Hôm nay,  

Đọc Hồi Ký ‘một Linh Mục Trong Tù Cộng Sản’ Của Lm Đinh Ngọc Quế

19/02/200300:00:00(Xem: 7010)
Ngày xưa học Kinh Bổn, tôi nhớ một câu của thánh Phao Lô Tông Đồ: “Dầu khi ăn, dầu khi uống, dầu khi làm việc gì khác cũng phải cố ý làm cho sáng danh Chúa”, không ngờ, cái “việc gì khác” cũng có khi là “ở tù” mà là tù Cộng Sản, cũng phải làm cho sáng danh Chúa. Đúng vậy! Linh mục Đinh Ngọc Quế đã phải làm cho sáng danh Chúa ngay cả khi ở trong tù mười mấy năm trời!
Viết bài này, tôi không cố ý quảng cáo cho cuốn sách, vì nói thật, khi sách vừa được thông báo vào cuối lễ Chủ Nhật, vợ tôi đã nhanh chân chạy ra mà cũng chỉ vớ được một cuốn chót, sách bán rất chạy thì tôi quảng cáo làm gì nữa. Nhưng tôi viết bài này như là một bổn phận của người chịu ơn, phải cám ơn, như có người cho mình cây đèn, mình phải để nó trên cao cho mọi người cùng thấy, như người mù được Chúa Giê Su ban cho ánh sáng, có bổn phận vinh danh Chúa trước mọi người. Và tôi nghĩ linh mục Đinh Ngọc Quế khi viết cuốn hồi ký này cũng chỉ với mục đích tiếp tục “làm cho sáng danh Chúa” sau 13 năm làm cho sáng danh Chúa ở trong tù Cộng Sản.
Đọc cuốn hồi ký “Một linh mục trong Tù Cộng Sản” (MLMTTCS) chúng ta thấy ảnh hưởng thực hành của Phúc Âm bàng bạc trong cuốn sách từ đầu chí cuối, chúng ta thấy một linh mục không phải khi ngài bận chiếc áo dòng, đứng trên bục giảng, mà cả khi bận áo tù, làm những công việc của tù nhưng với tư cách, với tấm lòng của một linh mục, chúng ta cũng thấy đó là một linh mục. Vì trong hoàn cảnh cùng khổ của một người tù, “người ta” cũng có bổn phận phải chứng minh mình là linh mục qua những việc mình làm chứ không qua lời nói ở miệng: tôi là linh mục, Cha Đinh Ngọc Quế đã bận áo tù và thực hiện thiên chức linh mục. Xin quý vị độc giả đừng nghĩ tôi ca tụng cha Quế, tôi chỉ nói sự thật, vì chỉ có “sự thật cứu chúng con”. Người bạn viết báo của tôi, ông Nguyễn Thiếu Nhẫn nói rằng “nếu áo phò mã tốt, tại sao chúng ta không khen"”.
Vô đề như vậy đã hơi dài dòng, nhưng những ý tưởng sản khoái dồn dập trong lòng tôi khi đọc cuốn sách này khiến tôi viết ra như vậy, quý vị đọc nó thì chắc cũng có cảm tưởng như tôi.
