Hôm nay,  

Hoà Thượng Thanh Từ Nói Về Việc Xây Chùa Lân Ơû Yên Tử

13/11/200200:00:00(Xem: 4063)
PHOTO: Chụp ảnh lưu niệm tại Thiền Viện Đại Đăng, buổi HT Thanh Từ gặp giới văn nghệ Nam Cali.

Đại lão H.T. Thích Thanh Từ sau khi khẳng định sẽ nhập thất làm người vô sự vào mồng 1 Tết đầu năm 2003 tới, đã thực hiện một chuyến du hóa lần cuối cùng từ Úc, Pháp sang Canada, Boston Hoa kỳ, Houston, và California, để dặn dò, xếp đặt công việc Phật sự tại các Tự viện tu tập theo đường lối Thiền tông Trúc Lâm, dưới sự hướng dẫn của ngài, trước khi lên đường về lại Việt Nam, khánh thành ngôi chùa Lân trong quần thể núi Yên Tử. Sau khi Phật sự đã tạm như ý nguyện, ngài sẽ yên tâm nhập thất, không giao tiếp cùng thế sự nữa.
Ngày 6 tháng 11, 2002 vừa qua, một số anh chị em Văn nghệ sĩ, truyền thông và báo giới do Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, Ngô Mạnh Thu và nhà văn Phạm Quốc Bảo hướng dẫn, đã đã tới vấn an Hoà Thượng tại Thiền viện Đại Đăng, thuộc thành phố Bonsall, vùng San Diego.
Sau đây là trích đoạn từ một bài tường thuật do nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo thực hiện.
Đúng 10:30 sáng Phái đoàn Truyền Thông và Báo giới được mời vào phòng khách, an vị trên những hàng ghế bên tả. Bên hữu Hòa Thượng là một số chư vị Đại Đức Tăng Ni. Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo tác bạch lên Hòa Thượng và bắt đầu giới thiệu thành phần quan khách. Hiện diện trong phòng có Ông Giám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ, Từ Mẫn Võ Thắng Tiết; nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tuần san Văn Hóa; Nhà Văn Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, Chủ bút Saigon Post, Nhà Văn và phu nhân Trần Văn Kha, trong nhóm chủ biên Giao Điểm; Nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, Giám đốc sinh hoạt cơ sở Người Việt / Kýcon / VNCR (VietNam California Radio); Nhạc sĩ Hồ Đăng Tín; Nhà Văn Phạm Quốc Bảo, ủy viên Giám Đốc Người Việt; nhà văn Phan Lạc Tiếp, San Diego, Nữ nghệ sĩ Như Hảo, giám đốc chương trình phát thanh MẹViệt Nam; Minh Chính và Trần Bình Chánh, chương trình phát thanh Ánh Đạo Vàng; Ông Nguyễn Tấn Thọ chủ biên báo Đất Lành San Diego; Bác Sĩ Phạm Đình Tuân; Nguyễn Tấn, đại diện báo Phật Giáo Việt Nam vùng Los Angeles; nhà báo Tôn Thất An Cựu; Ký giả Phụng Nghi; Bà Kiều Mỹ Duyên, đại diện cho hãng truyền hình SBN. Ngoài ra có 1 số thân hữu đến trễ, như Nhà văn Đỗ Quý Toàn, Chủ bút nhật báo Người Việt và Nguyệt san Thế Kỷ 21, cũng được Hòa Thượng tiếp xúc sau đó.
Vì thời giờ có hạn, sau phần vấn an thăm hỏi ngắn gọn của quan khách, Nhà báo Lý Kiến Trúc mở đầu cuộc phỏng vấn.
LKT: Kính thưa Hòa Thượng, chư Đại đức Tăng ni cùng tất cả quý vị, biết tin sau chuyến đi này về, Hòa thượng sẽ nhập thất không tiếp xúc với ai nữa, chúng con rất lấy làm tiếc, vì Phật tử vẫn còn cần đến Hòa Thượng, nhất là những Phật tử bên này xa quê hương, nhớ quê hương và đạo pháp, lại nhớ đến Hòa Thượng. Mỗi lần Hòa Thượng sang bên này giảng Pháp, Phật tử kéo đến nghe rất đông, bây giờ Hòa Thượng nhập thất thì Phật tử rất lấy làm tiếc. Nay con xin nói lên ước vọng của đồng bào Phật tử như vậy, kính mong Hòa Thượng xét lại.
