Hôm nay,  

Thế Giới ‘hậu Iraq’: Các Đổi Thay Toàn Cầu

17/04/200300:00:00(Xem: 4250)
Từ tâm điểm của trận động đất Iraq ra đến bên ngoài, thế giới sẽ còn chứng kiến nhiều biến động trong những tháng tới. Biến động quan trọng nhất là việc Hoa Kỳ nói là làm, bất kể tới dư luận các nước khác. Thế giới sẽ xử lý ra sao với tình huống đó trong một vài tháng tới"
Trong những tuần tới, ít ra cũng đến mùa Thu, thế giới sẽ phải duyệt xét lại cục diện toàn cầu, trước sự kiện Hoa Kỳ mở ra chiến dịch Iraq và thành công nhanh hơn mọi dự đoán.
Mỹ cũng cần thế giới có thời giờ và cơ hội thẩm định sự kiện này một cách lạnh lùng và khách quan để cùng tìm ra phương cách ứng xử an toàn và có lợi nhất cho mọi quốc gia. Trước khi thấy ra chi tiết của những biến động sau chiến dịch Iraq, người ta có thể sơ kết những sự kiện sau đây:
Liên hiệp quốc: Hoa Kỳ là đệ nhất siêu cường không đối thủ và có thể đơn phương hành động bất chấp quan điểm của Liên hiệp quốc. Tổ chức này đã thoái nhiệm và chứng tỏ sự bất lực của nó khi xử lý các vấn đề liên quan tới an ninh. Sự vi phạm liên tục và trắng trợn của Iraq, chứ không phải sự can thiệp của Mỹ, đã chứng minh điều này. Với những phát giác ngày một nhiều và rõ hơn về tội dung chứa khủng bố và tàng trữ võ khí tàn sát của chế độ Saddam, cùng sự toa rập của Pháp, Nga và Syria, không phải chỉ có chế độ Saddam bị sụp đổ mà cả uy tín của Liên hiệp quốc cũng tiêu vong. Sau vụ can thiệp vào Kosovo - cũng không có sự yểm trợ tượng trưng của một nghị quyết Liên hiệp quốc - vụ Iraq coi như kết thúc một chu kỳ nửa thế kỷ của trật tự Liên hiệp quốc, thoát thai từ thời Chiến tranh lạnh. Với việc Nhật Bản vừa chính thức đệ đơn yêu cầu được thành hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vào tuần qua, và việc một xứ độc tài đã từng có tội khủng bố là Lybia lại là Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Nhân quyền, tổ chức Liên hiệp quốc sẽ trải qua một giai đoạn thoát xác kéo dài nhiều năm nếu không muốn bị đào thải. Thế giới có vài tháng để rút tỉa kết luận về việc này.
Hoa Kỳ: Mỹ đã thuyết phục thế giới về chủ thuyết mới, là mình có thể và sẽ dùng võ lực nếu cần, bất chấp quan điểm của cộng đồng thế giới. Với sức mạnh quân sự và sự chiến đấu cực linh động, kết hợp cả siêu kỹ thuật, hỏa lực, khả năng tác chiến lẫn tình báo, tâm lý chiến và đòn phép kinh tế, Hoa Kỳ có thể đối đầu với mọi loại kẻ thù. Trong những tháng tới, chưa chắc Mỹ đã phải dùng tới sức mạnh quân sự này trong vùng Trung Đông, trừ phi Syria nổi điên làm bậy, nhưng cục diện chính trị và quân sự mới này sẽ là luật chơi cho quốc tế. Mọi lời đả kích cũng không thay đổi được sự việc này. Thế giới đã có một đế quốc dân chủ đang đặt ra một trật tự mới.
