Hôm nay,  

3 Chị Em, Cháu Của Lm Lý, Bị Truy Tố Về Tội ‘gián Điệp’

05/11/200200:00:00(Xem: 4327)
HUẾ - Cả 3 chị em, cháu của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, đều bị Viện Kiểm Sát Tối Cáo CSVN lập hồ sơ truy tố về tội “gián điệp.” Dưới đây là nguyên văn Bản Cáo Trạng.
Kính thưa toàn thể Quý vị,
Chúng tôi xin gởi tới Quý vị nguyên văn "Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của Cộng sản Việt Nam về ba người cháu của cha Nguyễn Văn Lý" như một lời báo động và kêu cứu (chúng tôi chưa có thông tin về ngày giờ phiên toà). Kính xin đồng bào trong và ngoài nước, các cơ quan nhân quyền và luật sư đoàn người Việt hải ngoại, các cơ quan nhân quyền và luật sư đoàn quốc tế lên tiếng cứu giúp cho ba nạn nhân xấu số sắp bị nghiền nát dưới nền pháp lý man rợ của cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi đặc biệt kêu gọi sự lên tiếng của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Quý vị vừa làm nức lòng mọi người qua việc phản kháng CS đàn áp các giáo dân ở Sơn La và Kontum. Vụ việc ba người cháu cha Lý cũng là vụ việc đàn áp tôn giáo và nhân quyền. Ai nấy đều còn vang bên tai lời dạy của Quý vị: "Chúng ta hợp tác với mọi người thành tâm thiện chí đẩy lùi nền văn hóa của sự chết với lối sống gian dối, áp bức, bất công, bạo lực, phi nhân, bằng cách phát triển một xã hội mới với lối sống chân thật, công bằng, tôn trọng sự sống và các quyền con người" (Thư Chung 2001, số 15).
Chân thành kính báo.
Phóng viên từ Huế, 03-11-2002
*
CộNG HÒA XÃ HộI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Số: 16 / KSĐT - AN
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2002
CÁO TRẠNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- Căn cứ Điều 141, 142 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
- Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 118/QĐ-KTVA ngày 21/6/2001 và các Quyết định khởi tố bị can số 120/QĐ-KTBC ngày 21/6/2001, số 121/QĐ-KTBC ngày 21/6/2001, số 124-CQANĐT ngày 27/6/2001 của cơ quan an ninh điều tra - Bộ công an đối với Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Trực Cường và Nguyễn Thị Hoa về tội "Gián điệp".
Trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định được như sau:
Tháng 1½000, Nguyễn Vũ Việt (nhân viên Văn phòng liên lạc chương trình hợp tác đào tạo du học giữa Đại học Văn Hiến TP Hồ Chí Minh và Đại học Broward Hoa Kỳ) từ TP Hồ Chí Minh đi Nguyệt Biều - Huế gặp Nguyễn Văn Lý (Linh mục xứ An Truyền và là chú ruột của Việt) để học vi tính. Trong thời gian này Việt có gặp Ngô Thị Hiền và Ngô Minh Thu là Việt kiều Quốc tịch Mỹ (Ngô Thị Hiền là Chủ tịch của tổ chức Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam, một tổ chức phản động của người Việt Nam tại Mỹ) đang có mặt tại Huế thăm Nguyễn Văn Lý. Được Lý giới thiệu là cháu ruột nên Thu gợi ý giúp đỡ Việt tu học ở nước ngoài. Để liên lạc với Thu, Lý cho Việt địa chỉ Email của Thu. Sau khi về Mỹ, khoảng tháng 5 năm 2001, Thu gửi Email cho Việt qua mạng Internet yêu cầu gửi bằng tốt nghiệp, bảng điểm, lý lịch trích ngang và mẫu đơn bằng tiếng Anh để Thu xin học bổng tu học cho Việt tại Mỹ. Việt đã gửi cho Thu các loại giấy tờ theo các yêu cầu trên (Bút lục số 39, 40, 70-73 tập II).
Cũng nhân chuyến về Việt Nam lần này, Ngô Thị Hiền đã mời Nguyễn Văn Lý làm cố vấn cho tổ chức Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam. Sau khi Nguyễn Văn Lý bị bắt, Việt mở ba hộp thư điện tử trên mạng Internet để nhận nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; ca ngợi Nguyễn Văn Lý của các tổ chức phản động như: Phòng thông tin Giáo hội Phật giáo Quốc tế tại Paris và của Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam tại Mỹ có hộp thư điện tử là CRFVubtdtg4vn@aol.com hoặc tudotgvn@aol.com (BL số 13 đến 16, số 50, 60 tập II; số 12 đến 16, số 22 đến 25, số 125 đến 128, số 255, 256 tập VI).
