Hôm nay,  

Liên Quân Việt-mỹ, Trận Chiến Khe Sanh 1967

12/10/199900:00:00(Xem: 8242)
Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam 30 năm nhìn lại” khởi đăng vào tháng 1/1998, VB đã giới thiệu sơ lược về trận tấn công của 3 sư đoàn CSBV vào căn cứ Khe Sanh trong dịp Tết Mậu Thân. Đây là một trận đánh khốc liệt nhất trên chiến trường Việt Nam trong năm 1968, trận chiến mà đại tướng Westmoreland và nhiều tướng lãnh Hoa Kỳ đã mô tả là trận Điện Biên Phủ thứ hai. Trước khi khởi động cuộc tấn công quy mô này, ngay từ năm 1967, CQ cũng đã khởi động nhiều cuộc tấn công cấp tiểu đoàn và trung đoàn vào một số tiền cứ quanh căn cứ Khe Sanh. Thể theo lời yêu cầu của một số đông bạn đọc muốn có được những thông tin đầy đủ về trận chiến Khe Sanh trong hai năm 1967 và 1968, VB giới thiệu đến bạn đọc loạt bài viết về chiến trường Khe Sanh, được biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, bản tin chiến sự hàng ngày do Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL/VNCH phổ biến cho báo chí, hồi ký của đại tướng Westmoreland, một số bài viết trong tạp chí KBC... Sau đây là phần đầu trình bày về tình hình Khe Sanh trước 1968.

* Căn cứ Khe Sanh từ 1960 đến 1966:
Vào giữa năm 1960, khi bộ Tư lệnh Quân đoàn 1/ Vùng 1 chiến thuật và Phái bộ Cố vấn Hoa Kỳ nghiên cứu soạn thảo kế hoạch xây cất một số căn cứ trọng yếu dọc theo biên giới Việt-Lào trong lãnh thổ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên thì Khe Sanh là một căn cứ phía cực Tây trong số những căn cứ này, nằm trong địa phận quận Hướng Hóa, cách biên giới Lào khoảng 10, cách Đông Hà khoảng 60 km đường chim bay. Căn cứ được xây dựng vào tháng 8/1960 nằm gần một sân bay cũ của quân đội Pháp trước 1954. Đây là một tiền cứ thuận lợi cho các hoạt động của lực lượng Dân sự chiến đấu (Biệt kích quân Biên phòng)-một thành phần được Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ huấn luyện và chỉ huy trong giai đoạn đầu.
Sau khi tiền cứ Khe Sanh được thiết lập, Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ đã trấn đóng tại đây cho đến tháng 10/1966, sau khi xây cất xong doanh trại Làng Vei lân cận ở phía Tây Nam Khe Sanh, nằm ngay trên Quốc lộ 9, gần biên giới Việt-Lào. Tình hình chiến sự tại Khe Sanh bắt đầu sôi động vào tháng 4/1966 khi Cộng quân tung một thành phần chủ lực hoạt động gần Khe Sanh. Để truy lùng địch, Liên quân Việt Mỹ đã khởi động chiến dịch trong vùng Khe Sanh, về phía Hoa Kỳ, nỗ lực chính trong cuộc hành quân này là tiểu đoàn 1/3 Thủy quân Lục chiến. Đến tháng 10/1966, Khe Sanh được giao Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ bàn giao cho Lực lượng 3 Thủy bộ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Tiểu đoàn 1/3 Thủy quân Lục chiến HK được ủy nhiệm tiếp nhận căn cứ, đơn vị này đã phối hợp với Công binh Thủy quân Lục chiến HK biến đổi tiền cứ này trở thành một căn cứ yểm trợ hỏa lực với một phi đạo được tu bổ lại đủ khả năng tiếp nhận nhiều loại phi cơ.

