Hôm nay,  

Từ Cấm Vận Tới Chiến Bại

16/04/200300:00:00(Xem: 4477)
Sau cuộc chiến Iraq, những lời cảnh cáo Syria từ các giới chức Hoa Kỳ đang làm cho nhiều người lo ngại - có thật Mỹ có ý định tấn công Syria hay không, nhất là khi Tổng Thống Bush lên án Syria có chương trình chế tạo vũ khí hóa học (điều mà Syria chối không có, và lập tức chỉ sang Israel, nói đó mới là cả kho đạn nguyên tử, hóa học và vi trùng) và cảnh cáo là Syria đừng chứa chấp các lãnh tụ Iraq đào thoát (điều mà Syria cũng nói là không). Phó Tổng Thống Dick Cheney cũng nhiều lần lặp lại trong vài ngày qua rằng Syria đã đưa chí nguyện quân vào giúp Saddam, và rằng Syria đang chứa chấp các lãnh tụ Iraq trốn được qua biên giới. Rồi hôm thứ hai, Ngoại Trưởng Colin Powell mới hạ độc chiêu, nói Mỹ đang suy tính trừng phạt và cấm vận kinh tế Syria. Nghĩa là, với lời Powell, có thể hiểu rằng thay vì cuộc chiến quân sự như Cheney hù dọa, thì Syria sẽ lãnh một cuộc chiến kinh tế - mà nhiều phần cũng ác liệt, có thể nhiều thương vong hơn cả cuộc chiến quân sự. Cứ nhìn Iraq thập niên qua thì biết. Con đường từ cấm vận tới chiến bại thấy rõ là tất yếu.
Thử nhớ lại thắc mắc của nhiều quan sát viên hồi tháng 3: Có thật Iraq đã là hiểm họa cho Hoa Kỳ như lời Tổng Thống Bush tuyên bố với dân Mỹ trước khi khai chiến hay không" Hình như cuộc chiến hơn ba tuần qua cho thấy điều ngược lại. Quân đội Iraq nhìn qua màn ảnh truyền hình CNN chỉ là những toán quân trông rất mực bi đát về quân trang quân dụng, và cả vũ khí nữa. Thậm chí tới cả giày vớ thiếu thốn. Có một tấm ảnh của AFP và được CNN chiếu lại nhiều lần trên màn hình TV: một lính Iraq đội chiếc nón sắt lủng một lỗ khổng lồ, tay cầm súng AK-47 hô hào với các bạn. Không một chiếc phi cơ nào của Không Quân Iraq cất cánh được, và cũng không thấy dàn phòng không nào bắn lên không cả, chỉ trừ vài phi đạn bắn sang Kuwait để trả thù. Sao vậy" Lệnh cấm vận 12 năm qua đã cấm ngặt Iraq mua các trang bị quân sự, kể cả một máy truyền tin, hay máy điện toán.
Đầu cuộc chiến, một số báo Mỹ nói về nguồn vũ khí từ Syria buôn lậu vào Iraq, nói cả con số là cả ngàn súng phóng lựu cầm tay, nhưng rồi cũng chẳng còn ai nhắc tới nữa. Rồi cũng nói là Pháp bán lậu phi cơ Mirage cho Iraq, rồi cũng không thấy. Mọi hình ảnh trên đài CNN cho thấy lính Iraq chỉ ra trận bằng súng AK-47 và, đối với một số, thì cả tấm lòng tử đạo. Vào tuần lễ thứ nhì cuộc chiến, Tướng Richard Myers, Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ, nói là ông thấy tội nghiệp vì khả năng tác chiến tệ hại của lính Iraq - hay đúng là nhiều nơi không còn tinh thần chiến đấu chút nào. Và tơí đầu tuần thứ ba thì Pentagon nói rằng lính Iraq chỉ là "một quân đội giấy" (a paper army). Đúng là không ai muốn bảo vệ chế độ Saddam cả, nhưng cũng đúng là họ không có vũ khí và cả sức khỏe để tác chiến. Mỹ đã biết trước điều này: thử suy nghĩ, nếu Mỹ lâm chiến với Cuba, Bắc Hàn, hay ngay cả Iran... thì có dám gài đặt theo lính tiền phương 1,100 phóng viên để làm tin hay không" Chiến trường mà xem cứ như là phim trường Hollywood.
Hội Đồng Bảo An LHQ cũng đã đoán được khả năng quân lực Iraq từ lâu rồi, vì các bản tường trình về đời sống dân Iraq xuyên qua kết quả cấm vận vẫn cho thấy đều đặn các ảnh hưởng bi đát ở nước này. Khi tiếng súng ngưng nổ, thì cuộc chiến trừng phạt kinh tế thập niên qua đã giết người dân Iraq nhiều hơn là trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất.
Hội Đồng Bảo An LHQ đã ra lệnh trừng phạt kinh tế Iraq toàn diện vào ngày 6-8-1990, đúng 4 ngày sau khi Iraq xâm lăng Kuwait. Khi liên quân đuổi quân Iraq ra khỏi Kuwait năm sau, LHQ vẫn giữ lệnh cấm vận này để buộc Iraq giải giới, trả tù binh và các mục đích khác. Riêng Mỹ và Anh nói rõ là sẽ giữ lệnh trừng phạt kinh tế tới khi nào Saddam bị lật đổ. Nhưng Saddam vẫn nắm quyền, cán bộ cao cấp trong đảng Baath vẫn hưởng thụ xa hoa, và chỉ có dân chúng bị cùng kiệt về mọi mặt - cũng không ai có thể nổi dậy lật đổ Saddam như Mỹ mong muốn. Chỉ tới khi Chương Trình Đổi Dầu Lấy Lương Thực của LHQ được áp dụng từ cuối năm 1997, thì dân Iraq mới dễ thở hơn, nhưng khủng hoảng nhân đạo vẫn đầy bi đát. UNICEF cho biết đã có gần nửa triệu trẻ em Iraq dưới 5 tuổi chết vì cấm vận.