Sau ngày 18/5/2001, trong lúc Nguyễn Văn Lý đang bị bắt giữ thì Ngô Thị Hiền đã đề nghị Việt gửi cho Hiền một số thông tin về Lý (sau khi Lý bị bắt), ảnh của Lý thời niên thiếu, trả lời 30 câu hỏi về Lý... và một số hình ảnh về đám tang của bà Kính (mẹ Lý). Các yêu cầu của Hiền được Việt thực hiện. Trong bức thư trả lời 30 câu hỏi của Ngô Thị Hiền về Nguyễn Văn Lý, Việt đã kể về việc Lý lừa VC (tức Việt cộng) để bầu Hội đồng giáo xứ; Việt cũng đã bộc bạch "tâm tình và suy nghĩ" của Việt về Lý với Ngô Thị Hiền. Việt còn nhận định: "Với 3 cái vô ấy (vô thủ, vô ngã, vô cầu mà Lý học được) xem như là hành trang để chiến đấu với VC" (tức Việt cộng). Ở cuối bức thư này, Việt còn tâm sự với Ngô Thị Hiền và xác định: "... có lẽ cũng như chú Lý của em, em không thể im lặng trước bất công, một sự im lặng nhút nhát và thậm chí đồng lõa. Một cách vô tình, em đã nhập cuộc vì chân lý, sự thật, và chắc chắn hậu quả sẽ đến với em...". Việt đã thực hiện xong các yêu cầu và được Hiền cho 2.900.000 đồng tiền Việt Nam (BL 70 đến 78 tập II; số 256 tập VI).
Khoảng tháng 5 năm 2001, Nguyễn Thị Hoa (chị gái của Cường và Việt) nhận được điện thoại của một người tự xưng là Hiền (Đoan Trang) làm ở đài Quê Hương (một tổ chức phản động đặt tại Mỹ, phát tiếng Việt). Qua nhiều lần nói chuyện qua điện thoại, Đoan Trang đề nghị Hoa động viên các em (Dũng, Cường, Việt) cộng tác với Trang trong việc nắm tình hình tôn giáo ở Việt Nam, trước hết là việc Thích Huyền Quang từ Quảng Ngãi vào TP Hồ Chí Minh. Hoa đã động viên Nguyễn Trực Cường giúp Đoan Trang. Nhân có một lần Cường sang nhà Hoa, thấy chuông điện thoại đổ nên đã nhấc ống nghe thấy giọng một người đàn bà giới thiệu là Hiền (Đoan Trang) và hỏi lại Cường là ai" Cường giới thiệu là em chị Hoa, cháu cha Lý. Đoan Trang đặt vấn đề với Cường để Cường cộng tác trong việc nắm và cung cấp tình hình trong nước, tình hình tôn giáo... cho Đoan Trang. Mặc dù biết đài Quê Hương là một tổ chức phản động chống lại Nhà nước Việt Nam nhưng Cường vẫn nhận lời cộng tác với Đoan Trang và cho Đoan Trang số điện thoại của mình là 091.829.863 đồng thời ghi lại số điện thoại của Đoan Trang là 001.4082233130 để liên lạc. Đoan Trang đặt bí danh cho Cường là "Phạm Việt". Nhiệm vụ trước tiên mà Đoan Trang giao cho Cường là đến Thanh Minh Thiền Viện ở 90 Trần Huy Liệu, TP Hồ Chí Minh nắm tình hình tăng ni phật tử chuẩn bị đón Thích Huyền Quang. Ngày 1/6/2001 Cường đã nhận được 500 USD do Đoan Trang chuyển về thông qua Hoa để mua điện thoại di động và chi phí đi lại. Đoan Trang còn hứa sẽ gửi cho Cường 20 triệu đồng để trả nợ. Cường đã cùng Việt mua một máy điện thoại di động (Simen C35); khi mua, Việt nhắc Cường nên mua 2 sim cạc (mạng 091 và 090) để tiện liên lạc, sợ bị lộ. Mua xong Cường đưa cho Việt một sim cạc. Việt đã điện thoại cho Đoan Trang để thông báo số điện thoại mới này (BL số 24 đến 27; số 48 tập III; số 79 đến 85 tập II).