* Trận chiến quanh các ngọn đồi Khe Sanh trong năm 1967:
Từ tháng 10/1966 đến tháng 1/1967, tình hình chiến sự tại Khe Sanh không có các cuộc đụng độ lớn. Từ tháng 2/1967 đến tháng 12/1967, hoạt động của các đơn vị Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ được ghi nhận như sau:
Tháng 2/1967, tiểu đoàn 1/3 Thủy quân Lục chiến (TQLC) được hoán chuyển bởi đại đội E tiểu đoàn 2/9 TQLC. Ngày 15 tháng 3/1967: đại đội B tiểu đoàn 1/9 thay thế vị trí phòng thủ đại đội 1 tiểu đoàn 2/9. Tháng 4/1967, tin tức tình báo của liên quân Việt-Mỹ ước định có khoảng 1 trung đoàn CSBV đang hoạt động quanh Khe Sanh; ngày 20 tháng 4, lữ đoàn 3 TQLC do đại tá John Lannigan lãnh trách nhiệm hành quân toàn vùng này. Ngày 24/4, Cộng quân mở một loạt tấn công vào một số vị trí tiền cứ quanh Khe Sanh, kịch chiến đã diễn ra giữa đơn vị trú phòng và CSBV. Ngày 25 tháng 4, tiểu đoàn 2 và 3/3 bắt đầu được không vận vào chận địch, lực lượng này đã tung các đợt tấn công vào đội hình địch, đến ngày 28 tháng 4/1967, tiểu đoàn 2/3 do trung tá De Long chỉ huy chiếm ngọn đồi 861. Sau 4 ngày hỗn chiến, tiểu đoàn 3/3 đã tiến chiếm đồi 881 Nam, 1 ngày sau (3/5), tiểu đoàn 2/3 đã vô hiệu hóa các ổ hỏa lực của CQ ở phía Nam đồi 881 Nam, đến ngày 5 tháng 5/1967, tiểu đoàn này đã đánh bật CQ ra khỏi khu vực quanh đồi nói trên.
Trận chiến trên các ngọn đồi lại bùng nổ vào ngày 11 tháng 5/1967 và kéo dài trong 2 ngày. Tổng kết có 940 Cộng quân bỏ xác tại trận, phía Hoa Kỳ có 155 quân sĩ bị tử trận. Trong ngày 13 tháng 45/1967, lữ đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ được bốc về Đông Hà, bộ chỉ huy trung đoàn 26 TQLC Hoa Kỳ và tiểu đoàn 1/26 được không vận đến Khe Sanh. Cũng trong ngày này, đại tá John Padley thay thế đại tá Laginan chỉ huy trung đoàn 26 TQLC. Ngay khi đến Khe Sanh, tiểu đoàn 1/26 TQLC khai triển các đại đội tiến chiếm các cao điểm 861, 881 và 950.
Ngày 14/5/2967, chiến dịch Crockett được bắt đầu nhằm giải tỏa áp lực CQ quanh Khe Sanh. Liên tiếp trong gần 1 tháng, được sự yểm trợ của Không quân và Pháo binh, lực lượng TQLC Hoa Kỳ phòng thủ Khe Sanh đã tung các cuộc hành quân truy kích quanh khu vực. Ngày 13 tháng 6/1967, tiểu đoàn 3/26 được tăng cường cho mặt trận Khe Sanh để chận đứng các hoạt động của đối phương.


Ngày 16 tháng 6/1967, chiến dịch Crockett chấm dứt, kết quả: 240 CQ bỏ xác tại trận địa, phía Hoa Kỳ có 52 TQLC tử trận. Một ngày sau, Thủy quân Lục chiến HK tại giới tuyến khởi động chiến dịch Ardonne, chiến dịch này kéo dài đến ngày 31 tháng 10/1967 với kết quả: 113 CQ bỏ xác tại trận, 10 TQLC Hoa Kỳ hy sinh. Cũng trong thời gian diễn ra chiến dịch, vào ngày 12 tháng 8/1967, khi áp lực của CQ đã giảm, 2 đại đội K và L của tiểu đoàn 3/6 được tăng cường cho trung đoàn 9TQLC, 5 ngày sau, phi đạo Khe Sanh được đóng cửa để tiến hành sửa chữa. Đến 3 tháng 9/1967, thành phần còn lại của tiểu đoàn 3/26 được đưa nốt về Quảng Trị. Đến ngày 27 tháng 10, phi đạo Khe Sanh đã mở cửa lại để cho phi cơ C 123 đáp xuống.
Ngày 1 tháng 11/1967, chiến dịch Scotland 1 bắt đầu, đến ngày 13 tháng 12, tiểu đoàn 3/26 TQLC lại được không vận vào Khe Sanh vì áp lực CQ gia tăng. Ngày 21 tháng 12/1967, tiểu đoàn này khởi động một cuộc hành quân 5 ngày về phía Tây căn cứ, nhưng không chạm địch.
Đến cuối năm 1967, có hơn 2 ngàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đóng quân tại căn cứ này cùng với một đơn vị pháo binh yểm trợ nằm giữa ba ngọn đồi về hướng Tây Bắc.

