Hôm nay,  

Bài Ii: Vn Đã Khai Quật 80 Lăng Mộ Cổ Thấy Nhiều Xác Ướp Vua Chúa

16/05/199900:00:00(Xem: 8244)
Vào đầu năm 1964, người dân Hà Nội đổ xô đến Bảo tàng Lịch sử để xem một xác ướp cổ được đưa từ huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa về. Đó là thi hài Vua Lê Dụ Tông, một ông vua bù nhìn của nhà Lê.
Hồi tháng 2-1958, trong khi phát hoang làm vườn tại "Rừng cấm" ở làng Bái Trạch, một nông dân đã cuốc phải quách mộ và thấy bên trong có một cỗ quan tài sơn son tỏa mùi thơm. Nghi đây là mộ một ông vua nên người ta cho trát lại, giao cho xã coi sóc, mãi 8 năm sau mới khai quật. Kể từ đó đến nay người ta đã bắt gặp loại mộ hợp chất này trên 15 tỉnh thành của cả nước. Hơn 80 ngôi mộ xác uớp đã được khai quật, bao gồm đủ loại người giàu sang trong xã hội thời Lê từ vua chúa đến quan lại, cung tần, mỹ nữ... Theo nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh thì kiểu táng thức này vào thời đó "thịnh hành'' như một thứ "mốt'' vậy. Ngôi mộ có niên đại sớm nhất được khai quật là mộ bà Dương Thị Bá, vợ Vua Lê Thái Tông (1423-1442) tại thôn Nhân Giả, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Muộn nhất là một số mộ chôn hồi đầu thế kỷ này tại TP. HCM và Hà Nội. Nhưng số lượng mộ xác ướp nhiều nhất và xác được bảo quản tốt nhất vẫn là các ngôi mộ có niên đại trong vòng ba thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Xác ướp có địa vị cao nhất lúc sinh thời là Vua Lê Dụ Tông (1679-1731), mất năm 52 tuổi.
Sống cách chúng ta chừng 5.000 năm, ở xứ sở của những kim tự tháp thì tục ướp xác đã được các cư dân Ai Cập phát triển lên thành một nghệ thuật và có những người thợ chuyên làm nghề này. Nhưng có lẽ không nơi nào trên thế giới này lại có cách ướp xác độc đáo như ở Việt Nam. Tôi tin chắc một điều rằng những chuyên gia ướp xác của Ai Cập cổ đại hay Nga sẽ phục sát đất các "đồng nghiệp" người Việt xưa kia khi biết rằng họ hoàn toàn không cần tới công đoạn phẫu thuật loại bỏ lục phủ ngũ tạng và não mà thi hài vẫn không bị hủy hoại... Vậy đâu là bí quyết của phương pháp ướp xác này"
Theo ông Đào Tử Khải thì trước hết, khi người bệnh hấp hối, người ta cho uống một thang thuốc "hồi dương" trong đó vị chủ là quế nhằm duy trì nhiệt độ cần thiết trong xác chết một thời gian, mặt khác nó còn có tác dụng hạn chế sự phá hoại của vi khuẩn. Sau khi người nọ tắt thở, tang gia bèn dùng nước ngũ vị hương tắm rửa sạch sẽ thi hài. Đây là một nghi thức có tính tôn giáo gọi là lễ Thọ Mai, hàm ý tẩy uế cho người chết lúc sang thế giới khác, đồng thời xét về mặt khoa học, nước thơm sẽ góp phần ngăn chặn vi trùng tấn công. Việc tiếp theo là khâm liệm và nhập quan. Quan tài là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong mộ xác ướp. Nó phải được đóng bằng thứ gỗ đặc biệt có tên "Ngọc am", một loại cây thuộc họ thông chỉ mọc ở vùng cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Nghệ An. Gỗ Ngọc am chứa nhiều dầu và rất thơm, có khả năng sát trùng tốt. Cỗ áo quan được ghép bằng loại mộng đuôi én rất chặt và khít. Vách trong của áo quan được củng cố thêm một lớp vách mỏng bằng gỗ dổi hoặc vàng tâm dán bằng sơn sống. Đáy quan tài cấu tạo thành hai lớp, cách nhau một lớp ván mỏng trổ 7 lỗ, bố trí theo hình chùm sao Bắc Đẩu. Theo quan niệm của Lão giáo thì sao Bắc Đẩu có thể trấn yên vong hồn người chết khỏi bị tà ma quấy nhiễu. Nhưng việc trổ 7 lỗ còn đáp ứng một yêu cầu thực dụng nhằm thoát nước do thi hài tiết ra từ tầng trên xuống tầng dưới.