Khoảng 6 giờ sáng ngày 7/6/2001 Cường đến TP Hồ Chí Minh và điện cho Việt ra uống cà phê. Cường kể cho Việt về công việc mà Đoan Trang giao cho. Việt dặn Cường phải cẩn thận... Sau đó Cường đi đến Thanh Minh Thiền Viện, thấy mọi việc bình thường, Cường đã điện cho Trang thông báo "tình hình bình thường". Ngay sau đó Đoan Trang lại yêu cầu Cường đến chùa Dạ Lan (Ghi chú của VB: hình như sai lỗi chính tả, đúng ra có lẽ là Chùa Già Lam) ở đường Trương Công Định, TP Hồ Chí Minh để nắm tình hình tăng ni phật tử đón Thích Huyền Quang. Cường đã nhận lời nhưng không thực hiện nhiệm vụ này; khi Đoan Trang hỏi, Cường trả lời là "bình thường, không có gì".
Sau đó Đoan Trang lại giao cho Cường đi Quảng Ngãi để nắm tình hình của Lê Đình Nhàn (tức Huyền Quang), chụp ảnh, ghi âm cuộc nói chuyện với Nhàn về nguyện vọng của Nhàn, nhắn gửi với tăng ni phật tử trong và ngoài nước... Ngày 9/6/2001 Cường đến Quảng Ngãi, trên đường đi Cường mua một máy cassette có ghi âm. Vào đến chùa Phước Quang gặp Lê Đình Nhàn, Cường đã nói chuyện với Nhàn, chụp 2 kiểu ảnh của Nhàn, bật máy ghi âm nhưng thấy nguy hiểm nên lại tắt đi, khi quay ra thì bị bắt giữ (BL số 49 đến 52 tập III).
Thông qua Cường và Hoa, Việt biết Hiền (Đoan Trang) làm ở đài Quê Hương. Đoan Trang đã nhiều lần liên lạc với Việt qua điện thoại. Việt cũng đã nhiều lần điện thoại cho Hiền (Đoan Trang) thông báo về tình hình Nguyễn Văn Lý (sau khi bị bắt), nhất là từ ngày 12/6/2001 đến 17/6/2001 Việt đã liên tục 6 lần điện thoại cho Đoan Trang, trong đó có cuộc phí điện thoại hết 168.670đ (BL số 67 tập I), nhưng nội dung các cuộc điện thoại này Việt khai báo không thành khẩn. Việt còn cho địa chỉ của bạn mình là Nguyễn Văn Thiên Vũ ở đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh để bọn Hiền (Đoan Trang) gửi tiền về. Khi nhận được 650 USD, Việt đã đưa lại cho anh trai là Dũng 500 USD để chăm sóc mẹ, còn Việt giữ lại 150 USD. Sau khi Cường bị bắt, Việt đã điện thoại cho Đoan Trang hỏi thăm địa chỉ của Lê Đình Nhàn để đi tìm Cường. Ngay sau đó có một người đàn ông điện thoại cho Việt nói là đừng đi Quảng Ngãi vì rất nguy hiểm (BL số 67 tập I; số 85, 86 tập II; số 54, 55 tập IV).

Từ khi quan hệ với Đoan Trang, Hoa đã nhận được 2300 USD do Đoan Trang gửi về qua hai người đàn ông không biết tên mang đến. Theo chỉ đạo của Đoan Trang, Hoa đã chuyển cho bà Hiếu (chị của Lý) 500 USD để thăm nuôi Lý, bà Quy (chị bà Hiếu) 1000 USD xây mộ cho bà Kính, Cường 500 USD, còn Hoa được Đoan Trang cho 300 USD (BL số 27, 28, 48, 49 tập IV).
Ngoài ra, Nguyễn Vũ Việt còn mở 3 hộp thư điện tử và mượn hộp thư của Nguyễn Văn Thiên Vũ để nhận các tài liệu phản động do Nguyễn Văn Lý và các nơi khác chuyển về như: Lời chứng thứ 2, Tuyên ngôn về thực trạng giáo hội công giáo tại giáo phận Huế, Phụ lục Tuyên ngôn nhân quyền Liên Hợp Quốc, Hiến chương năm 2000 toàn văn, Sự thật được phơi bày, Thông cáo báo chí tại Paris ngày 13/6/2001... Các tài liệu trên Việt còn lưu trong các đĩa mềm hoặc trong ổ cứng (đã xóa hoặc còn lưu) trong máy vi tính, trong đó có một số tài liệu Việt đã in ra mang về nhà cho mẹ và các anh, chị trong gia đình ở Đồng Nai (BL số 47 đên 67 tập II).
Từ những chứng cứ nêu trên có đủ cơ sở.
