hindustan Times của Ấn gần đây đã có bản tường trình Hải quân Ấn năm nay đang dự định nhìn về hướng đông, Ấn sẽ cho tầu ngầm và máy bay tập thao diễn tại vùng biển Nam Hải. Biến động này chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh cảm thấy như bị cào cấu.
Một số phân tích gia cho biết hiện nay đang có một vấn đề được che giấu, đó là quân lực Hoa kỳ có thể đang lợi dụng sự trỗi dậy của Á Châu để làm cách chống lưng cho ngân sách Ngũ Giác Đài, ngân sách này hiện đang chiếm khoảng 3% tổng sản lượng quốc nội, so với 5.6% trong năm 1989 vàò thời gian cuối cùng của cuộc Chiến Tranh Lạnh. Đại tá Không quân hồi hưu Sam Gardiner là người từng thường thực hiện các cuộc thao tập quân sự, đại tá nói: “Nếu quân đội Mỹ mà vớ được chuyện này để moi thêm tiền, quả thật là đáng sợ.”
Thực tế, Bộ Trươong quốc phòng Mỹ William Cohen đã nói sứ mạng thi hành tại Á Châu rất tốn kém. Cohen nói, lẽ dĩ nhiên Hoa kỳ sẽ phải hướng về Á châu để duy trì các lực lượng. Theo ông, muốn làm việc này sẽ đòi hỏi phải có một ngân sách quốc phòng lớn hơn nữa.
“Chúng ta phải trả giá cho những gì chúng ta đang làm. Vào những năm sắp đến, câu hỏi được đặt ra là chúng ta có chịu trả giá đó hay không"” theo như lời kết luận của Cohen.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.