Trước hết, cuốn Hồi Ký của linh mục Đinh Ngọc Quế đúng là HỒI KÝ, ghi lại những sự việc trung thực mà khách quan. Sự kiện riêng, ý kiến tác giả riêng và qua ý kiến của tác giả trước mỗi sự việc, chúng ta thấy cha Quế có những ý kiến của một linh mục, khoan hòa, cảm thông, giáo dục và lúc nào cũng “đã tha thứ”, nhưng luôn luôn chú trọng và đề cao chân lý, sự thật. Sách dày 424 trang không kể bìa, chia làm 12 chương và phụ bản. Thời gian từ cuối tháng Tư Đen 1975 cho đến tháng 2.1998, trong đó có 13 năm tù trong trại, 5 năm tù ngoài trại và 5 năm sống tại Hoa Kỳ. Bìa in 4 màu tươi mát, không có màu đỏ, nhìn qua có vẽ bề bộn, nhưng nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy rất ý nghĩa: Thánh Giá màu trắng, ảnh Chúa Giê Su đang rao giảng, phía dưới là 11 người tù đang được một linh mục cũng bận áo tù chia Thánh Thể Chúa Giê Su. Những người tù chen giữa hoa lá của những cây cải và họ chính là quả. “Thánh lễ chui giữa vườn hoa cải củ” (trang 137 & 138). Chung quanh bức ảnh này là những hoạt cảnh “lao động khổ sai vinh quang” của người tù. Bức ảnh gợi cho tôi ý nghĩa, dù ở hoàn cảnh nào cũng phải là hoa trái của Chúa và sống dưới ánh sáng của Chúa. Vì “dù khi ăn, dù khi uống, dù khi... ở tù cũng phải làm cho sáng danh Chúa”. Bìa sau có chân dung tác giả và lý lịch “trích ngang” của tác giả. Ngoài ra, sách còn được dịch ra Anh ngữ để các bạn trẻ Việt Nam ở hải ngoại có thể đọc và hiểu được tường tận. Tác hại của cuốn sách này đối với chế độ Cộng Sản thực rất lớn, nhưng nếu các cán bộ chịu khó đọc và suy nghĩ chín chắn cuốn hồi ký này, họ sẽ thấy cần phải đoạn lìa, phải ly dị chứ không phải ly thân với chủ nghĩa mà họ đang theo đuổi, vì nó chỉ làm hại mọi người và chính bản thân họ.
Mục đích khi viết cuốn hồi ký này của tác giả có thể tóm tắt trong mấy chữ : tạ ơn và rao giảng sự thật. Tạ ơn Chúa, tạ ơn mọi người và rao giảng sự thật để giúp những ai muốn tìm biết một giai đoạn của lịch sử Việt Nam. Để hiểu Cộng Sản Việt Nam đã làm những gì trên Quê Hương đất nước mến yêu. Tuy nhiên, những ai đọc cuốn hồi ký này cũng nhận thấy tính cách giáo dục một cách thiết thực cho mọi người, Quốc Gia hay Cộng Sản, một đường lối cảm hóa con người Cộng Sản bằng cách thực hành Phúc Âm của Chúa.. Tôn trọng sự thật, sống chết với sự thật, vì Thiên Chúa là Sự Thật, linh mục Quế đã nói thẳng với cán bộ Cộng Sản: “Tôi là linh mục, tôi luôn luôn dạy người ta sự thật, sống theo sự thật. Mà nếu tôi không có sự thật và giữ sự thật thì tôi đâu có phải là tôi nữa, đâu có xứng đáng là linh mục nữa” (Trang 130 & 131). Nhờ sống theo Phúc Âm mà linh mục Đinh Ngọc Quế đã cảm hóa được những người theo Cộng Sản từ trong bụng mẹ, đã biết đến Tin Mừng cứu độ Những cán bộ Cộng Sản khác tuy chưa tỏ bày thiện chí nhưng chắc chắn những gì mà các linh mục, những giáo dân, những tín đồ các tôn giáo khác đã làm, đã nói cũng đã gieo vào lòng họ sự cảm mến chân thành, để một ngày nào đó khi thuận tiện, họ sẽ phơi bày ra trước ánh sáng. “Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng”, loại hàng mà linh mục Đinh Ngọc Quế và những người tù đã giao cho “người Bắc” thực quý hơn vàng bạc.

