Hôm nay,  

Gồng Mình Chờ Chiến

11/03/200300:00:00(Xem: 4471)
Đầu tuần này, Mỹ tiếp tục vận động các nước trong Hội đồng Bảo an và chính Tổng Thống Bush cũng gọi phôn nói chuyện với nhiều vị nguyên thủ quốc gia để cứu vãn nghị quyết cho phép tấn công Iraq. Trong khi đó phe chống đối cũng vận động ráo riết. Pháp là nước chống nghị quyết mạnh nhất và Ngoại trưởng de Villepin đã lần lượt đi Angola, Cameroon, Guinea, 3 nước Phi châu hiện có chân trong HĐBA, chịu ảnh hưởng của Pháp, nhưng vì nghèo đói nên có thể trở cờ theo Mỹ vào giờ chót. Angola năm ngoái đã được Mỹ viện trợ 128 triệu đô la. Nhưng các nhà phân tích cho rằng dù Mỹ có đủ 9 phiếu, rút cuộc vẫn khó vượt qua rào cản "veto" của Pháp, Nga và Trung Quốc. Hôm thứ hai 10-3, Ngoại trưởng Nga lần đầu tiên nói rõ Nga sẽ biểu quyết chống nghị quyết. Còn Chủ tịch Giang Trạch Dân của Trung Quốc nói cuộc chiến Iraq không có lợi cho ai, bởi vậy nên tiếp tục giải giới Iraq bằng thanh sát.

Mỹ muốn HĐBA họp để biểu quyết vào ngày thứ ba 11-3 với hy vọng thuyết phục các nước có thái độ lừng chừng, vào phút chót sẽ ủng hộ nghị quyết. Dù nghị quyết bị "veto", Mỹ sẽ nói đa số đã ủng hộ nghị quyết và như vậy Mỹ vẫn có lý do để đánh. Cũng có thể cuộc bỏ thăm tại HĐBA sẽ được dời lại vài ngày, nhưng nhất định phải có nội trong tuần này, không thể trì hoãn. Bởi vì nghị quyết đó hẹn đến ngày 17-3, Iraq phải hoàn toàn giải giới, coi như một "tối hậu thư", với ngụ ý rõ rệt tới ngày đó Iraq không nghe là đánh. Nếu để lùi qua tuần tới, ngày định mạng 17-3 không còn kịp nữa và nếu phải gia hạn "tối hậu thư", chuyện biểu quyết coi như sẽ mờ dần.
Dù vậy cho đến nay Mỹ vẫn nói dù có nghị quyết hay không có nghị quyết, Mỹ vẫn đánh. Lập trường quyết liệt này là một thế chẳng đặng đừng. Cho đến cuối tuần qua, Hải, Lục, Không quân Mỹ đã tập trung đến 208,000 người ở vùng Vịnh và còn 89,500 quân nữa hiện đang trên đường. Vậy nếu quá hạn 17-3, Tổng Thống Bushn sẽ ra lệnh đánh ngay chăng" Các chuyên gia quân sự nói thời điểm tốt nhất để Mỹ mở cuộc tấn công là khoảng ngày 1-4, vì đó là lúc trời không có trăng, hay trăng luỡi liềm không đủ sáng. Trời tối rất tiện cho các oanh tạc cơ Mỹ hành động, vì phi cơ Mỹ có những máy móc nhìn thấy rõ mục tiêu trong ban đêm, hơn nữa vì trời tối các loại súng cao xạ của Iraq không bắn được phi cơ Mỹ. Tấn công vào ngày 1-4 là có đủ thời giờ cho thanh sát quốc tế rút đi, nhưng quan trọng nhất là Mỹ vẫn có hy vọng mở mặt trận Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Bắc Iraq. Về chuyện này vẫn còn khó khăn, vì Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul, người vận động Quốc hội cho quân Mỹ tiến vào Thổ, đã bị mất chức và đối thủ của ông là Tayyip Erdogan, Chủ tịch đảng Công lý và Dân chủ (Hồi giáo) sẽ lên thay thế. Tin mới nhất cho biết Erdogan đưa thêm các điều kiện, như đòi Mỹ phải bảo đảm cho dân Turkmen sống ở Bắc Iraq, có gốc Thổ từ lâu đời, sẽ được quyền tham gia vào việc xây dựng tương lai cho Iraq sau khi Saddam bị lật đổ. Thổ vẫn nghi ngại sau cuộc chiến, sắc dân Kurd rất mạnh ở Bắc Iraq sẽ thành lập một quốc gia riêng và thúc đẩy những người Kurd sống ở Nam Thổ nổi loạn đòi lãnh thổ.