Âu châu: Chẳng những mối quan hệ giữa Mỹ và Âu châu bị căng thẳng mà nội tình Âu châu cũng có nhiều mâu thuẫn mới. Pháp và Đức coi như bị cô lập trong cộng đồng các nước Âu châu, trong nội bộ Liên hiệp Âu châu và trong Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Nhiều xứ Âu châu thấy không yên tâm về lập trường chính trị và quân sự của Pháp và Đức, vì chúng phản ảnh những quyền lợi ích kỷ: Pháp chống Mỹ vì quyền lợi của mình tại Iraq, một chế độ mà Pháp vẫn cứu giúp và trục lợi dù bị Liên hiệp quốc kết án, Đức chống Mỹ vì nhu cầu tranh cử của một Thủ tướng bị yếu thế. Sự cố chấp của hai xứ này, nhất là Pháp, khiến cái tội ngang ngược của Mỹ lại được các xứ kia thông cảm, nhất là khi Mỹ tỏ vẻ ngang ngược chỉ vì bị khủng bố tấn công, chứ cũng chẳng muốn chinh phục đất đai hay quyền lợi kinh tế của các xứ khác. Trong những tháng tới, các nước đều tìm cách hòa giải mâu thuẫn và căng thẳng nói trên, nhưng Hoa Kỳ ở vào thế mạnh nhất trong nỗ lực này.
Thế giới Hồi giáo: Sự bàng hoàng của thế giới Hồi giáo sẽ còn kéo dài với hai xu hướng tâm lý mạnh nhất. Tinh thần chống Mỹ sẽ nổi lên dữ dội hơn, nhưng tinh thần an phận với “trật tự Mỹ” cũng chi phối nhiều nước khác. Các nhóm khủng bố có một giai đoạn ngắn để huy động lực lượng và khai thác tinh thần chống Mỹ này nhằm gây tiếng vang và gieo khó khăn cho các chính quyền sở tại như Pakistan hay Indonesia. Nhưng, nếu không thể ra đòn trong vài tuần nữa, khủng bố Hồi giáo coi như tiêu vong dần và thế giới Hồi giáo sẽ chuyển dịch lập trường để nói chuyện phải quấy với Mỹ trong tinh thần ôn hòa hơn. Nếu những quốc gia có ảnh hưởng nhất với Hồi giáo và cũng khôn ngoan nhất là Iran và Saudi Arabia mà dẫn đầu xu hướng đối thoại này với Mỹ, các xứ khác sẽ phải bọc xuôi. Hai nước hung hăng cuối cùng như Syria hay Lybia rồi cũng sẽ phải học tập sống chung hòa bình. Tuy vậy, mâu thuẫn giữa Do Thái và Palestine vẫn chưa thể yên. Palestin sẽ bị cô lập, bị khoanh vùng và phải sống chung cùng Do Thái, nhưng bên trong, các nhóm chủ chiến vẫn chưa chịu thỏa hiệp và sẽ còn gieo sóng gió cho nỗ lực hòa giải của Yasser Arafat.
Trung Đông: Hoa Kỳ sẽ vất vả tại Iraq vì hàng loạt vấn đề, từ chính trị, xã hội đến kinh tế của một quốc gia đa chủng và chưa có thói quen sinh hoạt dân chủ. Nhưng, các vấn đề này đều có thể giải quyết được, và Iraq dù sao vẫn là một nước giàu có nhờ tài nguyên dầu hỏa (một nước kém phát triển, chậm tiến nhưng giàu có!) Cùng với thời gian, khi các lân bang có thể nghiền ngẫm về bài học quân sự vừa qua, tinh thần ôn hòa, chủ hòa hay tương nhượng sẽ chiến thắng tinh thần chủ chiến đòi xử lý mâu thuẫn bằng bạo lực, cảm tử quân và khủng bố. Trong thời gian tới, nạn du kích chiến, phá hoại và ám sát vẫn có thể xảy ra tại Iraq, nhưng sẽ không có kết quả và không làm đảo ngược tình hình, hoặc dẫn tới một chế độ độc tài mới thay chế độ Saddam. Bên cạnh, Syria sẽ bị áp lực rất mạnh từ cả phía Hoa Kỳ lẫn Do Thái để thay đổi lập trường. Syria có thể gặp biến và gây khủng hoảng cho Lebanon, một nước chư hầu của Syria, bị giằng xé bởi nội chiến từ 1975 giữa bốn phe Sunni, Shia, Maronite và Druze. Nếu hai xu hướng Sunni và Shia có thể thỏa hiệp tại Lebanon, phe Thiên chúa giáo do Pháp yểm trợ phía sau sẽ thất thế, nhưng tình hình nhờ đó cũng có thể yên dần. Dù sao, trong vài tháng tới, thời sự Trung Đông sẽ còn nhắc đến Do Thái, Palestine, Syria và Lebanon.