Hòa Thượng: Quý vị rất là tốt đối với chúng tôi, thật ra việc nghỉ của chúng tôi có những lý do. Lý do thứ nhất, là tuổi chúng tôi năm nay chuẩn bị 80, Tết này được 80 rồi. Tuổi đó là cái tuổi được nghỉ lâu, mà bây giờ tôi ráng tới đó cũng là khá đó. Tôi sẽ dừng lại nghỉ. Nghỉ đó không phải để thảnh thơi, mà để tôi có thời gian làm cái việc của tôi cho tròn. Ngày xưa tôi có nói một thí dụ cùng các huynh đệ ở trong đạo rằng, giống như có 1 số người đi lạc trong rừng sâu, luẩn quẩn tìm mãi không ra lối về, mà lương thực thì ngày càng cạn dần. May sao có người bạn tìm ra được lối, nhưng không nỡ về một mình, bèn trở lại chỉ bày cùng các bạn mình, dẫn dắt nhau mà đi. Nhưng trong số bạn đó, có những người khỏe chân, có những người yếu chân, và bịnh hoạn, nên dìu nhau đi rất là chậm. Đường về nhà lại quá xa, nên khi vừa ra khỏi mé rừng, cái người tìm thấy được đường đi đó, nay đã mệt nhoài, đuối sức, bèn xin với đoàn rằng, cho tôi được đi trước, để tôi đủ sức về được nhà, còn các huynh đệ nay thấy được đường rồi, cứ từ từ đi sau. Như vậy chắc quý vị đoán ra cái người dẫn đường đó là ai rồi (cười..). Mình là người dẫn đường thì bao giờ cũng phải đi trước, nay mệt quá rồi... Nếu ngày nay tôi tu biết được chút ít đạo lý, tôi không nỡ chỉ lo yên phận mình, nên bao nhiêu năm tôi cũng lao đao, lận đận, đi đây đi kia, bây giờ đến lúc gần cuối đời, xin được dành chút ít thời gian còn lại làm việc cho tôi. Điều đó mới nghe dường như tôi ích kỷ, mới nghe dường như tôi không có thương Tăng Ni Phật Tử nhiều, nhưng thật sự đó chính là tôi thương, bởi vì nếu tôi là người dẫn đường, mà cuối đời, tôi sẽ ngã dọc đường một cách mê man, thì những người đi sau sẽ chán nản. Cho nên tôi phải làm sao để khi ra đi, tôi phải tỉnh, phải sáng, để những người noi dấu của tôi họ được hoan hỉ và tinh tấn hơn trên con dường tu. Như vậy việc nghỉ của tôi có mất mát một phần nhỏ mà có thể được lợi ích một phần lớn về sau. Do đó chúng tôi khẳng định đến tuổi này là phải nghỉ. Ông Phật của mình đến 80 tuổi cũng nghỉ, nay tôi đến 80 tuổi cũng xin cho phép tôi được nghỉ. Mà không phải tôi nghỉ để tôi nhập Niết Bàn, nhưng để làm cái chuyện của tôi cho khá hơn một chút, để cho đàn em út thấy gương tốt mà noi theo, chứ khi mình tuy làm được việc cho Phật Tử, cho Tăng Ni, rồi say mê trong đó, mà cái việc của riêng mình hãy còn yếu, chưa đủ, thì tới giờ phút chót, e không được tốt.


Đó là lý do tôi phải nghỉ. Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
LKT: Thưa Sư Ông, với cái tuổi 80 Sư Ông vẫn tìm con đường đi trước để tiếp tục làm việc. Trong khoảng mấy năm gần đây, từ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, Sư Ông đã trải dòng Thiền dài khắp năm châu, qua Pháp, Sư Ông đã đặt Thiền viện Thường Lạc; qua Sacramento, Bắc California, đặt Thiền Tự Diệu Như; qua San Jose, Sư Ông đặt Thiền Tự Vô Ưu; qua Santa Ana, Thiền tự Ngọc Chiếu; tới San Diego, Thiền viện Đại Đăng; bên Texas, Thiền viện Quán Chiếu; rồi lên cả miền Đông là Boston, có Thiền viện Bồ Đề. Bây giờ qua 1 bản tin của Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, chúng con được biết Sư Ông sẽ nhập thất vô thời hạn, giã từ mọi hoạt động thế tục.
Nhập thất như thế, nhưng dòng Thiền trôi chảy kia có dòng nước đục lẫn dòng trong, làm sao Sư Ông có thể biến dòng nước đục thành dòng nước trong" Và cuối cùng liệu nó có chảy về cái dòng Thiền đầu tiên của Việt Nam là dòng Trúc Lâm Yên Tử hay không, thưa Sư Ông"
Hòa Thượng: Quý Phật tử lo lắng cái điều đó cũng phải, nhưng tôi học theo thái độ, tư cách các ông vua nhà Trần, về nghỉ không làm Vua ở triều đình, nhưng làm Thái Thượng Hoàng, ngồi một chỗ nghỉ ngơi, nghe người con có những gì sơ sót mình quở, mình rầy. Tuy tôi ở trong Thất, nhưng thời chúng ta là thời văn minh, ngồi 1 chỗ mà nói được ngàn dặm, nghe được ngàn dặm. Cho nên tôi không ngại. Những đồ đệ tôi cử đi làm Phật sự ở nước ngoài, có gì hay, có gì dở, những người chung quanh thỉnh thoảng báo cáo về, tôi nghe được sẽ nhắc nhở, kềm chế. Chứ nếu tôi cứ lãnh quản lý hết, đến khi ngã đùng ra theo Phật, thì chừng đó huynh đệ sẽ chới với, không biết làm gì, và nếu có lỡ sai sót, lúc đó cũng không ai rầy nhắc. Vì vậy mà tôi nghỉ, giống như tư cách Thái Thượng Hoàng... (cười...) chứ không phải nghỉ luôn...(cười...)
