Hôm nay,  

Baghdad Thử Tài Tướng Franks

07/04/200300:00:00(Xem: 3811)
Ngày thứ 17 của Chiến tranh Iraq nhằm 5 tháng 4, 2003. Liên Quân đã chiếm phi trường, kháng cự không đáng kể. Chiếc xe tăng đầu tiên đã vào được nội ô Baghdad. Tướng Renuart của Mỹ khẳng định Liên Quân có thể vào thủ đô Iraq bất cứ ở đâu, lúc nào nhưng cũng nhấn mạnh chiến tranh còn lâu, chiến trận chưa dứt. Lãnh tụ Hồi giáo thành Baghdad tuyên bố giết giặc là không có tội theo đạo Hồi. Bộ Trưởng Thông Tin của chế độ Iraq kêu gọi dân chúng giết giặc tới người cuối cùng. Trong khi Liên Quân Mỹ Anh hy vọng nhân dân trong thành đã bao năm đau khổ vì nạn dộc tài Hussein sẽ có thái độ.
Liên Quân Anh Mỹ và Quân Hussein mỗi bên có những tính toán chiến thuật, chiến lược riêng và khác nhau nhưng cùng có một điểm chung. Đó là lấy Baghdad làm chiến trường quyết định Chiến tranh Iraq. Bên nào cũng coi Baghdad là cục gạch nêm của cái vòm gothic Chiến tranh Iraq. ïMỹ không bao giờ rút khỏi Iraq khi chưa lấy được thành Baghdad, thủ đô Iraq, đầu não chế độ độc tài cần giải giới vũ khí giết người hàng loạt. Hussein lừa Mỹ vào Baghdad, đưa Mỹ vào thếá phải chiến đấu trong thành phố, kỳ vọng hạn chế ưu thế kỹ thuật chiến tranh của Mỹ ( thiết giáp và phi cơ ) và câu thời gian đánh vào yếu huyệt Mỹ, không thích chiến tranh đổ máu và lâu dài. Do vậy Baghdad sẽ là một thử thách tài thao lược của Tướng Franks, tư lịnh của Liên quân trong Chiến dịch Iraq Tư do. Thửû thách lớn đó nằm trong hai lãnh vực quân sư và chánh trị của chiến dịch.
Trước hết là thử thách quân sự ï. Theo nguyên tắc chiến tranh đã có lâu đời nhưng không được kinh nghiệm thống nhứt xác nhận, muốn lấy thành, bên lấy phải dùng quân số 3 lần nhiều hơn bên giữ. Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận cho Liên Quân sữ dụng đất làm điểm xuất quân nên cánh quân Phiá Bắc mãi đến 26 tháng Ba mới bắt đầu khai triễn được. Tướng Franks phải cho xuất quân từ Phía Nam trong khi cấp số hành quân còn thiếu 62 ngàn quân đang lênh đênh trên Đia Trung Hải. Cánh quân phía Nam di chuyển đường xa, từ Kuwait lên Baghdad; quân sĩ mệt mỏi trong thời tiết ác nghiệt, với đia thế nửa sa mạc khô cằn . Vì lý do thời gian, cánh quân này đôi khi phải vòng qua các thành phố không quan trọng để tránh các cuộc đụng độ không cần thiết nên đường càng xa hơn. Thành phố lớn thư hai Basra vừa mới hoàn toàn kiểm soát được. Do vây Liên Quân thường bị khuấy phá tập hâu và sau này phải còn có thể trở lai để bình định và kiểm soát diên đia. Đường tiếp liệu quân sự huyết mạch cũng từ phiá Nam lên dài không kém. Việc bảo đảm an ninh lộ trình là một vấn đề không nhỏ. Thêm vào đó đường tiếp vận quân sự còn phải cán đáng thêm tiếp tế cứu trợ thường dân, là công tác dân vận quan trọng không thua gì cuộc hành quân quân sự. Quân số tăng viện phải đ bằng xe búyt có máy lạnh để dưỡng quân và nhanh vào những ngày N + 15 và 16. Căn cứ xuất phát không yễm chiến thuật cho chiến trường cũng xa. Hàng không mẫu hạm ở mãi tận Hồng Hải và Đia trung Hải. Ưu thế của Liên Quân là không lực và thiết giáp, hiệu năng của 2 loại vũ khí này sẽ bị hạn chế khi chiến đấu trong thành phố. Những điểm yếu đó đến ngày N+ 17 coi như Tướng Franks đã khắc phục khi đã chiếm được phi trường Baghdad và các cánh quân đã sát thành và có thể vào thành tùy ý. Nhưng điạ hình nội thành khó khăn. Baghdad rất cỗ với trên 5 triệu dân, đường sá nhỏ hẹp ngoằn nghèo, phố xá thấp và nhiều không tiện cho thiết giáp di chuyểàn và trực thăng tác xạ. Nhưng khó khăn lớn nhứt là chiến thuật của địch nhứt quyết lấy dân Iraq để đỡ đạn và đấu tranh trực diện với Mỹ.