Các nước hung đồ: Một số quốc gia có thể gây vấn đề, như Bắc Hàn, Cuba hay Venezuela, cũng sẽ bớt hung hăng và đi tìm trật tự qua sự thỏa hiệp. Chế độ Hugo Chavez tại Venezuela coi như đã thoát khỏi nguy cơ sụp đổ nhưng sẽ hết khai thác luận điệu mị dân chống Mỹ rất sở trường của cánh tả hoang tưởng. Bắc Hàn cũng bắt đầu biết và muốn nói chuyện phải quấy thay vì ôm bom đi tống tiền và làm phiền cả Trung Quốc, Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ. Cuba và Việt Nam đã nhân vụ Iraq mà tung lưới chụp bắt các nhà đấu tranh cho dân chủ thì cần nhiều thời gian nghiền ngẫm hơn để hiểu rõ luật chơi mới. Dân chủ hóa, dù gọi dưới bất cứ danh hiệu nào, sẽ là quy luật chung. Và trong sự thay đổi lập trường của các xứ hung đồ này, Mỹ sẽ tốn ít công sức và chưa chắc đã muốn có ngay sự ổn định nửa vời: các nước hung hăng coi quyền lợi của đảng cầm quyền là trọng, coi đời sống người dân là cỏ rác và xóa tội độc tài bằng khẩu hiệu chống Mỹ sẽ phải tìm cách khác để tồn tại, và chẳng tồn tại được lâu nếu không có thay đổi chính trị. Ưu tiên của Mỹ trong ngắn hạn sắp tới là tạo ra thay đổi trong quan hệ song phương với một số quốc gia then chốt: Pakistan vì vấn đề khủng bố, Turkey và Đức vì vấn đề an ninh của NATO và Trung Quốc cùng Liên bang Nga vì đại thế chiến lược.
Trung Quốc: Trong chiến dịch Iraq, Bắc Kinh có ưu điểm hơn hẳn Pháp, Đức và Nga ở lập trường mềm dẻo: chống chiến tranh trên nguyên tắc nhưng không chống Mỹ. Khi cần nhắc nhở đến sự hiện hữu đầy trọng lượng của mình, Trung Quốc cho chiến đấu cơ lên kèm sát máy bay do thám EP-3 của Mỹ (là điều đã xảy ra mà thời sự không ghi nhận vì tập trung chú ý vào vụ Iraq). Bắc Kinh ưu tiên củng cố quyền lực của thế hệ lãnh đạo mới, ưu tiên giải quyết mâu thuẫn nội bộ giữa ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, ưu tiên phát triển các tỉnh nằm sâu trong lục địa và duy trì mối quan hệ bình hòa với Mỹ. Vụ dịch bệnh gọi là hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) là một tai họa cho uy tín và kinh tế của xứ này nên một giải pháp với Bắc Hàn, do Bắc Kinh dàn xếp vì quyền lợi của mình, có thể là thắng lợi xoa dịu nỗi bất mãn của thế giới vì vụ SARS. Nếu tìm ra cơ hội cho Kim Chính Nhật ồn ào tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày ký hiệp ước ngưng bắn Bản Môn Điếm (27 tháng Bảy, 1953) mà không dại dột tung hứng võ khí nguyên tử, Bắc Kinh có thể làm đẹp mặt mình, đẹp lòng Mỹ và khỏi thấy Nhật Bản tiến hành kế hoạch tái võ trang để ngừa nguy cơ chiến tranh với Bắc Hàn. Trong vụ Iraq, Trung Quốc nhìn xa hơn và hiểu sớm hơn nhiều xứ khác, mâu thuẫn Mỹ-Hoa nếu có, sẽ xảy ra rất lâu sau này.