Mở đầu hồi ký là một quyết định đổi đời, linh mục Đinh Ngọc Quế đã quyết định ở lại Việt Nam chứ không di tản, mặc dù chuyến đi đã sẵn sàng. Trước mắt người đời, đây là một quyết định dại dột, nhưng cha Quế thấy đó là một quyết định chính đáng, ngài xin Chúa giúp vì không ai học được chữ ngờ. Trong chương này, chỉ vài nét chấm phá, tác giả đã cho chúng ta thấy một cách trung thực tình trạng Saigon hay cả miền Nam lúc Cộng Sản đến: là một thành phố chết. Càng sống với Việt Cộng, càng ở tù lâu với Việt Cộng, càng hiểu Cộng Sản, càng “không thể chấp nhận được đường lối cai trị của Đảng Cộng Sản trên Quê Hương đất nước ta” (trang 76). Đó là sự thật mà một linh mục phải nói lên để những ai chưa biết khỏi phải vấp lầm. Tiếp theo, tác giả cho mọi người biết một sự thật: Việt Cộng chỉ nói láo còn tác giả thì cũng là con người nên đứng trước gian lao khổ ải, cũng phát “nghi ngờ thánh ý của Thiên Chúa”. Nhưng quyết định không di tản của tác giả đã đúng thì quyết định phải thi hành sứ mạng linh mục trong tù dù có “chết trong tù cũng được” (trang 93) chỉ là “hoa trái” của quyết định đầu tiên mà thôi, và nhờ đó, tác giả đã được bình an trong lòng. Đọc đoạn này, tôi nhớ một thiếu nữ chung tàu vượt biên với tôi, trong lúc mọi người lo lắng đủ thứ, chịu đủ mọi khó khăn, cô ta vẫn tỉnh bơ, chịu đựng mọi sự một cách vui vẽ, được hỏi, cô ta đáp: “Vượt biên để qua với người yêu, để chứng tỏ mình yêu anh ấy thì cực khổ, tai nạn cũng là ... vì yêu anh ấy thôi”. Thế nếu bị hải tặc" – “Chết chứ không thể bị hải tặc!” Xin cha và quý vị đừng cười khi con đem chuyện này vào đây, vì thưa cha, tình yêu đích thực chỉ có một nghĩa: “hy sinh vì người mình yêu”.
Vì đã quyết định như vậy nên những ngày tháng còn lại, linh mục Quế đã hăng say thực hành thiên chức linh mục một cách vui vẽ, người ta thấy được điều này ngài khi dùng tay để “Chúa bay qua hàng rào” cho anh em được lãnh nhận trong ngày lễ Giáng Sinh mà ngài gọi là “Chúa đi máy bay”. Tội nghiệp Chúa Giê Su, mặc lấy tính loài người để “ở cùng chúng con”, ở tù với người tù và phải “bay qua hàng rào” để làm của ăn thiêng liêng cho những người tù.. Cũng có lúc chính Chúa đã trực tiếp cho cha Quế biết ngài “ở cùng cha” để nâng đỡ cha. Có Thầy đây, con đừng sợ” (trang 141)
“Không có Thầy các con không làm gì được”. Khi cha Quế đã có Thầy ở với thì ngài làm được nhiều việc. Việc làm của ngài mà tôi cho là Chúa Giê Su vui mừng nhất, đó là “Tinh thần đại kết” với các tôn giáo bạn. Cha Quế đã khuyến khích, giúp đỡ các vị lãnh đạo tinh thần trong tù để họ săn sóc tín đồ của họ, ngài đã thành công chỉ với mục đích rất thành thật là “miễn làm sao anh em có tinh thần, có lòng tin tưởng. Như vậy mới sống được, mới đủ sức chịu đựng và đôi phó với mọi cơn thử thách...” (Trang 165). Các vĩ lãnh đạo tôn giáo ngài còn lo lắng như vậy, không nói mọi người cũng biết đối với anh em tù ngài lo lắng cho họ nhiều hơn. Có nhiều người hỏi cha Đinh Ngọc Quế cũng chỉ là một người tù làm sao có thể lo lắng giúp đỡ mọi người" Thế mà tác giả cũng làm được và làm được rất nhiều, ngay cả việc đưa các anh em ngoài Công giáo vào đạo Chúa ngài cũng làm được, và còn chỉ dẫn cho các anh em Kitô hữu khác rao giảng và có kết quả tốt. Khi gặp lại ngài, một số anh em tân tòng đã được họ trình diện và nói với ngài: “Thưa cha, đây là kết quả của công việc Tông Đồ chúng con làm, xin Cha mừng cho”. Cho đến giờ chia tay, cha Đinh Ngọc Quế còn lo lắng chuẩn bị cho các bạn tù một tinh thần vững chắc để có thể xoay xở, chịu đựng và vươn lên khi được về với gia đình. Có một chuyện thật là tréo cẳng ngổng, Việt Cộng đưa cha đi “học tập cải tạo”, nhưng vào đó, linh mục Quế lại tổ chức học tập cho các vị chăn chiên miền Bắc. Việc Chúa làm thực lạ lùng.