Đó là thử thách chánh trị kế tiếp. So với các chiến tranh gần đây, Chiến Tranh Iraq là chiến tranh Phản chiến nổi lên sớm nhứt và các nước trên thế giới ít yễm trợ Mỹ nhứt vì cuộc tranh luận dài dòng do Pháp thách thức vai trò đệ nhứt siêu cường của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, được Trung Cộng, Nga chạy theo. Chiến tranh Iraq cũng là chiến tranh gây nên cuộc khủng hoảng đầu tiên trong nội bộ khối Tây phương. Đức nơi quân Mỹ bảo vệ trước làn sóng đỏ suốt Chiến tranh Lạnh, đổi thái độ.. Vì lý do chánh trị của Chiến tranh Iraq, Tướng Meyers, Chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân đã báo trước, đó là một cuộc chiến phức tạp và tế nhị vì phải chiến đấu trong thành phố sát với thường dân. Liên Quân phải luôn luôn "cân đối" thiệt hại của thường dân Baghdad với những hiểm nguy Liên Quân phải chịu. Không sai. Hussein, từ những ngày Hội Đồng Bảo An còn tranh luận chống hay binh chiến tranh Iraq, đã thực hiện kế hoạch trộn quân vào dân để một mặt, tăng cường bàn tay sắt kiểm soát nhân dân. Mặt khác lấy dân làm bia đỡ bom đạn cho quân, lấy số thiệt hại của thường dân làm bổi tuyên truyền, thổi thành bão lửa Phản Chiến ở các nước Tây phương, và nung nấu hận thù chống Mỹ trong Thế giới Hồi giáo. Quân Hussein có lợi thế lùa thường dân để đông thêm. Trong số thường dân bị lùa đi đầu cản bước tiến của Liên Quân có quân cảm tử vì Hussein, Vệ binh Cộng hoà, Dân quân giả dạng thường dân đi theo để khống chế, manh động, và nếu cần thì dùng lưu đạn, mìn tấn công bộ binh hay thiết giáp Liên quân. Liên quân phản công; Hussein chỉ chờ có thế để tố cáo Liên Quân bắn giết thường dân vô tội.
Nhiều dấu chỉ cho thấy Liên Quân bao vây, chọn mục tiêu tấn công dưới đất theo chiến thuật tìm và diệt địch và trên không theo kiểu diều hâu đôm đốm, mở dường cho thường dân thoát vòng vây Baghdad và hy vọng nhân dân sẽ ý thức và có thái độ với chế độ độc tài. Cách này đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn. Do vậy Bộ Tư lịnh hành quân của Tướng Franks mới nói chiến tranh còn lâu, chiến trường chưa chấm dứt dù có thể chủ động vào Baghdad bất cứ lúc nào. Và tài thao lược của Tướng Franks là phải cân đối quân sự và chánh trị cho nhịp nhàng về thời gian cũng như tâm lý tại tiền tuyến Iraq cũng như hậu phương Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.