KẾT LUẬN
Từ tháng 11/2000 đến tháng 6/2001, mặc dù biết Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam và đài Quê Hương là những tổ chức phản động nhưng Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Trực Cường, Nguyễn Thị Hoa vẫn thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu cho Ngô Thị Hiền (làm ở Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam) và Đoan Trang (làm ở đài Quê Hương) nhằm chống lại Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể là:
- Nguyễn Vũ Việt đã trực tiếp thu thập và cung cấp cho Ngô Thị Hiền nhiều thông tin về Nguyễn Văn Lý nhằm chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã được Hiền cho 2.900.000đ VN. Biết Nguyễn Trực Cường cộng tác với Hiền (Đoan Trang) làm ở đài Quê Hương, Việt đã giúp Cường trong việc mua máy điện thoại di động để làm phương tiện liên lạc; nhắc nhở Cường mua 2 loại sim cạc kẻo bị lộ; nhận của bọn Hiền (Trang) 650 USD, trong đó giữ lại 150 USD để sử dụng. Ngoài ra, Việt còn tàng trữ nhiều tài liệu phản động, trong đó đã mang một số tài liệu về nhà cho mẹ và các anh (Dũng và Hoàng) ở Đồng Nai.
Hành vi của Nguyễn Vũ Việt đã phạm tội "Gián điệp" quy định tại điểm C, khoản 1, điều 80 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối với Nguyễn Trực Cường, thông qua sự giới thiệu của Nguyễn Thị Hoa (chị gái của Nguyễn Trực Cường), Cường đã trực tiếp quan hệ với Hiền (Đoan Trang) làm ở đài Quê Hương tại Mỹ. Biết đài Quê Hương là phương tiện hoạt động của các đối tượng thù nghịch nhằm chống chính quyền nhân dân nhưng Nguyễn Trực Cường đã nhận từ Đoan Trang 500 USD để mua máy điện thoại di động, máy chụp ảnh và máy ghi âm để làm phương tiện hoạt động; thực hiện các yêu cầu của Đoan Trang, Nguyễn Trực Cường đi Thanh Minh Thiền Viện để nắm tình hình chuẩn bị đón Lê Đình Nhàn từ Quảng Ngãi vào thành phố Hồ Chí Minh; đi Quảng Ngãi nắm tình hình về Lê Đình Nhàn nhằm chuyển ra nước ngoài cho Đoan Trang.
Hành vi của Nguyễn Trực Cường đã phạm vào tội "Gián điệp" được quy định tại điểm C, khoản 1, điều 80 BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nguyễn Thị Hoa là người trực tiếp liên hệ với Đoan Trang và động viên Việt và Cường thực hiện những yêu cầu của Đoan Trang về thu thập, cung cấp các tài liệu để Đoan Trang sử dụng các tài liệu này chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Hoa đã nhận từ Đoan Trang 2300 USD để chuyển cho các địa chỉ theo chỉ định của Đoan Trang, trong đó chuyển cho Cường 500 USD để thực hiện các yêu cầu của Đoan Trang; chuyển cho bà Hiếu (chị Lý) 500 USD, chuyển cho bà Quy (chị bà Hiếu) 1000 USD để xây mộ cho mẹ Nguyễn Văn Lý, bản thân Hoa được hưởng 300 USD.
Nguyễn Thị Hoa còn tàng trữ 01 tập tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước do Nguyễn Vũ Việt mang về.
Hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Hoa đã phạm vào tội "Gián điệp" được quy định tại điểm C, khoản 1, điều 80 BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
LÝ LịCH CÁC Bị CAN
1. Nguyễn Vũ Việt
Sinh ngày 24 tháng 2 năm 1975 tại Đồng Nai.
Nơi đăng ký NKTT: Số nhà 77, tổ 2, Lai Uyên, Bến Cát, Bình Dương.
Chỗ ở: 179 Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Nghề nghiệp: Nhân viên Văn phòng liên lạc chương trình hợp tác đào tạo giữa Đại học dân lập Văn Hiến TP Hồ Chí Minh và Đại học Broward Hoa Kỳ.
Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh.
Bố: Nguyễn San (đã chết)
Mẹ: Nguyễn Thị Mùi - sinh năm 1934.
Hiện ở: 41/111 khu B, Quảng Biên, Quảng Tiến, Thống Nhất, Đồng Nai.
Vợ, con: Chưa có.
Quá trình hoạt động của bản thân:
Từ năm 1975-1992: Sống cùng với cha mẹ, học tại Thống Nhất, Đồng Nai. Tháng 10/1995: ở tại 179 Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, học Đại học mở (dự bị). Từ tháng 12/2000 đến nay: là nhân viên phụ trách chương trình đào tạo liên kết giữa Đại học Văn Hiến và Đại học Broward Community - Hoa Kỳ.