Tổng Thư Ký LHQ Boutros Boutros-Ghali viết năm 1995 rằng người ta "nêu lên câu hỏi đạo đức là các đau khổ nhằm vào các nhóm dân yếu đuối tại nước bị cấm vận có phải là phương tiện chính đáng để gây áp lực lên các lãnh tụ chính trị mà thái độ họ không có vẻ gì bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bi đát của nhân dân nước họ."
Nạn nhân chủ yếu của trừng phạt kinh tế là trẻ em, người già, người bệnh và người nghèo, vì gần như mọi thứ đều có vẻ như biến mất trên thị trường, và nếu còn sót lại thì họ cũng không mua nổi. Kết quả là Iraq nghèo thê thảm, xã hội đầy bất an, bệnh lan tràn và người ta chết dễ dàng hơn vì suy nhược. Thế nhưng, chế đô vẫn vững vàng.
Tổng Thứ Ký LHQ Kofi Annan viết năm 2000, "trong khi chúng ta công nhận tầm quan trọng của trừng phạt kinh tế như một cách phù hợp với ý nguyện cộng đồng quốc tế, ta cũng thấy đây là công cụ thô bạo, gây thương tổn cho đa số dân chúng - mà họ không phải mục tiêu [bị nhắm đến]."
Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO tường trình về thời kỳ các năm 1989-1994, "So sánh tử suất bé sơ sinh (IMR) và tử suất trẻ em dưới 5 tuổi trong thời tiền chiến (1988-1989) với thời kỳ của trừng phạt kinh tế (từ 1990), thấy rõ là IMR tăng gấp đôi và tử suất trẻ dưới 5 tuổi tăng gấp 6 lần." Còn chuyện suy dinh dưỡng thì khỏi nói, vì cả nước (chỉ trừ Saddam và đàn em) đều đói quanh năm.
Dennis Halliday, người giữ chức Điều Hợp Nhân Đạo LHQ tại Baghdad, đã từ chức trong mùa hè 1999 để phản đối lệnh trừng phạt kinh tế Iraq. Người kế nhiệm bà này là Hans von Sponeck sau khi khảo sát tình hình đã báo động lên các viên chức LHQ cấp cao hơn. Cuộc đối thoại được ghi như sau:
"Chương trình đổi dầu lấy lương thực sẽ cho mỗi đầu người dân Iraq 177 đô la/năm - tức 50 xu/ngày - cho mọi nhu cầu của người dân Iraq. Oâng ta nói, "Bây giờ tôi hỏi quý vị, 180 đô la/năm" Đó không phải là thu nhập trên đầu người. Đó là con số mà từ đó mọi thứ được tài trợ, từ dịch vụ điện năng cho tới nước uống, hệ thống cống nước, tới lương thực, tới y tế --- thiệt là con số hoàn toàn không thích nghi."
Bản tường trình UNICEF năm 1999, đăng trên báo Lancet của y tế Anh Quốc, về tử suất trẻ em Iraq cho thấy "Tử suất trẻ sơ sinh tăng từ 47 trên 1000 em ra đời trong 1984-89 lên tới 108 em/1000 trong năm 1994-99, và tử suất trẻ dưới 5 tuổi tăng từ 56 lên 131 em trên 1000 em ra đời."
Khả năng công nhân thui chột đi, vì thất nghiệp hàng loạt. Phụ nữ mất việc đếm không xiết. Căng thẳng thần kinh làm tan nát nhiều gia đình. Tội phạm, ăn xin, bán dâm, bạo lực gia đình tăng vọt. Theo bản nghiên cứu 2002 của Ross Mirkarimi,điều hợp Harvard International Study Team, thì nếu tính cả già trẻ lớn bé thí có 800,000 người Iraq chết vì ảnh hưởng cấm vận.
Vào tháng 2-2000, ủy viên von Sponeck loan báo từ chức, và vào ngày 29-3, khi ông sắp rời Baghdad, ông nói "Tôi không còn có thể làm việc cho 1 chương trình kéo dài đau khổ của một dân tộc..." Nhưng LHQ không gỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế Iraq được, chỉ vì Mỹ và Anh liên tục phủ quyết.
Đó là một phần toàn cảnh của một chiến dịch "Chấn động và kinh hoàng" kéo dài hơn thập niên qua. Đó là lý do mà các chuyên gia quân sự thấy ngay là Iraq sẽ thua, và họ hiểu vì sao chỉ còn 30% xe tăng Iraq chạy được.
Hãy suy nghĩ, nếu Mỹ bắt đầu suy tính trừng phạt kinh tế Syria, thì cuộc chiến mới chắc chắn sẽ phức tạp hơn là đối với Iraq. Và Syria chắc chắn sẽ không chờ tới khi chỉ còn 30% xe tăng chạy được. Bởi vì bài học Iraq thấy rõ rồi. Từ cấm vận tới chiến bại là con đường tất yếu, nơi đó, từ dân tới lính đều kiệt sức trong một cuộc chiến dai dẳng, không cần bom đạn. Còn Mỹ thuyết phục được LHQ ra lệnh này hay không cũng là vấn đề khác nữa, nhất là sau khi thấy rõ dân tộc Iraq kiệt quệ vì thập niên trừng phạt đó. Mà rồi chỉ có lợi cho bọn cực đoan kích động căm thù thêm thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.