Từ năm 1991, chế độ Saddam không còn kiểm soát được các khu vực của người Kurd ở phía Bắc Iraq. Trong khi Mỹ gồng mình lên chuẩn bị tấn công, quân đội Iraq cũng gồng mình lên chờ chiến, những sự chuyển quân của Iraq cho thấy họ tin rằng chiến tranh không thể tránh, dù họ vẫn tiếp tục phá các phi đạn theo lệnh của thanh sát quốc tế. Những lời tuyên bố đầy thách thức của Saddam Husein cho thấy ông ta muốn tránh thoát cuộc chiến bằng mọi cách...trừ một cách: đó là đầu hàng và đi lưu vong. Một số chuyên gia cho rằng Iraq đã suy yếu và hết cách chống lại quân Mỹ, nhưng một số khác lại cho rằng Iraq vẫn còn nhiều cách kháng cự cuộc tiến quân của Mỹ một cách quyết liệt.
Nhưng bất luận tình hình ra sao, Mỹ đã lâm vào thế bắt buộc phải đánh, không đánh không xong. Mỹ đã đặt ra một kỳ hạn để buộc Saddam phải đầu hàng, nếu không chỉ có chết hay bị bắt. Nhưng chính Mỹ cũng tự mình đặt cho chính mình một kỳ hạn. Cho đến đầu tháng 4 là cùng, Mỹ phải đánh. Nếu quá ngày đó là đến thời mùa nóng ở sa-mạc Iraq. Nếu chờ qua ngày đó chỉ vài tháng đến mùa thu thì sao" Với tình hình thế giới ngày nay, với những dư luận phản chiến ở nhiều nước trên thế giới, với những rạn nứt trong thế đồng minh Âu châu cố hữu của Mỹ, càng kéo dài thời gian, viễn tượng chiến tranh Iraq càng mờ dần, nếu không nói là tan biến hẳn. Nếu không đánh ngay trong mấy tuần tới, Mỹ sẽ hết hy vọng loại trừ Saddam bằng sức mạnh quân sự.
Cho đến cuối tháng 3, số quân Mỹ ở vùng Vịnh sẽ tăng đến 300,000 người, cộng thêm với 45,000 quân Anh đã có mặt. Để một số quân lớn như vậy án binh bất động, ăn trực nằm chờ hàng tháng ngoài biển hay những căn cứ trên các nước Ả rập nhỏ đồng minh bất trắc, là điều bất tiện và nguy hiểm. Đây cũng sẽ là trạng thái lạ lùng, vì từ sau cuộc chiến Triều Tiên năm 1950-53, chưa bao giờ Mỹ huy động một số quân lớn như vậy, kể cả chiến tranh Việt Nam. Và Mỹ động binh không phải để ứng phó với một cuộc chiến đã xẩy ra, mà để chờ đánh một nước có 24 triệu dân như Iraq, đã từng bị thanh sát và bị nhiều trói buộc từ 12 năm qua. Trong thời chiến tranh lạnh với khối Cộng sản do Liên Sô lãnh đạo, Mỹ đã không có dịp thoải mái tập trung hàng trăm ngàn quân để chuẩn bị tấn công. Ngày nay những kẻ thù ghê gớm nhất có bom nguyên tử đã biến mất, đây là lần đầu tiên Mỹ tập trung một lực lượng quân sự hùng hậu như vây mà không phải e ngại làm bùng nổ thế chiến. Và nếu không có sự đồng ý của LHQ, đây cũng là lần đầu tiên Mỹ tự tấn công phủ đầu một nước, chớ không chờ nó đánh trước. Thế giới sắp có những thay đổi lịch sử chăng"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.