Tiền án, tiền sự: Chưa.
Bị bắt tạm giam từ ngày 18/6/2001 cho đến nay.
Hiện đang bị tạm giam tại trại giam B 34 - Bộ công an.
2. Nguyễn Trực Cường
Sinh ngày 01/11/1967 tại Quảng Trị.
Nơi đăng ký NKTT: 41/111 khu 2B, Quảng Biên, Quảng Tiến, Thống Nhất, Đồng Nai.
Chỗ ở: Như trên.
Nghề nghiệp: Thợ trang trí nội thất.
Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh.
Bố: Nguyễn San (đã chết)
Mẹ: Nguyễn Thị Mùi - sinh năm 1934.
Hiện ở: 41/111 khu B, Quảng Biên, Quảng Tiến, Thống Nhất, Đồng Nai.
Vợ: Nguyễn Thụy Uyên - sinh năm 1974.
Hiện ở: 41/111 khu B, Quảng Biên, Quảng Tiến, Thống Nhất, Đồng Nai.
Có l con trai 6 tuổi.
Quá trình hoạt động của bản thân:
Từ năm 1967 đến 1984: Còn nhỏ ở với cha mẹ tại Quảng Trị. Đến năm 1972 cùng gia đình chuyển về ở và đi học tại Quảng Biên, Quảng Tiến, Thống Nhất, Đồng Nai. Từ năm 1984 đến 1990: làm thợ sửa xe tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (gần cầu Thị Nghè). Từ 1990 đến 1995 dạy học tại trường khuyết tật Hàng Xanh - thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1995 đến nay: làm thợ trang trí nội thất tại Quảng Biên, Quảng Tiến, Thống Nhất, Đồng Nai.
Tiền án, tiền sự: Chưa...
Bị tạm giam từ 13/6/2001 đến nay.
Hiện đang bị giam tại trại giam B 34 - Bộ công an.
3. Nguyễn Thị Hoa
Sinh năm 1959 tại Quảng Trị.
Nơi đăng ký NKTT: 40/110 khu 2B, Quảng Biên, Quảng Tiến, Thống Nhất, Đồng Nai.
Chỗ ở: Như trên.
Nghề nghiệp: Buôn bán.
Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh.
Bố: Nguyễn San (đã chết)
Mẹ: Nguyễn Thị Mùi - sinh năm 1934.
Hiện ở: 41/111 khu B, Quảng Biên, Quảng Tiến, Thống Nhất, Đồng Nai.
Chồng: Trần Hoàng - sinh năm 1958 (đã chết năm 1998)
Có 4 con: lớn nhất 18 tuổi, nhỏ nhất 5 tuổi.
Quá trình hoạt động của bản thân:
Từ năm 1959 đến 1972: Còn nhỏ, đi học, ở với cha mẹ tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Từ năm 1972: Theo cha mẹ vào Suối Nghệ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khoảng vài tháng sau chuyển đến Quảng Biên, Đồng Nai, ở nhà phụ giúp gia đình. Năm 1982: Lập gia đình, và ở nhà buôn bán, làm rẫy.
Tiền án, tiền sự: Chưa.
Bị tạm giam từ 19/6/2001 đến 25/10/2001.
Hiện đang được tại ngoại ở tại xã Quảng Tiến, Thống Nhất, Đồng Nai.
Điều 80 Bộ luật Hình sự quy định:
"1- Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a...
b...
c. Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Xét thấy hành vi phạm tội của Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Trực Cường, Nguyễn Thị Hoa rất nghiêm trọng, cần được xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Vì các lẽ trên:
QUYẾT ĐịNH
1- Truy tố các bị can Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Trực Cường, Nguyễn Thị Hoa có lý lịch nêu trên ra trước Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để xét xử về tội "Gián điệp" theo quy định tại điểm C, khoản 1, điều 80 Bộ luật Hình sự như đã viện dẫn ở trên.
2- Đề nghị Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng điều 92 Bộ luật Hình sự để xử phạt hình phạt bổ sung đối với các bị can.
3- Ủy quyền cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hành quyền công tố đối với vụ án này.
Kèm theo Cáo trạng là hồ sơ vụ án gồm......tờ được đánh số từ 01 đến......
Nơi nhận: TUQ. VIỆN TRƯỞNG
- Hồ sơ vụ án VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- Hồ sơ KSĐT KIỂM SÁT VIÊN
- Cơ quan ANĐT - Bộ Công an (ký tên và đóng dấu)
- Bị can Nguyễn Mạnh Hiền
- Lưu 2C, HS.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.