Hôm nay,  

Họp Mậu Dịch Hoa-mỹ

05/11/199900:00:00(Xem: 6439)
Chúng ta đều biết rằng thương ước giữa Hoa Kỳ và CSVN tưởng đã được ký kết nhân hội nghị thượng đỉnh Á Châu-Thái Bình Dương tại New Zealand khi TT Bill Clinton gặp Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải. Thương ước đó đã không được ký kết và cũng chẳng ai biết đến bao giờ thì thương ước đó sẽ được ký kết.
Các giới quan sát quốc tế cho rằng có một sự trùng hợp giữa việc Hoa Kỳ và CSVN chưa ký kết được thương ước trong khi mọi việc bàn thảo coi như đã xong xuôi với việc Trung Quốc im lìm về những cuộic đàm phán với Hoa Kỳ để Trung quốc có thể gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc tế (WTO) vào tháng tới đây tại hội nghị ở Seattle. Đối với Trung Quốc cũng như đối với CSVN việc thỏa hiệp được với Hoa Kỳ là một tiến phải vượt qua trên con đường xây dựng một nền kinh tế lành mạnh cho đất nước nhưng cả hai quốc gia cộng sản nầy tiếp tục có một thái độ do dự trong việc thỏa hiệp với Hoa Kỳ.
Các giới quan sát cho rằng việc CSVN ký kết được thương ước với Hoa Kỳ cũng như việc Trung quốc gia nhập tổ chức thương mại Quốc tế rất có lợi cho cả hai nước. Ví dụ như CS Việt Nam sẽ được hưởng qui chế bang giao thương mại bình thường với Hoa Kỳ cho phép họ được xuất cảng hàng hóa qua thị trường Hoa Kỳ với một giá biến rất thấp. Trung Quốc cũng thế, việc họ gia nhập qui chức WTO sẽ cho phép họ được hưởng qui chế bang giao thương mãi bình thường với Hoa Kỳ, không phải mỗi năm phải xin được hưởng qui chế tối huệ quốc như hiện nay và nhiều tiện lợi khác nữa đối với Hoa Kỳ. Nhưng nếu cả hai nước Trung Quốc và CSVN đều có những tiên nghị trong việc bình thường hóa giao thương mại với Hoa Kỳ thì trái lại họ cũng phải có những ràng buộc không thể tránh được. Việc thứ nhứt là họ phải mở rộng cửa cho hàng hóa của Hoa Kỳ được nhập cảng vào Việt Nam hay Trung quốc, đồng thời với việc phải tư hữu hóa nhiều công ty quốc doanh của họ. Việc này dường như cả Trung Quốc lẩn Việt Nam đều chưa muốn hay chưa làm được trong lúc này vì những sự chống đói trong nội bộ Đảng của họ. Có người cho rằng CSVN chưa chịu ký kết hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ vì sự chống đối của Trung quốc, nhưng nhiều giới quan sát khác thì cho rằng CSVN muốn chờ xem Trung quốc giải quyết cách nào việc họ gia nhập tổ chức thương mại quốc tế để sau đó quyết định việc ký kết thương ước với Hoa Kỳ.

Nhưng theo các nhà quan sát chính trị thì ở Trung quốc cũng như ở Việt Nam, sự trở ngại nằm trên sự chống đối trong nội bộ Đảng. Theo tin tức báo chí tự Bắc Kinh thì hiện nay tại Trung Quốc, dường như chẳng ai là người có thực quyền để giải quyết bất cứ việc gì. Người ta cho biết rằng trong vòng 6 tháng, Chu Dung Cơ hai lần xin từ chức thủ tướng. Nhân vật thứ hai có quyền thế là Lý Bằng thì bị chỉ trích về những vụ tai tiếng tham nhũng và vụ xây dựng đập nước trên sông Dương Tử.
Nhân vật số một là Giang Trạch Dân cũng bị xem thường. Các giới chính trị trong nước cho biết rằng trước đây khi Mao Trạch Đông đưa ra một chiến dịch nào thì được người trong nước xem như thần thánh, nhưng khi Giang Trạch Dân đưa ra phong trào sửa sai cách đây ít lâu thì người ta - người Trung quốc- xem ông như một con người như mọi người khác trong xã hội. Giang Trạch Dân không thể xây dựng cho ông một thứ uy tín như Mao Trạch đông hay Đặng Tiểu Bình. Chính vì những sự nhận định như trên mà các giới quan sát tại Bắc Kinh cho rằng dường như có một sự lỏng lẻo trong việc lãnh đạo đất nước ở Trung quốc mặc dầu công cuộc bài trừ Pháp Luân công và các phong trào đòi hỏi tự do dân chủ vẫn được tiến hành một cách quyết liệt.
Tại Việt Nam, phe Lê Khả Phiêu cũng không củng cố được quyền hành của mình và vất va vất vưởng giữa việc đổi mới thật sự với việc duy trì tình trạng đượng thời không dám tiến tới trong việc ký kết hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ.
Nhưng đối với Trung Quốc cũng như đối với CSVN, thái độ do dự đó chỉ làm cho họ bị thiệt thòi. Giống như ở Việt nam tự hai năm nay, việc đầu tư ngoại quốc ở Trung quốc đã sụp giảm trông thấy: từ 40 tỷ trong năm 1998 chỉ còn lại 27 tỷ trong năm nay 1999.
Việc đầu tư suy giảm ở Trung quốc cũng như ở Việt Nam gây thêm nạn thất nghiệp, một vấn đề xã hội có tính cách bùng nổ nghiêm trọng. Theo các con số thóng kê được biết thì riêng tại các thị trấn Trung quốc có hơn 16 triệu người thất nghiệp. Nhiều nơi những người thất nghiệp đã xuống đường để yêu cầu được có việc làm, điều mà bất cứ Hiến pháp nào của cộng sản cũng bảo đảm cho công dân. Nạn thất nghiệp đó đi đôi với những phong trào chống đối chính trị hay tôn giáo là mối nguy trông thấy của hai chế độ Hà Nội và Bắc Kinh trong những ngày tháng tới.
Nước Mỹ có thể chờ cho tới khi Trung Quốc và CSVN nhận thấy là việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (Trung quốc) và ký kết hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ (CSVN) là cần thiết đối với họ hơn là đối với Hoa Kỳ. Tình trạng im lìm hiện nay đối với hai việc vừa kể trên cho thấy rằng cả Trung quốc lẫn CSVN chưa sẵn sàng hòa nhập với thế giới tự do chỉ vì quyền lợi riêng tư của Đảng họ, thay vì quốc gia dân tộc họ. Trong trường hợp đó nước Mỹ có hối thúc cũng bằng thừa...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.