Liên bang Nga: Liên bang Nga không được như Trung Quốc. Tổng thống Vladimir Putin đã để những quyền lợi cục bộ của tay chân liên hệ đến chế độ Saddam Hussein kéo mình đi quá xa trên đà chống Mỹ, nay phải gài số lui và phải cài cho khéo để khỏi bay chức vì trước mắt sẽ có cuộc bầu cử Hạ viện vào tháng 12 và bầu cử tổng thống vào tháng Ba năm tới. Lùi quá xa là mang tiếng thân Mỹ, bồi Mỹ, mà không lùi là thiệt, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và dầu thô sẽ sụt dưới 20 đô la một thùng. Liên bang Nga có lợi khi thế giới bất ổn, dầu thô tăng giá quá giá thành của Nga, hoàn cảnh đó đang mất dần. Nga là một chủ nợ lớn của Iraq thời Saddam và cũng là con nợ lớn nhất của Đức, thời Boris Yeltsin. Nói đến chuyện xóa nợ và hướng về tương lai theo lời kêu gọi của các nước thì Hoa Kỳ mất ít mà Đức và Nga mất nhiều hơn. Và trong việc xoay chuyển lập trường đối với Mỹ, cả Đức và Pháp sẽ cố đứng cách xa Liên bang Nga, càng xa càng hay. Rốt cuộc, các tướng tá và tham mưu của Putin đã từng vì quyền lợi gắn bó với Iraq mà khuyên tổng thống đưa Nga vào tình thế bất lợi ngày nay có thể sẽ bay chức.
Những yếu tố bất ngờ: Mọi dự đóan thuần lý đều chỉ có giá trị với những ai dùng lý trí phân tách lợi hại, cho nên nói về tình hình ngắn hạn sau vụ Iraq, người ta vẫn còn phải xét tới vài yếu tố bất ngờ. Thứ nhất, tổ chức khủng bố al-Qaeda và trùm khủng bố Osama bin Laden vẫn chưa chết, nhưng sợ bị vụ Iraq này khai tử nên bằng mọi giá phải ra đòn chứng minh là mình vẫn còn khả năng hoạt động, nếu không, sẽ bị khối Hồi giáo cực đoan bỏ rơi vì tuyệt vọng. Yếu tố bất ngờ này thực ra là điều Hoa Kỳ có thể đã đoán trước, nên khẳng định từ đầu là dù chiến dịch Iraq có thể nhất thời làm gia tăng nguy cơ khủng bố, Hoa Kỳ vẫn tiến hành: nó là một chiến dịch trong trận chiến toàn cầu chống khủng bố và sẽ giải giới khủng bố trong tương lai. Mỹ có ngăn được một trận khủng bố tương tự như vụ 9-11 năm kia hay chăng thì chẳng ai có thể biết, nhưng chỉ biết là Mỹ thành công khá ngoạn mục mà âm thầm từ tháng Chín năm kia cho đến nay.
Yếu tố bất ngờ thứ hai là cuộc chạy đua giữa vi khuẩn coronavirus với khoa học. Hôm qua, người ta đã xác định vi khuẩn này là thủ phạm của SARS. Bây giờ là tìm ra giải pháp ngăn ngừa và diệt trừ. Nếu tìm ra sớm, cơn hốt hoảng sẽ nguôi dần và Á châu cùng thế giới sẽ thoát khỏi nạn suy thoái kinh tế. Nếu không, các nước sẽ vẫn lại quay về Mỹ là quốc gia chưa ra khỏi nạn suy trầm năm 2001 mà vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, vẫn là nguồn hy vọng nhập cảng của nhiều xứ khác. Nước Mỹ thật đáng ghét vì quá nhiều nước cần Mỹ, và càng cần càng chửi, cũng không sao, miễn là đừng dung túng khủng bố và dấu nhẹm tin tức về dịch bệnh.
Kết luận ở đây, về vụ Iraq là khủng bố và dịch bệnh sợ sự công khai hóa và khó tồn tại dưới ánh mặt trời. Dung dưỡng khủng bố hoặc dấu nhẹm tin tức về dịch bệnh thì lợi bất cập hại. Các nước chứa chấp khủng bố đang nghiền ngẫm bài học này. Các nước muốn ém nhẹm tin tức về bệnh SARS, như Trung Quốc và Việt Nam, cũng nên sớm rút tỉa bài học. Riêng Việt Nam thì càng nên rút tỉa bài học đó vì một số người nhiễm bệnh lại là quan chức của chế độ và đã có nhiều người ở trong Nam, chứ không riêng gì tại Hà Nội hay Ninh Bình bị thiệt mạng. Sự thật này đang được công khai hóa từng ngày, và chẳng liên quan gì tới một âm mưu bá quyền hay đế quốc của Mỹ!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.