LKT: Thưa Sư Ông, hiện nay trong nước đang có phong trào trở về nguồn Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh. Và trong cuộc hội thảo ở Quảng Ninh cách đây mấy năm, các học giả và Phật tử trong nước có đề nghị Sư Ông bồi bổ thêm vào chốn Tổ đó, thì ý Sư Ông như thế nào"
Hòa Thượng: Vâng, cách đây 2 năm có 1 phái đoàn chuyên về Gìn giữ di tích khu Yên Tử, vào thăm viếng chúng tôi trong Đà Lạt, và yêu cầu chúng tôi hợp sức để kiến thiết khu Yên Tử. Tôi có trình bày vì tuổi già, không còn đủ sức leo lên núi Yên Tử nhiều lần, cho nên yêu cầu nếu quý vị bằng lòng cho tôi 1 ngôi chùa nào hư, đổ nát, không có người ở, nằm phía dưới chân núi, để chúng tôi sửa lại, làm chốn đàng hoàng cho Phật tử về tu học và nương dựa, và hai là những kinh sách đời Trần còn sót lại, cho chúng tôi được gom góp, dịch ra để phổ biến. Những ai muốn tìm tới tìm hiểu, thì có đủ tư liệu. Quý vị đó bảo tôi phải làm đơn, xin với Tỉnh, và sau đó Tỉnh đã chấp thuận cho ngôi chùa Lân, diện tích đất rộng chừng 2 hecta. Khi chúng tôi làm lễ đặt viên đá và chuẩn bị thi công, thì có Cục Bảo Tàng, Bảo Tồn đến, không bằng lòng với dự án nhỏ như vậy. Họ nói rằng nếu làm nhỏ, chưa xứng đáng. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, còn làm lớn như vậy, huống gì đây là chốn Tổ mà Hoà Thượng làm nhỏ, coi sao được. Rồi các ngài mới cho vẽ ra 1 đồ án đồ sộ trên 5 hecta, xây cất khá nhiều, để chúng tôi lập 1 Thiền viện cho xứng đáng. Nhưng vì ở Tỉnh chỉ có quyền cấp 2 hecta thôi, nay nếu muốn 5 hecta, đơn phải trình lên Thủ Tướng. Vì thời gian của tôi là thời gian cấp bách, tuổi tôi già, còn mấy tháng nữa là tôi nghỉ, mà việc lại lớn quá, nên nói nếu vậy tôi không kham làm. Cuối cùng các vị đồng ý cho phép tôi xây cất trên 2 hecta thôi. Nay công tác xây dựng Phật sự đã gần xong, đến ngày 11 tháng 11 âm lịch này là khánh thành. Như vậy là xong bổn phận kiến thiết của chúng tôi ở chốn Tổ.
Tiếp theo những câu phỏng vấn của Nhà báo Lý Kiến Trúc, cô Kiều Mỹ Duyên cho biết cô là ký giả đại diện cho chương trình truyền hình SBN nêu câu hỏi về tình trạng sức khoẻ của Hoà thượng Quảng Độ và yêu "H.T. có thể cho chúng con biết sức khoẻ của Hoà Thượng Quảng Độ như thế nào hay không""
Hoà Thượng trả lời: "Thiệt ra tôi ở Dalat, rồi chạy tứ tán các nơi tuỳ hoàn cảnh mà giảng dạy, nên ít về Saigon, cũng không có đi tới đâu. Như tôi nói khi nãy, tôi chỉ làm một việc riêng cho hệ Trúc Lâm Yên Tử, mà không muốn đặt tôi bên này hay bên kia, cho nên quý vị lãnh đạo đó tôi ít có gặp. Vì vậy mà hỏi sức khoẻ, tôi biết rằng mạnh khoẻ thôi chứ thực tình tôi chưa có gặp mặt."
Sau đó còn có thêm nhiều phát biểu khác của các nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, Hồ Đăng; Nhà văn Phan Lạc Tiếp ở San Diego, nhà báo Thế Hùng của Saigon Post, hỏi về sự kế thừa sau khi Hoà Thượng nhập thất; Cùng các câu hỏi của một số quý vị khác, có tính cách nội bộ, về sự công nhận hay khai trừ một số Thượng Toạ đệ tử đi sai ngược đường lối tu tập hành trì theo Thiền tông dưới sự hướng dẫn của ngài, đã được Hoà Thượng Thanh Từ giải đáp thoả đáng.
Kết thúc buổi vấn an thăm viếng, mọi người đứng dậy chắp tay đồng niệm danh hiệu đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, và ra sân chụp hình lưu niệm lần cuối cùng với Đại Lão Hoà Thượng Thích Thanh Từ. Tất cả quý quan khách trong phái đoàn Văn nghệ sĩ, truyền thông và báo chí được Thiền viện mời vào trai đường dùng bữa cơm chay thanh tịnh.
(Hoàng Quốc Bảo tường thuật)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.