* Vị trí chiến thuật và chiến lược của căn cứ Khe Sanh:
Khe Sanh là một lòng chảo ở giữa Cao nguyên đất đỏ, được bao bọc bằng những ngọn đồi cây cối và tre nứa. Từ Khe Sanh, liên quân Việt Mỹ tung các đơn vị bộ chiến và sử dụng Pháo binh đánh phá các tuyến đường xâm nhập và vận chuyển tiếp liệu từ Bắc Việt vào lãnh thổ Lào cũng như dọc theo biên giới vào Miền Nam Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ bài học Điện Biên Phủ, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã cho phát quang các ngọn đồi chung quanh. Vào đầu năm 1968, các toán thám sát đã giao chiến với lực lượng lớn của Cộng quân gần đồi 861, khám phá nhiều vị trí được xây dựng rất kiên cố, đến ngày 2 tháng 1/1968, có 5 sĩ quan CSBV bị toán quân tuần tiễu bắn hạ gần phi đạo Khe Sanh, từ những khám phá đó, bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH và bộ tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định rằng căn cứ Khe Sanh được xem như là một cứ điểm chiến lược trong các cuộc tấn công của CQ, vì vậy kế hoạch bảo vệ Khe Sanh được thực hiện rất quy mô.
Trước hết, hai tiểu đoàn TQLC Hoa Kỳ được gửi đến để phát quang các ngọn đồi 861, 881 Bắc và 881 Nam. Họ được nhanh chóng thay thế bằng tiểu đoàn khác của trung đoàn 26 TQLC Hoa Kỳ. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Cộng quân sẽ dùng mọi cách để triệt tiêu Khe Sanh vì vị trí này đã vô hiệu hóa cường lực của Cộng quân và việc vận chuyển tiếp liệu vào Nam. Các tin tức tình báo cho biết Sư đoàn 325 CSBV đang di chuyển đến tại một vị trí tại phía Bắc căn cứ, về phía Đông Nam là sư đoàn 304 CSBV, tổng số lực lượng CSBV trong giai đoạn này gần 20,000 CQ. Cách đó không xa lắm là sư đoàn 324 và 320 CSBV đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để bao vây căn cứ. Các đơn vị CSBV này đều được trang bị đầy đủ đại pháo, súng cối và hỏa tiễn chống chiến xa.

Từ những diễn biến chiến trường, Liên quân Việt-Mỹ đã phải chọn một trong hai đường: hoặc bỏ Khe Sanh cho CSBV, hoặc tiếp tục giữ vững gọng kìm ngăn cản tuyến đường tiếp liệu của CQ bằng cách đánh bật cuộc tấn công của đối phương mà Liên quân Việt-Mỹ đã biết trước.
Về địa hình địa thế, trước cuộc tấn công Mậu Thân, Khe Sanh không mấy khác so với Điện Biên Phủ. Vị trí của căn cứ này nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch. Quân CSBV đã đào được hai địa điểm đặt đại pháo tại khu phi quân sự (cách 14 dặm về phía Bắc) và ở Lào, có thể mở cuộc tấn công hỏa tập vào căn cứ bất cứ lúc nào. Khoảng 1 tuần trước khi xảy ra cuộc chiến thật sự, đồn biên giới Ban Houli Sane của quân đội Hoàng Gia Lào bị chiếm gọn, có đến 2,000 binh sĩ Lào thiệt mạng. Các binh sĩ Lào thoát được, bỏ lại vị trí của mình đến cầu cứu và xin tạm tị nạn tại trại Làng Vei của Biệt kích quân Biên phòng.
Vào tháng 1/1968, lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Khe Sanh có 4 tiểu đoàn: 3 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 26 và tiểu đoàn 1/13. Tại căn cứ Pháo binh được trang bị 18 khẩu 105 ly, và sáu khẩu đại bác 155 ly. Các căn cứ Hoa Kỳ lân cận có thêm 18 khẩu pháo 175 ly. Vũ khí hạng bao gồm 6 chiến xa M 48 được trang bị đại bác0 ly và 14 thiết vận xa, cộng thêm 14 chiến xa Ontos với 6 đại bác không giật 106 ly cho mỗi chiếc, và 4 chiến xa Dusters rrang bị đại bác 40 ly hoặc đại liên 50. Cho đến giữa tháng Giêng, Khe Sanh đã được tăng cường kiên cố: Doanh trại đã sẵn sàng giao chiến với nhiều hàng rào công sự bằng bao cát hoặc thép gai mìn dày dặc. Một hệ thống nhiều đường hào bảo đảm cho việc giao thông dưới lửa đạn và trường hợp rút lui khi thất bại. Cộng quân buộc phải tránh sự quan sát theo dõi liên tục từ các ngọn đồi lân cận bằng cách đặt các vị trí tiền đồn kiên cố tại các đỉnh đồi mà địch chiếm đóng. Trận chiến tại Khe Sanh sắp bùng nổ…

Kỳ sau: Những trận đánh lớn tại Khe Sanh vào cuối tháng 1/1968.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.