Trước lúc nhập quan, đáy quan tài được rải một lớp gạo rang hoặc chè dày chừng 20cm, bên trên lại thêm một lớp giấy bản hoặc bấc dấu dày khoảng 5cm rồi mới đặt tấm thất tinh lên trên. Gạo rang và giấy có nhiệm vụ hút ẩm. Trên tấm thất tinh là thi hài người chết được liệm trong chăn (khâm) và hai tấm liệm (đại liệm và tiểu liệm), rồi được chèn chặt bằng những chiếc gối nhằm cố định hướng nằm và xua tối đa lượng không khí có lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật. Cuối cùng, người ta đổ dầu thông vào, đậy ván thiên lại và gắn kín bằng sơn sống trộn lẫn mạt cưa. Bao bọc ngoài quan tài là lớp quách gỗ. Ôm khít lấy quách gỗ là lớp quách hợp chất được đúc bằng vôi, cát, mật, nước niệt có thể trộn lẫn dầu thơm tạo nên một bức tường thành hết sức dai và chắc chắn, đồng thời không ngấm nước. Gò mộ được đắp đất cao dày luôn giữ cho lòng mộ một nhiệt độ vừa phải.
Tóm lại, các nghệ nhân xưa đã rất "cao tay" tạo ra một cấu trúc môi trường khử trùng, tiêu ẩm tốt, đồng thời cách ly hoàn toàn môi trường này khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài bằng nhiều tầng lớp vững chãi nên các thứ bên trong được bảo quản hầu như nguyên vẹn. Và "thế giới" này chỉ bị hư hại khi có một yếu tố cấu thành nào đó bị phá vỡ mà thôi. Suốt mấy mươi năm lăn lộn trong nghề, nhiều khi không dám nói thật với vợ con về công việc của mình, nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh không nhớ nổi mình đã khai quật bao nhiêu ngôi mộ. Ông kể, một lần đoàn công tác của ông đang khảo sát một ngôi mộ Hán ở Cổ Loa, bỗng đâu một toán người hầm hầm vác gậy gộc chạy ra đòi "làm việc" các nhà khoa học vì tội dám "đào mả cụ tổ" của họ! Mặc cho các nhà khảo cổ học ra sức chứng minh đó là một ngôi mộ Tàu chính cống, thậm chí chìa cả giấy phép cho khai quật do chính quyền cấp, đám người giận dữ nọ vẫn bỏ ngoài tai. Sau cả nửa ngày vận hết mọi kiến thức khoa học để giải thích, họ ậm ừ có vẻ nghe ra, vòng vèo mãi nhưng rốt cuộc ông già trưởng họ kết luận rằng gì thì gì đó vẫn là "mộ cụ tổ chúng tôi" và kẻ nào dù to gan lớn mật tới đâu muốn động vào cũng cứ giờ hồn! Tuy nhiên, kỷ niệm sâu đậm nhất trong nghiệp khảo cổ đối với ông Ninh lại là cuộc truy tìm thân thế chủ nhân ngôi mộ xác ướp ở Vân Cát (Nam Hà) hồi tháng 11-1968.

Ngôi mộ này cũng được phát hiện một cách hết sức ngẫu nhiên khi dân xã Kim Thái, huyện Vụ Bản phá gò lấy đất đắp đường. Dạo nọ, người ta nghe phong thanh lũ lượt kéo nhau tới xem đông chẳng khác nào trẩy hội Phủ Giày. Để tránh những con mắt tò mò, đội khai quật do ông Ninh chủ trì đã phải tiến hành mở quách vào ban đêm, dưới ánh đèn măng xông và trong vòng bảo vệ chặt chẽ của dân quân địa phương. Người nằm trong là một cụ già khoảng trên dưới 60 tuổi, xác còn nguyên vẹn, vẫn mềm, da toàn thân trắng, thậm chí các khớp xương còn cử động một cách dễ dàng... Không kể 3 tấm chăn gấm cùng đại liệm, tiểu liệm, trên mình người chết mặc tới 18 chiếc váy lụa, 35 chiếc áo thụng dài bằng gấm và lụa, xung quanh chèn tới 40 chiếc gối các loại. Ngoài ra còn vô số vật dụng tinh xảo khác như khăn, tràng hạt, quạt, kinh đại tạng, túi trầu bằng gấm thêu kim tuyến... Tấm minh tinh bằng gấm dán một hàng chữ Hán: Đặng thượng phụ y phu nhân Phạm Thị Nguyên Chân, giáo hùng tuệ đức tôn linh cữu (viết theo lối chữ triện rất khó xem, ông Ninh phải mất đúng 4 ngày mới đọc được và đoán ra chữ cuối bị mủn nát là chữ "cửu"). Ông bảo: "Ngay trong đêm đó, ông Đỗ Xuân Hợp cho xe commăngca về đưa xác ướp đến Viện Pasteur ở Hà Nội. Sáng hôm sau tôi ra quán nước bên đường cách đó chỉ độ 300 mét thì tình cờ được nghe bà chủ quán thao thao bất tuyệt kể với khách rằng đó là mộ một bà tiên đẹp tuyệt trần, vừa mở quan tài đã bay đi mất mang theo không biết bao nhiêu vàng bạc châu báu!''.