Ngoài thiên chức linh mục mà tác giả cuốn hồi ký đã thực hiện một cách đầy đủ, linh mục Đinh Ngọc Quế, qua cuốn hồi ký này đã nói lên tất cả sự thật, sự thật qua cái nhìn của một con người có Chúa trong lòng. Chỉ cần một vài mẫu chuyện, tác giả đã mô tả được tất cả những gì mà Cộng Sản đã làm trên Quê Hương đất nước. Làm đến chức cán bộ mà một cái kim tây cũng không sắm nổi, thử hỏi làm sao không tham nhũng khi có dịp. Vì một cây mía mà cán bộ dùng đòn gánh đánh vào ống quyển người tù đến ngất xỉu, vì một câu chưởi thề lén lút mà bị đánh chết đi sống lại, mất hết 2 cái răng, vợ chồng không cần chung thủy, cái được gọi là “xe cải tiến” chỉ là cái xe kéo vật dụng ở trong Nam đã vứt đi từ lâu, đeo kính cận là vô lễ với cán bộ v.v... Trong khi đó, người dân miền Bắc sống với Cộng Sản mấy chục năm, vẫn hằng mong “... anh em miền Nam ra giải phóng cho chúng tôi. Thế mà ngày nay chúng tôi lại gặp anh em (tù) trong hoàn cảnh này”. Lời nói thành thật và can đảm này của một cụ già người Bắc đã làm cho những ai có tinh thần dân tộc thấy xót xa. Cái hoàn cảnh mà ông cụ đề cập đến, linh mục Đinh Ngọc Quế đã thấy: “Thủ Tướng, Tổng Bộ Trưởng, Tướng lãnh, Nghị sĩ, Dân biểu, đảng phái, tôn giáo,... tất cả đều chung một mẫu số: “Thằng tù” (Trang 88). Hai mươi tám năm qua, miền Bắc và miền Nam cũng đang mong được giải phóng. Ai là người vì nước, vì dân cũng cần suy nghĩ lại và làm một cái gì cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Khi tôi đang viết bài này, vợ tôi đến nhìn qua và phát biểu: “Anh viết nhiều quá người ta đọc bài anh rồi người ta biết hết, không mua sách của Cha là có tội đấy”. Tôi trả lời: “Dù anh có viết bao nhiêu bài cũng không hết ý nghĩa của cuốn hồi ký này, em đừng lo. Sách đọc chưa hết thì không dừng lại được. Đọc rồi phải đọc lại và đọc lại”. Rồi vợ tôi hỏi: Anh có đọc đoạn Việt Cộng phong cho cha làm vua không" Tôi đáp: Có. Vua linh tinh. Đúng ra, Cộng Sản phải gọi ngài là Vua Lang Thang mới phải, Thầy của ngài cũng lang thang khắp Israel để rao giảng Tin Mừng, cũng được phong vua. Đệ tử thì phải giống Thầy chứ”.
Nhận biết mình tài hèn sức mọn, tôi chỉ dám “đọc” chứ không dám bình phẩm hay đánh giá cuốn hồi ký này. Nhưng đọc cuốn “Một linh mục trong tù Cộng Sản” tôi cảm nhận dễ dàng những gì linh mục nói, tôi cảm thấy một sự thân mật giữa tác giả và người đọc. Mỗi lần đọc, độc giả sẽ tìm thấy một ý nghĩa khác, một cảm nghĩ khác và một bài học khác nữa, tuy cùng một sự kiện mà tác giả trình bày. Vài hàng thô thiển, xin quý vị hãy tìm đọc cuốn hồi ký “Một linh mục trong tù Cộng Sản” để nhìn rõ một giai đoạn đen tối của lịch sử Việt Nam và cũng sẽ có những bài học hữu ích cho mình.
San Jose, Đầu Xuân Quý Mùi, 2003
Một độc giả tầm thường
Micae Lê Văn Ấn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.