Vậy Phạm Thị Nguyên Chân là ai" Câu hỏi này thực sự khởi đầu cho một trong những câu chuyện kỳ thú nhất của ngành Khảo cổ Việt Nam. Dựa vào niên đại của những đồng tiền phạm hàm (tiền đồng được bỏ vào miệng người quá cố khi mất) bao gồm một đồng "Khang Hy thông bảo" và hai đồng "Hồng Hóa thông bảo", ông Ninh khẳng định rằng, giới hạn sớm nhất của ngôi mộ không thể vượt trước năm 1678. Mặc khác, mấy chữ "Đặng thượng phụ" khiến ông suy luận đây có thể là mộ vợ của một vị quan to họ Đặng thời Hậu Lê. Nghĩ vậy ông bèn mày mò tìm trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì thấy một dòng họ Đặng "hơn 200 năm vinh hoa rực rỡ, hơn cả họ các công thần" bắt đầu từ Nghĩa Quận công Đặng Huấn trở về sau có tới hàng chục vị quận công và quan to gánh vác trọng trách của triều Lê. Nếu loại trừ những người qua đời đã lâu trước năm 1678 rồi sàng lọc tiếp những người không có liên quan tới vùng Sơn Nam (nơi chôn Phạm Thị Nguyên Chân) thì chỉ còn lại Đặng Đình Giám, Đặng Tiến Lân và Đặng Đình Tướng, nhưng hai ông Lân và Giám đều không tham dự triều chính và lẽ đương nhiên vị "thượng phu" kia chỉ có thể là Đặng Đình Tướng.
Vẫn chưa thỏa mãn, nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh hì lục lục lọi trong đống tàng thư và tìm được cuốn Đặng gia thế phả ký nói về một gia tộc lớn ở Trúc Sơn, Hà Tây, từng vang danh khắp nước: "Bao giờ núi Trúc hết cây, sông Ba Thá hết nước, họ Đặng này hết quan". Và mọi sự trở nên rõ như ban ngày khi "cảo thơm lần giở". Đặng Đình Tướng tên thật là Đặng Thuy, tự là Đình Tướng, hiệu Trúc Trai còn gọi là Trúc Ông, người làng Lương Xá, huyện Chương Đức. Ông sinh năm 1649, đỗ đồng tiến sĩ năm 1670, được bổ chức Phó sứ cống Thanh năm 1697, Bồi tụng tả thị lang bộ lại năm 1705 và được phong tước nam. Là người văn võ song toàn nên sau đó Đặng Đình Tướng được cử giữ chức trấn thủ Sơn Nam. Ông được Chúa Trịnh tấn phong tước ứng quận công, tham dự triều chính, lên đến quốc lão rồi về hưu.
Đến năm 1730, ông lại được Trịnh Cương vời ra giúp nước, phong Đại tư mã và về hưu lần hai năm đã ngoài 80 tuổi. Đặng Đình Tướng qua đời năm 1735, được tặng đại tư không, phong chức thần. Gia phả còn chép rõ ông có hai vợ: bà cả là Thái phu nhân Bùi Quí Thị, húy Khang, thụy Từ Y; bà hai húy Đằng (Nguyên Chấn được đoán định là tên thụy đặt khi mất)... Điều hết sức thú vị là sau đó các nhà khảo cổ Việt Nam lại tiếp tục tìm được hai ngôi mộ xác ướp của ứng quận công Đặng Đình Tướng ở Vĩnh Xương, Mỹ Đức, Hà Tây và của vợ cả, bà Bùi Thị Khang ở Thượng Lâm, cũng tại Mỹ Đức, Hà Tây. Và một điều đáng lưu ý khác là tất cả các bậc vua chúa quan lại ấy khi chết chỉ mang theo một chiếc quạt, một túi trầu cau, túi đựng răng và móng tay rụng và một cuốn kinh Phật... mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.